ồ Chí Minh không trực tiếp nhúng tay vào việc vạch kế hoạch hoặc thực thi chiến dịch cải cách ruộng đất, có thể vì vậy không thể đóng vai trò chính gây ra thiệt hại và chịu trách nhiệm. Nhưng uy tín của ông, một người lãnh đạo hiểu biết, lãnh đạo mọi mặt đã bị sứt mẻ nặng nề, nhiều người trong tâm tư cảm thấy, mặc dù Hồ chỉ trích những việc diễn ra ở mức địa phương, nhưng không phải vô can, vì bản thân ông thông qua Luật Cải cách ruộng đất từ khi bắt đầu và bảo vệ thành tích của nó “là chính” thậm chí sau khi biết rõ những sai lầm nghiêm trọng đã xảy ra. Trong cuộc gặp riêng với những lãnh đạo đảng, Hồ tự phê bình chính mình “Bác đã thiếu dân chủ, không nghe, không thấy. Bởi thế tất cả chúng ta phải tiến hành dân chủ. Bác thừa nhận khuyết điểm trong vụ này. Từ nay tất cả các lãnh đạo trung ương phải nghe, quan sát, suy nghĩ trước khi hành động. Bài học đau thương này phải trở thành động lực mới cho chúng ta”.[1]Thất bại chiến dịch cải cách ruộng đất là một bước lùi lớn của Trường Chinh. Do tính cách thiếu hòa đồng và khắt khe, Trường Chinh không được các đồng chí và những người xung quanh kính trọng không phải vì sự tàn bạo mà vì sự lạnh lùng, thiếu tình người và vẫn chắc chắn tin rằng khi tiến hành chương trình theo đề xuất cố vấn Trung Quốc ông hành động đúng theo ý thức hệ. Trong lúc bị bẽ mặt do giáng cấp, ông lại tỏ ra khá kiêu ngạo trước công chúng, nghe đồn không bao giờ kể chuyện này với các đồng chí của ông. Khi có dịp ông vẫn sẵn sàng bảo vệ quyết định của mình. Vài tuần lễ sau khi kết thúc Hội nghị X, Trường Chinh lập luận, mặc dù một số cán bộ sai trái phạm khuyết điểm tai hại trong chiến dịch, nhưng cải cách ruộng đất là “một cuộc cách mạng” và ông nói thêm “một cuộc cải cách ruộng đất hoà bình chẳng khác gì như kế hoạch giao đất là một ảo tưởng”.[2]Cố gắng của Đảng trong việc thừa nhận sai lầm đã quá muộn để ngăn cản cuộc bạo động đầu tiên của dân chúng chống lại chính sách chính phủ kể từ khi kết thúc kháng chiến chống Pháp. Cuộc bạo động xảy ra ở một nơi không xa quê Hồ Chí Minh ở tỉnh Nghệ An. Huyện Quỳnh Lưu có phần đông dân chúng theo đạo Thiên Chúa. Người dân Quỳnh Lưu có tinh thần yêu nước cao, từng ủng hộ Việt Minh chống Pháp, nhưng cả hai bên đều nghi ngờ lẫn nhau. Cán bộ Việt Minh nghi ngờ đa số dân Thiên Chúa Giáo địa phương trung thành với Pháp hoặc Bảo Đại và thù địch cách mạng. Còn người theo Thiên Chúa Giáo tức giận trước những chính sách và hành động nghi ngờ của chính quyền nên họ chống lại.Mối quan hệ giữa chính phủ và cộng đồng giáo dân Thiên Chúa không ngừng mâu thuẫn ở Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương. Sau đình chiến vào tháng 7-1954, gần 600.000 người Thiên Chúa Giáo di cư vào Nam. Tuy thế, gần 900.000 Thiên Chúa Giáo vẫn còn lại ở miền Bắc sau Hiệp định Geneva và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cam đoan họ sẽ không bị ngược đãi. Một Uỷ ban lên lạc những người Thiên Chúa Giáo yêu nước và yêu hoà bình được thành lập như một nhóm trong mặt trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên phát biểu với dân Thiên Chúa Giáo những cam kết của chính phủ về tự do tín ngưỡng. Bổ nhiệm những giám mục mới thay những giám mục đã vào Nam, những trường dòng đào tạo linh mục Thiên Chúa Giáo được thành lập cuối năm 1954. Tháng 6-1955 chính phủ ra sắc lệnh bảo đảm tự do tín ngưỡng và công nhận quyền của Vatican trong công việc nội bộ nhà thờ, mặc dù cấm đoán dân Thiên Chúa Giáo tuyên truyền chống đối những chính sách của chính phủ.Tuy nhiên khi mở màn chiến dịch cải cách ruộng đất, mối quan hệ nhanh chóng phá hỏng tất cả, khi các cán bộ hiếu chiến thường tỏ ra chống người theo đạo Thiên Chúa, nhiều người trong số họ bị tình nghi phản động. Trong một số trường hợp, họ cũng có lý do để đặt những câu hỏi với cách mạng, vì nhiều người Thiên Chúa Giáo là những người giàu có của cộng đồng nông thôn, do vậy họ chống đối cải cách ruộng đất. Bản thân Nhà Thờ, chiếm khoảng 1,3 phần trăm đất canh tác trong nước, cũng công khai thù địch với chính phủ.Vấn đề rắc rối ở huyện Quỳnh Lưu bắt đầu xuất hiện năm 1955, khi dân làng phản đối việc quan chức chính phủ ngăn cản họ di cư vào Nam. Mùa Hè năm 1956, chiến dịch cải cách ruộng đất quét qua vùng này, sự oán giận thái độ tàn nhẫn khi tiến hành cải cách ruộng đất tăng lên do những những đối xử bất công với người theo đạo. Cán bộ đảng thường xuyên quy kết những người thủ lĩnh Thiên Chúa Giáo địa phương là phản động, kẻ phá hoại. Khi đoàn thanh tra của Uỷ Ban Kiểm Soát Quốc tế tới, căng thẳng bùng lên và một số vụ đụng độ bạo lực xảy ra giữa lực lượng an ninh chính phủ với dân làng tìm gặp những thanh tra. Ngày 9-11-1956, một nhóm dân làng đưa đơn cho những thành viên Uỷ Ban Kiểm Soát Quốc tế, đang đi đến huyện trên xe Jeep. Một đơn vị cảnh sát cố tình giải tán đám đông và bạo lực nổ ra. Ngày 13-11-1956, vài ngàn người, vũ trang bằng gậy gộc, cuốc xẻng tiến về trung tâm huyện lỵ Quỳnh Lưu. Con đường tới huyện lỵ bị bộ đội phong toả, đụng độ xảy ra làm vài người biểu tình bị chết. Ngày hôm sau, một sư đoàn bộ đội được điều đến chiếm vùng này, bắt hết những người cầm đầu cuộc nổi loạn. Sau khi toán thanh tra Uỷ Ban Kiểm Soát Quốc tế từ Hà Nội tới để đánh giá tình hình, một số người bị bắt trong cải cách ruộng đất được thả, tài sản của họ được trả lại. Nhưng rõ ràng cuộc tranh cãi trong nội bộ Đảng về cải cách ruộng đất vẫn chưa chấm dứt. Trường Chinh, lúc đó còn là chủ tịch Uỷ ban Cải cách ruộng đất, cảnh báo trong báo cáo của mình về sự kiện này, một số “cá nhân nguy hiểm” đã được thả mà không có xét xử cần phải theo dõi chặt “những thành phần địa chủ” để họ không thể còn uy thế trong làng nữa.Dù sự kiện Quỳnh Lưu là độc nhất trong mối quan hệ của chính phủ và Thiên Chúa Giáo, nó cũng chứng tỏ rõ ràng chương trình cải cách ruộng đất đã phá hoại nghiêm trọng sự tin tưởng của nhân dân miền Bắc với những người lãnh đạo Đảng, chắc chắn cản trở sự thống nhất và lãnh đạo tập thể trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng. Cuối tháng Mười, một đám đông gồm chủ yếu những thân nhân những người bị oan ức trong cải cách ruộng đất tụ tập trước cửa trụ sở Ban Chấp hành Trung ương gần Quảng trường Ba Đình đòi sửa sai. Tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu trước đông đảo nhân dân tại Nhà Hát Nhân Dân, công nhận những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Ông thừa nhận lãnh đạo Đảng dự đoán quá cao số lượng địa chủ trong nước, đã cứng nhắc khi coi toàn bộ tầng lớp này là kẻ thù nhân dân. Do vậy không phân biệt nổi bạn và thù, coi nhẹ tầm quan trọng mặt trận quốc gia thống nhất rộng rãi trong thời kỳ trước đây. Ông nói thêm, Đảng cũng vi phạm chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng khi tiến hành cải cách ruộng đất trong khu vực đông dân Thiên Chúa Giáo và không nhận ra sự cống hiến cho cách mạng của nhiều binh sĩ giải ngũ và cựu chiến binh.Hồ Chí Minh, người tranh luận trong cuộc họp những lãnh đạo cao cấp chống lại tàn dư chiến dịch Cải cách ruộng đất, ít xuất hiện trước công chúng cho mãi đến tháng 2-1957, tại phiên họp Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ thừa nhận “có nhiều sai lầm nghiêm trọng” phạm phải khi tiến hành Cải cách ruộng đất. Nhưng một lần nữa ông bảo vệ chương trình Cải cách ruộng đất cho là chương trình này hoàn toàn đúng đắn về nền tảng với mục đích loại bỏ thế lực phong kiến tại làng xã và giải phóng nông dân nghèo khỏi vòng nghèo khổ. Những quan sát viên nhớ lại rằng Hồ khóc khi nói đến những đau thương đã xảy ra trong Cải cách ruộng đất.[3]Về mặt nào đấy, chương trình cải cách ruộng đất có thể xem như thành công của chế độ. Hơn hai triệu mẫu ruộng (800.000 hectares) đã được chia cho hơn hai triệu gia đình nông dân, bằng một nửa số nông dân ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thống trị đời đời của bọn chủ đất tại làng xã đã bị phá vỡ, tầng lớp lãnh đạo mới hình thành bao gồm dân nghèo và trung nông. Nhưng cách làm này cũng để lại di sản cay đắng. Dù con số thực tế những người bị xử tử trong cải cách ruộng đất vẫn còn được tranh cãi, ngay cả những quan sát viên thiện cảm cho rằng ít nhất 3.000 đến 5.000 người có thể đã chết trong cải cách ruộng đất, thường bị đội hành quyết thi hành ngay sau khi “toàn án nhân dân” kết án. Có những đánh giá khác, cho rằng có khoảng từ 12.000 đến 15.000 người bị xử tử không xét xử với những lời cáo buộc chụp mũ tội phá hoại, nói một cách khác là ủng hộ hoạt động phản động. Còn vô số không kể hết những người bị đối xử tàn tệ do mối quan hệ của họ với nạn nhân. Có một thảm hoạ lớn cho tổ chức Đảng tại cấp địa phương. Một nghiên cứu đầu thập niên 1980 cho thấy ở một số vùng, 30 phần trăm chi bộ đảng phải giải thể do cán bộ chủ chốt bị thủ tiêu vì những kẻ quá khích trong đội cải cách ruộng đất gây ra. Trong 76 xã ở tỉnh Bắc Ninh, chỉ còn 21 bí thư chi bộ còn lại vào đợt cuối chiến dịch cải cách ruộng đất.[4]Sự hỗn loạn xã hội do chiến dịch cải cách ruộng đất gây nên cũng không bó hẹp ở nông thôn. Nó cũng làm gia tăng sự tức giận đối với Đảng trong giới trí thức thành thị. Đó là những người đã ủng hộ mạnh mẽ Mặt trận Việt Minh trong nhiều giai đoạn trước đây của cuộc kháng chiến. Nhiều người có lòng yêu nước cao, hăng hái ủng hộ cương lĩnh Việt Minh kết hợp vấn đề độc lập dân tộc với những biện pháp cải cách ôn hoà.Tuy nhiên, uy tín Đảng trong trí thức giảm sút nghiêm trọng vào đầu năm 1951, khi chiến dịch chỉnh huấn theo lối Trung Quốc khiến họ cảm thấy bị sỉ nhục trong những buổi phê và tự phê bình khi họ cố hoà hợp tinh thần yêu nước với những đòi hỏi khắt khe của tiêu chuẩn Maoist. Một số rời bỏ hàng ngũ. Một số không hài lòng việc bắt họ tuân theo kỷ luật đảng, hy sinh mục đích cá nhân trong kháng chiến. Như nhà văn - nhân sĩ Phan Khôi nhấn mạnh, vị ngọt của lòng yêu nước giống như đường trong tách café, đã pha nhạt vị đắng của lãnh đạo Đảng và sự cứu rỗi nhân cách của người trí thức.[5]Tình thế khó xử này trở nên mạnh hơn sau hội nghị Geneva, khi vấn đề độc lập dân tộc được đặt trước vai trò Đảng lãnh vai trò lãnh đạo trung tâm. Chuyện nhà văn trẻ Trần Dần là một minh hoạ điển hình. Là cựu chiến binh Điện Biên phủ, Dần đã viết một tiểu thuyết theo phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa về kinh nghiệm chiến trường. Ngay sau khi ngừng bắn, ông được cử sang Trung Quốc tu nghiệp viết kịch bản phim dựa trên cuốn tiểu thuyết của ông. Ở đó, ông gặp nhà văn Hồ Phong, người chủ trương phải trao quyền tự do hơn cho các văn nghệ sĩ ở nước Trung Hoa mới. Về nước, Trần Dần sửa lại câu chuyện của mình, thay thế việc miêu tả chủ nghĩa anh hùng và tinh thần hy sinh bằng một câu chuyện hiện thực hơn về những gian khổ của tổ tam tam (3 người lính) với sự khủng khiếp của chiến tranh. Mùa Đông năm 1954-1955, cộng tác với vài đồng sự cùng chí hướng trong bộ phận tuyên huấn quân đội, ông thảo ra một bức thư “Những đề xuất về văn hóa chính trị”, dự định gửi tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trọng tâm của bức thứ, đòi được tự do hơn cho sự sáng tạo của trí thức để phản ánh sự thật về cuộc chiến tranh vừa qua mà họ đã chứng kiến.Thoạt đầu, bản dự thảo có lẽ được một số sĩ quan cao cấp quân đội ủng hộ, nhưng cuối cùng ban tuyên huấn quân đội nhận thư chính thức bác bỏ. Người cầm đầu duy trì sự trong sạch về tư tưởng là nhà thơ Tố Hữu, người nổi tiếng về những bài thơ trong kháng chiến chống Pháp, nay là người lính canh gác trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của Đảng. Là người lớn tiếng cổ suý cho phong trào “nghệ thuật vị nhân sinh”, ông có bài phát biểu quan trọng tháng 9-1949 ở Việt Bắc kêu gọi loại bỏ những ảnh hưởng phản động của phong kiến và tư bản trong nền văn hóa cách mạng Việt Nam non trẻ.Trần Dần lập tức bị cánh tả tấn công, không những vì lời phát biểu đòi hỏi chấm dứt kiểm soát tư tưởng đối với sự sáng tạo của các nghệ sĩ ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mà còn bị cáo buộc có “lối sống tư sản”. Bị khai trừ ra khỏi Đảng, ông bị giam ở nhà tù quân đội tại Hoàng Thành ở Hà Nội. Trần Dần viết:“Tôi bước đikhông thấy phốkhông thấy nhà,chỉ thấy mưa satrên màu cờ đỏ”.[6]Nhưng sự xáo động do bức thư gây ra cộng với sự tàn bạo của chiến dịch cải cách ruộng đất và “sự tan băng” văn hoá ở Liên Xô do tác động bài phát biểu của Khrushchev chống Stalin tháng 2-1956, đã khích lệ nhiều trí thức khác. Mùa xuân năm đó, tạp chí Giai Phẩm Mùa Xuân bắt đầu ra đời, ít nhiều phê phán những chính sách của chính phủ. Tuy có ý kiến chính thức không tán thành, tạp chí vẫn tiếp tục ra vào mùa hè năm đó, khuyến khích sự ra đời của tạp chí thứ hai Nhân Văn vào tháng 9. Chủ bút của Nhân Văn, nhân sĩ Phan Khôi, một người tham gia phong trào cải cách của Phan Chu Trinh từ đầu thế kỷ. Lúc này, trí thức Việt Nam được chiến dịch “Trăm Hoa đua nở” ở Trung Hoa khích lệ, được nhà nước Trung Quốc chính thức tài trợ khuyến khích phát biểu công khai những thiếu sót của Đảng cộng sản và chính phủ Trung Quốc. Nhà thơ Hoàng Cầm đã viết một bài phê phán chính quyền đàn áp Trần Dần và bảo vệ Trần Dần trước những lời phê bình. Những bài báo khác trong hai tạp chí miêu tả nỗi thống khổ của thân nhân những người bị tù trong cải cách ruộng đất và lề thói quan liêu.Sự đả kích tàn dư chiến dịch cải cách ruộng đất, những lời yêu cầu phê và tự phê bình xuất phát từ Moscow và Bắc Kinh khiến những người nắm công tác tư tưởng trong Đảng chưa thể ra tay đàn áp. Trên thực tế, Hội nghị X tháng 9-1956 ra thông cáo kêu gọi nới rộng tự do dân chủ, đồng thời tháng 12-1956 sắc lệnh của chủ tịch Hồ Chí Minh bảo đảm tự do trong giới hạn của báo chí. Trường Chinh kêu gọi hình thành một nền văn hoá Việt Nam mới mang hình thức dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa. Chẳng ai hiểu Trường Chinh nói thế nghĩa là gì. Khi một trí thức kêu ca với Trường Chinh vì không được tự do ngôn luận, Chinh ngạc nhiên đáp: “Thế à, nhưng các anh chẳng được tự do thoải mái phê phán chủ nghĩa đế quốc sao?”Nhưng cuộc bạo động ở Quỳnh Lưu gây nên lo ngại trong những lãnh đạo Đảng ở Hà nội, đến cuối năm, tạp chí Nhân Văn và Giai Phẩm buộc phải đóng cửa. Báo Nhân Dân kêu gọi Đảng kiểm soát chặt trí thức, bắt buộc phải học về chủ nghĩa Marx - Lenin. Phan Khôi bị khai trừ ra khỏi Hội Nhà Văn và cuối cùng bị bắt. Ông chết trong tù trước khi ra toà. Trần Dần bị khai trừ khỏi Đảng, nhưng ông tự nhận mình trung thành với ý tưởng không tưởng “là người cộng sản ngoài đảng”.[7]Không dễ dàng đánh giá vai trò của Hồ trong cả hai vụ cải cách ruộng đất và đàn áp trí thức. Những người ủng hộ Hồ vạch ra ông không trực tiếp can dự việc này, kiên trì thuyết phục những nhà lãnh đạo đảng cao cấp cần phân biệt cẩn thận giữa những người lầm đường, có thể đưa họ đi đúng đường và những phần tử thực sự phản động, phải bị cắt bỏ như ung thư khỏi cơ thể xã hội Việt Nam. Nhưng những nhà phê phán đáp trả, dù không trực tiếp cầm dao, ít ra Hồ cũng đã tạo điều kiện cho những đao phủ. Có dấu hiệu cho thấy ngay cả sau khi ông được thông báo về hậu quả trong hai chiến dịch, ông chẳng thèm dùng uy tín tuyệt đối của mình giảm nhẹ tác động hậu quả này.Dù cá nhân Hồ không thể hiện dùng những biện pháp tàn bạo chống lại đối thủ hoặc kẻ thù, ông cũng bỏ qua những hành động đó của thuộc hạ vì lợi ích lớn hơn của sự nghiệp. Hồ Chí Minh biết một số trí thức bị tấn công trong chiến dịch mà ông có quen biết - ông thỉnh thoảng cũng đứng ra can thiệp, nhưng thường không có hiệu quả. Một người thân của một trí thức là nạn nhân của chiến dịch thông báo cho tôi biết Hồ cố gắng thay đổi quy chế đối xử trong tù của vị trí thức đó. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã trở thành tù nhân do chính ông tạo ra, như một con ruồi kẹt trong trong chai, không có khả năng thoát khỏi logic nghiệt ngã của hệ thống sẵn sàng “hy sinh” cá nhân cho “những mục đích cao cả” của kế hoạch lớn.[8]Mặc dù Hà Nội chỉ quan tâm nhiều đến bài phát biểu chống Stalin của Khrushchev đầu năm 1956, nhưng Đại hội lần thứ XX Đảng cộng sản Liên Xô còn có nhiều nghị quyết quan trọng về chính sách cùng chung sống hòa bình với phương Tây. Khi đánh giá chính sách mới, Khrushchev lập luận chỉ có cách này mới tránh được cuộc xung đột hạt nhân, có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người cho cả hai bên chỉ vì do khác biệt hệ tư tưởng.Chiến lược cùng chung sống hoà bình của Moscow không làm Hà Nội hứng thú, vì họ cho Liên Xô không để mắt tới cuộc đấu tranh cách mạng dẫn tới thống nhất hai miền Việt Nam. Lúc đó, chủ trương mới đó cũng phù hợp chính sách của Hà Nội, vì tháng 8-1955 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định một lần nữa mong muốn tìm cách thống nhất bằng phương pháp hoà bình. Đầu năm 1956, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp thuận đề nghị của Trung Quốc tái nhóm họp Hội nghị Geneva để thảo luận việc thi hành.Dù vậy, vấn đề này cũng còn đang tranh cãi trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp Đảng. Cuối mùa đông 1956, một đoàn đại biểu do Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng dẫn đầu đã bí mật vào miền Nam tham khảo với những người lãnh đạo Việt Minh ở đó. Chủ tịch Ban Chấp hành Đảng miền Nam (thay thế Văn phòng Trung ương Nam Việt, giải tán sau Hiệp định Geneva) là Lê Duẩn, một đảng viên kỳ cựu, người chỉ đạo hoạt động ở đó từ khi Nguyễn Bình bị đẩy ra Bắc năm 1951. Mục tiêu chuyến đi của Văn Tiến Dũng xây dựng những căn cứ địa cách mạng, xem xét nhu cầu củng cố lực lượng, cũng như tạo thuận lợi liên minh chính thức với hai nhân vật chống đối của hai giáo phái.Là con trai thợ mộc ở Quảng Trị, bắc cố đô Huế, Lê Duẩn thiếu nền tảng học vấn và truyền thống gia đình trí thức như nhiều thành viên của Đảng, ngoại trừ vài người trong số này như Hồ Chí Minh xuất thân từ tầng lớp Nho giáo. Tuy dáng vẻ mảnh khảnh, điệu bộ cứng nhắc, nhưng Duẩn lại thừa tự tin, ông được coi là nhà tổ chức tài năng, người phát ngôn cho quyền lợi của phong trào miền Nam. Mặt khác, một số đồng chí nhận xét ông là người kiêu ngạo, không chịu lắng nghe ý kiến khác với ý ông.[9]Hoạt động dưới bí danh anh “Ba”, đại diện cao cấp Ban Chấp hành Trung ương Cục ở các tỉnh miền Nam ngay sau khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương, Lê Duẩn là sự lựa chọn thích hợp để giữ chức vụ lãnh đạo phong trào ở Nam Việt Nam. Ông toàn tâm cống hiến cho sự nghiệp thống nhất quốc gia, nhưng cũng là người thực dụng, trong những cuộc họp Ban Chấp hành khu vực, ông lập luận thao thao bất tuyệt về áp dụng một chiến lược thực tế không những ở hoàn cảnh miền Nam mà còn ở quốc tế nữa. Một mặt, ông tìm cách kìm chế những người nôn nóng muốn quay lại ngay với chiến lược dùng trong kháng chiến chống Pháp, ông nói, lực lượng vũ trang của Đảng chưa đủ sức. Mặt khác, ông hoài nghi giải pháp hoà bình, cho rằng cuối cùng vẫn phải sử dụng hình thức bạo lực. Ông nói, những hoạt động chính trị ở miền Nam, “đôi khi sẽ được hỗ trợ bằng những hành động quân sự để thể hiện sức mạnh của đội quân từng chiến thắng ở Điện Biên Phủ”. Tháng 3-1956, Lê Duẩn giao cho Văn Tiến Dũng một kế hoạch quân sự sẵn sàng quay lại chính sách đấu tranh vũ trang. Sau khi Văn Tiến Dũng ra về, Ban Chấp hành Đảng Bộ miền Nam thông qua tăng cường lực lượng quân sự địa phương, bao gồm thành lập 20 tiểu đoàn chủ lực và các đội du kích địa phương ở thôn xã có cảm tình với cách mạng.Đề nghị của Lê Duẩn về đấu tranh vũ trang ở miền Nam đến Hà Nội đúng lúc ban lãnh đạo đảng tích cực thảo luận đường lối chung sống hoà bình của Moscow. Đầu tháng 4-1956, Phó thủ tướng Liên Xô, Anastas Mikoyan, đến Hà Nội để giải thích với Việt Nam quan điểm của Moscow về tình hình thế giới. Đây là lần đầu tiên một nhân vật cao cấp Liên Xô tới thăm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một vị khách chắc chắn được Việt Nam nồng nhiệt đón tiếp. Hai tuần lễ sau khi Anastas Mikoyan về nước, Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng tuyên bố chính thức phê chuẩn những nghị quyết của Đại hội lần thứ XX Đảng cộng sản Liên Xô. Nhưng Trường Chinh, người vẫn còn giữ chức Tổng bí thư thời gian đó, thú nhận, không phải tất cả các uỷ viên Trung ương đồng ý với quan điểm đó. Ông nhấn mạnh “Có một số người vẫn chưa tin vào sự đúng đắn của chương trình chính trị này và chính sách hoà bình thống nhất của đất nước, cho rằng đó là ảo tưởng và cải lương”.[10]Không rõ có phải Trường Chinh ám chỉ Lê Duẩn, đại diện Đảng Bộ ở miền Nam không. Dù thế nào đi nữa, chính Hồ Chí Minh cũng theo quan điểm này. Dù ông công khai kêu gọi các chiến hữu quan tâm đến giải pháp hoà bình khi có cơ hội, ông vẫn tin vấn đề dân tộc phải ưu tiên hàng đầu và vẫn chưa sẵn sàng quay lại sử dụng bạo lực nếu điều đó dẫn đến việc thống nhất. Ngày 24-4-1956, phát biểu tại Hội nghị IX, Hồ tuyên bố, nhân dân Việt Nam hiểu “tầm quan trọng” những quyết định đưa ra ở Moscow và sự lớn manh của lực lượng hoà bình thế giới. Tuy nhiên, ông kết luận: “Trong khi nhận thấy chiến tranh có thể không xảy ra, chúng ta cần phải thận trọng theo sát mưu đồ của bọn gây chiến. Chừng nào chủ nghĩa đế quốc còn, nguy cơ chiến tranh vẫn tồn tại”. Ông vạch ra, trong một số trường hợp con đường tới chủ nghĩa xã hội có thể là con đường hoà bình, nhưng chúng ta phải nhận rõ thực tế:“Ở những nước nơi bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát của giai cấp tư sản còn mạnh thì giai cấp vô sản cần chuẩn bị đấu tranh vũ trang. Do vậy, trong khi nhìn nhận khả năng thống nhất bằng phương pháp hoà bình, nhân dân Việt Nam đừng quên rằng kẻ thù chính của chúng ta là đế quốc Mỹ và tay sai của chúng đang chiếm nửa nước đang tích cực chuẩn bị chiến tranh. Vì thế, trong khi chúng ta giương cao ngọn cờ hoà bình, chúng ta đồng thời phải cảnh giác cao độ”.[11]Quan điểm của Hồ Chí Minh phù hợp với nghị quyết được Hội nghị thông qua, nói rằng trong khi một số dân tộc có khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng phương pháp hoà bình, đôi khi một cuộc chiến tranh ác liệt có thể khó tránh được, vì thế giai cấp công nhân cần phải sẵn sàng tình huống này. Do vậy Moscow đã nhận xét, mặc dù các nước đồng minh chưa sẵn sàng trực tiếp đối đầu Khrushchev về vấn đề cùng chung sống hoà bình, nếu cần thiết, vui lòng xác định chiến lược đem đến giải pháp thành công cho cuộc đấu tranh vì giải phóng dân tộc và thống nhất ở Việt Nam.Tán thành tuyên bố của Đại hội lần thứ XX Đảng cộng sản Liên Xô về chính sách chung sống hoà bình, Hội nghị IX bác bỏ đề nghị của Lê Duẩn đặt những bước đầu tiên chủ trương đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Dù thế vẫn không chấm dứt được những cuộc tranh cãi trong nội bộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hướng đi thích hợp cho miền Nam. Một bài xã luận dài đăng trên báo Nhân Dân giữa tháng 7-1956 nhận xét nhiều người vẫn còn nuôi “ý thức hệ phức hợp và ảo tưởng” về vấn đề này. Một số có “ý nghĩ đơn giản” tin tưởng Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức. Bây giờ họ thất vọng và bi quan. Một số khác”không muốn tiến hành cuộc chiến đấu lâu dài gian khổ”, tiếp tục hy vọng thống nhất là điều này có thể đạt được bằng biện pháp hoà bình.Những người thất vọng nhất chắc chắn là đa số cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hội nghị Geneva để huấn luyện và học tập ý thức hệ Marxist, chiến thuật cách mạng. Để xoa dịu, trong bức thư ngỏ tháng 6-1956, Hồ Chí Minh giải thích cho họ chính sách tìm cách thống nhất bằng phương pháp hoà bình. Ông cảnh báo, cuộc đấu tranh sẽ khó khăn kéo dài và có thể không thành công nếu miền Bắc trước tiên không đủ sức mạnh làm hậu phương vững chắc. Ông nói, đấu tranh chính trị chính nghĩa chắc chắn chiến thắng. Nhưng “để xây dựng một ngôi nhà tốt, chúng ta phải xây dựng nền móng tốt”. Bình luận của Hồ về xây dựng miền Bắc có tiếng vang tới nhiều độc giả. Mùa Xuân năm đó, Bắc Việt Nam gặp nạn đói, cũng như thiếu những chuyên viên lành nghề giúp đỡ xây dựng kinh tế. Những hiệp định ký với Trung Quốc cung cấp viện trợ kỹ thuật xây dựng cơ sở công nghiệp nhẹ ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng trong khi đó, nhân dân cần phải được nuôi ăn trước. Một nhà thơ vừa đi thăm các tỉnh đồng bằng sông Hồng, viết:Tôi qua làngKiến An,Hồng - Quảngbốn mùa biển lộngNơi đâytrận cuồng phongtàn phá đã hai nămBờ đê quaisụt lởnước biểntrắng đồngtrắng ngõĐồng lúagiờ thànhruộng muốiLay lắt nơi đâythoi thóp qua ngàycủ khoai,củ sắnCác trẻ thơtrơ xươngBát cháo cámthaybát cơm gạo mới thơm hưong.[12]Những người lãnh đạo đảng đã tư vấn những cán bộ chủ chốt trong ban lãnh đạo miền Nam về vấn đề thống nhất trước khi họp Hội nghị IX, Trường Chinh quở trách họ về sự thiếu kiên nhẫn. Nhưng những nghi ngờ về giải pháp hoà bình thống nhất đất nước vẫn dai dẳng ở Hà Nội. Tháng 6-1956, sau khi cuộc họp về chủ đề này, Bộ Chính trị ra nghị quyết nhan đề “Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng ở miền Nam”. Bản nghị quyết nhận xét, do Nam Việt Nam trở thành một thuộc địa kiểu mới của Mỹ, cần phải tính đến áp dụng chính sách đấu tranh vũ trang để tự vệ. Dù vậy, Bộ Chính trị kết luận, vấn đề thời gian là quan trọng với chiến lược đấu tranh chính trị. Trong một bức thư gửi nhân dân Việt Nam vào tháng Bẩy, Hồ Chí Minh nói, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tiếp tục cố gắng theo đuổi thống nhất đất nước bằng phương pháp hoà bình theo cơ chế Hiệp định Geneva.[13]Là uỷ viên Bộ Chính trị, Lê Duẩn chắc chắn tham dự Hội nghị tháng 6-1956. Nếu vậy, ông phải truyền đạt lại chỉ thị quan điểm của Hà Nội cho các đồng chí của ông ở miền Nam. Mùa hè năm đó, ông viết một cuốn sách mỏng “Con đường cách mạng miền Nam” trình bầy những quan điểm của ông về chủ đề này. Vể mặt ngoài, những đề xuất của ông trùng với quan điểm của những người ủng hộ chính sách hoà bình trong nội bộ Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị. Lê Duẩn tuyên bố, tại giai đoạn hiện tại, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam. Chính sách hiện nay đấu tranh chính trị một cách hoà bình ở miền Nam phù hợp với thực tế hiện tại, do bộ máy Đảng ở miền Nam còn yếu và cũng phù hợp với những quyết định đưa ra tại Đại hội XX ở Moscow và tình hình thế giới.Tuy nhiên, việc Lê Duẩn nhấn mạnh tầm quan trọng chủ trương chính trị có chút giả dối, vì trọng tâm tranh cãi của ông lại nhằm vào chủ trương cần phải tăng cường mạnh mẽ cách mạng ở miền Nam. Dù không chính thức đi trệch chính sách hiện thời, ông vạch ra có sự khác biệt đáng kể giữa chính sách cải lương dựa trên “đấu tranh công khai và nghị trường” và với đấu tranh chính trị do phong trào cách mạng “xây dựng lực lượng cách mạng quần chúng”. Ông lập luận, là đội tiên phong của cách mạng, Đảng phải lãnh đạo quần chúng (ở đây ông dùng bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945) cướp chính quyền. Nếu không, cơ hội may mắn lật đổ chế độ phản động Sài Gòn có thể bị lỡ.Theo Lê Duẩn, bài học quý giá thu được từ Cách mạng tháng Tám là cần phải sẵn sàng cho tổng khởi nghĩa bằng cách xây dựng lực lượng cách mạng có đủ sức mạnh chính trị và quân sự. Lê Duẩn kết luận, đáng tiếc nhiều cán bộ có trách nhiệm dẫn dắt phong trào “vẫn chưa hiểu rõ sức mạnh của quần chúng cách mạng”, do vậy không lãnh đạo được quần chúng.[14]Đầu năm 1956, Trung Quốc và Liên Xô thoả thuận cần phải có một thời kỳ hoà bình, ổn định quốc tế làm nền tảng để hai nước kiến thiết đất nước. Tháng 2-1956, cả Moscow lẫn Bắc Kinh kêu gọi Hà Nội chấp nhận đề nghị họp lại hội nghị Geneva như một chiến thuật giải cứu tiến trình hòa bình có nguy cơ đổ vỡ ở Đông Dương. Nhưng đề xuất của hai nước này chết yểu, do Anh, đồng chủ tịch với Liên Xô, không đồng ý họp lại hội nghị bởi Sài Gòn tuyên bố họ không phải là người tham gia ký hiệp định và không có trách nhiệm thi hành những điều khoản này. Liên Xô vì đã giao cho Trung Quốc trách nhiệm giải quyết mớ bòng bong ở Đông Dương nên chẳng có hành động nào cả. Còn Bắc Kinh đang bận tâm với những vấn đề nội bộ, nên cũng tảng lờ.Tuy vậy, mùa Thu năm 1956 mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu lan sang những vấn đề khác. Giới lãnh đạo Trung Quốc bực tức việc Liên Xô can thiệp mạnh mẽ vào Đông Âu để ngăn cản bất ổn xã hội ở Ba Lan và Hungary. Điều này trái với quan điểm Trung Quốc, mâu thuẫn giữa các dân tộc nên được giải quyết bằng thương lượng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và không can thiệp. Theo quan điểm Bắc Kinh, những cuộc bạo động chống lại chính quyền cộng sản ở Đông Âu là hậu quả trực tiếp bài phát biểu của Khrushchev hạ bệ Stalin, phá hoại uy tín đảng cộng sản, đội tiên phong cách mạng xã hội chủ nghĩa.Để thể hiện phần nào ủng hộ quan điểm Trung Quốc về vấn đề cùng chung sống hoà bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mời Chu Ân Lai tới Hà Nội. Chu Ân Lai, có mối quan hệ từ lâu với Hồ Chí Minh, đến Hà Nội ngày 18 tháng 11 trong chuyến dừng chân đầu tiên đi thăm các nước Châu Á, Chu Ân Lai nêu vấn đề thống nhất Việt Nam. Chu Ân Lai đồng ý cần phải phối hợp hành động thực hiện những điều khoản hội nghị Geneva, nhưng ông né tránh nói cụ thể những gì sẽ được thực hiện. Khi lãnh đạo Việt Nam ép ông phải đòi hội nghị Geneva họp lại, Chu Ân Lai mập mờ nói, “sẽ nghiên cứu”.Cuối cùng Việt Nam thấy rõ chuyến thăm của Chu Ân Lai chủ yếu do Bắc Kinh muốn tranh thủ sự ủng hộ của Việt Nam đối với Trung Quốc trong mâu thuẫn phát sinh với Liên Xô. Những người lãnh đạo Trung Quốc nói riêng bực bội việc Liên Xô đem quân lật đổ chính quyền ôn hoà Imre Nagy ở Hungary. Trong những phát biểu công khai tại Hà Nội, Chu Ân Lai bóng gió nói tới mối nguy hiểm của “chủ nghĩa sô-vanh nước lớn” ám chỉ những hành động của Liên Xô ở châu Âu và tầm quan trọng những mối quan hệ tương hỗ dựa trên năm nguyên tắc cùng chung sống hoà bình do Trung Quốc và Ấn Độ đề xuất hai năm trước đây.Sự bực dọc của Bắc Kinh đối với xu hướng Moscow sai khiến các nước thành viên phe xã hội chủ nghĩa chắc chắn được nhiều nhà lãnh đạo Đảng ở Hà Nội đồng tình. Một số cảm thấy sỉ nhục vì chính sách cùng chung sống hoà bình của Khrushchev, coi đó là sự đầu hàng trước kẻ thù giai cấp, nên mới có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Nhưng Hồ Chí Minh cho rằng cần duy trì những mối quan hệ thân mật với cả Trung Quốc lẫn Liên Xô, trong thông cáo chung về chuyến thăm chính thức của Chu Ân Lai không gián tiếp hoặc trực tiếp đả kích Liên Xô.[15]Sau khi Chu Ân Lai ra về, Hội nghị toàn thể lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 12-1956. Lê Duẩn tham dự hội nghị, chắc chắn ông bảo vệ quan điểm của mình trong cuốn sách “Con đường cách mạng miền Nam” trước các đại biểu dự họp. Những năm gần đây cuốn sách của Lê Duẩn xuất hiện ở Hà Nội được coi có “tầm quan trọng đặc biệt” trong lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam, có thể đề xuất của Lê Duẩn làm cho cuộc thảo luận sôi nổi hơn, nhưng dường như không có tác động đến sự chuyển hướng tức khắc đường lối chung của Đảng. Bài xã luận đăng trên tạp chí Học Tập, tạp chí lý luận của Đảng, ít ngày sau khi kết thúc hội nghị toàn thể, nói rằng củng cố miền Bắc vẫn còn là nhiệm vụ trọng tâm: “Chúng ta không cho phép chiến thắng miền Nam phá hỏng yêu cầu củng cố miền Bắc”.Không rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong những cuộc tranh luận ra sao. Phát biểu trước Quốc Hội đầu năm 1957, ông nhấn mạnh quan điểm của ông trong thời gian này, xây dựng trong nước phải được ưu tiên, yêu cầu thống nhất Việt Nam đặt sau nhiệm vụ củng cố miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mặc dù “lâu dài và gian khổ” nhưng nhất định thắng lợi.Hội nghị cũng cố gắng đáp ứng đề nghị của Lê Duẩn áp dụng chính sách bí mật xây dựng tổ chức cách mạng ở miền Nam và chính sách “trừ gian”, trừng trị có chọn lọc bọn phản cách mạng. Dù Hồ Chí Minh luôn chống lại sử dụng bừa bãi khủng bố làm công cụ cho hành động cách mạng, từng làm trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Bây giờ Ban Chấp hành Trung ương tán thành chính sách cụ thể hơn chương trình khủng bố có giới hạn để bảo vệ bộ máy cách mạng ở miền Nam bằng cách gây khiếp sợ vào hàng ngũ kẻ thù, tạo sự tin tưởng của quần chúng vào cách mạng.[16]Hội nghị toàn thể lần thứ XI vào tháng 12-1956 là bước đi đầu tiên chấp thuận chủ trương quyết tâm thống nhất hai miền. Cũng tháng đó, Ban Chấp hành Đảng bộ miền Nam họp xem xét chỉ thị tháng 6-1956 của Bộ Chính trị kêu gọi chuẩn bị củng cố khả năng tự vệ của phong trào để hỗ trợ đấu tranh chính trị chống lại chế độ Sài Gòn. Lời văn của tài liệu của Ban Chấp hành, “qua chỉ dẫn Trung ương” bây giờ cho thấy chắc chắn chiến tranh cách mạng “là con đường duy nhất đúng đắn” dẫn đến thống nhất đất nước. Vài tháng sau, những hoạt động khủng bố trực tiếp chống lại những quan chức chính phủ và những nhân vật then chốt ở miền Nam tăng lên rõ rệt. Những nguồn tin chính thức ở Hà Nội tuyên bố mục tiêu của họ nhằm vào những quan chức tham nhũng, địa chủ độc ác và bọn phản bội. Trên thực tế, nhiều nạn nhân là những quan chức và giáo viên nổi tiếng, hiền lành và những những người được coi là nguy hại tới phong trào cách mạng vì họ làm nâng cao tính hợp pháp của chính phủ Sài Gòn trong con mắt dân chúng địa phương.Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất cho kỷ nguyên mới đang hé lộ vào đầu năm 1957, khi Lê Duẩn bất ngờ được chọn làm Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam. Sau khi Trường Chinh bị cách chức tại Hội nghị X mùa Thu năm trước, Hồ Chí Minh đã giữ chức vụ này một cách miễn cưỡng. Hồ đã giữ hai chức vụ, Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ khi trở về Hà Nội tháng 10-1954. Ông tích cực quan tâm vấn đề chính sách đối ngoại và thống nhất đất nước, nhưng ít quan tâm đến điều hành công việc trong nước và Đảng, chỉ đưa ra những lời khuyên với các đồng sự tại những phiên họp Bộ Chính Trị, đồng thời trao quyền xử lý cho những đồng sự trẻ hơn là Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Trường Chinh.Lý do chọn Lê Duẩn làm Tổng bí thư đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Một số tin Lê Duẩn là người có tài tổ chức, tận tụy, có tầm nhìn chiến lược, nhờ nó mà có khi Duẩn được gọi là “Cụ Hồ miền Nam”. Một số khác coi đó là biểu hiện của việc thừa nhận tầm quan trọng của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Là người miền Nam, Duẩn đại diện cho tất cả nhân dân sống phía Nam khu phi quân sự. Hoặc có lẽ còn có lý do Lê Duẩn là người ngoài cuộc, không đe doạ tới quyền lực của Hồ Chí Minh và Trường Chinh, đang hy vọng giữ lại những ảnh hưởng của mình ở Bộ Chính trị trong kỷ nguyên Lê Duẩn. Một số cho Lê Duẩn hơn Võ Nguyên Giáp vì ông từng ở tù vài năm, vốn được coi là “trường học lớn” của Đảng, vì nhiều người đã phải trả nợ máu trong nhà tù Pháp. Giáp không những không bị tù mà lại còn bị mang tiếng đã nộp đơn xin đi học ở Pháp.[17]Vì sao Lê Duẩn được thăng chức vẫn còn nhiều uẩn khúc. Dù thế nào đi nữa, sự bổ nhiệm này phải có sự đồng ý của Hồ Chí Minh, bảo đảm người kế nghiệp của ông sẽ có ưu thế cao cho vấn đề thống nhất. Lê Duẩn giữ vị trí đứng đầu Ban Chấp hành, Hồ bây giờ có thời gian tập trung vào vấn đề ngoại giao và quan hệ với phe xã hội chủ nghĩa, cũng như viết báo về những chủ đề khác nhau. Sau khi hai năm giấu danh tính thực của mình, ở tuổi sáu mươi bẩy, cuối cùng Hồ thừa nhận, ông thực là nhà cách mạng nổi tiếng Nguyễn Ái Quốc và tiểu sử chính thức bất ngờ xuất hiện trên những ấn phẩm ca ngợi sự cống hiến suốt đời của ông cho tổ quốc. Trong khi sự phát giác này hoàn toàn làm ngạc nhiên nhiều người Việt Nam thì những người gần gũi ông đã nhận ra danh tính thực của ông. Tháng 6-1957, ông về thăm làng Kim Liên, nơi chôn rau cắt rốn, nơi ông ra đi nửa thế kỷ trước đây.[18]Trong khi giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đang vật lộn tránh việc chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thì giới lãnh đạo Liên Xô xem đó là việc đã rồi. Đầu năm 1957 Liên Xô bất ngờ đề xuất kết nạp hai miền Việt Nam vào ở Liên Hợp Quốc coi như là hai quốc gia riêng biệt. Hà Nội, có lẽ không được báo trước, nên khi nghe tin đã bị choáng và ngay lập tức chính thức lên tiếng phản đối. Ngay sau đó, Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc, bằng đa số phiếu, kết nạp Việt Nam Cộng Hoà vào Liên hợp quốc. Phạm Văn Đồng viết thư phản đối tới Liên Xô và Anh, hai đồng chủ tịch hội nghị Geneva và vấn đề được đem ra bàn tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Trong lúc vấn đề vẫn còn chưa ngã ngũ, giữa tháng Năm, Kliment Voroshilov, chủ tịch Chủ Tịch Đoàn Xô viết Tối Cao Liên Xô và là một người bạn lâu năm của Stalin, đến thăm chính thức Hà Nội.Có một số bàn tán về mục đích chuyến đi, vì chuyến đi này được đưa ra ở phút cuối cùng sau khi Kliment Voroshilov dừng chân tương đối nhàn nhã ở Trung Hoa và Indonesia. Việt Nam có lẽ muốn thăm dò quan điểm Liên Xô về việc thống nhất đất nước, trong khi mục tiêu của Liên Xô lại là thuyết phục Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tránh những hành động thù địch có thể dẫn đến chiến tranh ở Đông Dương. Đôi khi, Voroshilov công khai kêu gọi Việt Nam duy trì chính sách thúc đẩy “thống nhất trong hoà bình” giữa hai miền.Lời kêu gọi về chủ trương ôn hoà vấn đề thống nhất đất nước không được đón nhận nồng nhiệt ở Việt Nam. Để xoa dịu sự bực tức của Hà Nội, Voroshilov tuyên bố tăng viện trợ kinh tế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bảo đảm với lãnh đạo Việt Nam, Liên Xô sẽ không chấp thuận Việt Nam Cộng Hoà được kết nạp vào Liên Hợp Quốc. (Tháng Chín, Liên Xô dùng quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An phủ quyết đề xuất kết nạp cả hai miền Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, vấn đề này bị hoãn lại vô thời hạn. Báo chí chính thức ở Hà Nội tuyên bố vắn tắt, Liên Xô đã có “thái độ đúng đắn”).[19]Chuyến thăm Hà Nội của Voroshilov mang lại sự căng thẳng do Liên Xô vụng về đề xuất chấp nhận cả hai miền Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, nhưng sự rạn nứt lớn giữa hai nước về vấn đề thống nhất Việt Nam vẫn còn tiếp diễn. Theo một quan sát viên nước ngoài sống ở Hà Nội, tâm lý chống Liên Xô đang lan rộng trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng, một số vấn đề nghị sự trong chuyến thăm của Voroshilov bị huỷ bỏ hoặc đón tiếp với lễ nghi tối thiểu để tránh tình huống bất đồng lộ ra trước mắt công chúng.[20]Đối với Hà Nội, bất cứ sự bất hoà nào trong mối quan hệ với Moscow có thể thành thảm họa, do Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dựa vào Liên Xô không những viện trợ tài chính để xây dựng kinh tế trong nước và hiện đại hoá quân đội mà còn dựa cả vào ủng hộ ngoại giao. Tháng 7-1957, Hồ Chí Minh lên đường tới Moscow thảo luận với giới lãnh đạo Xô viết nhiều vấn đề then chốt. Trên đường, ông dừng tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông khẳng định quan điểm Trung Quốc, việc thống nhất hai miền Việt Nam có thể hoãn đến một thời gian thích hợp. Chuyến đi kéo dài gần hai tháng, dừng chân ở vài nước Đông Âu và Bắc Triều Tiên. Hồ trở về Hà Nội tháng Chín, tuyên bố với nhân dân Việt Nam, ông đã đạt được “thống nhất quan điểm” với các nước phe xã hội chủ nghĩa.[21]Tình hình có vẻ khó khăn. Vài tuần sau, Hồ dẫn đầu đoàn đại biểu gồm Lê Duẩn và Phạm Hùng tham dự Hội nghị những Đảng cộng sản Quốc tế anh em ở Moscow tháng 11. Thành phần của đoàn quan trọng, vì có cả Lê Duẩn và Phạm Hùng hai người sinh ra và lớn lên ở miền Nam, Hùng từng là phó của Lê Duẩn tại bộ máy Đảng ở miền Nam hội nghị Geneva. Rõ ràng, vấn đề thống nhất đất nước sẽ là mối quan tâm lớn của Việt Nam tại Moscow.Mục tiêu chủ yếu Hội nghị những Đảng cộng sản quốc tế anh em ở Moscow tháng 11, đạt được một thoả thuận của các nước xã hội chủ nghĩa về vấn đề chuyển tiếp hoà bình lên chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc chống lại quan điểm Liên Xô, vì Trung Quốc lo giải quyết vấn đề vấn đề Đài Loan từ khi cuộc hội đàm Trung - Mỹ về Đài Loan đổ vỡ thêm nghi ngờ ban lãnh đạo mới ở Moscow sẵn sàng phản bội lợi ích cách mạng thế giới dưới chiêu bài cùng chung sống hoà bình. Theo Mao, những thành tựu ở Liên Xô chứng tỏ ưu thế kỹ thuật của phe xã hội chủ nghĩa đối với phe tư bản. Mao nói “Gió đông thổi bạt gió tây”, Moscow nên dùng ưu thế của mình đóng vai trò tích cực hơn lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc toàn cầu. Một cuộc tranh cãi lớn về vấn đề này đã đi đến thoả hiệp. Theo nguồn tin Trung Quốc, thoạt đầu, dự thảo của Liên Xô không nói gì về chuyển tiếp không hoà bình sang chủ nghĩa xã hội, nhưng sau khi thảo luận với các đại biểu thì được sửa đổi. Thông cáo cuối cùng vạch rõ “trong trường hợp giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực chống lại nhân dân, cần phải xem xét khả năng khác - chuyển tiếp không hòa bình lên chủ nghĩa xã hội. Lenin đã dạy và lịch sử đã chứng minh, tầng lớp thống trị không bao giờ tự nguyện từ bỏ quyền lực”.[22]Không rõ vai trò của Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam trong việc thảo ra bản Tuyên ngôn của Hội nghị như thế nào. Các báo cáo của Đức và Ý cho biết Tuyên Ngôn được thảo ra do thảo luận giữa Liên Xô và Trung Quốc, với chút ít tham gia của các đại diện đảng khác. Nhưng ngôn từ trong Tuyên Ngôn khá gần với văn phong mà Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị IX vào tháng 4-1956, điều này cho thấy có lẽ ông có vai trò chính đem lại thoả hiệp của hội nghị. Dù thế nào đi nữa, nguồn tin Việt Nam cho biết, đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn thể hiện rõ quan điểm của mình, mặc dù chuyển tiếp hoà bình lên chủ nghĩa xã hội đôi khi xảy ra, nhưng chính sách “bạo lực cách mạng” vẫn là quy luật chung.[23]Sau hội nghị, Lê Duẩn trở lại Hà Nội, nhưng Hồ Chí Minh vẫn còn ở lại Moscow hội đàm thêm với các nhà lãnh đạo Xô viết. Không rõ ông thảo luận chủ đề gì, nhưng dường như họ bàn về sự rạn nứt đang bắt đầu giữa Liên Xô và Trung Quốc về vấn đề cùng chung sống hoà bình và sự lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa. Sự chia rẽ Trung - Xô có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam, vì Mỹ có thể kích động hai nước cộng sản lớn chống lẫn nhau. Để ngăn cản sự chia rẽ, trong chuyến qua Đông Âu vào tháng 9-1957, Hồ bày tỏ quan điểm, sự thống nhất quan điểm trong những nước cộng sản là vì lợi ích tốt nhất của phe cách mạng. Trong một bài báo đăng trên tờ Sự Thật (Pravda của Liên Xô) tháng 11-1957, ông kêu gọi các nước xã hội chủ nghĩa cần thống nhất dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, quan điểm ông phát biểu nhiều lần trước Xô viết Tối Cao Liên Xô ở Moscow. Nhưng bài báo của ông nhấn mạnh tầm quan trọng chiến thuật cách mạng thích đáng trước những hoàn cảnh cụ thể của từng nước.[24]Ngay khi Lê Duẩn và phái đoàn về Hà Nội cuối tháng 11-1957, họ đã hội ý với Bộ Chính trị. Ngày 1-12-1957, Việt Nam Thông Tấn Xã tuyên bố, các nhà lãnh đạo Đảng hài lòng về kết quả thu được ở Moscow và bày tỏ sự tin tưởng vào sự duy trì đoàn kết của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Người ta hoài nghi về cái gọi là sự đoàn kết phe xã hội chủ nghĩa liệu có thực tồn tại hay không, khi mà những bất đồng đang tăng lên xuất hiện trong hàng ngũ những người lãnh đạo của Đảng trước những vấn đề trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Trong ba năm, những người lãnh đạo đảng đã duy trì sự đồng thuận mỏng manh tạm hoãn những bước tiến ban đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa để củng cố quyền lực và đợi tình hình thống nhất đất nước trở nên rõ ràng hơn. Bây giờ, những kế hoạch thống nhất bị hoãn vô thời hạn, một số lãnh đạo cao cấp của đảng - do Trường Chinh cầm đầu, người đang cố gắng duy trì ảnh hưởng của mình trong Bộ chính trị dù đã bị cách chức - bắt đầu đòi tiến hành ngay việc chuyển hoá lên xã hội chủ nghĩa ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trước cuối thập niên 1960.Vấn đề này được tranh luận tại sôi nổi Hội nghị Toàn Thể mở rộng lần thứ XIII Ban Chấp Hành Trung ương đầu tháng 12-1957. Bề ngoài, lý do Hội nghị để nghe báo cáo kết quả Hội nghị các đảng cộng sản anh em ở Moscow, nhưng chủ đề chính mang ra thảo luận bản dự thảo của Bộ Chính Trị về kế hoạch ba năm bắt đầu chuyển lên xã hội xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Báo chí cho thấy việc chấp thuận kế hoạch này không phải “hoàn toàn nhất trí”. Sau khi kết thúc Hội nghị, những người lãnh đạo đảng phát động chiến dịch giải thích nghị quyết và chấm dứt “tư tưởng băn khoăn về mối quan hệ gần gũi giữa nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và công cuộc giải phóng dân tộc ở miền Nam”.[25]Những tranh cãi tại Hội nghị toàn thể lần thứ XIII chắc chắn phức tạp do sự xuất hiện của Lê Duẩn với tư cách Tổng bí thư. Việc đưa lên một người tương đối trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo có thể không khiến một số người lãnh đạo đảng cao cấp bực tức. Dưới mắt Trường Chinh, Lê Duẩn là kẻ hãnh tiến chiếm vị trí đầy quyền lực của ông - đứng sau Hồ Chí Minh và là người thông thái về tư tưởng của Đảng. Ngoài ra, sự quan tâm rõ ràng của Lê Duẩn trong cuộc đấu tranh ở miền Nam đe doạ làm chệch hướng những kế hoạch của Trường Chinh bắt đầu xây dựng thể chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trường Chinh cố gắng lôi kéo những người ủng hộ ông trong Bộ Chính Trị và Ban Chấp hành Trung ương chấp thuận kế hoạch ba năm như một cách dằn mặt Lê Duẩn. Đối với Võ Nguyên Giáp, người vừa trải qua những cuộc tranh luận mới đây về sự lãnh đạo của Đảng, những đề xuất táo bạo của Lê Duẩn tiến hành đấu tranh ở miền Nam đã cắt bớt quyền hành của Giáp với tư cách là nhà chiến lược quân sự hàng đầu phong trào cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, việc Lê Duẩn khát khao tăng cường hoạt động cách mạng ở miền Nam có nguy cơ lôi Quân đội Nhân Nhân Việt Nam vào một cuộc xung đột (theo quan điểm của Giáp) vẫn chưa được chuẩn bị. Bài bình luận trên báo Nhân Dân đầu tháng 11 viết,”một số đồng chí” phải nhận thấy sự kiểm soát của Đảng với quân đội là hoàn toàn có lợi. Có thể đây là lời nhắn nhủ của Lê Duẩn đối với Giáp.[26]Hồ Chí Minh không có vai trò trong cuộc tranh cãi này, thực ra ông cũng chẳng có mặt tại cuộc họp. Sau chuyến đi tới Moscow họp Hội nghị Đảng cộng sản toàn thế giới, ông tiếp tục tới Bắc Kinh, để “nghỉ ngơi”. Sự vắng mặt lâu và khó hiểu của ông khiến Hà Nội đồn rầm ông đã bị cách ly trung tâm những sự kiện mới đây hoặc thậm chí đã chết ở Liên Xô. Một số cho ông có chủ định ở xa để buộc các đồng chí chấp nhận lời khuyên của ông. Vẫn chưa có những giải thích nào hợp lý tại sao ông vắng mặt trong thời điểm nhạy cảm này. Có tin ông tới Trung Hoa chữa bệnh, thực tế, chuyến đi lang thang khiến ông không dự hội nghị toàn thể lần thứ XIII - một hội nghị có tác động lớn đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.Dù ông vắng mặt với bất cứ lý do gì đi nữa, nhưng khi trở về Hà Nội ngày 24-12-1957, Hồ Chí Minh chấp thuận quyết định ưu tiên xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Một tuần sau khi về nước, nhân dịp chúc mừng năm mới ông tuyên bố, thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc đã chấm dứt, mở đường tới kỷ nguyên mới bằng phát triển kinh tế theo kế hoạch. Ông nói đây là “một tiến bộ mới trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân chúng ta”. Năm ngày sau, báo Nhân Dân tuyên bố, bây giờ có hai cuộc cách mạng - cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Hội nghị các cán bộ chủ chốt đã họp để vạch ra quá trình chuyển tới giai đoạn xã hội chủ nghĩa của cách mạng. Nhưng vẫn còn rơi rớt những nghi ngờ. Tháng 3-1958, Trường Chinh phàn nàn, “một số người” vẫn không hiểu tầm quan trọng của thành tựu chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là sự chuẩn bị cho giải phóng miền Nam. Phát biểu với đại diện Mặt trận Tổ quốc, Chinh kêu gọi cách mạng văn hoá để đào tạo trí thức mới phục vụ xã hội trong kỷ nguyên mới. Giải thích lý do qua quyết định phát động chương trình, Thủ tướng Phạm Văn Đồng - có lẽ là một trong số đồng minh của Trường Chinh lúc này - tuyên bố “miền Bắc mạnh hơn” giúp dân tộc Việt Nam mạnh hơn trong cuộc đấu tranh vì thống nhất đất nước, đồng thời “con đường làm cho miền Bắc mạnh hơn chính là con đường xã hội chủ nghĩa”.[27]Lúc này, vai trò thống lĩnh của Hồ Chí Minh trong Đảng đã yếu đi. Quá trình này có thể bắt đầu khi ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên đối với phong trào đầu thập niên 1950 và tăng nhanh sau Hội nghị Geneva, khi các đồng chí của ông sôi sục không thống nhất trong hoà bình thất bại. Sự xuất hiện của Lê Duẩn là hình ảnh quan trọng nhất trong sân khấu chính trị, điều này làm giảm sút quyền lực của những người khác.Dù bị Trường Chinh qua mặt trong cuộc tranh cãi chính sách tại hội nghị toàn thể lần thứ XII, Lê Duẩn không phí thì giờ để củng cố quyền lực của mình trong bộ máy Đảng. Vài tháng sau, những người ủng hộ Trường Chinh và Hồ Chí Minh bị loại bỏ ra khỏi vị trí quyền lực, thay thế bằng những người mới. Công cụ của Lê Duẩn để thanh lọc những người chống đối là Lê Đức Thọ, đồng sự cũ của ông.Sinh ở Nam Định năm 1911 trong một gia đình Nho giáo, Lê Đức Thọ (tên thật Phan Đình Khải) đã tham gia phong trào cách mạng cuối thập niên 1920, nhưng chẳng bao lâu bị bắt, cầm tù gần hai thập niên. Ra tù năm 1945, ông được cử đến Nam Kỳ, phó của Lê Duẩn dưới bí danh “Sáu” trong kháng chiến chống Pháp. Tầm nhìn hạn hẹp, thái độ xảo quyệt, hình ảnh khắc khổ trong con mắt người ngoài, Thọ nhanh chóng được tặng biệt danh là “Sáu Búa” vì cách xử rắn với các đồng chí. Dù Thọ ghen tị với Lê Duẩn có vị trí cao hơn trong Đảng, nhưng hai người cộng tác hiệu quả, khi Lê Duẩn lên chức, Thọ theo Lê Duẩn ra Hà Nội, làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, một vị trí chẳng bao lâu ông biến thành một bộ máy hiệu quả để điều tra và kiểm soát những hoạt động của các đảng viên cao cấp.Lê Đức Thọ có một đối thủ có khả năng làm người khác khiếp sợ, ghê tởm ở Hà Nội, đó chính là Trần Quốc Hoàn, một quỷ sứ của Đảng. Sinh 1910 ở tỉnh Quảng Ngãi[28], Hoàn tiến thân trong chiến tranh Pháp - Việt, làm Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ năm 1953. Vừa thiếu văn hóa vừa thiếu trí tuệ, nhưng lúc nào cũng làm ra vẻ bí mật, xun xoe với cấp trên, Hoàn nổi lên như “Beria của Việt Nam” xử sự hung ác khi săn đuổi những phần tử phản động trong hàng ngũ. Lê Đức Thọ sớm nhận ra Hoàn là một đồng minh và một công cụ quyền lực.Việc Trần Quốc Hoàn trở thành một nhân vật quan trọng là một trong những sự kiện kỳ lạ nhất trong lịch sử Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1955, một phụ nữ trẻ sát biên giới tỉnh Cao Bằng đến Hà Nội. Xinh đẹp, cô Xuân chẳng mấy chốc lọt vào mắt vị chủ tịch già, ông thu xếp để cô làm y tá riêng. Cuối cùng sinh cho ông một con trai, được Vũ Kỳ, thư ký riêng của ông nhận làm con nuôi. Một ngày năm 1957, xác cô Xuân được phát hiện bên lề con đường ở ngoại thành, trông như nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông. Hai cô gái ở cùng phòng với Xuân ngay sau đó cũng chết một cách bí ẩn.Thoạt đầu, tai nạn cũng chẳng ai biết đến, nhưng vài năm sau, chồng chưa cưới của một cô gái đã tố cáo với Quốc Hội Xuân bị Hoàn hiếp và thủ tiêu để bịt đầu mối. Người chồng chưa cưới còn tố cáo, hai cô bạn cũng bị cùng chung một số phận để bịt đầu mối và để ngăn cản họ vạch trần những gì đã xảy ra. Mặc dù vụ việc bị “chìm xuồng”, Hoàn không bị hình phạt nào, nhưng tất cả đảng viên cao cấp của Hà nội đều biết chuyện này. Không rõ liệu Hồ Chí Minh có biết được những chi tiết bi thảm của câu chuyện hay không, nhưng ông chưa bao giờ đề cập đến.[29]Tháng 12-1957, Hội nghị toàn thể lần thứ XIII thông qua kế hoạch xây dựng cơ bản tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ đó kế hoạch bắt đầu tiến hành. Trong khi hầu hết ruộng đất nằm trong tay cá thể (tuy có một số ít đã thành hợp tác xã từ đầu thập niên 1950), hơn 40 phần trăm xí nghiệp, nhà máy, cơ sở bán buôn bán lẻ và mới khoảng gần một nửa phương tiện giao thong vận tải thuộc nhà nước quản lý. Tổ đổi công ra đời - hình thức cơ bản đầu tiên của chủ nghĩa xã hội hợp sức lao động trong mùa sản xuất đã tiếp thu kinh nghiệp từ Trung Quốc đầu thập niên 1950.[30]Cuộc cách mạng Đại Nhẩy Vọt nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu, với đường lối mới của Trung Quốc đã giúp cán bộ Việt Nam có cơ hội xem xét kết quả của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trung Quốc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1955, sau ba năm sản lượng thu hoạch lại giảm đáng kể, đến năm 1958 đột nhiên chính phủ ra sắc lệnh xây dựng hàng loạt “công xã nhân dân” trên toàn quốc. Mỗi công xã có hơn ba mươi ngàn nông dân, bao gồm các loại hình kinh tế, các tổ chức chính quyền cơ sở, các tư hữu cá nhân thể, thành một tổ chức cao nhất theo nguyên tắc của chủ nghĩa Marxist - Leninnist - mà ngay Liên bang Xô viết cũng chưa dám thực hiện.Ngay từ buổi đầu, kể cả những bài bình luận trên báo chí, Việt nam tuyên bố sẽ thực hiện theo kế hoạch riêng trên cơ sở hình thái của Trung Quốc. Trong một chuyến thăm ngắn ngày Bắc Kinh tháng 12-1957, Hồ Chí Minh ca ngợi phong trào Đại Nhẩy Vọt bằng một số bài viết ký tên T.L (Trần Lực) về chiến lược tự lực cánh sinh của Trung Quốc và chính sách riêng (chỉ công xã), ca ngợi cán bộ nội thành xuống trực tiếp lao động chân tay với quần chúng nhân dân. Nhưng cũng như Hồ Chí Minh sử dụng sự ca ngợi như cách làm cũ để hài lòng người mà ông cần sự ủng hộ của họ. Tháng 3-1958, ông đề nghị Bộ Chính trị cần cảnh giác tránh vộ vàng, hấp tấp trong việc hợp xã vùng nông thôn. Một bài xã luận đăng trên báo Nhân Dân vào tháng 7-1958, ông cảnh báo những kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em cần phải nghiên cứu một các cẩn thận không nên “nhắm mắt” làm theo, cần phải biết tránh các sai sót. Mặt khác, ông lại tán thành chủ trương phong trào “công xã” của Trung Quốc, yêu cầu các lãnh đạo cao cấp của đảng xuống tham gia lao động với quần chúng tuần một buổi để nâng cao ý thức lao động cho bản thân.[31]Trong mối nghi ngờ sự thích hợp phong trào Đại Nhẩy Vọt trong tình hình hiện tại ở Bắc Việt, Hồ Chí Minh có người cùng quan điểm với ông. Đó là Lê Duẩn, cũng có quan điểm nghi ngờ bất cứ chương trình quá tả nào để thay đổi xã hội miền Bắc là lực cản trở mục tiêu của ông ở miền Nam, ông cảnh báo và chống lại những người muốn liều lĩnh tiến hành. Phải áp dụng từ từ không nên vội vã thay đổi, ông dẫn chứng sự cảnh cáo của Mao đối với đồng sự Lưu Thiếu Kỳ. Trong quá khứ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nhấn mạnh mục đích kế hoạch ba năm tăng sản lượng nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân (loại bỏ mối quan hệ làm ăn cũ, theo quan điểm Maoist đó chính là nguyên lý cơ bản nâng cao tầm tư tưởng cho nông dân), trong khi đó Trường Chinh tuyên bố chương trình cần thực hiện “từng bước một”. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã học được một bài học cay đắng trong quá khứ theo mô hình Trung Hoa, không thể nhập cảng mọi thứ hổ lốn vào Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được.[32]Tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ XIV, đưa ra kế hoạch cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách thay thế chế độ tư hữu sang chế độ tập thể hoá, quốc hữu hoá trong nông thôn cũng như thành thị. Kế họach Ba năm Phát triển kinh tế và xã hội (1958-1960) được Quốc hội thông qua vào tháng sau. Kế hoạch kêu gọi phát triển công - nông nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn lấy làm chủ đạo.Nhưng có một số người lại tiếp thu chiến lược yêu cầu Đảng phát triển theo mô hình Trung Hoa gần đây. Thực ra, Hồ Chí Minh đã từng bất đồng trong nhiều năm với một nước kém phát triển như Việt Nam cần phải ưu tiên phát triển ở nông thôn trước. Theo mục tiêu chính của chương trình nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia - tại thời điểm này vẫn ưu tiên phát triển nông nghiệp, làm nền tảng phát triển cách mạng công nghiệp trong tương lai. Một bài bình luận đăng trên báo vào tháng 12-1958, Hồ (ký tên Trần Lực) đưa ra nhận xét tóm tắt về chiến lược của Trung Hoa vẫn còn gặp nhiều “khó khăn” trong vấn đề quản lý từ trung ương đến các cơ sở địa phương, nhưng lại đồng tình quan điểm chung trong vấn đề hợp tác hóa, cho rằng cần phải thực hiện với sự cẩn trọng theo nguyên tắc “tự nguyện”. Phải chăng cuối cùng Hồ Chí Minh, cũng đã rút ra được bài học cay đắng về sự thất bại của chương trình cải cách ruộng đất.[33]Hầu như năm 1958, vấn đề thống nhất hai miền không được các nhà lãnh đạo Hà Nội quan tâm nhiều. Vấn đề chủ yếu được đề cập hàng ngày ở miền Bắc làm sao có thể làm vừa lòng hai nước đàn anh Moscow và Bắc Kinh. Quan điểm của Khrucshchev họ đã rõ. Trong những cuộc trao đổi kín với lãnh đạo Bắc Việt, Mao Trạch Đông cũng đưa ra gợi ý tương tự. Vấn đề chia cắt hai miền không thể giải quyết một sớm một chiều, cần phải trải qua cuộc đấu tranh lâu dài. Mao cảnh báo: “Nếu mười năm không xong, có thể ta kéo dài trăm năm cũng được, không vội gì”.[34] Hầu hết các nhà lãnh đạo cao cấp Hà Nội không tán thành quan điểm đó và họ có kế hoạch riêng.Trong thời gian ấy, các nhà lãnh đạo đảng tập trung vấn đề tái kiến thiết, còn vấn đề thống nhất hai miền vẫn tìm kiếm giải pháp hoà bình thông qua quy định của Hiệp định Geneva. Tháng 2-1958, Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Bắc Việt viếng thăm Ấn Độ và Miến Điện, đây là hai nước trung lập nhưng lại có cảm tình và ủng hộ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cuộc viếng thăm New Delhi theo kế hoạch cân bằng hai phe vì chính phủ Ấn Độ gần đây cho phép mở rộng ngoại giao, họ đã công nhận Việt Nam Cộng Hoà. Cuộc hội đàm với thủ tướng Nehru, Hồ đã thu được sự đoàn kết giúp đỡ và sự ủng hộ trong vấn đề thống nhất Việt Nam, nhưng lại từ chối công khai những vấn đề đã thỏa thuận với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trình bày với Mỹ sự thất vọng trong tổng tuyển cử mà Ấn Độ có liên quan. Hồ cũng nhận được sự ủng hộ tương tự của chính phủ Rangoon.[35]Giờ đây, sự tham gia trực tiếp điều hành chính phủ của Hồ Chí Minh ngày một giảm nhường chỗ cho các cán bộ và cố vấn ngoại giao cũng như với tuổi cao ông trở thành người cha già dân tộc, linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam. Hồ đóng vai Bác Hồ kính yêu một cách hoàn hảo. Ông vẫn tiếp tục giữ chức vụ chủ tịch nước tượng trưng. Năm 1958 ông dọn về căn nhà sàn nhỏ ngay trong phủ chủ tịch, theo lệnh của Đảng căn nhà dựng lên giống căn nhà sàn Việt Bắc. Ngôi nhà này hiển nhiên gợi cho Hồ kỷ niệm những năm kháng chiến, thể hiện lối sống giản dị trong thời gian cực kỳ gian khổ đối với nhân dân. Ngôi nhà sàn dùng làm văn phòng và cũng là nơi ở cho đến khi ông qua đời.Ngay sau Đại hội toàn quốc XIV, Lê Duẩn đi khảo sát bí mật miền Nam kiểm tra tình hình cho việc chuẩn bị báo cáo đường lối chiến lược mới trước Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Duẩn trở lại Bắc Việt vào giữa tháng 1-1959, báo cáo trước Bộ Chính trị yêu cầu mở cuộc họp khẩn cấp bàn về tình hình miền Nam. Duẩn tuyên bố tình hình miền Nam đầy nguy nan. Kẻ thù quyết tâm đánh giập phong trào cách mạng, vì thế nhiều cơ sở bị dìm trong bể máu, giờ đây nhiều nơi nhân dân rất căm phẫn và đã có sự chống lại chính quyền Sài Gòn.Bản báo cáo của Lê Duẩn rõ ràng, đầy đủ, nghiêm túc với con mắt nhà chính trị khách quan, sự mô tả của ông về tình hình Nam Việt hoàn toàn chính xác. Khi những người hoạt động cách mạng phát động chiến dịch khủng bố năm 1957, Ngô Đình Diệm đối phó bằng cách tăng cường mọi hoạt động tìm cách tiêu diệt phong trào. Để tăng cường kiểm soát vùng nông thôn, chính quyền Sài Gòn thiết lập kế hoạch mới nhằm tách nông dân ra khỏi những nhân tố cộng sản bằng cách xây dựng khu trù mật. Chiến lược “tát nước bắt cá”. Mỗi “Ấp Chiến lược” chính là một pháo đài kiên cố của từng làng xã, xung quanh có dây thép gai, tường đất và đường hào bao quanh, giúp cho người dân có thể tự kháng cự nếu bị kẻ thù tấn công. Mỗi ấp chiến lược, dân làng được tổ chức thành một đội dân vệ để tự vệ để bảo vệ dân cư trong cộng đồng chống lại sự xâm nhập từ bên ngoài, trong khi các mật thám, chỉ điểm của chính phủ tìm cách phát hiện những ai đã từng ủng hộ Việt Minh từ sau Hiệp định Geneva.Tài liệu nội bộ của Đảng sau này trùng khớp với nhận định trên. Chế độ Sài Gòn giai đoạn đầu hoàn toàn thu được thắng lợi trong việc bình định Nam Việt, đã hạn chế tối đa ảnh hưởng của các lực lượng cách mạng. Tài liệu viết:Quân địch lúc này đã hoàn thành thiết lập được bộ máy cai trị từ trên xuống dưới, xây dựng một mạng lưới gián điệp mạnh và thành lập những đơn vị dân vệ ở từng làng. Địch kiểm soát tất cả và từng gia đình bằng hệ thống “liên gia” (tổ chức từng cụm gồm 5 gia đình, mỗi gia đình phải chịu trách nhiệm về sự trung thành của những gia đình hàng xóm). Phong trào đang xuống đến mức thấp nhất, những phản kháng nhỏ như đòi hỏi cho vay vốn để trồng trọt cũng bị gán cho là “hoạt động Việt cộng” và bị tra tấn, đe dọa. Trong khi đó, kẻ thù xây dựng một cách hệ thống “ấp chiến lược”, dồn dân sống ở các làng xã vùng sâu vùng xa tập trung vào các ấp gần những trung tâm thương mại, thuận tiện giao thông thủy bộ để dễ bề kiểm soát. Địch tiến hành xây dựng hệ thống kìm kẹp dân chúng ở nông thôn…Thời kỳ này, dù vẫn tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, nhưng nhân dân rất hoang mang dao động. Càng ngày càng xuất hiện nhiều nghi ngờ về phương pháp đấu tranh hòa bình và những quan điểm cũ. “Đòi dân chủ và dân quyền chỉ dẫn đến nhà tù hoặc nghĩa địa” và “Đấu tranh như thế này thì cuối cùng sẽ chết hết”. Tại nhiều nơi, nhân dân đòi hỏi Đảng phải đứng lên cầm vũ khí chiến đấu chống lại kẻ thù.[36]Giữa thời kỳ 1957 và 1959, hơn hai ngàn người bị tình nghi cộng sản bị xử tử, thường bị chém đầu sau khi bị toà án lưu động buộc tội. Hàng ngàn người có cảm tình cách mạng bị bắt, bị bỏ tù. Quân đội Nam Việt Nam đột kích căn cứ Việt Cộng ở mũi Cà Mau và Chiến khu D, nơi có cảm tình từ lâu với cách mạng. Theo nguồn tin Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, số lượng đảng viên cộng sản ở miền Nam bị giảm từ hơn năm ngàn lúc đầu năm 1957 xuống còn dưới một phần ba cuối năm đó. Theo Trần Văn Giàu, nhà sử học uy tín Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đây là “những giờ phút đen tối nhất” đối với sự nghiệp cách mạng.[37]Nhưng những hoạt động lật đổ của cán bộ Việt Cộng nằm lại ở miền Nam sau hội nghị Geneva không những đe doạ sự ổn định chế độ Sài Gòn mà ở nhiều mặt, Ngô Đình Diệm còn tự tạo thêm ra những kẻ thù cho chính mình. Theo đòi hỏi của của Mỹ, năm 1956, Diệm đồng ý công bố hiến pháp để tạo ra tính hợp pháp của chính phủ mới. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hoà kết hợp hình thức Tổng thống Nghị viện và bao gồm điều khoản tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, Diệm không có tư chất một chính khách dân chủ. Thô lỗ trong xử sự, rất sợ xuất hiện trước đám đông, Diệm không thể hòa đồng với các công dân của ông. Vốn rất nghi ngờ người miền Nam, Diệm lựa chọn tay chân toàn những kẻ tị nạn từ miền miền Bắc, theo đạo Ky tô Giáo và căm ghét cộng sản. Nhạy cảm với đả kích, ông nhanh chóng ra tay đàn áp bất cứ những ai chống sự cai trị của ông. Diệm để em trai Ngô Đình Nhu lập ra Đảng Cần Lao Nhân Vị. Các đảng phái đối lập bị coi là bất hợp pháp và những người đả kích chế độ thường bị bịt miệng hoặc hoặc bỏ tù.Có lẽ thất bại lớn nhất của Diệm là sự bất tài trong việc thu phục nông dân, tầng lớp chiếm hơn 80 phần trăm dân số Việt Nam Cộng Hoà. Do Mỹ hối thúc, chính quyền Sài Gòn đưa ra chương trình cải cách ruộng đất do sự bất công sở hữu ruộng đất (khoảng 1 phần trăm dân số sở hữu một nửa diện tích đất canh tác trong nước và nông dân nghèo phải nộp tô một phần ba vụ thu hoạch hàng năm cho địa chủ). Những địa chủ giàu có hoặc tầng lớp máu mặt sống trong những thành phố lớn, họ chống lại chương trình Cải cách ruộng đất vì đụng chạm đến quyền lợi, nhưng họ lại nằm trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong chính phủ. Kết quả, những điều luật Cải cách ruộng đất được thảo ra có quá nhiều kẽ hở để địa chủ tránh né được các điều khoản và sau vài năm thực hiện, chỉ khoảng 10 phần trăm nông dân nhận được ruộng đất. Có nhiều trường hợp, những gia đình sống trong vùng Việt Minh kiểm soát bây giờ buộc phải trả lại đất đai mà họ đã nhận được trong kháng chiến chống Pháp cho chủ nhân cũ, thường là bị bắt buộc dưới mũi súng. Đối với họ, cũng đối với nhiều đồng bào ở miền Nam, chế độ Diệm chẳng mấy cải thiện được dưới kỷ nguyên thuộc địa mới. Cuối thập niên 1950, nhiều nông thôn ở Nam Việt càng ngày lĩnh hội được đòi hỏi phải thay đổi tận gốc.Một thời gian ngắn sau khi Lê Duẩn báo cáo với Bộ Chính trị vào tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ XV. Một số đại biểu tại cuộc họp là những cán bộ miền Nam, những người rõ ràng háo hức đóng góp ý kiến cá nhân vào kịch bản những sự kiện ở Việt Nam Cộng Hoà. Một số người khác là những người ủng hộ phong trào, những người đã lãnh đạo miền Nam sau Hiệp định Geneva và bất mãn giới lãnh đạo Đảng không có hành động mạnh bảo vệ đồng bào miền Nam. Những đại biểu đó chắc chắn có một người phát ngôn đầy quyền lực - Lê Duẩn, tranh luận trước Ban Chấp hành Trung ương, nếu lực lượng kháng chiến ở miền Nam không được phép xây dựng lực lượng chiến đấu thì phong trào cách mạng có thể bị tiêu diệt. Lê Duẩn tuyên bố, những bất mãn đang dâng cao của nhân dân chống lại chế độ Diệm là dịp may hiếm có để tiến những bước đi lớn tới thống nhất đất nước.Giới lãnh đạo của Đảng không dễ dàng đi đến quyết định. Theo một tài liệu quân đội Nam Việt tịch thu vài năm sau đó, có “nhiều quan điểm và sự ngần ngại” trong số các đại biểu về câu hỏi làm thế nào đáp ứng tình hình biến đổi nhanh chóng. Một số tranh cãi, Đảng không còn sự lựa chọn nào khác để cứu phong trào ở miền Nam, đang bị bị suy yếu vì sự đấu tranh sống còn. Họ tuyên bố sự oán giận của nhân dân cả nước chống lại chế độ Diệm, đã lên đến đỉnh điểm. Nhưng một số người khác vạch ra, nếu tiếp tục đấu tranh vũ trang có thể làm Trung Quốc và Liên Xô giận, thậm chí có thể kích động Mỹ can thiệp. Còn một số người khác, như Trường Chinh và phe cánh, lại sợ leo thang chiến tranh miền Nam sẽ phá hỏng nguồn nhân lực quý báu của miền Bắc trong lúc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang cố gắng đặt nền tảng tiến lên xã hội chủ nghĩa.[38]Hồ Chí Minh phát biểu mạnh nhất, nhấn mạnh cần phải thận trọng. Ông cảnh báo, đừng đơn giản dựa chỉ dựa bạo lực vũ trang, Mỹ sẽ lấy cớ can thiệp. Ông nói cần phải đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh thế giới. Đế quốc Mỹ đang mạnh nhưng sẽ suy yếu, bởi thế chúng ta phải có chiến lược từng bước. Ông tin, khi có cơ hội tấn công, lực lượng cách mạng ở miền Nam sẽ thu được thắng lợi quyết định mau chóng. Đồng thời, ông khuyên họ hãy hài lòng với những thắng lợi tuy nhỏ.[39]Có lẽ để đáp lại yêu cầu của Hồ Chí Minh, hội nghị toàn thể đi đến một thoả hiệp. Quyết định chiến lược chiến tranh cách mạng để dẫn đến thống nhất hai miền của đất nước được chấp thuận, nhưng mức độ tương đối kết hợp cả hai cuộc đấu tranh chính trị và quân sự sẽ áp dụng vẫn chưa được giải quyết. Bản nghị quyết đó mãi đến sau này mới được ban hành, nói:Con đường cơ bản sự phát triển cách mạng ở Nam Việt Nam là đấu tranh bạo lực. Dựa trên những điều kiện cụ thể và đòi hỏi hiện tại của cách mạng, lúc này con đường đấu tranh bạo lực là: dùng sức mạnh quần chúng, với sức mạnh chính trị là yếu tố chính, trong sự phối hợp với sức mạnh quân sự lớn hơn hay nhỏ còn phụ thuộc vào tình hình, để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm cùng thế lực đế quốc và phong kiến, xây dựng chính quyền của nhân dân.[40]Ban Chấp hành Trung ương thừa nhận, cuộc đấu tranh có thể gay go, phức tạp, nhưng hy vọng cần phải sử dụng những phương pháp tự vệ kết hợp tuyên truyền vũ trang, chắc chắn sẽ thu được thắng lợi bước đầu thông qua đấu tranh chính trị.Trong những năm gần đây, một số học giả phương Tây cho rằng cuộc tranh luận ở Hà Nội giữa những người miền Bắc sợ leo thang chiến tranh và những người miền Nam hiếu chiến quyết tâm đánh đổ chế độ tàn bạo. Nhưng chắc chắn có một số sự thật trong giả thuyết này - cán bộ miền Nam muốn chính sách bạo lực vũ trang và đụng độ với cán bộ miền Bắc - hình ảnh chia cắt Nam - Bắc có lẽ không phải là quá đáng. Một số người lãnh đạo đảng cao cấp ở Hà Nội, kể cả tướng Võ Nguyên Giáp và bản thân Hồ Chí Minh, đã nhiều năm tin tưởng chiến lược bạo lực cách mạng có thể là quan trọng đi đến thống nhất đất nước. Hồ và các đồng chí của ông tranh luận mạnh mẽ tác động này ở Moscow từ mùa Thu năm 1957 và có lẽ cũng đã lặp lại lập luận này trong những cuộc thảo luận với những lãnh đạo Trung Quốc. Cuộc tranh luận tại Hội nghị toàn thể lần thứ XV, lúc đó, phần nhiều xoay quanh vấn đề thời điểm. Tất cả - hoặc hầu như tất cả - lãnh đạo đảng đồng ý, đấu tranh vũ trang cần thiết và hoàn toàn chính đáng nếu như tất cả các con đường khác thất bại. Nhưng liệu bây giờ đã thích hợp đưa ra chiến lược đó chưa, sự phối hợp chiến thuật quân sự và chính trị sẽ áp dụng vẫn còn là vấn đề phải thảo luận thận trọng và thử nghiệm. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, vẫn còn thời gian hy vọng cho một giải pháp chính trị.Cuộc tranh luận của các học giả phương Tây quanh những quyết định đưa ra tại hội nghị toàn thể lần thứ XV không chỉ là vấn đề lý luận. Một số học giả cho rằng nếu các đồng chí người miền Nam đề xuất kích động leo thang bạo lực cách mạng, thì đấu tranh cách mạng có thể được coi là một cuộc phong trào kháng chiến trong nước chống lại chế độ tham nhũng và chuyên chế. Bắc Việt Nam có thể đứng ở vai trò một quan sát viên bị động và cuối cùng miễn cưỡng tham gia. Nhưng nếu ban lãnh đạo Đảng ở miền Bắc đóng vai trò quyết định chủ chốt trong cuộc chiến, chứng tỏ Hà Nội có tham vọng củng cố quyền lực của mình trên toàn quốc. Có bằng chứng cho thấy sự thật nằm giữa hai thái cực. Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông tìm cách lập lại tổ chức và kỷ luật đối với dàn đồng ca lớn giọng thiếu mục tiêu của sự bất bình chống đối với những điều kiện kinh tế của chính trị ở Nam Việt Nam.[41]Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược cách mạng, tức Nghị quyết lịch sử XV, không được lưu hành ngay lập tức trong hàng ngũ lãnh đạo. Trong bốn tháng tiếp đó, Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm theo dõi toàn bộ các mặt của vấn đề, đồng thời thu thập các báo cáo hiện thời về tình hình miền Nam. Trong khi đó, Hồ Chí Minh ra nước ngoài tham khảo với Liên Xô và Trung Quốc để tìm sự ủng hộ của hai nước. Bây giờ ông gần bẩy mươi tuổi, nhưng vẫn không ngừng nung nấu ước mơ cuối cùng của đời mình, thống nhất đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Hồ thăm Bắc Kinh giữa tháng 1-1959, sau đó tới Moscow dự Hội nghị lần thứ XXI Đảng cộng sản Liên Xô. Ông trở lại Hà Nội ngày 14-2-1959 sau vài ngày lưu lại Trung Hoa. Những chi tiết về những cuộc hội đàm của Hồ và giới lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô về tình hình ở Nam Việt Nam đến bây giờ vẫn chưa được tiết lộ, nhưng vào tháng 5-1959, Nghị Quyết XV được Ban Chấp hành Trung ương chính thức thông qua.[42]Chú thích:[1] “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tập 7, trang 334. Xem thêm Vũ Thư Hiên, “Đêm giữa ban ngày”, trang 457-58. Về cuộc thảo luận đánh giá trách nhiệm Hồ Chí Minh trong chiến dịch, xem Dương Văn Mai Elliott, “Cây liễu thiêng liêng: Bốn thế hệ trong cuộc sống một gia đình Việt Nam” trang 343-44 (New York: Đại học Oxford Press, 1999).[2] Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập I, trang 282-83. Về câu trả lời của Trường Chinh đối với sự giải tán, xem “Sau Hồ Chí Minh: Hồi ký của một Đại tá Bắc Việt Nam”, trang 31, (Honolulu: Đại học Hawaii Press, 1995), và Hoàng Giản, “Một giọt trong đại dương màu xanh vĩ đại”, đăng trong “Tin tức Việt Nam” (Mùa đông - Mùa xuân năm 1988), trang 23.[3] Về bài phát biểu, xem Toàn Tập I, tập 7, trang 585-86. Bernard Fall, ed., “Hồ Chí Minh trong Cách mạng: Tuyển tập, 1920-1966”, trang 277-281, có cả bản tiếng Anh. Edwin Moise, “Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam: Củng cố cách mạng tại cấp giải phóng” (Chapel Hill, N.C.: Đại học North Carolina Press, 1983), trang 246-250, cũng có những đoạn trích dài của bài phát biểu này. Những ghi chép về vụ Quỳnh Lưu, xem tài liệu đã dẫn, trang 258-260.[4] Boudarel, “Trăm hoa nở trong đêm Việt Nam: chủ nghĩa cộng sản và bất đồng chính kiến, 1954-1936”, trang 202-204 (Paris: Jacques Bertoin, 1991). Về những đánh giá khác nhau số lượng người bị giết và bị hành hạ, xem tài liệu đã dẫn, trang 203-204. Boudarel cho biết chính Hồ Chí Minh thú nhận đã có từ 12.000 đến 15.000 người bị xử tử oan - xem trang 203. Về sự đánh giá thấp hơn, xem Edwin Moise, “Cải cách ruộng đất ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam: Củng cố cách mạng tại cấp giải phóng” (Chapel Hill, N.C.: Đại học North Carolina Press, 1983), trang 218-222.[5] Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập I, trang 287.[6] Nguyễn Mạnh Tường, “Kẻ bị vạ tuyệt thông” trong “1954-1991: Bản án một trí thức” (Paris: Quê Mẹ, 1992), trang 9.[7] Boudarel, “Trăm hoa nở trong đêm Việt Nam: chủ nghĩa cộng sản và bất đồng chính kiến, 1936-1954” trang 143 (Paris: Jacques Bertoin, 1991). Thông tin trong đoạn văn trên lấy từ Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập I, trang 280-90, và tập II, trang 156-57, và Boudarel, “Trăm hoa nở trong đêm Việt Nam: chủ nghĩa cộng sản và bất đồng chính kiến, 1954-1936”. Xem thêm Hirohide Kurihara, “Những thay đổi trong chính sách văn hoá của Đảng Lao động Việt Nam, 1956-1958”, trong Takashi Shiraishi và Motoo Furuta, ed., “Đông Dương trong thập niên 1940 và thập niên 1950” (Ithaca, N.Y.: Chương trình Đông Nam Á Đại học Cornell, 1992), trang 165-96. Ý kiến của Trường Chinh về tự do ngôn luận, xem Nguyễn Văn Trấn, “Viết cho Mẹ và Quốc hội” (NXB Văn Nghệ, Westminster, Calif., 1996), trang 275.[8] Xem Bùi Tín, “Sau Hồ Chí Minh: Hồi ký của một Đại tá Bắc Việt Nam”, trang 36-37, (Nhà in Đại học Hawaii, Honolulu, 1995).[9] Xem Bùi Tín, “Sau Hồ Chí Minh: Hồi ký của một Đại tá Bắc Việt Nam”, trang 32-33, (Nhà in Đại học Hawaii, Honolulu, 1995); Vũ Thư Hiên, “Đêm giữa ban ngày”, trang 322.[10] Việt Nam thông tấn xã, ngày 3-4-1956. Về phản ứng ban đầu của Hà Nội đối với chính sách mới của Liên Xô và chuyên thăm của Mikoyan, xem Smyser, “Việt Nam Độc Lập”, trang 6-7, và Ang Cheng Guan, “Mối quan hệ Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc và cuộc xung đột Đông Dương lần thứ hai, 1956-1962”, trang 19-20 (Jefferson, N.C.: McFarland, 1999). Theo học giả Nga Ilya Gaiduk, Trường Chinh là một trong những người hoài nghi, thể hiện sự hoài nghi với một quan chức Liên Xô năm 1955 rằng có thể giải quyết vấn đề bằng phương pháp hoà bình. Xem bài của Trường Chính “Sự phát triển một đồng minh: Liên Xô và Việt Nam, 1954-1975”, có trong Peter Lowe (ed), “Cuộc chiến tranh Việt Nam” (NXB St. Martin’s, New York, 1998), trang 141.[11] Tôi sử dụng bản tiếng Anh bài phát biểu trong Bernard Fall, ed., “Hồ Chí Minh trong Cách mạng: Tuyển tập, 1920-1966” trang 269-71. Bản tiếng Việt, xem Toàn Tập I, tập 7, trang 427.[12] Về bài thơ này, xem Hoàng Văn Chí, “Tập thể hoá và sản xuất lúa gạo, “Trung Hoa Quý báo” (tháng 1 và 3-1962), trang 96. Về lá thư của Hồ Chí Minh, xem Toàn Tập I, tập 7, trang 453-57. Bức thư bằng tiếng Anh trong Bernard Fall, ed. “Hồ Chí Minh trong Cách mạng: Tuyển tập, 1920-1966”, trang 272-274. Trích dẫn “những ý nghĩ đơn thần” từ Xã luận báo Nhân Dân ngày 22-7-1956.[13] Toàn Tập I, tập 7, trang 462-64; William Turley, “cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai: Lịch sử quân sự và chính trị, 1954-1955”, trang 22 (New York: Thư viện New American, Mentor, 1986).[14] Cuốn sổ tay viết bằng tiếng Việt “Đường lối Cách mạng miền Nam” trong những tài liệu của Jeffrey Race, “Trung tâm các thư viện nghiên cứu, Chicago, Illinois). Xem thêm William Turley, “cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai: Lịch sử quân sự và chính trị, 1954-1955” trang 22 (New York: Thư viện New American, Mentor, 1986).[15] Về những bình luận, xem Vũ Thư Hiên, “Đêm giữa ban ngày”, trang 107. Phân tích chi tiết cuộc viếng thăm của Chu Ân Lai, xem Carlyle Thayer, “Chiến tranh bằng những cách khác: Giải phóng dân tộc và Cách mạng ở Việt Nam 1954-1960” (Sydney: Allen & Unwin, 1989), trang 98-100 và Ang Cheng Guan, “Mối quan hệ Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc và cuộc xung đột Đông Dương lần thứ hai, 1956-1962”, trang 43-45. Thayer cho biết thông cáo cuối cùng nằm trong năm nguyên tắc cùng chung sống hoà bình và mối nguy hiểm của chủ nghĩa Sô vanh (hiển nhiên sỉ nhục Liên Xô), nhưng không có cụm từ “dân tộc lớn”.[16] Không phải tất cả thành viên ban lãnh đạo miền Nam muốn chấp nhận chủ trương dùng bạo lực để chống lại chế độ Diệm. Nhận xét vè những quan điểm khác nhau, xem William Duiker, “Con đường Cộng sản đến quyền lực ở Việt Nam”, 2nd ed. (Boulder, Colo.: Westview Press, 1996), trang 190-192. Phát biểu của Hồ Chí Minh trước Quốc hội (bản tiếng Anh) trong Bernard Fall, ed., “Hồ Chí Minh trong Cách mạng: Tuyển tập, 1920-1966” trang 277-281.[17] Vũ Thư Hiên, “Đêm giữa ban ngày”, trang 352-253.[18] “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tập 6, trang 472.[19] Smyser, “Việt Nam Độc Lập”, trang 18.[20] Gerard Tongas, “Địa ngục cộng sản ở Bắc Việt Nam” (NXB Delmesse, Paris, 1960), trang 85-86. Qua tính chính xác của tư liệu của Tongas đã được tham khảo bởi một số quan sát viên, những chứng cớ gần đây cho thấy những tư liệu đó đáng tin. Tuy nhiên, Tongas nói Voroshilov thăm Việt Nam vào tháng 9, khác hẳn với tháng 5. Tôi không tìm thấy tư liệu nói tới cuộc đi thăm thứ hai của Voroshilov vào tháng 9-1957.[21] Bài phát biểu của ông nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có trong Toàn Tập I, tập 7, trang 771-781. Chuyến đi thăm của phái đoàn nhà nước có Bộ trưởng Bộ văn hoá Hoàng Minh Giám, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Hoa Hoàng Văn Hoan, và Thứ trưởng Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch.[22] Smyser, “Việt Nam Độc Lập”, trang 19. Về số liệu Trung Quốc xem Carlyle Thayer, “Chiến tranh bằng những cách khác: Giải phóng dân tộc và Cách mạng ở Việt Nam 1954-1960” (Sydney: Allen & Unwin, 1989), trang 171.[23] Xem Trường Chinh, “Chúng ta cám ơn Karl Marx và nguyện đi theo con đường mà ông vạch ra, bài phát biểu trên Đài phát thanh Hà Nội vào tháng 9-1968 và được dịch ở “Tài liệu Việt Nam và Ghi chú nghiên cứu (Nhiệm vụ Mỹ tại Việt Nam, Sài Gòn)”, tài liệu 51, trang 16. Về báo cáo của người Đức và Ý, xem Smyser, “Việt Nam Độc Lập”, trang 19.[24] Xem Smyser, “Việt Nam Độc Lập”, trang 19, trích từ “Hồ Chí Minh, tuyển tập, tập 4 (NXB Ngoại văn, 1960), trang 277, 278-283.[25] Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập II, trang 151, trích từ “Năm mươi năm hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam” (Hà Nội, n.p., 1979), trang 135.[26] Trích ở Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập II, trang 151. Đảng kiểm soát lực lượng vũ trang, một truyền thống của các tổ chức Marxist-Leninist, là nguyên tắc “bất di bất dịch” ở Việt Nam, nơi các sĩ quan quân đội phải nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng.[27] Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập II, trang 153-55. Lời chúc Tết của Hồ Chí Minh có trong Toàn Tập I, tập 8, trang 20-27.[28] Trần Quốc Hoà sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An (Người dịch).[29] Câu chuyện lạ lùng cũng có một phần thành thực, xem Vũ Thư Hiên, “Đêm giữa ban ngày”, trang 605-609. Bức thư của người chồng chưa cưới có trường hợp “Thư của nước mắt và máu”, “Tin tức Việt Nam” (Mùa thu 1997), trang 8-11.[30] Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập II, trang 153-155.[31] “Mấy kinh nghiệm Trung Quốc mà chúng ta nên học”, trích trong “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tập 7, trang 111-112; Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập II, trang 176. Xem thêm bài báo ngày 7 và 26-12-1957, ngày 7-1 và 1-2 và 1-3-1958, trong tài liệu đã dẫn, và Toàn Tập I, tập 8, trang 1-5.[32] Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập II, trang 155. David W. P. Elliott, “Phục hồi cách mạng: So sánh sự thiết lập hệ thống chính trị sau giải phóng ở Bắc Việt Nam và Trung Quốc” (Luận văn Tiến sĩ triết học, Đại học Cornell, 1976), trang 417.[33] Ken Post, “Cách mạng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam”, (Aldershot, U.K.: Dartmouth, 1989), Tập II, trang 176; Trần Lực, “Kinh nghiệm của Trung Quốc trong tập thể hoá nông nghiệp”, báo Nhân Dân, 25-12-1958, trích trong tài liệu đã dẫn, trang 199; Carlyle Thayer, “Chiến tranh bằng những cách khác: Giải phóng dân tộc và Cách mạng ở Việt Nam 1954-1960” (Sydney: Allen & Unwin, 1989), War by Other Means, trang 181.[34] “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” (NXB Quân đội Nhân dân, 1980), trang 35.[35] Carlyle Thayer cho biết Ấn Độ đón tiếp Hồ Chí Minh tương tự trước đây họ đón Tổng thống Ngô Đình Diệm;, xem thêm cuốn sách của ông “Chiến tranh bằng những cách khác: Giải phóng dân tộc và Cách mạng ở Việt Nam 1954-1960” (NXB Allen & Unwin, Sydney, 1989), trang 166-67. Xem Ang Cheng Guan, “Mối quan hệ Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc và cuộc xung đột Đông Dương lần thứ hai, 1956-1962”, trang 76-77. Thái độ của Ấn Độ đối với vấn đề Việt Nam phức tạp hơn thể hiện ngoài mặt. Trong khi Nehru ít nhiều tôn trọng chính phủ Bảo Đại và ủng hộ mạnh về mặt ngoại giao cho Việt Minh trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, trong những cuộc hội đàm riêng với quan chức Mỹ hoặc những nước phương Tây khác, ông bày tỏ mối quan tâm có thể Việt Nam được thống nhất dưới chính phủ cộng sản hiếu chiến ở Hà Nội. Ấn Độ chơi trò hai mặt, một mặt công khai ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng lại bày tỏ sự dè dặt có tính cá nhân.[36] “Số liệu của Đảng về tình hình khu vực Nam Bộ, Nam Việt Nam, 1954-1960”, trang 26. Tài liệu này không đề ngày tháng, tôi có được bản sao của nó do quân đội Nam Việt Nam thu được trong một chiến dịch càn quét đầu thập niên 1960.[37]Trần Văn Giàu, “Hiệu quả chiến lược lớn của chiến tranh du kích ở Nam Việt Nam qua mười năm đấu tranh vũ trang”, trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (tháng 7 1969), trang 19-32, bản dịch có trong “Cơ quan nghiên cứu liên hợp xuất bản” (Washington D.C), 49,387, Những bản dịch về Bắc Việt Nam, số 639. Tài liệu bị thu giữ này có tiêu đề “Số liệu của Đảng” thống kê những mất mát của Đảng trong thời kỳ này; trong một số căn cứ địa ở bắc ngoại thành Sài gòn, như Gò Vấp, Bà Điểm, và Gia Định, bộ máy Đảng hầu như bị tiêu diệt - xem trang 11, 26, và 36-37.[38] Tài liệu quân đội Nam Việt Nam thu được của Việt Cộng gọi là tài liệu “CRIMP” (mang tên Chiến dịch CRIMP, 1963) và nằm ở Bộ ngoại giao, “Vai trò của Bắc Việt Nam”, Phụ lục số 301, trang 5.[39] Nhận xét của Hồ Chí Minh trích trong “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” (NXB Sự thật, 1990), trang 174.[40] “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” (NXB Quân đội Nhân dân, 1980), trang 49-50.[41] Về những quan điểm khác nhau, xem George McT. Kahin, “Sự can thiệp: Mỹ dính líu ở Việt Nam như thế nào” (Garden Thành phố, N.Y.: Double-day, 1987), và Carlyle Thayer, “Chiến tranh bằng những cách khác: Giải phóng dân tộc và Cách mạng ở Việt Nam 1954-1960” (Sydney: Allen & Unwin, 1989).[42] Carlyle Thayer, “Chiến tranh bằng những cách khác: Giải phóng dân tộc và Cách mạng ở Việt Nam 1954-1960” (Sydney: Allen & Unwin, 1989), trang 185; Smith, “Lịch sử quốc tế”, Tập I, trang 157; Ang Cheng Guan, “Mối quan hệ Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc và cuộc xung đột Đông Dương lần thứ hai, 1956-1962”, trang 103-105.