Một mái lá soi bóng xuống suối vắng. Chủ của mái lá là một bà già rất khó đoán tuổi bởi tóc bà đã nhạt xanh mà mắt vẫn như sao. Đôi chân vẫn còn đủ sức leo qua năm, bảy quả đồi mà mặt không hề biến sắc. Bà già tên là Dưỡng Phụng. Một cái tên gợi trí tò mò cho những ai năng suy nghĩ. Xung quanh bà có một phụ nữ trung niên và mấy bé gái. Đứa bé nhất chừng mười tuổi, đứa lớn nhất chừng mười sáu mười bảy tuổi. Trong nhà không có bóng đàn ông. Thỉnh thoảng có bóng đàn ông xuất hiện thì đó là bác tiều phu. Bác chỉ đến chốc lát rồi về. Cuộc sống của hai người đàn bà và những đứa trẻ chủ yếu là tự cấp, tự túc nhờ vào rừng, suối. Những thức gì không tự túc được họ mới nhờ vào thế giới bên ngoài qua trao đổi sản vật hoặc tiền bà thu được do lộc rừng ban cho thông qua trí tuệ của bà và mồ hôi của những đứa trẻ. Phía sau mái lá là một khu vườn rộng. Trong vườn ngoài những giống hoa ta thường gặp như hồng, cúc, huệ, nhài còn có những giống hoa rất lạ dân quê rừng rú không ai biết tên. Một vài bé gái sống quanh bà tò mò hỏi tên những loài hoa lạ. Bà và ẩn Phụng nói là cũng không biết. Đầu hồi phía Tây nhà là khu bếp và chuồng lợn, chuồng dê, chuồng gà. Đầu hồi phía Đông giáp phòng ngủ của hai người đàn bà là những hàng chè xanh thẳng tắp, cây nào cây nấy mơn mởn búp non. Sau những hàng chè xanh là hai cây bưởi và một cây hoàng lan cao lớn, chứng tỏ chúng đã nhiều tuổi. Hai cây bưởi không nói làm gì còn cây hoàng lan không thể là cây tự nhiên mà phải là cây do người trồng, và giống cũng phải từ nơi khác mang về. Bởi vì vùng này dọc ngang trăm dặm tìm đâu cũng không thấy bóng hoàng lan, còn bưởi thì vô số. Bên ngoài khu vườn phía sau ngôi nhà là vạt đồi rộng dễ đến dăm bảy mẫu trồng hàng trăm loài cỏ thuốc. Có những cây cỏ thuốc là thảm hoạ cho các loài ong bướm. Vì ong bướm cứ đậu vào hoa hút mật xong là lăn đùng ra chết. Tên của những loài cỏ chết người ấy chỉ có bà Dưỡng Phụng và ẩn Phụng cùng một người nữa biết. Người đó là bé gái mười sáu mười bảy tuổi tên là Sơn Nữ. Vun tưới những cây cỏ đặc biệt ấy, bà ẩn Phụng giao cho Sơn Nữ. Sơn Nữ cùng những đứa trẻ sống trong nhà này quan hệ thế nào với hai người đàn bà? Là con hay là cháu. Nếu là con thì chỉ vài ba đứa thôi chứ. Nếu là cháu, vậy bố mẹ chúng đâu? Gần hai mươi năm trước, vào lúc hoàng hôn của một ngày mùa đông buốt giá có một thiếu phụ tuổi trên ba mươi và một cô gái tuổi chừng mười sáu mười bảy thất thểu tới hẽm núi này. Ngày ấy hẻm núi chỉ có hai nóc nhà của hai gia đình tiều phu. Thiếu phụ dắt cô gái đến một nhà xin ngủ nhờ qua đêm. Bác tiều phu bằng lòng, bởi lẽ nhà bác chẳng có của nả gì ngoài cây búa. Vợ chồng bác và hai đứa con tuổi còn nhỏ không thù hằn ai, không hề gây nguy hiểm cho ai, cho nên cũng không ai gây hoạ cho bác. Hai người chân yếu tay mềm ngủ nhờ nhà bác cũng không thể đe doạ bác được.Vả lại, đêm đông rét mướt, người đàn bà và cô gái biết đi về đâu giữa núi rừng hoang vắng. Thiếu phụ hỏi bác chủ nhà mua gạo nấu cơm. Nhà bác tiều phu chỉ có bồ rỗng. May sao rổ còn mấy củ sắn luộc, bác bèn đãi hai người khách cơ nhỡ. Hôm sau, người thiếu phụ không rời xóm núi mà lại đi dạo một vòng xem đồi núi, suối khe và con đường mòn thông với đường quan. Trở về, thiếu phụ bỏ ra một số bạc nhờ bác tiều phu dựng cho một nếp nhà bên suối. Hẻm núi có thêm một nóc nhà nữa nên trở thành xóm núi.Bác tiều phu trở thành láng giềng tốt của thiếu phụ. Tuy vậy, bác vẫn chưa biết tên của thiếu phụ và cô gái. Bác bèn hỏi cho tiện xưng hô. Thiếu phụ ngẫm nghĩ một lúc mới nói: "Tên tôi là Dưỡng Phụng còn cháu nó tên là ẩn Phụng." Dưỡng Phụng và ẩn Phụng có phải là tên thật của hai người hay nó mới mọc ra từ ngày hai người bước chân đến hẻm núi hoang vắng này? Điều đó bác tiều phu không thể biết. ẩn Phụng gọi bà Dưỡng Phụng là mẹ. Mẹ thật hay mẹ giả nào ai biết. Tóm lại tung tích của hai mẹ con bà Dưỡng Phụng được bao bọc bởi một màn sương khói mờ ảo. Nhưng điều này không thể không thừa nhận, hai mẹ con bà Dưỡng Phụng sống ngay lành, sẵn sàng giúp đỡ bác khi hoạn nạn và những ai cơ nhỡ. Làm xong nhà, bà Dưỡng Phụng nhờ bác tiều phu cùng với bà và cô ẩn Phụng phát đồi trồng cây thuốc. Qua vài ngày giúp bà Dưỡng Phụng, bác tiều phu nhận thấy hai mẹ con bà Dưỡng Phụng chưa quen cày cuốc. Tuy vậy, cả hai đều rất cố gắng. Vất vả, rét mướt mà mẹ con bà vẫn cắn răng chịu. Chẳng bao lâu, đồi hoang đã trở thành đồi cỏ thuốc. Bà Dưỡng Phụng chặt về phơi khô, sao tẩm, đóng bồ để vào nơi cao ráo trong buồng. Một hôm, con của bác tiều phu trúng phong ngã vật ra, mắt trợn ngược, rồi cấm khẩu. Bác tiều phu không biết làm thế nào để cứu con. Chợt nghĩ đến bà Dưỡng Phụng, bác bèn chạy sang nói với bà. Bà Dưỡng Phụng bảo ẩn Phụng sang cứu con bác tiều phu. Mang theo một nắm cỏ khô, ẩn Phụng bước sang nhà bác tiều. Giã nát nắm cỏ khô hoà vào một bát nước, bỏ thêm vào mươi hạt muối, vớt bã bỏ đi, ẩn Phụng cạy mồm đứa trẻ đổ nước thuốc cho nó uống. Thật thần kỳ, một lát sau mắt đứa trẻ hết trợn ngược và nói được. ẩn Phụng quay về nhà lấy một nắm cỏ khô nữa đưa cho bác tiều phu nói: "Bác sắc cho bạn ấy uống, sắc cho đặc lấy một bát thôi." Bác tiều phu làm đúng theo lời ẩn Phụng. Con trai bác đã vượt qua con hiểm nghèo. Một lần khác, bác tiều phu khác- người hàng xóm thứ hai của bà Dưỡng Phụng có cô con gái bị rắn cắn. Toàn thân cô gái phù nề, tím ngắt, mồm thở rốc. Bác tiều phu này cũng chạy đến nhà bà Dưỡng Phụng cầu cứu. Bà cho ẩn Phụng sang cứu đứa trẻ. Với một ấm thuốc lá tẩy độc, ẩn Phụng đã trả lại sự s!!!7963_22.htm!!!
Đã xem 37313 lần.
http://eTruyen.com