Phần thứ nhất
Chương 18

    
gay từ lúc sáng sớm, Lý Lan đã ra đứng ở cổng bệnh viện, tuy Tống Phàm Bình viết trong thư, trưa nay anh mới đến Thượng Hải, nhưng sống xa nhau đã  hơn hai tháng, nỗi nhớ nhung trong lòng Lý Lan đang trào lên xao xuyến, dạt dào như sóng nước, trời chưa sáng, chị đã thức, ngồi cạnh giường bệnh, chờ bình minh đến.Một người bệnh sau khi mổ, vì đau đớn khi trở mình đã thức dạy, trông thấy Lý Lan ngồi tại chỗ không hề nhúc nhích như một bóng ma, đã giật mình kêu lên, suýt nữa làm căng nứt vết thương vừa khâu. Sau khi xác định người ngồi trên giường là Lý Lan, chị bắt đầu rên đau. Lý Lan hết sức lo ngại, sau khi nói một lô xích xông những lời xin lỗi, chị xách túi du lịch dời khỏi buồng bệnh, đi ra cổng bệnh viện. Trước khi trời sáng, trên phố lớn còn vắng tanh vắng ngắt, Lý Lan lẻ loi cùng đứng với chiếc túi du lịch đơn độc của mình, hai cái bóng đen vật vờ lặng thinh trước cổng bệnh viện. Lần này đã làm cho ông già gác cổng bệnh viện bị một phen hú vía, tiền liệt tuyến sưng to, bị cơn buồn đi tiểu đánh thức, ông già xách quần đi ra khỏi phòng gác cổng, nhìn thấy hai bóng đen lù lù, giật mình run cầm cập, nửa bọng nước dải vãi ra quần, ông hỏi giật giọng:
Ngươi là ai?
Lý Lan thưa với ông, tên là gì, ở buồng số mấy, hôm nay phải ra viện, chờ chồng đến đón ở đây. Ông già gác cổng vẫn chưa hoàn hồn, ông chỉ bóng đen kia hỏi:
Thế ai kia?
Lý Lan nhấc hành lý lên trả lời:
Đây là túi du lịch, thưa ông!
Lúc này, ông già gác cổng mới thở phào nhẹ nhõm, quành ra sau nhà, thải nốt  số nước tiểu còn lại vào góc tường, miệng lẩm bẩm:
Sợ vãi đái, mẹ kiếp, ướt hết quần…
Nghe ông trách móc, Lý Lan xấu hổ, xách túi du lịch ra khỏi cổng bệnh viện, men theo phố,  đi mãi đến chỗ ngoặt, đứng cạnh một cột điện gỗ, nghe tiếng dòng điện kêu u u trong cột điện, nhìn cổng bệnh viện tối om gần đó. Lúc này trong lòng Lý Lan đột nhiên yên tĩnh, khi chị ngồi trên giường bệnh viện, chị cảm thấy mình đang trông ngóng trời sáng, bây giờ ra đứng ở góc phố, chị cảm thấy mình đang chờ Tống Phàm Bình, mà trong tưởng tượng của mình, chị đã nhìn thấy bóng dáng cao to khoẻ mạnh của chồng đang hớn hở đi đến.
Lý Lan cứ đứng hoài ở đó, thân hình gầy nhỏ của chị không hề nhúc nhích trong bóng đêm, đúng là chị khiến người ta sợ hãi. Đã từng có bốn người đàn ông đi đến trước mặt, còn khoảng mười mét mới phát hiện ra chị, sau đó hết sức thận trọng đi sang bên kia phố, khi đã đi qua bên kia phố, còn luôn luôn quay lại trinh sát chị. Một người đàn ông khác gặp chị ở chỗ ngoặt, sợ run người, sau đó cố ra vẻ trấn tĩnh, đi vòng qua trước mặt chị, khi đi qua, vai anh ta còn run run, Lý Lan bất giác khẽ cười,  tiếng cười như con  ma xó, khiến người đàn ông kia suy sụp hoàn toàn, anh ta co cẳng chạy như điên.
Mãi tới khi ánh ban mai sáng bừng cả đường phố, Lý Lan mới chấm dứt vai ma cô của mình. Chị vẫn đứng ở chỗ ngoặt phố, bắt đầu trở lại thành người. Khi đường phố dần dần tấp nập, Lý Lan xách túi du lịch trở lại cổng bệnh viện. Lúc bấy giờ chị mới bắt đầu chính thức chờ đợi.
Suốt cả một buổi sáng, sắc mặt chị lúc nào cũng đỏ hơn hớn, đường phố trước mặt chị cũng cờ đỏ tung bay, khẩu hiệu không ngớt, đội ngũ diễu hành đi qua đi lại không lúc nào nguôi, khiến ngày hè nóng nực càng thêm ngột ngạt. ông già gác cổng đã nhận ra chị, cả một buổi sáng,  ông cứ ngạc nhiên nhìn người đàn bà đã từng khiến ông sợ vãi đái trước lúc rạng đông. Ông trông thấy chị xúc động nhìn từng người  trong đội ngũ diễu hành, nên nói là mỗi người đi qua thì đúng hơn. Sự xúc động của Lý Lan hoà vào trong sự xúc động của đường phố, y như  suối nhập vào sông. ánh mắt xúc động của chị tìm kiếm bóng dáng Tống Phàm Bình trong dòng người  sôi  động. Ông già gác cổng thấy chị đứng tại chỗ  trông trông ngóng ngóng lâu lắm, nghĩ bụng tại sao không có ai đến đón, liền đi đến hỏi chị:
Chồng chị bao giờ đến?
Lý Lan quay đầu đáp:
Trưa nay thưa ông.
đã cất công  ra đứng đây, chờ  một người đàn ông mãi đến trưa mới tới. Tiếp đó ông già gác cổng lại càng lạ lùng ngắm nghía Lý Lan. Ông thầm nghĩ, người đàn bà này chắc là lâu nay chưa được động đến hơi đàn ông. Không nín nhịn nổi, ông lại bước đến hỏi Lý Lan một lần nữa, hỏi xem chị xa chồng đã bao lâu? Lý Lan trả lời đã hơn hai tháng. ông cười hì hì mấy tiếng, mới có hơn hai tháng đã cuống cà kê lên như thế, người đàn bà xương xương nhỏ thó này,  trăm phần trăm là con mẹ động cỡn từ trong xương trong tuỷ, chứ chẳng phải loại xoàng.
Đến giờ phút này, Lý Lan đã đứng trên phố gần sáu tiếng đồng hồ, chị không động đến một giọt nước, không ăn một hạt cơm, nhưng sắc mặt chị vẫn tươi roi rói,  càng đến gần trưa, chị càng xúc động và phấn chấn đến tột độ. Khi nhìn những người đàn ông qua lại, ánh mắt chị cứ chằm chằm  như đóng đinh vào thân người ta. Có mấy lần chị nhìn thấy dáng  người giông giống Tống Phàm Bình,liền kiễng chân, vẫy  tay lia lịa, nước mắt  lại rơm rớm, tuy nỗi mừng hụt hẫng này chỉ diễn ra trong giây lát, nhưng chị vẫn tiếp tục xúc động.
Đã quá mười hai giờ trưa, vẫn không thấy tăm hơi Tống Phàm Bình, nhưng chị gái Tống Phàm Bình đã có mặt, từ một chiếc xe buýt, chị gái chồng chen xuống, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chị chạy đến cổng bệnh viện,  vừa nhìn thấy Lý Lan,  đã sung sướng reo lên”
ái chà, mợ vẫn còn ở đây…
Chị gái Tống Phàm Bình lau mồ hôi trán, thao thao bất tuyệt kể, dọc đường lo ơi là lo, cứ sợ đến không kịp, suýt nữa thì chuyển xe,  ra bến xe đường dài, may mà chị không đi. Vừa nói,  chị vừa đưa cho Lý Lan một gói kẹo sữa mác thỏ trắng, bảo mang về làm quà cho các cháu. Lý Lan nhận gói kẹo, bỏ vào túi du lịch. Lý Lan không nói gì, chỉ cười gật đầu với chị gái chồng, lại sốt ruột nhìn dòng người trên đường phố. Hai chị em nhìn những người đàn ông trên phố lớn, chị gái chồng vẫn luôn luôn không cảm thấy khó hiểu đối với cậu em, chỉ vào đồng hồ  đeo tay, chị nói với Lý Lan:
Đáng lẽ cậu ấy phải đến rồi chứ? Sắp một giờ chiều còn gì.
Hai người đàn bà đứng ở cổng bệnh viện nửa tiếng đồng hồ, chị Tống Phàm Bình bảo, không chờ được nữa, chị còn phải về đi làm. Khi ra về, chị an ủi Lý Lan, chị bảo chắc là Tống Phàm Bình bị tắc đường, chị bảo từ bến xe đường dài đến bệnh viện phải chuyển xe buýt ba lần, trên phố lớn đâu đâu cũng đông nghịt người tuần hành,tắc đường là cái chắc. Chị bảo người chen đi còn khó nữa là xe. Chị Tống Phàm Bình nói xong hối hả đi luôn, sau đó lại hấp ta hấp tấp quay lại, nói với Lý Lan:
Nếu không kịp chuyến xe buổi chiều, thì đến  nghỉ nhà chị.
Lý Lan tiếp tục đứng ở cổng bệnh viện, chị tin lời nói của chị gái Tống Phàm Bình, tin Tống Phàm Bình bị tắc đường. Mắt chị vẫn tràn đầy xúc động nhìn những người đàn ông  thường xuyên qua lại trên phố. Cùng với sự trôi đi của thời gian, Lý Lan mỗi lúc một mệt mỏi, đói và khát khiến chị không có sức để đứng mãi, chị ngồi xuống bậc thềm phòng trực cổng, tựa người vào khung cửa, đầu chị vẫn ngẩng lên, mắt chị vẫn ngóng.  Ông già gác cổng ngẩng nhìn đồng hồ  trên tường, đã hơn hai giờ chiều, liền nói với chị:
Trời chưa sáng chị đã ở đây, bây giờ đã hơn hai giờ chiều, chưa thấy chị ăn uống gì, chỉ thấy chị đứng suốt, chị cứ không ăn không uống mãi thế sao?
Lý Lan quay lại nói với ông:
Bây giờ còn được ông ạ.
ông già tiếp tục nói:
Chị vẫn nên đi mua chút gì mà ăn, đi về phía tay phải hai mươi mét,  có một cửa hàng điểm tâm.
Lý Lan lắc đầu, thưa:
- Nếu cháu đi, anh ấy đến thì làm thế nào?
Ông già bảo:
Tôi giúp chị, chị cho tôi biết, dáng anh nhà thế nào?
Sau khi suy nghĩ, Lý Lan vẫn lắc đầu,  nói:
Cháu đứng đợi ở đây vẫn hơn,  thưa ông.
Hai người im lặng, ông già ngồi vào chỗ cửa sổ phòng trực, luôn luôn có người đền hỏi ông chuyện nọ chuyện kia. Lý Lan vẫn ngồi ở bậc thềm cửa ra vào, vẫn nhìn từng người qua lại. Sau đó ông già đứng dạy, đi đến cạnh Lý Lan,  nói với chị:
Tôi đi mua giúp chị nhé!
Lý Lan ngẩn người, ông già nhắc lại lần nữa, đồng thời chìa tay về phía chị. Lý Lan hiểu ý ông, vội móc túi lấy tiền và tem phiếu. ông già hỏi chị:
Chị ăn gì? Bánh bao thừơng? Hay Bánh bao thịt? Có cả bánh bao nhân đậu? Hoặc mua một bát vằn thắn?
Lý Lan đưa tiền và tem phiếu cho ông, nói:
Nhờ ông mua giúp cháu hai cái màn thầu thôi ạ.
Ông già cầm tiền và tem phiếu, bảo:
Chị tiết kiệm quá đấy.
Ông già đi ra cổng, quay đầu lại  giặn chị:
Không nên để bất cứ người nào vào phòng thường trực, bên trong toàn là tài sản nhà nước.
Lý Lan gật đầu đáp:
Thưa ông, cháu biết.
Khoảng ba giờ ba mươi phút chiều, cuối cùng Lý Lan đã được ăn, chị véo nhỏ từng mẩu bánh bao, cho vào mồm, từ từ nhai, từ từ nuốt, Cả ngày không uống nước, chị ăn rất khó nhọc,y như uống từng viên thuốc đắng. Ông già thấy vậy đưa cho chị cốc pha  trà của mình. Lý Lan bưng cốc pha trà toàn cáu là cáu, chầm chậm uống từng hớp, rồi ăn tiếp bánh bao. Còn một bánh bao nữa chị không ăn, lấy giấy gói,  cho vào túi du lịch. Sau khi ăn một chiếc bánh bao, Lý Lan cảm thấy  thân thể dần dần đã có sức, chị đứng dạy, nói với ông già gác cổng:
Anh ấy đi chuyến xe đến Thượng hải lúc mười một giờ trưa, dù có đi bộ, thì cũng đã đến bệnh viện.
Ông già bảo:
Dù có bò, thì cùng đã  bò đến nơi.
Lúc này Lý Lan cảm thấy có thể Tống Phàm Bình đi chuyến xe chiều. Chị nghĩ bụng, chắc hẳn Tống Phàm Bình có việc gì quan trọng đã bị lỡ. Chị cảm thấy mình nên ra bến ô tô đường dài xem sao, bởi vì chuyến xe buổi chiều,năm giờ mới đến Thượng Hải. Lý Lan tả tỉ mỉ hình dáng Tống Phàm Bình với ông già, chị bảo ngộ nhỡ Tống Phàm Bình đến, nhờ ông nói lại với anh,  chị đã ra bến ô tô đường dài. Ông già bảo chị yên tâm, ông bảo chỉ cần người đàn ông to cao đến, ông sẽ hỏi có phải anh là Tống Phàm Bình?
Lý Lan xách túi du lịch, đi ra khỏi cổng bệnh viện, đi đến dưới tấm biển  bến xe buýt, sau khi chị đứng chờ một lát, lại xách túi du lịch trở về trước cửa sổ phòng trực cổng bệnh viện. Ông già hỏi chị:
Sao chị quay lại?
Lý Lan đáp:
Cháu quên một câu.
Ông già hỏi:
Câu thế nào?
Lý Lan nhìn mắt ông,  trịnh trọng nói:
Cám ơn ông, ông là một người tốt.
Lý Lan gầy nhỏ, xách chiếc túi du lịch to kềnh,  chen lên ô tô buýt, trong lòng xe chật cứng, lắc la lắc lư, ngột ngạt  mùi mồ hôi dầu, mùi hôi nách, mùi hôi chân,mùi hôi mồm, sau đó chị lại chen xuống xe, rồi lại chen lên xe, phải lên xuống ba lần, mới đến bến ô tô đường dài. Lúc đó đã gần năm giờ chiều. Chị đứng ở cửa ra, nắng chiều đang tàn, nhuộm người chị đỏ ửng, chị nhìn từng chiếc xe lần lượt vào bến, nhìn từng đoàn hành khách lần lượt ra khỏi bến. Lại y như lúc trưa, mặt chị đỏ bừng, tinh thần hào hứng, chị biết khi một người đàn ông cao hơn hẳn người khác một cái đầu đi tới, chắc chắn sẽ là Tống Phàm Bình. Cho nên cặp mắt sáng long lanh của chị cứ để ý đến những cái đầu của hành khách. Lúc này chị vẫn tin chắc anh sẽ xuất hiện ở cửa ra, chị hoàn toàn không nghĩ đến chuyện bất ngờ trục trặc.
Giờ phút này chính là lúc Tống Cương và Lý Trọc chờ đợi ở bến xe thị trấn Lưu chúng tôi, khi bến xe thị trấn Lưu đóng cửa, thì bến xe ở Thượng Hải cũng đóng cửa. Lúc Tống Cương và Lý Trọc ăn xong bánh bao của bà Tô ở cửa hàng điểm tâm cho,  đi về nhà, thì Lý Lan vẫn đứng ở cửa ra của bến xe Thượng Hải. Trời tối dần, chị không nhìn thấy bóng dáng cao to củaTống Phàm Bình. Khi cánh cổng sắt to đùng ở cửa vào đóng lại,  đầu chị như bị móc trống rỗng, chị đứng tại chỗ như mất hết tri giác.
Lý Lan sống vật vờ cả đêm ở ngoài phòng chờ. Chị đã từng nghĩ có nên đến nhà chị gái chồng hay không? Nhưng không có địa chỉ, chị gái Tống Phàm Bình quên không nói với Lý Lan địa chỉ nhà mình. Cũng như Lý Lan, chị gái Tống Phàm Bình, hoàn toàn không nghĩ đến chuyện Tống Phàm Bình  sẽ đến Thượng Hải. Chị cảm thấy em trai biết địa chỉ của chị là được rồi. Vậy là như một kẻ ăn mày không nơi nương tựa, Lý Lan đã nằm ngủ ra đất. Muỗi đêm hè kêu vo ve đốt chị, chị không hề biết, cứ thiếp đi mê mệt, rồi lại hoảng hốt thức dạy.
Nửa đêm về sáng, một người đàn bà điên đến làm bạn với chị, đầu tiên người đàn bà điên đến ngồi cạnh chị, cứ nhìn chị chàm chặp, lại còn cười hí hí. Lý Lan bị tiếng cười quái gở của người đàn bà điên làm tỉnh giấc. Trong ánh đèn đường tù mù, người đàn bà điên đầu bù tóc rối, mặt mày nhếch nhác, khiến chị giật nẩy người, kêu một tiếng sợ hãi, kết quả người đàn bà điên lại réo lên một tiếng khủng khiếp  hơn, cứ làm như Lý Lan đã doạ chị ta,  hoảng quá nhẩy quớ lên, ngay sau đó liền ngồi xuống, coi như không có chuyện gì sảy ra, nhìn Lý Lan tiếp tục cười hí hí.
Trong lúc Lý Lan chưa hết cơn kinh ngạc, thì người đàn bà điên đã cất lên một làn điệu, chị ta vừa hát, vừa thao thao bất tuyệt nói gì đó. Giọng chị ta phát ra cứ liến thoắng như súng máy. Lý Lan không sợ nữa, tuy chả hiểu chị ta nói gì., nhưng có một giọng nói luôn luôn  vang vọng bên tai, khiến Lý Lan cảm thấy hết sức khoan thai trong lòng. Sau khi mỉm cười, Lý Lan lại thiếp đi.
Không biết đã trôi qua bao lâu, Lý Lan nghe thấy tiếng vỗ tay lẹt đẹt trong mơ, chị cố mở mắt ra, trông thấy người đàn bà điên vẫn đang ngồi bên mình, vung cánh tay xua muỗi và dơ hai tay vỗ muỗi. Sau khi vỗ hơn mười cái liền, người đàn bà điên từ từ xoè tay ra, rón rén cầm những  con muỗi trong lòng bàn tay đút vào mồm, cười hí hí và nuốt luôn. Động tác của chị ta khiến Lý Lan nghĩ đến chiếc bánh bao trong túi du lịch. Lý lan ngồi dạy, lấy bánh bao trong túi, bẻ cho người đàn bà điên một nửa.
Lý Lan cầm bánh bao dí sát vào tận mí mắt, mà người đàn bà điên vẫn như không nhìn thấy,chị ta vẫn tiếp tục xua vỗ muỗi, vẫn tiếp tục bỏ muỗi trong tay vào mồm, tiếp tục cười hí hí. Lý Lan mỏi tay, khi đang định để xuống, thì người đàn bà điên đột nhiên giằng luôn nửa chiếc bánh. Sau khi cầm được bánh, người đàn bà điên đứng lên luôn, mồm kêu u ú, bước khỏi bậc thềm phòng chờ., như tìm kiếm vật gì, người đàn bà điên đi về phiá nam mấy bước, lại quay về phía bắc mấy bước, sau đó dơ chiếc bánh bao trong tay đi về phía đông. Sau khi người đàn bà điên đi xa dần, cuối cùng Lý Lan đã nghe rõ chị ta nói gì, chị ta luôn luôn gọi:
Anh ơi, anh ơi...
Dưới ánh đèn mờ ảo,  chỉ còn lại lý Lan, chị ngồi tại chỗ, từ từ ăn bánh bao, chị cảm thấy trong lòng trống trải. Khi ăn xong bánh bao, đèn đường vụt tắt. Chị ngẩng mặt lên nhìn ánh sớm mai, trong giây lát,  nước mắt chị tự dưng tuôn trào.
Lý Lan đi chuyến xe sáng sớm, khi ô tô ra khỏi bến xe đường dài, chị ngoái đầu nhìn lại, chị vẫn luôn luôn nhìn đường phố ngoài kia, tìm kiếm bóng dáng Tống Phàm Bình. Mãi đến lúc ô tô đi ra khỏi Thượng Hải, cảnh sắc ngoài cửa sổ xe đã biến thành cánh đồng rộng bao la, Lý Lan mới nhắm mắt, ngả đầu vào khung cửa sổ,  ngủ thiếp đi trong tiếng xóc khi xe chạy. Suốt chặng đường ba tiếng đồng hồ, Lý Lan lúc ngủ lúc thức, trong đầu chị luôn luôn hiện ra những bức thư, tại sao chỗ dán tem không giống nhau? Điều nghi ngờ này lại ập đến, mà mỗi lúc một dữ dội. Lý Lan biết rất rõ, Tống Phàm Bình là một người nói thế nào làm như thế, anh đã hứa đến Thượng hải đón chị, là bất chấp tất cả,  đi bằng được. Nếu anh không đến là đứt khoát sẩy ra chuyện bất ngờ. Nghĩ như vậy, khiến Lý Lan cứ giật mình thon thót. Chiếc ô tô  càng đến gần thị trấn Lưu của chúng tôi, cảnh sắc ngoài cửa sổ xe bắt đầu trở nên thân quen, thì dự cảm không yên  của Lý Lan càng trỗi dạy mạnh mẽ. Lúc này chị  cảm thấy rõ Tống Phàm Bình đã có chuyện chẳng lành. Toàn thân chị run rẩy, hai tay bưng kín mặt, chị không dám nghĩ cụ thể hơn, chị cảm thấy mình sắp sửa suy sụp, nước mắt chị ứa ra.
Ô tô đi vào bến xe của thị trấn Lưu chúng tôi, Lý Lan là người cuối cùng xách chiếc túi du lịch màu tro có hai chữ “Thựơng Hải” bước xuống xe, chị bám sau đám người ra khỏi bến, chị cảm thấy hai chân nặng như chì, đi bước nào cũng khiến chị có cảm giác đến  gần cơn ác mộng. Khi bước ra khỏi bến xe với tâm trạng  như nước sôi lửa bỏng, hai đứa con trai nhem nhuốc như chôn trong đống rác đã hai hôm,  òa khóc với mẹ, lúc bấy giờ Lý Lan biết,  dự cảm của chị đã được chứng minh, trước mắt chị tối sầm, chiếc túi du lịch tụt khỏi tay,rơi đánh bộp xuống đất. Hai đứa con Tống Cương và Lý Trọc bẩn như ma,  nức nở gào lên nói với chị:
- Bố chết rồi, mẹ ơi!