Phần thứ nhất
Chương 24

    
rên thị trấn Lưu chúng tôi, những năm tháng dài đằng đẵng cứ lặng lẽ trôi đi, thấm thoát đã bảy năm trôi qua.ở thị trấn Lưu chúng tôi, đàn bà chết chồng một tháng không được gội đầu, dài nhất là sáu tháng không gội. Từ sau khi Tống Phàm Bình qua đời, Lý Lan cũng chưa bao giờ gội đầu. Không ai biết tình cảm của Lý Lan đối với Tống Phàm Bình sâu nặng như thế nào, đó là mối tình sâu nặng hơn biển cả.  Bảy năm Lý Lan không gội đầu, lại còn thường xuyên bôi dầu chải lên mái tóc, chị làm cho mái tóc mình càng đen càng bóng, chải chuốt ngay ngắn gọn gàng, sau đó ngẩng đầu đi ra phố lớn, bọn trẻ con ở thị trấn Lưu bám sau lưng chị, cứ gọi líu ríu:
Vợ địa chủ, vợ địa chủ...
Mép Lý Lan lúc nào cũng mỉm cười kiêu hãnh, tuy chỉ sống với chồng có một năm hai tháng ngắn ngủi, nhưng trong sâu thẳm trái tim của chị,  còn dài hơn cả cuộc đời. Lý Lan bảy năm không gội đầu, lại còn luôn bôi dầu, mùi hôi mùi chua càng ngày càng nặng. Lúc đầu, khi chị về đến nhà, trong nhà sực nức mùi khăm khẳm như tất thối, sau đó chị đi trên đường phố,  ai ai cũng ngửi thấy, dân chúng trên thị trấn Lưu,  nhao nhao xa lánh chị, ngay đến tụi trẻ con gọi chị là “vợ địa chủ” cũng  bỏ  chạy cho xa, chúng vừa chạy,  vừa bịt mũi kêu ầm ĩ:
Thối khiếp quá! Thối khiếp quá!...
Lý Lan lấy đó làm vinh dự, chị hy vọng mọi người lúc nào cũng nhớ chị là vợ Tống Phàm Bình. Sau khi Lý Trọc cắp sách đến trường, mỗi lần phải điền tên bố, chị không hề do dự bảo con viết ba chữ “Tống Phàm Bình”. Viết thế chỉ tổ đem lại buồn khổ cho Lý Trọc, một khi đã viết tên Tống Phàm Bình, thì phải viết hai chữ “địa chủ” ở cột thành phần gia đình của Lý Trọc. Trong nhà trường, Lý Trọc chịu mọi sự phân biệt đối xử., các bạn đều gọi cậu là địa chủ nhỏ. Ngoài Lý Lan và Tống Cương từ nhà quê ra thăm còn gọi cậu là Lý Trọc, những người còn lại hình như đều không biết tên cậu, cuối cùng ngay đến thầy giáo,  cũng gọi cậu như thế này:
Địa chủ nhỏ, đứng dạy đọc một đoạn bài khoá.
Khi Lý Trọc lên mười, nghĩ đến mình có một người bố đẻ, người bố nhòm trộm mông đàn bà trong nhà xí bị chết chìm trong hố phân, Lý Trọc hy vọng khi điền tên bố, có thể loại bỏ  tên “địa chủ” đã khiến cậu bị xúi quẩy. Lý Lan đã có lần phản đối, khi phải viết  tên  bố, cậu hỏi mẹ:
Viết thế nào hả mẹ?
Lý Lan đang nấu cơm, câu hỏi của Lý Trọc khiến chị ngẩn người, chị nhìn con không hiểu gì hết, sau đó nói“Tống Phàm Bình”.
Lý Trọc cúi đầu nói:
Thế còn bố kia…
Lúc này Lý Lan sa sầm nét mặt, nói như đinh đóng cột:
-- Không có bố nào khác.
Lý Lan làm người “vợ địa chủ”một cách kiêu hãnh, để Tống Phàm Bình  sống  ở nơi sâu thẳm của trái tim chị một cách kiêu hãnh. Niềm kiêu hãnh của Lý Lan kéo dài suốt bảy năm, kéo dài cho đến năm Lý Trọc mười bốn tuổi. Năm ấy,  Lý Trọc nhòm trộm mông đần bà bị bắt quả tang trong nhà xí, thì bỗng chốc Lý Lan bị suy sụp. Sau này, khi Lý Trọc điền vào bảng một lần nữa, Lý Lan đã lấy tẩy xoá tên Tống Phàm Bình, viết lên một cái tên mà Lý Trọc hoàn toàn xa lạ: “Lưu Sơn Phong”, lại sửa hai chữ “địa chủ” trong cột thành phần gia đinh ở đằng sau là “bần nông”. Lý Lan đưa cho Lý Trọc cái  bảng đã sửa lại. Chị đã trông thấy Lý Trọc lại xoá chữ “Lưu Sơn Phong” và “Bần nông”, viết lại là  “Tống Phàm Bình” và “địa chủ”. Lý Trọc mười bốn tuổi đã không quan tâm đến thân phận “địa chủ nhỏ” của mình. Khi xoá tên bố đẻ của mình, lý Trọc lẩm bẩm:
Tống Phàm Bình mới là bố con.
Lý Lan nhìn con trai mình như không quen biết, câu nói vừa giờ của con khiến chị ngạc nhiên. Khi con trai ngẩng lên nhìn mẹ, chị lập tức cúi đầu, thầm thì nói:
Bố đẻ con là Lưu Sơn Phong.
Lưu Sơn Phong cái gì? – Lý Trọc nói một cách khinh thường – Nếu ông ấy là bố con, thì Tống Cương không phải là anh em của con.
Sau khi,  chỉ một hành động nhòm trộm mông đàn bà mà Lý Trọc trở nên nổi tiếng, thì  không bao giờ còn là “địa chủ nhỏ”, mà đã trở thành một cái “ mông đít non”. Bố đẻ của cậu vốn đã bị người ta lãng quên, bây giờ lại bị đào lên như một thứ văn vật tiếng xấu để đời. Bạn học của Lý Trọc không còn gọi cậu là “địa chủ nhỏ”, chúng gọi Lý Trọc là “mông đít non”, gọi bố đẻ đã chết của cậu là “mông đít già”, ngay đến thầy giáo cũng gọi:
Mông đít non, quét dọn vệ sinh đi!
Lý Lan lại sống trong tâm trạng tự ti có người chồng đầu tiên chết chìm trong chuồng xí. Niềm kiêu hãnh Tống Phàm Bình giành cho chị,  bỗng chốc không còn nữa. Chị không còn bao giờ ngẩng đầu đi trên đường phố, chị trở lại nhút nhát như mười bốn năm về trước, lần nào ra phố, chị cũng cúi đầu, bám sát bờ tường, đi hấp ta hấp tấp. Chị cảm thấy mọi người đi đường, ai ai cũng chỉ chỉ chỏ chỏ vào mình và xôn xao bàn tán. Chị không muốn ra khỏi nhà, ngay ở trong nhà mình, chị cũng tự giam ở trong buồng, ngồi trên mép giường, chị thẫn thờ như gà gỗ. Bệnh đau nửa đầu của chị cũng tái phát, từ sớm đến tối, mồm chị lúc nào cũng khe khẽ xuýt xoa.
Lý Trọc lúc này đang buôn bán bí mật mông Lâm Hồng, đã ăn rất nhiều bát mì Tam Tiên, thỉnh thoảng  cũng ăn mì Dương Xuân, Lý Trọc bắt đầu có đủ chất dinh dưỡng, nét  mặt trở nên hồng hào đỏ đắn.
Lý Trọc đi lại khệnh khạng trên đường phố, hoàn toàn ra dáng oai vệ  của một danh nhân. Người khác cười hí hí gọi cậu là “mông đít non”, cậu cứ tỉnh bơ. Những kẻ gọi cậu là “mông đít non” đều là những người ngoài cuộc, không biết đầu đuôi ngọn ngành gì hết. Những người biết rõ đầu đuôi ngọn ngành phài là những kẻ như Triệu Thắng Lợi, như Lưu Thành Công, như thợ mài kéo Tiểu Quan và những người đã từng có các cuộc giao dịch với Lý Trọc về cái mông của Lâm Hồng, bọn này, đứa nào cũng gọi Lý Trọc là “vua mông đít”. Triệu Thắng Lợi lúc này đã là Nhà thơ Triệu, Lưu Thành Công cũng đã là Nhà văn Lưu. Biệt hiệu “vua mông đít”là phát minh của hai vị văn hào thị trấn Lưu. Lý Trọc hết sức hài lòng đối với biệt hiệu này, cảm thấy biệt hiệu này thực sự cầu thị.
Thiếu niên Lý Trọc đã có mấy tháng kết bạn tâm đầu ý hợp với nhà thơ trẻ Triệu Thắng Lợi và nhà văn trẻ Lưu Thành Công, yêu chuộng chung của bọn họ là nghiên cứu và thảo luận về cái mông xinh đẹp của Lâm Hồng. Hai vị văn hào của thị trấn Lưu chúng tôi vắt óc suy nghĩ, nghĩ ra rất nhiều từ ngữ văn học khác nhau, có tả thực, có trữ tình, có hình dung, có tỉ dụ, còn có cả miêu tả và nghị luận, bày hết ra trước mặt Lý Trọc, để cuối cùng Lý Trọc vỗ bàn phán xét,  xem những từ ngữ nào sử dụng trên mông Lâm Hồng  thiết thực nhất  và  truyền thần nhất. Những từ ngữ sát hợp nhất Lý Trọc đã chọn ra, đều là tả thực, những từ  ngữ truyền thần nhất đều là trữ tình. Sau khi cuộc thảo luận của họ đã lời cùng ý cạn, thì cũng chấm dứt sự giao lưu giữa hai vị văn hào với Lý Trọc. Hai vị văn hào này, đã từng có  mấy bận mò vào một gian nhà,  ăn cắp sách giữa đêm hôm khuya khoắt, số sách này đều gom nhặt trong cách mạng văn hoá, lại bị rà soát niêm phong. Lý Trọc đã mấy lần ở ngoài canh gác cho hai người. Rất nhiều lời hay ý đẹp miêu tả mông Lâm Hồng,  đều phát hiện từ trong những quyển sách lấy cắp này.
Anh Đồng thợ rèn là người duy nhất trong số những người biết rõ đầu đuôi ngọn ngành,  không gọi Lý Trọc là “vua mông đít”. Anh Đồng thợ rèn định đánh đổi mông Lâm Hồng quý giá bằng một bát mì Dương Xuân rẻ tiền, Lý Trọc đã không mắc lừa.  Đồng thợ rèn ăn cắp gà không thành, mất nắm gạo, phải đền một bát mì Dương Xuân. Khi gặp Lý Trọc trên phố lớn, Đồng thợ rèn đã quát rõ to:
Thằng đít non khốn kiếp!
Lý Trọc không hề bực tức, cậu đề nghị anh Đồng thợ rèn một cách hợp tình hợp lý:
Vẫn cứ  gọi em là “ vua mông đít” đi anh!
Có lúc, Lý Trọc nhìn thấy Lâm Hồng trên phố lớn, Lâm Hông bây giờ đã mười tám tuổi, con gái mười tám như một nhành hoa, Lâm Hồng mười tám còn đẹp hơn hoa, một khi Lâm Hồng thắt đáy lưng ong đi trên phố lớn, mắt lũ đàn ông cứ hau háu như mắt diều hâu, lũ đàn ông này đều là hạng người dám nhìn không dám nói, chỉ có một mình Lý Trọc tràn đầy nhiệt tình bước tới, nói với Lâm Hồng như bạn thân:
Lâm Hồng, lâu lắm không gặp, thời gian này bạn có bận gì  không?
Lâm Hồng xấu hổ đỏ mặt, thằng bé lưu manh mười lăm tuổi đã từng nhòm trộm mông cô trong nhà xí, đã nghiễm nhiên sóng vai đi cùng cô, phớt bơ tất cả ánh mắt ngạc nhiên và nét mặt cười khì của những người đi đường,  cậu  tiếp tục hỏi một cách sốt sắng:
Bố mẹ anh chị em nhà bạn đều khoẻ chứ?
Lâm Hồng cáu tiết đến nghiến răng nghiến lợi, cô khẽ nói:
-Tránh ra!
Nghe Lâm Hồng nói thế, Lý Trọc quay sang nhìn người khác,  xua tay với một  người đi sau mình, làm như Lâm Hồng đuổi anh ta xê ra, sau đó ra vẻ hăng hái muốn trở thành người bảo vệ Lâm Hồng, cậu nói với Lâm Hồng đang tức đến lộn ruột,  nước mắt lưng tròng:
Bạn đi đâu? Tôi dẫn bạn đi.
Lâm Hồng đã đến nước không sao nhịn nổi, cô mắng một câu lanh lảnh:
Tránh ra! Đồ lưu manh!
Lý Trọc vẫn quay nhìn người khác, lúc này Lâm Hồng đã nói thẳng vào mặt Lý Trọc:
Tôi bảo cậu tránh ra!
Đám đông trên phố cười rộ lên, Lý Trọc đứng lại, nhìn dáng đi uyển chuyển của Lâm Hồng, vuốt  mồm một cách hết sức đáng tiếc, nói với đám đông trên phố:
- Cô ta vẫn còn giận em.
Sau đó,  cậu lắc đầu thở dài, nói một cách hối hận không kịp:
-Lẽ ra, mình không nên phạm sai lầm sinh hoạt ấy.
Những vết xấu của Lý Trọc đã được truyền đến tai Lý Lan  nguyên vẹn,  không thiếu một chi tiết, khiến đầu chị càng ngày càng phải cúi gằm xuống, chị đã từng phải  gánh chịu những tin tức xấu xa của người chồng thứ nhất, bây giờ lại phải gánh chịu những chuyện  xấu hổ của con trai. Chị đã từng lấy nước mắt rửa mặt, bây giờ nước mắt chị đã cạn. Chị không nói một tiếng, bỏ mặc mọi việc làm của Lý Trọc, chị biết mình đã không cai quản nổi đứa con trai. Vì cơn đau đầu, chị thường phải thức giấc vào lúc nửa đêm, sau đó,  cứ thao thức lo nghĩ mãi, từ nay về sau phải làm thế nào với Lý Trọc? Gần như lần nào chị cũng thức cho đến sáng, lần nào cũng dằn vặt, thốt lên những lời oan trái:
Trời ơi, sao Trời lại để con sinh ra một ma vương sống lẫn với cõi người?
Tinh thần của Lý Lan đã suy sụp, sức khoẻ của chị cũng đổ theo, căn bệnh đau nừa đầu của chị càng ngày càng quá ra, sau đó, thận cũng có vấn đề. Khi Lý Trọc ăn mì Tam Tiên ở bên ngoài, ăn tới mức đỏ da thắm thịt, thì Lý Lan đã bỏ việc ở nhà máy,xin nghỉ ốm lâu dài ở nhà. Lý Lan lúc này xanh xao gầy yếu, ngày nào cũng phải đến bệnh viện tiêm thuốc. Mùi hôi mùi chua trên tóc chị, khiến bác sĩ y tá  đeo khẩu trang cũng ngửi thấy, ai cũng quay đầu đi khi nói chuyện với chị, né người đi khi tiêm cho chị. Sau khi bệnh tình của Lý Lan quá ra, cần phải nằm viện, các bác sĩ y tá đã giục chị:
Gội đầu đi rồi hãy vào nằm viện.
Lý Lan xấu hổ, cúi đầu đi về nhà, sống thui thủi một thân một mình đau khổ được hai hôm, trong hai hôm này, chị rặt nghĩ đến giọng nói nụ cười của Tống Phàm Bình khi còn sống. Chị cảm thấy mình gội đầu là có lỗi với anh, một người chồng chị yêu quý suốt đời. Về sau Lý Lan cảm thấy mình không sống được bao lâu nữa, cảm thấy mình sắp sửa xuống chín suối đoàn tụ với Tống Phàm Bình. Chị thầm nghĩ, có thể Tống Phàm Bình cũng không thích mùi chua mùi hôi trên mái tóc của chị, cho nên trưa chủ nhật, Lý Lan bỏ mấy bộ quần áo sạch vào chiếc làn tre, gọi Lý Trọc đang định ra khỏi nhà, do dự một lát, chị bảo con:
Bệnh của mẹ e không chữa khỏi, mẹ muốn trước khi chết được tắm rửa  sạch sẽ.
Từ sau khi Lý Trọc nhòm trộm mông đàn bà trong nhà xí, lần đầu tiên Lý Lan sai Lý Trọc cùng chị ra phố. Tuy con trai giống người chồng trước đã làm chị mất mặt,tuy chị vĩnh viễn không tha thứ  cho người chồng trước, cho dù người chồng trước mất mạng vì chuyện này. Nhưng con trai thì khác, con trai là máu thịt trên thân thể mình rơi xuống.
Khi hai mẹ con cùng đi ra nhà tắm trên phố, chị đột nhiên phát hiện,  con trai đã cao hơn mẹ. Chị mỉm cười an ủi, không nén nổi, chị khoác cánh tay con. Lúc đó Lý Lan đi đường đã thở hổn hển, đi được hai mươi mét, chị đã phải tìm một cây đứng tựa, nghỉ một lát. Lý Trọc đứng bên mẹ, vừa chào hỏi những người cậu quen, vừa giới thiệu với mẹ người đó là ai. Lý Lan đã ngạc nhiên nhận ra,  số người con trai mười lăm tuổi quen biết, không những đông hơn số người chị quen biết, mà còn đông hơn rất nhiều.
Từ nhà ở đến nhà tắm cũng chỉ có một dặm đường, Lý Lan phải đi mất hơn một tiếng đồng hồ, mỗi lần chị dựa vào cây nghỉ, Lý Trọc đều chịu khó đứng một bên,vẻ mặt chín chắn,  kể cho mẹ nghe rất nhiều chuyện đã sẩy ra ở thị  trấn Lưu, đều là những chuyện Lý Lan chưa từng nghe bao giờ. Giờ phút ấy,  Lý Lan tự dưng trố mắt nhìn con, trong lòng vui chộn rộn, sau đó lại thầm nghĩ: Nếu Lý Trọc đối xử với mọi người chính trực như Tống Cương, thì nó sẽ có thể sống yên hàn tử tế trên đời này, chỉ tiếc rằng…Lý Lan thầm nói với mình:
-Đứa con này là ma vương sống lẫn cõi người...
Sau khi hai mẹ con đến cửa nhà tắm, Lý Lan lại dựa vào tường nghỉ một lát, sau đó dắt tay con trai, bảo cậu không được đi đâu, cứ đợi mẹ ở ngoài nhà tắm. Lý Trọc gậtt gật đầu, nhìn mẹ quay người đi vào nhà tắm.Bước chân của Lý Lan chậm chạp như bà lão sắp thập thò cửa lỗ.Mái tóc của chị đã bảy năm không gội, nhưng vẫn còn đen bóng.
Không biết Lý Trọc đã đứng ngoài nhà tắm bao lâu, đứng đến nỗi đầu tiên là mỏi chân, sau đó các ngón chân đều mỏi nhừ. Lý Trọc nhìn thấy rất đông người,  mặt đỏ tưng bừng,  đi ra khỏi nhà tắm, mái tóc người nào người nấy đều còn rỏ nước tong tong. Có những người trông thấy Lý Trọc, vẫn không quên gọi cậu một tiếng“ mông đít non”, cũng có người đi ra,  gọi cậu là “vua mông đít”.Đối với người gọi mình là “mông đít non”, Lý  Trọc tỏ ra nghênh ngang kiêu ngạo,  không thèm để mắt đến, đối với người gọi cậu là “vua mông đít”, Lý Trọc tươi cười, nhiệt tình  chào hỏi, bởi vì những người này đều là khách mì Tam Tiên của cậu, Lý Trọc giữ không khí ôn tồn,  hoà thuận để còn làm ăn.
Anh Đồng thợ rèn cũng từ trong nhà tắm đi ra, trông thấy Lý Trọc đứng ở cửa, sau khi gọi cậu  một câu“thằng đít non khốn kiếp”, thò tay chỉ vào trong nhà tắm,đề nghị:
-Vào trong nhà tắm nhìn trộm hay lắm, mông nhiều tới mức mắt không nhìn xuể.
Lý Trọc khịt mũi một tiếng, tỏ vẻ khinh thường,  nói:
Anh đếch hiểu gì cả, nhiều mông quá rối mắt, đâu có nhìn được? Anh chẳng biết nên nhìn cái nào?
Nói rồi,  cậu thò năm ngón tay, dạy bảo anh Đồng một cách sành sỏi:
Nhiều nhất không được quá năm cái, ít nhất không được dưới hai. Trên năm cái,anh nhìn sẽ  mờ nhoà, ít hơn hai, nghĩa là chỉ có mỗi một cái, nhìn thì  nhin rõ, nhớ cũng nhớ được, chỉ có điều không có sự so sánh.
Nghe xong, anh Đồng thợ rèn bỗng vỡ lẽ, nói với Lý Trọc hầu như sùng bái:
Thằng đít non khốn kiếp đúng là một nhân tài, đời thằng tao,  thế nào cũng phải mời mày ăn một bát mì Tam Tiên mới được.
Lý Trọc xua tay một cách khách sáo, sau đó sửa lại lời nói của anh Đồng thợ rèn:-
- Hãy gọi em là “vua mông đít”.
Vua mông đít Lý Trọc của thị trấn Lưu chúng tôi đã đứng gần ba tiếng đồng hồ ở ngoài nhà tắm thị trấn Lưu, mà mẹ cậu vẫn không thấy tăm hơi, Lý Trọc lúc thì sốt tiết như đứng trên đống lửa, như ngồi trên đống than, lúc thì lại sợ hay là mẹ đã  ngất xỉu trong nhà tắm? Ba tiếng đồng hồ đã trôi qua, một người đàn bà mái tóc bạc trắng, tập tà tập tễnh, theo sau mấy cô gái trẻ, đi ra khỏi nhà tắm. Lý Trọc nhìn thấy mấy cô gái trẻ,  mái tóc còn đang rỏ nước, vừa đi vừa cười cười nói nói. Cậu không chú ý đến người đàn bà bước đi tập tễnh đang đi đến với mình. Người đàn bà mái tóc bạc trắng đi đến trước mặt Lý Trọc đã đứng lại, khẽ gọi một tiếng:
-Lý Trọc!
Lý Trọc sững sờ, cậu không ngờ người đàn bà trước mặt chính là mẹ mình, lúc nãy, khi bước vào nhà tắm, mái tóc Lý Lan còn đen bóng, bây giờ khi đứng trước mặt Lý Trọc, mái tóc mẹ đã bạc trắng. Để kỷ niệm Tống Phàm Bình, bảy năm Lý Lan không gội đàu, bây giờ chị đã gội, gội bỏ mái tóc đen óng mượt, gội thành mái tóc trắng bạc phơ.
Lần đầu tiên Lý Trọc cảm thấy mẹ đã già, mà lại già như một bà lão. Lý Lan khoác cánh tay Lý Trọc, đi về nhà một cách khó nhọc, dọc đường gặp mấy người quen, trông thấy Lý Lan, người nào cũng ngạc nhiên, ai cũng bước lại gần nhìn cho rõ, ngạc nhiên hỏi:
Lý Lan, bà là Lý Lan phải không?
Lý Lan uể oải gật đầu, uể oải trả lời:
Phải, phải...