Trần Hoài Nam là bạn với Nguyễn Hưng, nhưng học hai trường khác nhau. Hưng theo văn khoa, còn Nam thì học nhạc. Hai người cá tính hoàn toàn khác biệt, nhưng không hiểu tại sao họ lại có thể thân như vậy được. Lúc mới đến với nhóm chúng tôi, Nam có vẻ không thích hợp mấy, ngồi lẳng lặng một bên nhìn mọi người cười nói như kẻ bàng quan. Điều này khiến cho Thanh Thương có lần phải trề môi bảo tôi.- Tao thấy anh chàng Nam này có thể đi đóng phim trinh thám được đấy. Nhìn tướng gã làm ra vẻ trịnh trọng, kẻ cả thế kia trông thật dễ quê.Thật sự, Nam có vẻ hơi khác người, chàng không bao giờ ăn mặc cẩu thả xốc xếch như bao nhiêu người con trai khác, lúc nào cũng phục chỉnh tề, không lớn tiếng cãi lẫy, với chúng tôi có một khoảng cách. Chúng thôi biết gia đình Nam giàu có, chàng lại là con trai độc nhất, nên thái độ có vẻ "thượng lưu" hơn. Thói quen con người thật khó sửa đổi, vì thế Nam không thể trong phút chốc đồng hóa ngay với trong giây phút ưa thích chàng ngaỵ Mà phải đợi cho đến ngày một, ngày hai rồi sự thay đổi cũng đến.Hôm ấy, một đêm màu hạ, trời sáng trăng, thành phố nóng như bị đóng hộp. Chúng tôi cùng nhau đế n hồ Xuân Hương chèo thuyền, Nam cũng đi theo. Trên mặt hồ gió mát, trăng sáng, phong cảnh thơ mộng như một bức họa. Chúng tôi mướn một chiếc thuyền lớn, bốn chiếc thuyền nhỏ: mười lăm mười sáu người tụ họp lại. Chiếc thuyền to dẫn đầu, bố n chiếc thuyền nhỏ được cột vào nhau bằng sợi dây thừng chỉ có những người ngồi trên hai thuyền ngoài là phải chèo thôi. Trăng sáng trên khoảng trời rộng ít sao, tiếng mái chèo va vào nước tạo nên những âm thanh êm đềm, chúng tôi tuy không uống rượu nhưng tất cả hầu như saỵ Những hòn núi mờ ảo xa xa mặt hồ, một thứ không khí yên lặng bao trùm cả cảnh vật, tuy không hẹn, nhưng mọi người đều không nói gì cả.Trong lúc đó, Nam bỗng huýt sáo một bản nhạc âm thanh thật ấm, thật dồi dào lúc cao nhưng chúng tôi đều công nhận là rất haỵ Và bóng trăng, núi, cây cỏ chung quanh bờ hồ trở nên huyền ảo. Tiếng sáo Nam húyt như một thứ lời ru ngủ, kéo dài, cuốn hút, lúc khoan lúc nhặt. Chàng huýt thật lâu, sau một âm thanh cao vút rồi im bặt. Tất cả trở về yên lặng, sông, núi, cây cỏ và cả chúng tôi cũng không thốt nên một lời nào. Con thuyền lững lờ trôi qua bóng núi, chú lái đò đã ngủ gục từ bao giờ.Sự yên lặng kéo dài rất lâu, cho đến lúc Nguyễn Hưng nhẹ nhàng bảo:- Nam! Ca một bản nghe chơi.Nam không đáp, yên lặng. Nguyễn Hưng tiếp:- Hát đi! Hát cho chúng tôi nghe đi.Nam ậm ừ một vài tiếng, rồi yên lặng. Trên mũi thuyền, một chiếc đèn gió, bốn mặt kính, bên trong có thắp một cây nến leo lét. Nam ngẩng đầu lên nhìn, những tia sáng yều lanh. Khuôn mặt chàng trở nên sống động với cảm giác mơ màng. Mọi tia mắt đều hướ ng về phiá Nam, mong mỏi được nghe chàng hát.Nam bắ t đầu cấ t cao giọng, chúng tôi hồi nào tới giờ không ngờ chàng ca hay như thế. Lại một bản nhạc mới. Nhưng hay tuyệt vời, lời ca như bóp tan từng mảnh tim. Chúng tôi chết dưới trong lời ca. Có người bảo tôi, thế gian này thuộc về anh.Nhưng sao trong đám đông ồn ào, tôi lại đánh rơi mình đâu mất.Có người bảo tôi, niềm tươi vui mất mãi thuộc về anhNhưng bôn ba khắp bốn phương trời.Trong bao tiếng cười không thấy dáng tôiCó người bảo tôi, ánh mặt trời đang rọi vào tôi.Tôi tìm mãi, tìm mãi không thôi.Mà sao vẫn không thấy dáng mình trong ấy.Thế thì tôi đang ở đâu? Đang ở đâu đây?Ai có thể cho tôi được biết?Tôi ở đâu đây? Tôi ở đâu đây?Làm sao tìm thấy bóng hình tôi.Ai là người mách giúp giùm tôi?Giọng ca của chàng chứa đầy một thứ tình cảm xung động và cứng cỏi, khiến chúng tôi nghe lặng cả người. Những câu cuối cùng "Ai là người mách giúp giùm tôi" dồn dập mạnh mẽ lại chứa đầy ai oán, như xông lên từ đáy nước như tràn lan vào tận núi sâu. Chúng tôi nín cả hơi thở không thốt nên lời, hình như lời ca có một ma lực nào đó đã chận kín chúng tôi, một lúc sau, anh chàng Lăng Xăng mới nói lớn:- Hay tuyệt!Thế là chúng tôi cùng vỗ tay, hét lên tán thưởng. Một thứ tình cảm phấn khởi, khích động khiến mọi người nhốn nháo cả lên. Từ những chiếc thuyền nhỏ, họ đổ dồn qua thuyền lớn, vây kín lấy Trần Hoài Nam. Sự Ồn ào xảy ra trên mười phút mới trở về yên lặng. Nam bỗng bỏ rôi đám đông, chàng lặng lẽ đến ngồi trên mũi thuyền.Thuyền đã qua khỏi bóng núi, mặt trăng lại hiện ra, chúng tôi tắm dưới ánh trăng, vẻ mặt mọi người đều phấn khởi và yên tịnh. Lúc ấy Nam ngồi trước mặt chúng tôi, không còn là một con người tấm thường nữa, mà chàng đã được bao phủ bởi lớp hào quang.Thanh Thương chen tới trước, giọng xúc động hỏi Nam:- Ai dạy cho anh hát vậy?- Không ai dạy cả.Thu Vân hỏi:- Còn lới ca của ai?Nam đáp gọn:- Tôi.Thanh Thương lại hỏi:- Còn nhạc?- Cũng tôi.Mọi người yên lặng, nghi ngờ, có vẻ không tin, nhưng cũng có người lộ vẻ khâm phục. Riêng Nam, chàng vẫn ngồi đó yên lặng gương mặt thản nhiên không một chút kiêu căng, làm như việc đặt nhạc và lời ca kia là được. ánh trăng tạo nên những phần sáng trên phần mặt của chàng, trông thật tình. Tình cảm chàng như không giữ kín trong thân, mà toát ra cả chung quanh.Tôi lặng lẽ rồi xa đám đông, tiếng hát làm tôi cảm động, ánh trăng và bóng đêm làm tôi xúc cảm, bỗng nhiên tôi muốn khóc. Muốn khóc vô cùng, bước về phía tàu, tôi ngồi quay lưng lại, ngắm lấy những điểm sáng lung linh trong nước. Mắt tôi bắt đầu ướt, phía sau lưng tôi, đám đông vẫn còn vây quanh Nam hỏi han đủ chuyện. Những tiếng ồn ào, cười đùa vui vẻ.Tiế p đó, Nam lại hát, lần này chàng hát một bản nhạc êm đềm, nhẹ nhàng, giọng ca chàng thấp, lời ca thật rõ ràng, thật xúc cảm.Anh có rấ t nhiều mộngTrong ấy bóng em không hề phaiAnh có biết bao ảo tưởngẢo tưởng tràn đầy cả dáng aiĐã có trăm lần anh nguyện cầuNguyện cầu định mệnh ban phép mầuĐể anh được nhìn em được nghe em và được emĐể được trao em cả mối tìnhNhưng mà em ở phương nào hỡi em?Tôi chầm chập gạt những giọt nước mắt trên mặt. Em là ai đây trong bài hát của chàng? Ai? Một kẻ may mắn nào đã được tôn thờ, đã được yêu một cách đánh ngét như thế? Ai? Nàng ở đâu?Bài hát nài lại được mọi người tán thưởng, tất cả tình cảm của mọi người như bị chàng nắm gọn trong taỵ Họ la, họ hét, họ khen gợi đến đỗi lão chèo thuyền phải lớn tiế ng phản đối, vì sợ làm đắm thuyền.Tối hôm ấy, ánh trăng như tràn đầy cả niềm vui và cảm thông. Trần Hoài Nam ca say sưa trước bao nhiêu khách mộ điệu đang hò hét, khâm phục. Chàng hát một lúc nhiều bản có bản của mình, cũng có bản của các nhạc khác. Sau đó, chúng tôi biết Nam là một chàng đàn Piano, Giutar và thổi khẩu cầm nữa. Tối hôm ấy, Nam say sưa hát khiến trăng, nước, núi sông và chúng tôi đều như mê mẩn.Khi du khách trên hồ Xuân Hương đã ra về, mặt hồ chỉ còn lại chúng tôi, không hẹn, mọi người cùng hát bản nhạc vui.Khi chúng ta cùng ngồi bên nhau, ngồi bên nhau.Khi chúng ta cùng họp thành đoàn. Vui vẻ làm sao!Anh với tôi cùng cười, ha, ha.Tôi với anh cùng cười, hi, hi.Khi chúng ta cùng ngồi bên nhau, thật vui sướng!