Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
PHỤ LỤC

Lời tuyên bố của tướng de Gaulle

 

Brazaville ngày 8-12-1943
Việc tiến hành chiến tranh và sự chiếm đóng những vùng đất tự do ở Viễn Đông và ở Thái Bình Dương của quân đội Nhật từ năm 1940 đã đè lên đầu xứ Đông Dương. Không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ ngoài vào, không nhận được sự giúp đỡ cần thiết của các nước Đồng minh lúc ấy chưa thật đoàn kết và có tổ chức tốt, Xứ Đông Dương phải bắt buộc, sau một vài lần kháng cự một cách anh dũng, nhưng vô vọng, chịu làm những yêu sách của quân thù, phải nhường cho Thái Lan, lúc ấy là Đồng minh của Nhật: tỉnh Báttambang, Xiêm Riệp và Sisophong, và bờ bên phải của nước Lào dọc theo sông Mekong. Quy chế kiểm soát của quân Nhật trên xứ Bắc Kỳ, sự xâm nhập lần lượt của quân Nhật trên toàn cõi Đông Dương.
Trước những hành động xâm lăng và bạo lực, nước Pháp tự do chưa bao giờ chịu khuất phục. Ngày 8-12, Uỷ ban kháng chiến quốc gia Pháp ra tuyên bố đang ở tình trạng chiến tranh với Nhật, ngay ngày hôm sau, khi Nhật tấn công Trân Châu cảng. Nước Pháp đã trân trọng bác bỏ tất cả những hành động, những nhân nhượng mặc cho nó có làm hại đến quyền lợi và quyền hạn của minh. Luôn gắn bó với nước Mỹ, luôn bên cạnh nước Mỹ, nước Pháp đã chiến đấu cho đến ngày chiến thắng kẻ xâm lược, và cho đến ngày giải phóng được toàn Liên bang Đông Dương.
Nước Pháp, luôn nhớ đến tinh thần cao cả, sự thẳng thắn của các vị hoàng đế trị vì các xứ thuộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng tự tôn và cương trực của các dân tộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng trung thành và sự gắn bó của họ với cộng đồng người Pháp. Đối với các dân tộc đã biểu hiện tinh thần quốc gia cộng với tinh thần trách nhiệm chính trị, nước Pháp chủ trương ban hành, trong cộng đồng dân tộc Pháp, một quy chế chính trị mới, nằm trong tổ chức Liên bang, về nền độc lập cho các nước thuộc Liên bang, nền độc lập này sẽ được ban hành và công bố.
Những ý nghĩa chính trị và rộng mở của những điều quy định, sẽ không làm mất đi nền văn minh và truyền thống của các dân tộc. Với quy chế ấy, những người Đông Dương có quyền tham gia vào các chức vụ và công việc của Đông Dương.
Tiếp theo sự thay đổi về quy chế chính trị, sẽ có một đổi mới về quy chế kinh tế của Liên bang làm căn cứ cho tổ chức quản lí kinh tế, hải quan và thuế nó sẽ giúp cho sự phát triển, sự thịnh vương của bản thân Đông Dương và cho cả các nước láng giềng.
Việc giữ quan hệ hữu nghị và thân thiện láng giềng với nước Trung Hoa dân quốc và việc phát triển làm ăn với đất nước vĩ đại này, những quan hệ văn hoá, quan hệ kinh tế, sẽ giúp cho Đông Dương có một tương lai vững chắc và thịnh vượng.
Bởi vậy, nước Pháp mong muốn, theo đuổi, với sự cộng tác bình đẳng và thân thiện của các dân tộc Đông Dương hoàn thành sứ mệnh mà nó phải đảm nhận trên bờ Thái Bình Dương.

Lời tuyên bố của chính phủ lâm thời nước cộng hoà Pháp ngày 24-3-1945, liên quan đến Đông Dương

 

Chính phủ nước Cộng hoà Pháp muốn kêu gọi Đông Dương luôn đóng một vai trò đặc biệt trong tổ chức cộng đồng của nước Pháp. Và được hưởng một nền độc lập thích hợp với trình độ phát triển và khả năng tiếp thu của nó.
Lời hứa hẹn đã được nêu lên trong bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Đã đến lúc, những nguyên tắc có tính khái quát chung công bố ở Brazaville phải được đi vào chi tiết để thể hiện những ý định của Chính phủ:
Ngày hôm nay, xứ Đông Dương đang chiến đấu: lực lượng vũ trang gồm người Pháp và người Đông Dương (là những tinh hoa của các dân tộc Đông Dương) mà quân đội thù địch không thể coi thường, đang chứng minh tinh thần dũng cảm, đang triển khai sức mạnh của mình để đưa đến thắng lợi cho bản thân nó và cho cả cộng đồng dân tộc Pháp. Vì vậy, các xứ thuộc Đông Dương đáng được vinh dự đưa lên những vị trí xứng đáng của nó.
Được xác nhận bởi những diễn biến liên quan đến những ý định đã có, chính phủ nhận thấy có trách nhiệm định nghĩa ngay thế nào là quy chế chính trị của xứ Đông Dương sau khi nó được giải phóng khỏi ách cai trị của quân thù.
Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và một số nước khác của cộng đồng, hợp thành Liên hiệp Pháp, mà những quyền lợi đối ngoại sẽ được nước Pháp là đại diện. Xứ Đông Dương, nằm trong Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng một nền tự do riêng của nó.
Những công dân của Liên bang Đông Dương sẽ vừa là công dân của xứ Đông Dương vừa là công dân của Liên hiệp Pháp. Với ý nghĩa ấy, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc, bình đẳng trước giá trị, những công dân này được bổ nhiệm vào các chức vụ, các công việc của Liên bang, trong xứ Đông Dương, và cả trong Liên hiệp Pháp.
Những điều kiện dể Liên bang Đông Dương tham gia vào các bộ máy Liên hiệp Pháp, đồng thời những quy chế về quyền công dân của Liên hiệp Pháp sẽ do Quốc hội quyết định.
Đông Dương sẽ có một chính phủ Liên bang riêng, do toàn quyền Đông Dương chủ trì, dưới quyền có một số bộ trưởng giúp việc. Các vị này được lựa chọn trong những người của Đông Dương, hay người Pháp ở Đông Dương - bên cạnh vị Toàn quyền có một Hội đồng cố vấn gồm những người cao cấp nhất của Liên bang. Hội đồng có trách nhiệm soạn thảo các luật pháp hay những luật lệ của Liên bang. Một Quốc hội, chúng sẽ được bầu ra trên cơ sở mỗi bang có một quốc hội riêng. Sở ban hành luật tự do bỏ phiếu thích hợp cho từng xứ của Liên bang. Ở đây, những quyền lợi của nước Pháp được có đại diện. Quốc hội sẽ ban hành các loại thuế, xác định quỹ tài chính và sẽ thảo luận các dự án về luật pháp. Những hiệp ước thương mại, hay quan hệ ngoại giao liên quân đến Liên bang Đông Dương đêu được Quốc hội xem xét đến.
Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, báo chí, hội họp, lập hội, hay nói chung là quyền tự do dân chủ sẽ là những quyền cơ bản gốc rễ của luật pháp của Liên bang Đông Dương.
Năm nước của Liên bang có những khác nhau về trình độ văn hoá, về chủng tộc, về truyền thống, phong tục, đều được tôn trọng về những đặc điểm riêng của mình nằm trong Liên bang Đông Dương.
Phủ Toàn quyền, tuỳ theo quyền lợi của từng thành viên, sẽ là trọng tài trung gian. Chính phủ của từng địa phương sẽ được hoàn chỉnh và đổi mới, những công sở và chức trách trong từng nước của Liên bang đều được rộng mở cho mọi công dân từng nước.
Với sự giúp đỡ của chính quốc và trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ của Liên hiệp Pháp, Liên bang Đông Dương sẽ có tổ chức lực lượng vũ trang, vệ binh, hải quân, không quân. Các công dân Đông Dương, có quyền giữ những chức vụ tương đương với chức vụ của những người đến từ chính quốc, hay từ các nơi khác của Liên hiệp Pháp. Những tiến bộ về xã hội, về văn hoá sẽ được theo dõi và thúc đẩy cùng một lúc với tiến bộ về hành chính, về chính trị.
Liên hiệp Pháp sẽ có những biện pháp để làm cho nền tiểu học được phổ cập và có hiệu nghiệm, đồng thời cho phát triển nền trung học và đại học, việc học tiếng và học truyền thông địa phương sẽ được phối hợp mật thiết với học văn hoá Pháp.
Sẽ cho ban hành một tổ chức Thanh tra lãnh đạo, độc lập và có hiệu quả. Sẽ cho phát triển tổ chức Công đoàn. Việc cải thiện đời sống, sự giáo dục xã hội và giải phóng người lao động Đông Dương sẽ luôn được chú ý.
Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng trong Liên hiệp Pháp một quyền tự trị về kinh tế để giúp cho nó đạt đến một sự phát triển cao về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, đạt đến một sự công nghiệp hoá. Giúp cho Đông Dương có thể đương đầu với tình hình thế giới đang phát triển nhờ có tính tự trị ấy, và nối mọi quan hệ buôn bán với tất cả các nước khác. Đặc biệt với nước Trung Hoa, xứ Đông Dương, và tất cả Liên hiệp Pháp mong muốn có những quan hệ hữu nghị và chặt chẽ.
Quy chế mới của Đông Dương, như đã nêu trên sẽ được hoàn chính sau khi tham khảo những quan chức của nước Đông Dương được giải phóng.
Bởi vậy, Liên bang Đông Dương, trong quy chế bảo vệ an ninh của Liên hiệp Pháp, có quyền hưởng tự do, quyền tổ chức những đơn vị cần thiết để khai thác, phát triển các tài nguyên của nó. Nó sẽ có trong khu vực Thái Bình Dương, một vai trò riêng của nó, và chứng minh cho tất cả trong Liên hiệp Pháp, những tài năng của nó.

HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ

 

Một bên là Chính phủ Cộng hoà Pháp do ông Sainteny, người thay mặt và có uỷ nhiệm chính thức của Thủ sư đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu, Thượng sứ Pháp thụ nhiệm uỷ quyền của Chính phủ Cộng hoà Pháp, làm đại biểu.
Một bên là Chính phủ Cộng hoà Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc uỷ viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.
Hai bên đã thoả thuận về các khoản sau này:
1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hào là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kỳ”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.
2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy.
3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi kí hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về:
a) Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.
b) Chế độ tương lai của Đông Dương.
c) Những quyền lơi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt Nam.
Các thành phố Hà Nội, Sài gòn, Paris có thể được chọn làm nơi hội họp cuộc hội nghị.
Làm tại Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 1946
HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG KHANH SAINTENY
TƯ LIỆU THAM KHẢO
ALBORD (Maurice): L’armée française et les État du Levant, CNRS, 2000.
ARGENLIEU (l' amiral d’): Mémoires de guerre, Plon, 1973: Chroniqué d’Indochine, Albin Michel, 1985.
BARRÉ (Jean-Luc): Devenir de Gaulle 1939-1943, Perrin, 2003.
BAO DAI: Le Dragon d’AnnamI, Plon, 1980.
BENDÉRITTER (Médecin-Colonel): Sous le képi rouge à l’arcre d’or, Ulysse, 1990.
BOISSIEU (général de): Mémoiré, Plon, t.1: 1981, t.2: 1990.
BRÉHÉRET (Yves): Indochine 1946, Pressé de la cité, 1992.
BRUGE (Roger): Les Hommes de Dien - Bien Phu, Perrin, 1999.
CLERC (Christine): Les De Gaulle, une famille française, Nil, 2000.
CLÉRET (François): Le Cheval du roi, Les Presses du Midi, 2000.
DANSETTE (Adriel): Leclerc, Ed.J’ai lu 1995.
DECOUX (amiral): À la bare de l’Indochine, Plon 1949.
DESPUECH (Jacques): Le Trafic des paistré, Ed. Dé Deux Rives, 1953.
DESTREM (Maja): L’aventure de Leclerc, Fayrd, 1984.
FOLIN (Jacques de): Indochine, la fin d’un reve, Perrin, 1993.
GASTON-BRETON (Tristan): Sauvez l’or de la banque de France!, Le Cherche Midi, 2002.
GAULLE (Charles de): Le Fil de l’Épée, Berger-Levrault 1932, Mémorié de guerre, t.1, Plon, 1954, Mémoires d’espoir, Plon, 1970.
GAULLE (Philippe de): Mémoires accé-soires, Plon, t.1, 1997, t.2, 2000.
GRAS (général): Histoire de la guerre d’Indochine, Plon, 1979.
GUY (Claude): En écoutant De Gaulle, Grasset, 1997.
HÉDUY (Philippe): Histoire de l’Indochine, Albi Michel, 1998.
JUNOT (Michel): Opesration “Torch”, de Fallois, 2001.
LACOUTURE (Jean): De Gaulle, Le Seuil, 1985.
MANH BICH: Le Viêt Nam crucifié 1945-1975, L’Harmattan, 2000.
MANTIENNE (Frédéric): Mgr Pigneaux de Béhaine, Archives des Missions étranèges, Ed. Églises d’Asie, 1999.
MASSU (général): Sept ans avec Leclerc, Le Rocher, 1997.
MESSMER (Pierre): Mémoires, Albin Michel, 1995.
MUS (Paul): Viêt Nam, Sociologie d’une guerre, Le Seuil, 1952.
OMNÈS (René): L’Indochine avant l’oubli, Ed. Abst, 1994.
FEDRONCINI (Guy): Leclerc et l’Indochine (témoignages suite au colloque cónacré à Leclerc en 1990), Albin Michel, 1992.
PILLEUL (Gibert): Le général de Gaulle et l’Indochine (Colloque de I’íntitut Charles de Gaulle, 20-21 février 1981), Plon, 1982.
PIREY (de, Charles-Henry): Le Route Morte, RC4 1950, Indo éditions, 2002.
SAINTENY (jean): Historie d’une paix manquée, Fayard, 1967.
STIEN (Louis): Les soldat oubliés, Albin Miche, 1993.
TRAVERS (Sussan): Tant que dure le jour, Plon, 2001.
ARTICLES ET DOCUMENTS
BLAIZOT (général): Notes journalières 1939-1949, Service historique de L’Armée de Terre, Vincennes.
BRIEUX (Eugène): Quelqué réflẽions sur l’Indochine, in Les grands dossiers de l’Illutration/L’Indochine, rédition: Le Livre de Paris, 1995.
HANTZ (médecin-colonel): Les antennes chiurrgicales à Dien Bien Phu, Revue La Côhrte, no170, novembre 2002.
FORONDA (François): Le dernier moine-soldat: l’amiral d’Argenlieu, Revue historique des Armée no4, 1996.
SAINT-MILEUX (André): De l’amiral Decoux à l’amiral d’Argenlieui, cònfécrence proncée le 6 février 1998 devant l’Académie des Sciences d’Outre-Mer.
Hommage à Jean Sainteny, Revue de l’institut Charles de Gaulle, no24, Plon, 1978.

Xem Tiếp: ----