Chương 9


Chương 25

Bích Lan đã đoán sai. Không phải sự tình cờ, mà là cố tình. Chỉ buổi sáng hôm sau, Hạnh Quân đã nghe được giọng anh khi cô nhấc máy điện thoại
- Là anh đây Quân
Cô ngồi lặng đi hàng mấy giây, mới bật ra một câu vô nghĩa
- Chào anh
Im lặng một chút rồi âm thanh trầm trầm của anh lại vang lên
- Anh nghe rằng em đã trở về
Cô không trả lời, anh đều giọng hỏi tiếp
- EM có khỏe không?
- Bình thường – cô giữ giọng mình cũng bình thường như câu đáp
- Anh… anh không cố tình làm rộn em, nhưng anh rất muốn được gặp em, em có thể…
- Không – cô mừng là giọng mình lạnh tanh
- Quân ơi!!!! – Du kêu lên
- Xin lỗi anh, nhưng tôi rất bận tôi không thể…
- Đừng làm vậy mà Quân, anh xin lỗi. Anh chỉ mong gặp lại em. Nếu… nếu em sợ, anh hứa sẽ không làm hại gì em đâu, không nóng nảy, không to tiếng…
- Dừng lại đi Du – cô ngắt lời anh – tôi vừa nói rồi tôi rất bận. Xin lỗi anh vậy
Nước mắt cô tuôn rơi khi vừa cúp máy
Đầu dây bên kia như còn văng vẳng giọng gọi hốt hoảng của anh. Cô ngã mình xuống giường, úp mặt vào gối mà thổn thức khóc.
Trời ơi, sao mà giọng anh vẫn quyến rũ đến chết người vậy? làm sao cô chống đỡ nổi ánh mắt của anh, sức hút của anh khi gặp lại
Điện thoại lại reo. Hạnh Quân bịt chặt lấy hai tai. Tiếng reo vẫn như xoáy vào cõi lòng
Cô chồm dậy ngần ngừ, rồi mím môi gác máy
Vẫn biết mình còn yêu anh quá, nhưng cái đêm nào đã là một nhát chém vô hình vào tình yêu ấy rồi. Cô phải thức tỉnh thôi. Bích Lan nói đúng. Phải tự trang bị cho một lớp áo lạnh lẽo, vô tình. Cô đã là con thú bị thương rồi, còn chưa sợ tên thợ săn tàn nhẫn nữa sao
Hạnh Quân thong thả bước cạnh ông nội trên lối đi trải sỏi trong vườn hoa. Ông Tôn hỏi cô
- Công việc, học hành sao rồi con?
đạ, cũng bình thường nội à – Hạnh Quân đáp – Con xin lỗi nội vì hai bức tranh mượn nội để triển lãm đến bây giờ vẫn chưa gởi lại được
Ông Tôn khoát tay cười
- Không sao. Con giữ kỷ là được rồi. Khi nào thì lại triển lãm hả con?
- Khoảng hai tháng nữa nội à. Vì thầy con và mấy hội từ thiện của người Việt mình ở nước ngoài muốn vận động cho rộng khắp, nên phải hoãn lại cả năm trời để lien hệ và lên chương trình cho hoàn thiện hơn
Ông Tôn gật đầu
- Ừ, vậy cũng tốt
Đưa tay đỡ ông bước lên bậc thềm và ngồi xuống chiếc ghế mây đặt ở hành lang, cô cũng kéo ghế ngồi cạnh vui vẻ nói
- Con pha trà cho nội nhe
Ông Tôn cười khà
- Con nhớ cách pha trà ông dạy cho con không? Tưởng con đi Tây một chuyến sẽ thích uống trà gọi Lipton vừa tiện lợi vừa không rườm rà chứ
- Con không bao giờ thay đổi đến chóng mặt như vậy đâu nội. Nội cứ thử để con pha xem “tay nghề” con có bị tuột dốc không?
- Ừ, thì con cứ pha cho nội xem nào
Khẽ cười cho cái tính hiếu thắng con nít của đứa cháu gái duy nhất, ông Tôn đưa mắt ngắm đôi tay cô thuần thục mở chén và soạn bộ trà, lòng chắc mẻm sẽ uống được những tách trà thơm lừng, đậm đà của cô
Chợt ông tằng hắng
- Nhắc vụ hai bức tranh ông mới nhớ, cách đây mấy tháng có một cậu thanh niên tìm đến ông xin được xem bức tranh một lần
Vẫn chăm chú pha trà, tráng chén, cô mỉm cười hỏi ông
- Ai mà ngộ vậy hả nội? Sao lại đến đây xin xem tranh?
Quan sát ngầm cô cháu gái, ông Tôn thong thả nói
- À, cậu ta xưng là Huy Du, là cháu họ bà họa sĩ Cúc Duyên, tác giả của bức tranh mà con tấm tắc khen mãi đó Chén trà Hạnh Quân nhấc lên mời nội bị sánh ra một chút khi cô nghe cái tên anh, nụ cười như đóng băng trên môi
- Con quen cậu ta thì phải – Đón lấy chén trà trên tay cô, ông Tôn lửng lơ hỏi
Ngập ngừng một giây, rồi cô đáp
đạ… anh Du … là bạn cũ của con
Gật gù ông Tôn tiếp
- Khi nghe ông bảo vì buổi triển lãm hoãn lại, ông để ở nhà con cho con tạm giữ, cậu ta hơi thất vọng một chút
- Rồi….anh ấy về ha?
Ông Tôn hớp một ngụm trà, chép miệng khen cô pha trà ngon trong sự tò mò cố nén của cộ Để tách trà xuống, ông vuốt râu khề khà
- Con cũng thấy đó. Nội ở đây lâu, quanh năm bầu bạn với mấy cái chậu cây kiểng, mấy con sáo, con nhồng và lão Sự là bàn cờ duy nhất, thì dễ gì ông bỏ qua cậu trai mà mới ngó ông đã biết có cả một trời tâm sư.
- Vậy ông nội….
- Nội mời cậu ta ngồi một lúc. Gợi chuyện thêm một lúc nữa. Cuối cùng rồi cũng có kết quả, cậu ta rầu rỉ kể nội nghe từ đầu, nguyên do cậu ấy đến đây
- Nội! – Cô kêu lên nghèn nghẹn
Ông Tôn vỗ vai cô, trầm ngâm
- Nội cũng không ngờ chuyện cũ xưa của nội lại còn làm vướng mắc cháu gái nội như vậy
- Nội thật sự có quen biết bà Cúc Duyên sao – cô hỏi
Mắt ông Tôn nhìn vào xa xăm
- Ừ. lâu lắm rồi con ạ Thuở chỉ mới mười tám, mười chín
- Nội và bà ấy….
Như khơi dậy ký ức, ông Tôn kê?
- Ngày ấy bà Cúc Duyên rất đẹp, tài năng hội họa sớm phát triển, gia đình xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc nên rất nổi tiếng trong giới thượng lưu ở Sàigòn. Nhiều cậu ấm và những người có danh vị, thành đạt theo đuổi bà ấy - Nhưng bà ấy phải lòng nội
Ông Tôn cười buồn
- Nội biết. Nhưng mãi đến sau này mới biết. Nội lúc ấy chỉ là một thanh niên mười sáu, mười bảy thua Cúc Duyên hai tuổi tròn. Nội tôn sùng và ngưỡng mộ bà ấy nhưng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ có được sự chú ý của bà
Dựa người vào lưng ghế mây, ông đều giọng kê?
- Ông cố con ngày xưa là thầy dạy vẽ, nhà mình chỉ thuộc tầng lớp trung lưu, có mơ đến ngàn lần nội cũng không ngờ ba năm trời bà ấy lui tới hoc vẽ chỉ vì nội
Ông lắc nhẹ đầu
- Tánh bà ấy kiêu ngạo và khó tính lắm, lại thêm kín đáo thâm trầm. Nội dù cũng để ý đến bà ấy nhưng làm sao hiểu được mà dám thố lộ tình cảm
Kiêu ngạo và khó tính cũng chính là tính tình của HD rồi. Hạnh Quân nghĩ thầm.
Cô hỏi
- Thế làm sao nội có cơ hội hiểu được tình cảm của bà ấy và bày to?
- Chẳng có dịp nào cả. Nội cứ là thằng khờ tránh những lần tiếp xúc, nói chuyện với bà ấy vì sợ lộ ra, bà ấy tự kiêu sẽ không đến học nữa. Con thấy ngu không?
- thế rồi…
- Thế rồi năm hai mươi tuổi, nội lấy vơ.
Hạnh Quân mở to mắt
- Là bà của con sao
- À không. Bà ấy không phải là bà nội của con. Lấy nhau chưa được một năm bà ấy bị suyễn nặng nên mất đi
Cô ngạc nhiên
- Thế còn bà nội con? Còn bà Cúc Duyên?
Ông Tôn chép miệng
- Người vợ đầu mất. Ông trở về giúp bố mình và một số nhà hội họa trong đó có bà Cúc Duyên mở một hội trưng bày giống như buổi triển lãm của con bây giờ. Công việc ấy rất tốt đẹp, nội có dịp gần gũi và thân mật hơn một chút với bà ấy. Nhưng….buồn thay, hai năm sau đó nội lại gặp một cô thợ may tỉnh lẻ, và quyết định cầu hôn chỉ sau vài lần gặp gỡ
- Là… là bà nội của con?
- Ừ… là bà nội của con đó – Ông hằng giọng – hôm cưới, bà ấy cáo bệnh không đến gởi tặng một bức tranh được gói kín. Khi ông mở ra thì nó là bức tranh ấy, bức tranh đau khổ khi bày tỏ nỗi lòng của bà
Hạnh Quân thở dài. Một chuyện tình lẽ ra có thể rất đẹp, tại sao lại có kết thúc lạt lẽo và vô tình đến thế?
Xoa đầu đứa cháu gái, ông Tôn bảo
- Ông không sửa được mọi chuyện đã xảy ra, bà nội con hiền lành, nhu thuận lắm. Ông không làm việc trong nghành nghệ thuật hội họa nữa nhưng vẫn trân trọng bức tranh ấy của bà Cúc Duyên
Thấy vẻ trầm lặng của cô, ông cao giọng
- Ông nội bảo con chuyện này. Dù không hiểu được trái tim bà ấy nhưng ông hiểu được tính nết bà. Bà ấy chẳng bao giờ ác ý đến độ cho cháu trai của mình đến rù quến và làm hại con đâu
Hạnh Quân ngạc nhiên
- Nội biết – Ông Tôn cười – Và nội dám chắc đó chỉ vì bà ấy muốn cậu Du có cơ hội gặp gỡ và yêu thương con mà thôi
đdể làm gì
- Bà ấy muốn nối một mối dây liên hệ giữa hai họ bằng một dây tơ hồng
- nhưng… - Hạnh Quân ngơ ngác kêu lên
đdó chỉ là sự suy đoán của nội thôi
Ông Tôn cười lớn
- Suy đoán trúng phóc. Nếu con muốn, ông nội sẽ vì con mà kiểm chứng
Hạnh Quân đỏ mặt trước cái nhìn thấu hiểu của ông nội. Cô ngập ngừng rồi ấp úng hỏi
- Làm sao nội kiểm chứng được
Ông Tôn lại cười lớn hơn
- Ôi con nhỏ khờ. Ông có số điện thoại đây này. Chỉ cần phone một cái có tài xế tình nguyện chở ông đi thăm hỏi bà ấy ngaỵ Ông nội để ý rồi. Xe sport mui trần đàng hoàng nghen
Mặt Hạnh Quân như gấc chín, giọng cười của ông nội vang lên khoan khoái và vui vẻ quá chừng