hỉ còn bảy hôm nữa là ông Nam Long về Hà Nội, công việc đã bàn giao cả rồi.Đương là một người vui vẻ cười cợt suốt ngày, Khánh Ngọc bỗng dưng như một cái cây hết nhựa, buồn rũ xuống. Cả ngày nàng chỉ nằm dài trên giường chẳng bước chân đi đến đâu. Trong cái nhìn của nàng, bây giờ hình như thiếu ánh sáng, cái ánh sáng trong trẻo của thủa xưa. Bữa cơm, nàng ăn qua loa, rồi lại bước ra sân, ngồi dưới một gốc cây nhìn núi, nhìn trời. Nàng không trò chuyện với ai. Mà có ai hỏi, nàng chỉ trả lời bằng những câu nhát gừng, François thì mừng rỡ, hết sức chiều chuộng, nhưng càng chiều chuộng bao nhiêu, nàng càng khó chịu bấy nhiêu. Ông Nam Long lại cho là nàng ốm, càng muốn chong chóng về. Luôn luôn, ông bảo người khán hộ mà ông đưa đi theo, lấy nhiệt độ cho nàng, nhưng nhiệt độ vẫn như thường. Và cũng chẳng có triệu chứng gì tỏ ra nàng bị ốm cả.Nàng chỉ không ăn và không ngủ được. Cái bệnh căn của nàng duy chỉ có nàng biết. Nàng biết rằng một khi xa cái đất này rồi, thì đời nàng sẽ buồn thảm, bởi vì nàng không còn hy vọng gì được yêu đương bởi người nàng yêu. Nàng muốn cho ở lại, nhưng vốn biết ba nàng là người cương quyết, chỉ chiều nàng những cái có thể chiều, nên nàng cũng không dám xin một điều vô lý như thế. Trọng Khang thấy nàng buồn, tìm hết cách để trốn, đúng giờ cơm mới về, ăn xong lại lấy cớ là mệt nhọc đi ngủ ngay. Chàng không dám hỏi chuyện Khánh Ngọc và cũng không dám nhìn nàng nữa, bởi vì chàng cảm thấy nếu hỏi đến thì nàng sẽ òa khóc. Rồi thì xảy ra bao nhiêu chuyện lôi thôi.Trước kia, chàng nhìn Khánh Ngọc như một người con gái bị sự Âu hóa làm thành ra lố lăng, nhưng từ hôm chàng thấy Khánh Ngọc phát khóc lên, khi thấy chàng đánh bọn phu Xạ-phang; và thứ nhất, từ khi biết sắp phải về, nàng buồn như rũ, chàng nhận thấy bản chất đàn bà ở trong người nàng vẫn còn nguyên vẹn, mặc dầu bề ngoài nàng có ít nhiều cử chỉ chàng không ưa. Chàng nhận thấy văn minh vật chất mới chỉ làm biến đổi một chút ít hành vi về ngoại giới, chứ tâm hồn nàng vẫn là tâm hồn một cô gái thơ ngây, có thể yêu đương, và đau đớn vì yêu đương.Chàng rất sợ những cuộc hôn nhân mà trong đó, người vợ văn minh nửa mùa, luôn luôn “lý thuyết” với chồng để đòi quyền lợi. Là một kẻ con trai giống khỏe, lại có một quan niệm rõ rệt về việc đời, chàng không thể dung được những cái nhố nhăng của người đàn bà. Người đàn bà mà chàng yêu phải là hình bóng của em gái chàng. Một người đàn bà thùy mị, nghiêm trang và hiểu sâu xa cái bổn phận thiêng liêng của mình. Người đàn bà chàng yêu phải là người có tính chất phương Đông, nghĩa là một thứ đàn bà thuần túy.Biết Khánh Ngọc yêu mình, chàng cũng thấy lòng mình xúc động, càng xúc động hơn khi lòng tự ái của đàn ông được thỏa mãn, khi nàng bỏ một người mà cả dư luận xã hội cho là hơn mình, đi yêu mình là người tiền cũng chẳng có và bằng cấp cũng không. Chàng thầm nhủ: “Ừ, y cũng biết giá trị làm người của mình”, nhưng chàng vẫn không thể đánh ngã được ý nghĩ: “Mình không có quyền phá vỡ hạnh phúc của một người khác, thứ nhất mình đã được chứng kiến cuộc yêu đương ấy. Họ đã sắp lấy nhau, người ta yêu một người khác trước mình... Cái tình ấy là một thứ tình ẻo lả, người đàn bà gieo một mối tình như thế là một người nông nổi, mình xa đi là hơn, chẳng nên vướng víu vào. Tội gì lại đi mua cái tiếng cướp vợ của một người khác. Dù chưa hẳn là vợ chồng, nhưng đã thân mật như thế, đã đi với nhau như thế, thì thiếu một chút lễ nghi nữa, nào có nghĩa gì. Gia dĩ Giáp cũng yêu cơ mà. Làm đau đớn cho Giáp, mà chẳng sung sướng gì cho mình! Bởi mình không yêu. Hơi đâu, và biết đâu, như thế ông Nam Long lại trách mình là người không ngay thẳng. Xem ý ông tuy trọng vọng mình nhưng ông vẫn thiết tha đến Giáp hơn mình. Mình không nên làm rối loạn những dự tính của ông. Mình càng không nên lắm, bởi vì mình không yêu”.Tuy có những ý nghĩ như thế, nhưng thấy Khánh Ngọc buồn, chàng vẫn để ý, để ý bằng im lặng. Và hình như Khánh Ngọc cũng c&oa!!!15988_18.htm!!!
Đã xem 3496 lần.
http://eTruyen.com