CHƯƠNG 18

     ại một mùa đông nữa.
 Gió lạnh tràn về. Mùa đông ở Hà Nội sao buồn thế? ở cái căn phố đang từng ngày thoát xác này lại càng buồn. Cứ như lịch sử thăm thẳm ngàn năm cũng theo cái sắc trời u ám trên cao kia mà thổi tới. Cái nồng nã ban ngày dường như càng làm tôn thêm cái u hoài ban đêm. Thà rằng nó cứ áng lặng như ngày xưa để vui buồn đừng rõ rệt ranh giới có khi lại dễ chịu hơn. Mới có hơn chín giờ tối mà đường xá đã vắng tanh. Phải chăng cái ồn ào ban ngày chỉ là điều không có thật, chỉ là sự gồng sức chuyển mình cho thích hợp với dòng chảy cuộc đời để về đêm, sau một ngày mệt nhoài, ngán ngấm, con người mới có dịp sống trở lại với thói quen thanh nhàn cố hữu của mình. Có lẽ thế và cũng có thể không phải như thế.
 Bé Niên Thảo sang ông bà ngoại chơi chưa về. Càng vào những ngày sau này, con bé càng hay lui tới bên ấy, càng có chiều xa bố hơn. Nhà cửa lâu nay rảnh rang ít phải mó tay vào làm việc gì, một mình với tẩm ảnh vợ trong phòng, Nam vừa đi lại vừa lấn thẩn nghĩ ngợi. Dạo này anh bắt đầu có thói quen săm soi vào cuộc sống, điều mà trước kia đối với anh lại hoàn toàn xa lạ. Kiểu săm soi ơ thờ của loại người không còn phải đánh vật với miếng ăn.
 Hàng của Thảo gửi về đều đặn. Sự biến mất một nước Đông Đức cũng như sự tan rã của một đảng cộng sản ở nơi đó chẳng những không làm giảm mà lại còn làm tăng chất lượng hàng gửi của cô ấy. Buồn cười! Khi đi thì với danh nghĩa làm thuê cho một nước xã hội chủ nghĩa mà giờ đây hàng gửi về lại gắn nhãn hiệu một quốc gia tư bản. Thoạt đầu anh thấy chấp chới không tin được nhưng sau rồi, cũng với sự phá vỡ một loạt những giá trị thiêng liêng khác, anh đâm quen dàn, như sẵn sàng quen rằng mai đây trái đất sẽ nổ tung bất cứ lúc nào bởi những tàng ô dôn đang thủng lỗ chỗ. Chỉ hơi nhọc một nỗi, tất cả những thứ hàng đó nếu mang sang biếu cha mẹ vợ một phần, thì ông tướng già nhất định không chịu nhận như đã từng vui vẻ nhận trước đây còn nguyên nước Đức cộng sản. “Có thể bố lạc hậu, bố lạc lõng với thời cuộc, những phải nhận những thứ đồ tư bản này, quả thật... bố thấy như đang phản bội lại anh em đồng chí mình. Thôi, cứ giữ lấy sau này cho con bé Niên Thảo, bố mẹ sống vậy tạm ổn rồi.” Riêng cô em vợ vẫn hết sức tưng tửng: “Bố dại rồi. Hàng hóa nó có tội vạ gì đâu mà bố tẩy chay nó? Lúc này bên ấy người Việt ta xài toàn tiền Đê, giá trị bằng hai phần ba đồng Đô, sang lắm, dại gì mà bố không nhận? Bố không nhận, cứ để con.” Tất nhiên là ông bố im lặng không trả lời.
 - Sao? Cơm nước gì chưa mà đứng như thằng liệt... đường vậy?
 Trọng Bình bước vào, tay xách một túi chôm chôm to tướng, da đen xạm, râu ria càng xanh rì hơn. Nam quay lại, nhìn thấy bạn, lập tức mọi vẻ bần thần trên mặt bỗng biến mất. Họ xiết chặt tay nhau hồi lâu.
 - Về hồi nào mà giờ này mới đến đây? - Nam nói - Mình mong cậu quá!
 - Mới về sáng nay. Con nhỏ đâu?... Chắc lại sang ông bà ngoại rồi hả? Nhớ nó quá! Nói đùa, nếu không có nó, tao đã chẳng mò về cái xứ sở rét mướt này làm gì. Rét mướt mà lại còn gầm gào. Trong kia cũng gầm gào, chỗ nào cũng gàm gào, chỉ còn cách xách bố nó ba lô lên núi mà sống cho rồi.
 - vẫn cái giọng... Nam mở tủ lạnh đưa cho bạn một lon bia - Uống đi đã rồi hãy nói. Gớm chết, trông cứ như phỉ! Cái cô tỷ phú xinh đẹp ấy đâu mà để cậu đến nông nỗi này?
 - Chuẩn bị đi lấy chồng. Lấy một ông chánh văn phòng thành ủy đàng hoàng. Tao chưa gặp nhưng nghe mấy thằng bạn nói lại, nàng có ý phần nàn rằng tao đã làm cho nàng thất vọng hoàn toàn vào trái tim khô cần, bệnh Cậu dại thật! Một người đàn bà như thế mà...
 Để rồi xem. Biết ai dại ai khôn? Nô lệ cho bất cứ cái gì đã khổ rồi, nô lệ cho đàn bà còn ngàn lần cơ cực hơn, nhất là người đàn bà ấy lại nắm giữ cái hầu bao của mình, hở?
 Cú hở như một quả đấm móc hàm làm Nam tắt lặng. Tốt nhất, anh nghĩ, là chớ động chạm đến vùng vô thức về đàn bà của hán. Đàn bà đã làm cho con tim không mấy bình thường của hắn bị tổn thương nặng nề, nhắc đến họ nữa, mình sẽ bị đổ ụp xuống đầu hàng tá những lý luận quái dị không chịu nổi. Anh cười xòa:
 - Thì thôi. Gớm nữa! Thế cái kịch bản phim đã tiến hành đến đâu rồi?
 Không ngờ câu hỏi chiếu lệ ấy đã chạm đến một vỉa ẩn ức khác còn nặng nề hơn. Bình trừng mắt:
 - Tao cấm mày không bao giờ được hỏi tao về cái kịch bản ấy nữa. Xé rồi, chùi đít rồi, vất mẹ nó đi rồi. Đã có một số thằng dựa vào cái ý tưởng chưa hình thành của tao để ăn theo, khua bút xỏ xiên, chửi bậy chửi bạ, thành thử tao không dính - Nói chung cậu ạ! - Nam không cười nữa - Cậu cũng nên thức thời một tý. Ý tưởng này chưa họp thì chuyển sang ý tưởng khác. Thiếu gì những ý tưởng hay ho để cậu gửi gắm tâm huyết vào mà lại cứ đi khư khư giữ mãi một đề tài gai góc, chênh vênh như vây? Cuối cùng chỉ chuốc khổ vào thân.
 - Cái gì thức thời? - Hai chân Bình chạng ra như một con rối gỗ - Thức thời như cậy ấy à? Tức là chỉ thiếu nước cậu mạng cái lão Hen mút Côn lên bàn thờ mà tế sống, bởi chính nhờ lão mà cuộc sống của vợ chồng cậu, của bao nhiêu kẻ khác bỗng trở thành giàu sang hãnh tiến. Thờ đi! Nếu là tớ, tớ cũng thờ. Hở?
 - Lại một cú hở khác đấm vào ngược từ mang tai xuống nhưng xưa nay vốn chiều nể bạn, lại biết mỗi lần đi đâu xa về bạn hay có cái thái độ nổi giận vô cớ thế này nên Nam chỉ nín lặng rồi khẽ thở ra:
 - Thế đấy! Cuối cùng rồi cái cuộc sống ngổn ngang ngoài kia cũng đã thọc gậy vào ngay cả quan hệ bạn bè của chúng mình. Giàu sang, hãnh tiến à?... Đừng thế, đừng nên thế, đâu đã có gì đến nỗi... Thực sự tao chỉ ái ngại và lo lắng cho mày. Sức khỏe mày độ này có vẻ xuống.
 - Tao xin lỗi mày! - Giọng Bình nhão ra với vẻ hối lỗi thật sự - Tao đâu có ám chỉ mày và Thảo, những con người thân thiết nhất của tao. Chỉ tại... Cha trời! Sao đi đâu cũng ngột ngạt đến muỗn vỡ tan lồng ngực ra thế này?
 - Thảo vừa viết thư gửi vể - Nam dịu dàng đến cạnh bạn - Cô ấy nói tao giục mày lấy vợ, cứ lấy đi, lấy ai cũng được, về khoản tiền nong nhà cửa khỏi lo, vợ chồng tao sẽ đỡ đần một phàn.
 - Thôi, đừng lảm nhảm nữa, tao phát khóc lên bây giờ đây này!
 Là một câu tếu táo nhưng rõ ràng trong mắt Bình hình như đang anh ánh nước thật.
 - Cô ấy còn nói, cứ mỗi làn thấy cậu âu yếm, chăm sóc bé Thảo xong rồi lại lủi thủi đi về căn phòng trống không của mình là cứ thấy thế nào ấy. Cứ như vợ chồng nhà này có cái gì không phải với bạn bè một thời sống chết.
 - Thảo vẫn khỏe chứ? - Bình sịt mũi, hỏi lảng.
 - Khỏe. Xem tấm ảnh mới nhất gửi về thì cũng có phần hơi gầy đi.
 Bình thoắt rùng nhẹ người một cái rồi nói lướt:
 - Nhanh nhỉ?... Mới ngày nào mà đã hơn hai năm rồi. Bao giờ về?
 - Nếu không có gì thay đổi thì chừng sáu tháng nữa.
 - Sao bảo cha con cậu sang đó vài tháng theo giấy bảo lãnh của Thảo?
 - Cũng định thế nhưng bé Thảo thể trạng không được tốt, sang đó không họp khí hậu có khi lại ngã bệnh, bà ngoại giữ không cho đi. vả lại tao... tao thú thật cũng không muốn làm vướng chân cô ấy.
 Bình nhìn nhanh vào mắt bạn một thoáng rồi ngửa mặt lên trần nhà, phả khói thuốc:
 - Tuyệt thật!
 - Cái nhà này ấy à?... À, thì mình cũng mới cho quét vôi ve lại, tiện thể sắm thêm một vài thứ cần thiết để những ngày đầu trở về, cô ấy khỏi bỡ ngỡ.
 - Không, tao đang nói về vợ mày. Rất tuyệt! Cái điều tao lo ngại nhất và thường hay xảy ra nhất đã không xảy ra. Thảo vẫn là Thảo nguyên vẹn của cha con mày, vẫn không bị cuộc sống thác loạn phương Tây là cho nát bấy. Tao đã nhầm! Một thằng báo Sài Gòn bạn tao vừa có dịp sang bên đó, khi xuống với các lực lượng lao động Việt Nam đã được nghe người ta ca ngợi cô ấy như điển hình của sự đức hạnh, của vẻ đẹp cổ điển phương Đông và của sự đoan chính đến lắm khi không hiểu được của một người đàn bà đã có chồng. Hình như đại sứ quán ta bên đó muốn giữ cô ấy ở lại làm tùy viên văn hóa hay cán bộ thương vụ gì đó?
 - Nhưng Thảo không đồng ý. Thảo viết về: nếu người ta có cho em làm nữ hoàng thì em cũng nhất quyết không lại. Cuộc sống của em là con và... anh - Tiếng anh Nam nói hẫng hụt như buộc phải nói ra rồi anh tự xóa đi - Này, cái tủ lạnh và cái xe mifa cô ấy gửi cho cậu mà cậu không chịu vác về, cứ để đấy rồi Thảo sẽ biết cách nói chuyện với gã... gàn.
 Bình không trả lời. Anh đang mải nghĩ đến một chuyện khác... Cũng chính thằng bạn nhà báo ấy, cách đây sáu tháng đã nói thêm một chi tiết về Thảo mà anh không tiện nói với Nam và nói cũng chẳng để làm gì, vô nghĩa. Đó là việc có một lần Thảo đã vô tình thả mình vào một cuộc chơi đầy cạm bẫy mà không hề hay biết. Cũng may, người đàn bà mạnh mẽ và tốt bụng vốn là chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đánh nhiều trận vang động ở cùng phòng với Thảo đã stop lại kịp. Chị xoắn ngực thằng đàn ông Việt kiều giàu có, đẹp trai, quát thẳng vào mặt: “Cậu là đàn ông mà hèn! Tán tỉnh cô ấy không được, cậu dùng tiền, dùng tiền không được, cậu van xin, van xin cũng không xong, cậu lại giở thói lưu manh dụ người ta đi nhảy rồi bỏ thuốc kích dục! Hèn! Có học, có vị trí xã hội như cậu càng hèn! Lần này tôi tha cho, làn sau tôi sẽ lôi cậu ra cảnh sát rồi ở đó mà đổ tại tình yêu mù quáng hay không mù quáng!” Rồi chị quay lại trừng mắt luôn với Thảo lúc đó trên người còn mỗi chiếc nịt ngực: “Biết ngớ ngẩn chưa em? Đối với ai cũng dịu dàng, với thằng nào cũng nể nang là có ngày chúng đổ bệnh cho đấy em ạ! về! về phòng tắm rửa cho sạch đi và không bao giờ được lai vãng đến những nơi như thế này nữa. Cũng phải để cho bọn hoạnh tiền chúng biết, không phải con đàn bà Việt Nam nuôi chồng con, cũng có thể vì đồng tiền mà nằm ệch ngay ra được...” Chính người đàn bà biệt động này đã kể lại câu chuyện khi chị phải về nước sớm do bệnh tật. Chị còn nói thêm: “Rõ tội nghiệp! Sau lần đó, cô ấy, vốn đã sống hết sức co mình lại càng co mình hơn, suốt đêm ngày chỉ ru rú ở trong nhà, không đi ra ngoài, không chịu tiếp xúc với ai ngoài người cùng phái. Trừ những buổi đi làm, toàn bộ thời gian còn lại, cô ấy đều chỉ ngồi vào bàn lặng lẽ đọc sách hoặc lúi húi viết thư cho chồng con. Rõ thiệt là tội!...“
 Lúi húi viết thư cho chồng con... Nam nó bảo cô ấy, dầu đã hơn hai năm rồi, vẫn giữ đúng lệ thường cứ một tuần là một lá thư được bay về. Cái chuyện kia Thảo có viết về cho chồng hoặc giả Nam có biết phong phanh gì không thì anh không thật rõ. Song chác chắn với con mắt đang tràn ngập xúc động kia thì hiển nhiên nó đang vọng hướng về cô vợ những niềm tin và niềm tự hào không hề suy suyển.
 - Mong sao cho mẹ bé Niên Thảo mau trở về - Bình nói nhẹ - Từ đồng Mác sang đồng Đê Mác, từ nước Đức cộng sản sang nước Đức tư sản, đối với người này, quốc gia này có thể là hay nhưng đối với người khác, quốc gia khác... tóm lại là mong cho cô ấy sớm trở về. Cũng như căn phố ma quái này, có thể nó rất được với một số người nhưng lại rất dở với một số người khác. Ví dụ tao nghe nói đĩ diễm lưu manh bắt đầu xuất hiện, đám tham nhũng, áp phe ô trọc bắt đầu ngang nhiên đi lại, ăn xài trên đường phố và trẻ con bắt đầu có dấu hiệu sống gấp, bất cần đời... Tao nói, mày đừng cười tao là lí thuyết suông, mọi thứ còn đang hiện hình, có thể tốt có thể xấu đi nhưng dứt khoát phải cần được hiện hình. Chính thế mà tao bỏ xó cái kịch bản phim dở hơi ấy. Chờ xem đã. Thôi tao về. À, mà... sao bé Thảo mãi chưa về nhỉ? Nó về bảo tao chỉ có trái cây thế này thôi - Rồi anh chuyển giọng làm ra vẻ bâng quơ - Loan độ này còn thường đến chơi với cháu không?
 - ít hơn. Gần đây cô ấy phải đi các tỉnh nhiều. Giám đốc của Loan là một tay làm ăn có vẻ được, phong thái cũng đàng hoàng. Hôm rồi cậu ta theo Loan đến đây chơi, tỏ ý muốn cơi nới, xây cất lại nhà cửa rồi thuê đứt mặt bằng. Cậu ấy mê mải cái vị trí này nói là yên tĩnh, rất thích hợp, xe pháo có thể ra vào rất thuận lợi.
 - Sao không ô kê luôn đi! Một tháng ngồi không cũng có tiền triệu nhét túi, ung dung quá chứ còn muốn gì nữa?
 Thảo nhắn về là cứ chờ cái đã. Đã làm thì phải làm cho đàng hoàng, không làm thì thôi.
 - Kinh nhỉ? Bà bác sĩ quân y cả đời ngơ ngác mà bây giờ cũng có cái khấu khí tính toán của người làm ăn lớn ghê! Tốt thôi, về nhé! - Bình đi ra cửa rồi không hiểu nghĩ thế nào lại quay lại - về đâu nhỉ? Tao sợ cái căn phòng toàn tiếng chuột chạy và mùi mốc mỳ tôm của tao quá! Ngồi lại với mày thêm một chút nữa vậy. Chao... Tự nhiên lại thèm những đêm thức trắng ngồi găng võng tán phét với nhau giữa rừng!
 - Rượu nhé! - Nam hỏi.
 - Thì rượu. Nhưng loại gì? Có đế không?
 - Đã lâu tao... không gửi mua. Còn chai cốt nhắc Thảo mới gửi về.
 - Dẹp! Tao không khóa, cứ nhằng nhặng như mùi nách đàn bà.
 - Bia nữa vậy?
 - Nghỉ! Chỉ tổ đi đái. Xuống quán đi!... Nhưng mà thôi, giờ này đã khuya và chắc mày cũng không thích. Pha một ấm trà thật đặc, thức chơi. Nói đùa, Hà Nội tuy thế, cái căn phố này tuy thế nhưng kì lạ sao, mỗi bận đi xa về, chỉ cần ngợt ngửi thấy mùi hoa sữa là lòng dạ bỗng dịu lại ngay. Cũng buồn nếu mai đây cái hương vị cổ kính này không còn nữa!
 - Mình nghĩ khác một tí - Nam đưa cho bạn chén trà nóng vừa pha - một thành phố hiện đại, không thể con đường nào cũng ngập tràn mùi hoa lá được. Nó như là... nói thế nào nhỉ? Nó như đồng nghĩa với mùi đói nghèo.
 - Ái cha cha! - Bình vỗ mạnh hai tay vào nhau - Cái con bò mộng của tôi dạo này cũng sinh tật triết lí ra dáng nhẩy! Thôi, không nói chuyện chính trị. Hỏi đây: Vợ chồng gã nhai mía độ này sao rồi? Nhân dân vĩ đại vẫn cứ rôm rốp đấy chứ?
 - Mình... thú thực là mình chưa gặp. Nghe nói đi buôn mía hay đi đâu rồi ấy?
 - Buồn nhỉ? Mình chưa gặp... Bây giờ thì mày còn đầu óc đâu để gặp ai nữa! Thế còn gã tướng cướp đang ngự trong tòa lâu đài ba tầng kia?
 - Hình như vẫn thế? Nghe nói chuyển hẳn sang đường dây buôn ô tô qua biên giới?
 - Thế còn nhà thơ tật bệnh?
 - Hay nhỉ? -Nam bật cười - Lần trước tôi hỏi cậu, bây giờ cậu hỏi lại tôi, cứ như đi đòi nợ. Ông nhà thơ đã trở lại hẳn viện và không con sức trốn ra nữa. Nghe bảo đang năm chờ chết và vừa được nhà nước tặng một cái danh hiệu gì cao lắm?
 - Thằng Um, tên cai ngục vĩ đại mày có gặp không?
 - Có lẽ dạo này tội phạm nhiều, nhất là tội tham nhũng buôn lậu nên chác nó bù đầu, ít thấy mặt.
 - Còn cô hàng chè chén mang hàm giáo sư đại học? - Cáu - Đi mà hỏi lấy. Sao mày không hỏi nhân vật nào sẽ làm tổng bí thư khóa này, bao giờ thì nước Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam luôn thể?
 - Để xem các lỗ chân lông của mày còn lỗ nào hở ra mà tiếp nhận các nỗi đau cuộc đời, để coi mày có còn là máy, có còn xứng đáng với cô vợ thánh thiện một khi cô ấy trở về không?
 Nam che tay lên miệng ngáp:
 - Nói chuyện với cậu tôi bắt đầu thấy mệt quá rồi đấy.
 - Còn tao lại thấy khỏe ra. Câu nữa: quán cà phê ông già vợ vẫn tỏ ra mùi triết lí chay tịnh trá hình để ngụy biện cho cõi sống lộn sộn?
 - vẫn - Nam ngáp cái nữa nhưng không thể không trả lời - Nhưng độ này có vẻ vắng khách và thái độ cư xử của ông cụ cũng lầm lì, bẩn gắt thế nào ấy?
 - Cuộc sống mà - Đến lượt Bình ngáp - Đã có giá trị nào được gọi là ổn định đâu. Nó giống như cái cô Loan nhà này, tưởng hiểu đấy mà chẳng hiểu gì cả. Chặc! Kể ra như thế mới hay...
 Hóa ra không cứ gì đàn bà mà hai người độc thân cộng với chai rượu cũng thành cái chợ. Anh Bình đang nói xấu gì Loan thế?“
 Tiếng nói của Loan thánh thót vang lên ngay sau lưng khiến họ im bặt. Tối nay cô vận một cái áo vest màu đen thật đẹp, rất hòa nhập với bóng đêm, với thân hình trẻ trung, cao dong dỏng, đúng mẫu một chuyên viên kinh tế thời cơ chế thị trường. Cạnh cô là bé Niên Thảo. Năm nay bé đã nhỉnh hơn một chút, nét mặt giống mẹ nhưng dáng lại giống dì, thành thử mới chưa đầy mười tuổi mà cô bé đã thấp thoáng hứa hẹn một nhan sắc khá khả dĩ của những năm về sau. Ngay cả nét phảng phất buồn trong đôi mắt bé cũng làm cho bé thêm xinh ra chứ không cần đi theo nhẽ thông thường.
 Vừa nhìn thấy Bình, cặp mắt mí lót của bé đã sáng lên:
 - A bố Bình! Bố Bình đi lãng du trở về!...
 Bình vừa giang hai tay ra đón bé vừa trợn mắt lên:
 - Lãng du? Ai dạy con cái từ rùng rợn ấy?
 - Mẹ Loan.
 - Lại mẹ Loan? Nghe mẹ Loan làm gì con. Tại bố to lớn, bố đẹp trai như tượng, mẹ Loan không với tới được, mẹ đành phải nói xấu bố.
 Loan bật cười rũ ra, tiếng cười son trẻ làm ấm cả căn phòng giá lạnh.
 - Thôi, nói chuyện khác đi - Cô làm một động tác hất tóc rất điệu quen thuộc - Người tình diễm kiều của anh thế nào rồi hay bởi nghe thấy tiếng đập trái tim mong chờ đau khổ của em mà anh trở về?
 Bình cười hấc lên một tiếng:
 - Mong chờ đau khổ... Nam, cậu có nghe thấy gì không? Nhưng mà yên trí đi! Một khi đàn bà đã nói ra những lời ráo hoảnh như thế là chỉ bao gồm có hai nghĩa...
 - Nghĩa thứ nhất? - Loan bặm chặt môi cố nhịn cười.
 - Trong lòng họ rỗng tuếch không có gì cả.
 - Nghĩa thứ hai?
 - Là sự nhạo báng độc ác.
 - Nhưng biết đâu cái sự nhạo báng đó chỉ cốt che đi cái phần thống khổ thật sự bên trong?
 Bé Niên Thảo ngơ ngác nhìn hai người rồi hỏi:
 - Bố... Sao mẹ Loan với bố Bình hễ gặp nhau là... là nói nhiều như cãi nhau thể hả bố? Bố Nam với mẹ Thảo không thế nhỉ?
 - Hả... Là tại vì họ giống nhau quá đấy thôi con ạ! Thôi, đi ngủ đi, mai còn học sớm.
 Bình cũng đứng dậy, tránh không nhìn vào Loan:
 - Tôi cũng đi về đây. Chúc bé Thảo, chúc cả nhà ngon giấc. Chào!
 - Thảo chào bố Bình! Mai bố Bình lại đến đây chơi với con nhé!...
 Chỉ có cô bé tiễn khách ra cửa rồi thấy hai chú cháu nói năng với nhau cái gì líu ríu một lúc. Trong nhà, nét mặt Nam tỏ vẻ không vui:
 - Cô này lạ thật! Nó vừa đi xa về, đầu óc còn lung bung, nếu không có gì với nó thì thôi, đừng đùa cợt. Đấy là một trong những thằng đàn ông còn lại tốt nhất trên đời này, nó không đáng để bị cô đối xử như thế.
 - Em không đùa cợt - Nét mặt Loan cũng lạnh lại, cô chiếu tia mắt dõi thẳng vào anh rể - Và em cũng không có gì là lạ cả. Cái lạ nó nằm chính nơi ông anh rể tôi kia.
 Giống như mọi lần khác, cứ mỗi lần bị cô em vợ đáo để phản kích trở lại là anh bỗng trở nên hết sức lúng túng.
 - Tôi? - Nam hỏi.
 - Vâng, anh! Cho đến tận bây giờ mà anh vẫn không bỏ được cái nếp sống quân nhân mô phạm, khô cứng thì quả cũng lạ thật đấy.
 - Cô... cô nói gì tôi không hiểu?
 - Bà chị sắp về rồi, anh cũng chuẩn bị lo lột xác đi, kẻo không ngay lần gặp nhau đã chẳng còn tìm thấy nhau nữa. Anh nhớ là chị ấy sắp từ một đất nước tư bản trở về chứ không phải như trước kia, xách ba lô từ trong rừng ra. Là đàn bà, em bảo thật ấy. Ngoài ra - Mắt cô chợt ánh lên vẻ thách thức khó hiểu - em cũng sắp thoát khỏi cái cảnh ngày ngày chứng kiến một gã đàn ông sức lực cứ đau đáu ép xác chờ vợ rồi. Em về! Anh nhớ sáng mai cho con bé mặc ấm hãy ra đường.
 Cô gái ra nhanh nhưng câu nói ấy ở lại, ngấm chầm chậm vào vị trí não anh để rồi cuối cùng anh lắc đầu cười cười với vẻ mặt rõ ràng là không hiểu gì cả...