Dịch giả: Nguyễn Thanh An
- 3 -

    
7
iếng trống tang vang lên rất đều đặn trong nhà họ Du.
Đêm đã khuya, người được phái đi phố huyện tìm họa sĩ vội vội vàng vàng chạy về. Người đó nói với Vương Bình Thuận và Du Vũ Minh rằng, anh ta đã đi tìm hết những họa sĩ ở phố huyện, nhưng không ai chịu về thị trấn Đường cả. Cho dù có trả họ bao nhiêu tiền đi nữa, họ cũng chẳng muốn tới đây. Chính Ngọ ngày mai đã đưa tang rồi mà tới giờ vẫn chưa có ai vẽ truyền thần cho Du Trường Thủy. Du Vũ Bình lo tới cháy ruột cháy gan, vốn dĩ cái chết của bố đã khiến anh ta mất chỗ dựa, lúc này, anh ta dường như bị ném vào chảo dầu đang sôi sùng sục, chịu sự đau đớn khi bị chiên rán. Vương Bình Thuận cũng bó tay với vấn đề này, ông ta chẳng có cách nào cả. Ông ta thở dài rồi nói với đã Vũ Bình:
“Xem ra chỉ có thể như vậy thôi, giờ đưa tang ngày mai không thể thay đổi được, thôi thì đành phải chôn ông anh Du Trường Thủy xuống đất cho yên ổn, sau này có mời được họa sĩ tới thì sẽ truyền thần cho ông ấy sau vậy.”
Du Vũ Bình cũng bất lực, đành chấp nhận như vậy.
Du Vũ Bình bước vào phòng của mẹ - bà Ngô Quỳnh Hoa. Bà ta vẫn đang nhắm mắt, ngồi xếp bằng trước điện thờ. Miệng lầm rầm đọc kinh. Du Vũ Bình ngồi xuống ghế, chăm chú nhìn người mẹ có vẻ bề ngoài bình thản của mình. Mãi lâu sâu, bà ta mới mở mắt, nói:.
“Vũ Bình à, sau này mọi việc trong nhà này đều phải trông đợi vào con thôi, sẽ không còn ai làm giúp con nữa đâu, con phải gánh vác việc nhà như trọng trách của một người đàn ông thôi.”
Mặt Du Vũ Bình buồn thê thảm, trong lòng anh ta tràn ngập nỗi sợ hãi.
Trong mắt người cha và người anh mạnh mẽ, anh ta luôn bị coi là kẻ yếu đuối.
Du Vũ Bình buồn bã kể: “Chẳng có họa sĩ nào bằng lòng về thị trấn Đường vẽ truyền thần cho bố cả”.
Bà Ngô Quỳnh Hoa khẽ cười đáp lại: “Người chết thì đã chết rồi, còn võ với vẻ làm gì chứ? Nếu con muốn nhớ về một người, trong lòng nghĩ tới người đó là được rồi, còn nếu con không muốn nhớ thì dù có bức vẽ truyền thần của người đó, con cũng sẽ nhanh chóng quên thôi. Chờ sau khi mẹ chết, cho dù có tìm được họa sĩ thì cũng không cần vẽ truyền thần cho mẹ, con hiểu chứ?”.
Du Vũ Bình gật đầu, nhưng trong lòng vin không hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa trong những lời bà Ngô Quỳnh Hoa nói.
Du Vũ Bình khẽ nói: “Mẹ, sao mẹ không ra nhìn mặt bố lần cuối?”.
Bà Ngô Quỳnh Hoa khẽ thở dài đáp lại: “Không nhìn nữa, cái gì cần phải nhìn thì đã nhìn từ lâu rồi, bây giờ ra nhìn một người chết còn có nghĩa lý gì đâu?.”
Du Vũ Bình hoàn toàn không hiểu tại sao mẹ anh ta lại kiên quyết như vậy.
Anh chẳng nói thêm gi nữa, trong lòng nặng trĩu như có tảng đá đè lên ngực. Anh nhớ tới người anh trai Vũ Phi của mình. Từ lúc Du Vũ Phi được điều động lên phố huyện, anh ấy chưa từng về nhà bao giờ, cũng không biết tình hình hiện tại của anh ấy thế nào, hiện đang ở đâu cũng không ai biết, do vậy không làm cách nào để nhắn tin bố chết cho anh ấy. Nếu như Du Vũ Phi ở nhà, Du Vũ Bình đã không phải chịu áp lực lớn như vậy.
Dường như bà Ngô Quỳnh Hoa hiểu tâm tư của con trai:.
“Vũ Bình à, anh trai con - Du Vũ Phi - e rằng cả đời này sẽ không về được nhà nữa. Tối quá, mẹ mơ thấy anh trai con, toàn thân anh con đẫm máu, nó đứng trước mặt mẹ rồi nói lời từ biệt. Mẹ nghĩ chắc chắn nó đã gặp nạn rồi, trước đây cứ mỗi lần mẹ mơ thấy có chuyện gì xảy ra với nó đều rất chuẩn xác. Do vậy, lần này chắc chắn không sai. Mọi thứ đều do số mệnh, có trốn cũng không trốn được. Con đừng sợ, sợ cũng chẳng có tác dụng gì, những gì con phải gánh vác thì phải gánh vác thôi. Vì thế từ này về sau con phải sống như một người đàn ông, bởi sẽ chẳng ai giúp nổi con đâu, và cũng chẳng ai nói trước được sau này sẽ thế nào, con phải tự mình sắp xếp cho tốt thôi. Những gì cần nói mẹ cũng chỉ nói tới đây thôi, xong rồi, bản thân con phải cân nhắc cho kỹ. Con ra ngoài ngồi cùng bố đi, mẹ mệt rồi, muốn nghĩ một chút”.
Du Vũ Bình nghe những lời mẹ nói, nước mắt giàn giụa.
Anh ta đứng dậy chào mẹ rồi thất thểu đi ra.
Bà Ngô Quỳnh Hoa lạnh lùng nói sau lưng: “Nếu con muốn làm một người đàn ông đúng nghĩa, thì đừng khóc nữa. Lúc đưa tang ngày mai cũng không được khóc”.
Đêm đã khuya, linh đường trong nhà họ Du chỉ còn lại một vài người anh em của Du Vũ Bình ngồi lại trông linh cữu cùng với anh ta, họ mệt mỏi cố không để mí mắt sụp xuống. Du Vũ Bình không buồn ngủ chút nào, tâm trạng phức tạp, hỗn loạn.
Xác Du Trường Thủy được phủ vải trắng đặt trên tấm gỗ. Du Vũ Bình ngồi gần xác bố nhất, chỉ cần giơ tay cũng có thể vén tấm vải trắng phủ trên người ông lên. Mặc dù tiết trời rất lạnh nhưng xác của ông Du Trường Thủy vẫn bốc mùi khó ngửi, tuy vậy, Du Vũ Bình không còn bất cứ cảm giác nào đối với mùi thối trên xác bố nữa. Du Vũ Bình không tin rằng hồn ma của Lăng Sơ Bát đã giết bố mình, vậy hung thủ là ai? sáng nay, sau khi nhận được tin bố chết, anh ta chạy như bay tới quán Tiêu Dao. Anh hỏi mụ Lý Mị Nương - người đã sợ tới mức mặt tái dại: “Bố tôi chết thế nào?.”
Mụ Lý Mị Nương khiếp đảm nhìn anh ta không nói được gì..
Du Vũ Bình biết mụ Lý Mị Nương biết rõ nguyên nhân bố anh ta chết, nhưng nếu mụ ta nói cho anh biết thì liệu anh có báo thù cho ông không? Nếu như bất cứ ai trong hai người anh của anh là anh ruột Du Vũ Phi hay người anh họ Du Vũ Cường có mặt tại đây, chắc chắn sẽ hữu dụng hơn anh. Mẹ nói rằng Du Vũ Phi vĩnh viễn không trở lại được nữa, anh ta không tin, trong lòng anh ta vẫn còn niềm hy vọng khác. Không hiểu lúc này Du Vũ Cường đang ở đâu? sau khi Du Vũ Cường nghe thấy tin ông chú ruột của mình chết, anh ta sẽ phản ứng ra sao?... Lòng Du Vũ Bình rối như tơ vò.
Lúc này, anh ta nghe thấy tiếng bước chân nặng nề vọng từ ngoài cửa tới.
Anh ta cảnh giác đứng hẳn dậy, rồi nhìn ra phía ngoài cửa lớn. Anh ta nhìn thấy chiếc đèn lồng trắng treo trên cái cây bên ngoài cửa lắc lư trong gió, xa xa bên ngoài cửa tối om. Cà người Du Vũ Bình run nhẹ, anh ta cất tiếng lạnh lùng hỏi những người anh em trong họ đang ngủ gà ngủ gật:.
“Ai đang ở bên ngoài vậy? Không hiểu ai lại tới vào lúc này chứ? Lẽ nào là kẻ giết chết bố anh? Hắn giết bố anh rồi vẫn chưa đủ ư?”.
Những người kia nghe thấy Du Vũ Bình hỏi như vậy liền ngay lập tức tỉnh lại, mọi ánh mắt đều khiếp sợ đổ dồn ra ngoài cửa.
Tiếng bước chân nặng nề càng lúc càng gần, sắc mặt của họ lại càng căng thẳng hơn, không ai dám đi ra ngoài cửa xem rốt cuộc có chuyện gì.
Cuối cùng, một người xuất hiện trong tầm mắt của họ.
Người này mặc chiếc áo dài màu xám, một giá vẽ kẹp bên nách, tay cầm một hộp gỗ nhỏ. Người đó bước vào cửa lớn nhà họ Du, đi thẳng tới linh đường trong đại sảnh. Du Vũ Bình ngỡ ngàng, đây chẳng phải là họa sĩ Tống hay sao? Nhưng anh ta chết rồi kia mà? Lẽ nào người chết rồi vẫn tiếp tục vẽ truyền thần được ư? Du Vũ Bình cùng tất cả anh em họ Du đều sợ hết hồn, một họa sĩ đã chết lại ghé thăm nhà một người chết khác vào lúc nữa đêm, lẽ nào lại không khiến người ta sợ sởn gai ốc.
Người đó đi tới trước mặt anh ta. Lúc này, cả Du Vũ Bình và những người anh em họ kia mới thở phào nhẹ nhõm. Hóa ra đó không phải là Tống Kha, mà là Tam Lại Tử.
Du Vũ Bình ngạc nhiên hỏi: “Tam Lại Tử, anh tới đây làm gì?”
Tam Lại Tử lạnh lùng đáp lại: “Tôi tới vẽ truyền thần cho Du Trường Thủy”.
Lòng Du Vũ Bình lại giật thốt lên, anh ta phát hiện giọng nói của Tam Lại Tử lúc này là giọng của Tống Kha, nhưng cái khuôn mặt xấu xí thô kệch trước mặt đích thị là mặt của Tam Lại Tử. Hắn học vẽ truyền thần từ khi nào? Ngoài việc là tay đào huyệt giỏi ra, hắn còn có thể làm được gì nữa?
Du Vũ Bình thắc mắc hỏi lại: “Anh biết vẽ truyền thần à?”
Tam Lại Tử thờ ơ không thèm liếc Du Vũ Bình tới một cái, cũng chẳng thèm trả lời. Có lẽ câu hỏi của anh ta lúc này quá ngớ ngẩn khiến Tam Lại Tử chẳng mảy may bận tâm. Tam Lại Tử tới bêncạnh xác của Du Trường Thủy, ngồi xuống, giơ bàn tay đen đúa vén tấm vải trắng phủ trên mặt Du Trường Thủy xuống. Khuôn mặt xám xịt, xác xơ của Du Trường Thủy hiện ra trước mặt Tam Lại Tử.
Tam Lại Tử thẫn thờ nhìn mặt Du Trường Thủy, miệng thì thầm gì đó, dường như đang nói chuyện lần cuối với ông ta. Tam Lại Tử nói gì, cả Du Vũ Bình và những người còn lại đều không hiểu, cứ như thể đó là thứ tiếng dưới cõi âm.
Tam Lại Tử nói xong những tiếng kỳ lạ kia thì chậm rãi đứng lên. Trên khuôn mặt xấu xí xuất hiện lớp hơi nước âm lạnh. Hắn không đê ý chút nào tới Du Vũ Bình và những người ngồi đó, tự mình xách một chiếc ghế đặt bên cạnh xác Du Trường Thủy, chiếc ghế được đặt rất gần đầu ông ta. Tam Lại Tử tự nhiên mở chiếc hòm gỗ, sau đó lấy chiếc bút thần chuyện dùng để vẽ ra, hắn ngồi lên ghế, kê giá vẽ lên đầu gối, tập trung vào chiếc bút, bắt đầu vẽ từng nét từng nét... Thần thái giống hệt Tống Kha.
Điều khiến Du Vũ Bình cảm thấy kinh sợ hơn nữa chính là anh ta cũng ngửi thấy mùi tanh thối rất nặng.
Khi xưa khi Tống Kha tới nhà họ Du vẽ truyền thần cho bà nội anh ta, Du Vũ Bình cũng ngửi thấy mùi tanh giống như vậy.
Hai chân Du Vũ Bình nhũn ra, tựa hồ chỉ cần có cơn gió nhẹ cũng khiến anh ta đổ rạp xuống sàn.
Không khí trong linh đường ngột ngạt cứ như thể có rất nhiều hồn ma đang lượn qua lượn lại.
Những người anh em họ của Du Vũ Bình cũng cảm thấy không tin nổi, họ cũng ngửi thấy mùi tanh thối tỏa ra từ người Tam Lại Tử. Sự bất thường của Tam Lại Tử càng khiến họ khiếp sợ. Trong mắt họ, Tam Lại Tử vốn là kẻ mang tới điều không may mắn... Họ lần lượt tìm cớ rời khỏi linh đường, rời khỏi nhà họ Du, ai về nhà nấy. Mãi tới sáng hôm sau, họ mới mò tới nhà họ Du giúp Du Vũ Bình làm những việc họ phải làm. Du Vũ Bình không có cách nào ngăn họ bỏ đi, anh ta không có uy. Nếu như Du Vũ Phi hay Du Vũ Cường có ở đây, thì cho dù có xảy ra chuyện gì, những người anh em kia cũng không dám chuồn đi như vậy.
Du Vũ Bình đứng ngây ra, toàn thân run bắn, mồ hôi lạnh rịn ra từ mọi lỗ chân lông, anh ta chẳng có lựa chọn nào, đành đứng đó trông linh cữu cho bố cùng người họa sĩ đáng sợ kia.
8
Cái chết của Du Trường Thủy khiến đội trưởng đội bảo vệ Trư Cốc rơi vào tâm trạng khủng hoảng và tự trách mình trầm trọng. Hắn thậm chí còn cảm thấy hoài nghi về năng lực của bản thân cũng như khẩu súng moze đeo bên người. Nếu như người chết tiếp theo là bản thân hắn, tới lúc đó khẩu súng hắn coi như tính mạng ấy cũng không cứu nổi hắn, lúc đó nó chỉ còn là miếng sắt phế liệu vô dụng mà thôi. Buổi tối trên đường từ thôn nhà họ Du về thị trấn Đường, Trư Cốc đã ra lệnh bỏ hết các trạm gác, hắn nói với những thuộc hạ dưới quyền: “Chúng mày về nhà ngủ đi, tự đảm bảo sự an toàn của chính mình là tốt rổi”.
Về tới nhà, bố của Trư Cốc - ông Vương Bình Ích - đã ngủ, bố của Phòng Như Nguyệt cũng ngủ rồi. Trư Cốc đứng một hồi lâu rước cửa phòng bố con Phùng Như Nguyệt, ghé tai vào cửa, nhưng không nghe thấy tiếng động nào trong phòng. Phùng Như Nguyệt ơi là Phùng Như Nguyệt, ngày hôm nay anh bận rộn, hoảng loạn tới mức chẳng còn sức nhớ tới em nữa, Trư Cốc thầm than thở trong lòng.
Trư Cốc mệt mỏi rã rời ngồi trong phòng khách, bụng réo ầm ầm. Dưới sự đôn đốc của ông chú ruột Vương Bình Thuận, hắn phải lo liệu tang lễ cho Du Trường Thủy mất toi cả buổi, tới giờ vẫn chưa ăn uống gì. Trư Cốc liền đặt súng moze và cả bao súng để trên bàn, thở dài một cái. Lúc này, hắn cảm thấy hối tiếc vì đã không nghe lời bố học lấy một nghề nào đó, xem ra càng ngày càng khó sống đây, cũng có thể một ngày nào đó lại sẽ chết không minh bạch như ông Du Trường Thủy cũng nên. Du Trường Thủy chết đi, xem ra sự nghiệp của hắn cũng đi tong.
“Két” một tiếng, cửa phòng Phùng Như Nguyệt bật mở. Tiếng mở cửa khiến Trư Cốc giật mình, đột nhiên trong lòng hắn dâng lên một khát vọng dạt dào, khát vọng được nhìn thấy khuôn mặt xinh đẹp như hoa mẫu đơn nở rộ của Phùng Như Nguyệt. Người đi ra chính là Phùng Như Nguyệt, sau khi đi ra, cô đóng cửa phòng lại luôn. Trư Cốc si mê nhìn cô, mắt đờ ra, hắn khẽ mở miệng, nhưng nhất thời á khẩu, không tìm được bất cứ lời nào để biểu đạt tâm tư của mình..
Tóc của Phùng Như Nguyệt hơi rối, mắt cô cụp xuống.
Cô đi tới trước mặt Trư Cốc cười thẹn thùng rồi hỏi: “Anh về rồi à? Anh đói không vậy?.”
Trư Cốc bị hút hồn trước nụ cười thẹn thùng của Phùng Như Nguyệt, nước dãi lại chảy ra bên khóe miệng, hắn hốt hoảng, dùng tay quệt nước dãi ở khóe miệng rồi gật đầu đáp lại: “Đói rồi, cả ngày hôm nay anh vẫn chưa được ăn miếng nào”.
Phùng Như Nguyệt ngạc nhiên hỏi lại: “Thế ư? Cả ngày chưa ăn uống gì, sao thế được chứ? Anh à, em sẽ đi nấu cho anh ngay”..
Nói rồi, cô ta liền quay người đi về phía bếp.
Anh mắt của Trư Cốc dán vào bóng Phùng Như Nguyệt mãi đến khi cô ta bước vào bếp.
Dường như hơi thở thơm mát, nồng ấm của cô ta vẫn lưu lại trong phòng khách, Trư Cốc hít hà.
Bỗng Trư Cốc nhíu mày, hắn ngửi thấy mùi gì đó rất lạ. Mùi này sao lại rất giống với mùi tỏa ra từ xác của Du Trường Thủy vậy? Trư Cốc giơ tay áo lên mũi rồi ngửi, dường như tay áo của hắn cũng có cái mùi đó. Hắn nghĩ, từ lúc sáng sớm phát hiện ra xác của Du Trường Thủy, mãi tới tối mới rời khỏi linh đường của ông ta, do vậy đương nhiên quần áo hắn ám mùi tử thi.
Cả một ngày trời Trư Cốc không hề cảm nhận được mùi gì, nhưng lúc này hắn lại thấy buồn nôn.
Hắn cảm thấy có gì đó sắc nhọn bên trong đang quấy đảo, đặc biệt khó chịu, có thứ gì đó ùa tới họng, như muốn phá toang họng hắn để thoát ra ngoài.
Trư Cốc ra khỏi nhà, ngồi phịch xuống một góc trong ngõ rồi cố gắng nôn ọe. Dạ dày trống rỗng, hắn chỉ nôn ra dịch nhớt. Trư Cốc nôn tới mức nước mắt, nước mũi túa ra, xương sống đâu như bị rút gân vậy.
Tiếng nôn ọe của Trư Cốc tràn ngập ngõ Đôi Mễ.
Gió lạnh quyện với mùi chết chóc lùa vào trong ngõ.
Trư Cốc trở về nhà thì ngửi thấy mùi đồ nhắm thơm phức, mùi thơm của rượu và đồ nhắm át hẳn mùi lạ kia. Đây là món nhắm do chính tay người trong mộng của hắn làm, cô còn hâm rượu cho hắn nữa, mùi thơm kích thích hắn. Cơn buồn nôn ban nãy dần biến mất, thay vào đó là sự thèm ăn không cưỡng nổi.
Trong đêm khuya, lần đầu tiên Trư Cốc được thưởng thức những món ăn do Phùng Như Nguyệt nấu tại bếp nhà mình.
Bốn đĩa thức ăn bày trên bàn, ngỗng tỏi xào lạp xưởng, đậu phụ khô xào lạc, củ cải muối xào trứng... Còn có một bát canh bún rau cải xanh nóng hổi, cùng một chai rượu gạo đã được hâm nóng. Trư Cốc và Phùng Như Nguyệt ngồi đối diện nhau, cô ta khẽ khuyên: “Anh à, anh ăn bún trước để lót dạ rồi hãy uống rượu, như vậy mới không hại dạ dày”.
Trư Cốc cảm thấy lúc này Phùng Nhu Nguyêt giống như vợ mình vậy, sự quan tâm và chăm sóc của cô ta khiến hắn cảm nhận được sự ngọt ngào và tươi đẹp khó nói, đó là cuộc sống hắn mơ ước từ lâu. Trư Cốc vui vẻ “ừ” một tiếng rồi bưng bát bún lên ăn.
Phùng Như Nguyệt nhìn chằm chằm vào người đàn ông đang ngồi trước mặt, mặt ẩn chứa tâm trạng phức tạp.
Phùng Như Nguyệt nói: “Anh à, anh ăn từ từ thôi, đừng để bỏng cổ họng đấy”.
Trư Cốc ngẩng đầu nhìn Phùng Như Nguyệt, vừa cười vừa nói: “yên tâm đi, anh không bỏng họng được đâu”.
An bún xong, Trư Cốc bưng cốc rượu, uống một ngụm, rượu gạo thơm phức. Khuôn mặt Trư Cốc dãn ra vì vui, tâm trạng dễ chịu hẳn. Cả tháng Giêng, hắn chưa lần nào được uống đã đời rượu, ngày nào cũng phải sống như con chó canh cửa, nghĩ lại đúng là không phải cuộc sống của con người. Trư Cốc cảm động nói: “Nếu ngày nào cũng được sống như thế này thì tốt thật nhỉ, đúng là cuộc sống của thần tiên”.
Khuôn mặt của Phùng Như Nguyệt ửng hồng đáng yêu: “Anh à, anh là người tốt, người tốt sẽ được báo đáp tốt thôi, anh nhất định sẽ được sống vui vẻ”.
Trư Cốc dốc cốc rượu vào họng, cười sung sướng: “Như Nguyệt à, anh cũng chẳng phải người tốt gì đâu, nhưng ai mà chẳng muốn được sống vui vẻ, người xấu cũng vậy”.
Sau khi uống mây cốc rượu, mặt Trư Cốc đỏ bừng, ánh mắt nóng bỏng. Ánh mắt hắn không e ngại áp lên khuôn mặt thẹn thùng của Phùng Như Nguyệt. Miệng Trư Cốc phả ra hơi rượu nóng: “Như Nguyệt à, em cũng uống đi, uống cùng anh”.
Phùng Như Nguyệt khẽ đáp: “Anh à, em không biết uống rượu, em uống nước cùng anh được không?.”
Trư Cốc nói: “Rượu, càng uống tâm càng nóng, nước, càng uống tâm càng lạnh. Hôm nay vẫn lạnh mà, lẽ nào anh lại có thể để em cảm thấy lạnh lẽo trong lòng chứ? Nếu như em không chịu uống rượu thì anh cũng không cho em uống nước cùng anh đâu”.
Phùng Như Nguyệt cảm kích bội phần: “Anh à, nếu anh đã nói thế thì em sẽ uống cùng anh, nhưng trước khi uống rượu, em muốn anh trả lời em một câu”.
Trư Cốc sốt sắng: “Như Nguyệt à, nếu em muốn hỏi gì thì cứ hỏi đi, đừng coi anh là người ngoài”.
Phùng Như Nguyệt cúi đầu khẽ hỏi: “Nghe nói anh báo một cô nàng ở quán Tiêu Dao đúng không?.”
Trư Cốc hỏi lại: “Em nghe ai nói vậy?.”
“Người trong thị trấn đều nói vậy, lúc em ra ngoài mua thức ăn, có người kể với em”, Như Nguyệt đáp.
Trư Cốc cười phá lên.
Phùng Như Nguyệt càng cúi đầu thấp hơn, cô ta không dám nhìn bộ mặt cười như điên như dại của Trư Cốc. Cô ta cũng không lý giải nổi người đàn ông này nghĩ thế nào về câu hỏi của mình.
Trư Cốc cố nhịn cười đáp lại: “Đúng là ai cũng biết việc này, nhưng những gì họ biết chỉ là bề ngoài mà thôi, anh nói thật với em nhé, cái cô Xuân Hương trong quán Tiêu Dao kia đúng là được mua về cho anh. Vì anh là đội trưởng đội bảo vệ, họ cho rằng anh cũng háo sắc như tay đội trưởng đội bảo vệ Chung Thất trước đây, họ định dùng Xuân Hương để lung lạc lòng anh. Nhưng anh luôn cho rằng, cho dù có hay không có cô gái này thì anh cũng sẽ làm tốt những việc phải làm. Từ ngày đầu tiên cô gái đó tới thị trấn Đường tới giờ, anh vẫn chưa động vào người cô ấy. Có thể em không tin, nhưng anh thực sự chưa động vào cô ấy, anh không dám động vào cô ấy vì lo rằng có kết cục giống như Chung Thất. Anh luôn mong muốn có thể tìm được một người vợ tốt, cùng sống qua ngày với mình, đó mới là thứ anh cần”.
Phùng Như Nguyệt ngẩng đầu, đôi mắt long lanh ngấn lệ: “Anh, em tin những lời anh nói. Em sẽ uống rượu cùng anh, nếu anh thích, em sẽ hát cho anh nghe”.
Đúng lúc Phùng Như Nguyệt vừa uống rượu vừa hát cho Trư Cốc nghe thì từ trong căn phòng của Xuân Hương ở quán Tiêu Dao lại vọng ra tiếng hét xé lòng xé ruột của cô. Lúc này, trong quán Tiêu Dao không có một người đàn ông nào, sau cái chết của Du Trường Thủy, người coi cửa đã sợ tới mức không dám tiếp tục làm ở quán Tiêu Dao nữa, lén lút trốn chạy khỏi nơi thị phi này. Vài cô gái trong quán Tiêu Dao nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của Xuân Hương liền trốn chặt trong phòng mình, thậm chí còn chẳng đám thở mạnh, họ đều lo lắng sự việc đáng sợ kia sẽ xảy ra với họ... Lý Mị Nương như biến thành một người khác, mất hẳn thái độ ngông cuồng không coi ai ra gì. Trong lòng mụ ta, Du Trường Thủy giống như một cây đại thụ che chở. Cây đại thụ ấy bị đốn ngã khiến Lý Mị Nương mất hẳn chỗ dựa. Tương lai sẽ thế nào vẫn là một ẩn số, hiện tại chỉ có sự đau lòng và nỗi lo sợ xâm chiếm toàn bộ con người mụ. Mụ ta co rúm lại trong một góc giường quấn chặt chiếc chăn hoa, nốt ruồi bên khóe miệng không ngừng giật giật, trong mắt mụ ta thoáng xuất hiện những ánh sáng lạnh kỳ dị.
Từ sau đêm Tam Lại Tử vẽ truyền thần cho Du Trường Thủy, người dân trong thị trấn Đường không nhìn thấy hắn cười nữa, mặc dù nếu cười thì còn khó coi hơn cả khóc. Từ đó, người ta bắt đầu kính trọng mà không dám lại gần hắn.
Thân phận của Tam Lại Tử phút chốc thay đổi một cách thần kỳ, có người nói, khi Tống Kha còn sống, anh đã truyền lại nghề vẽ cho Tam Lại Tử. Bởi ai cũng biết trong thị trấn Đường chỉ có mình Tam Lại Tử là gần gũi với anh.
Cũng có người cho rằng, Tam Lại Tử vốn là người tài, nhưng đã dần bị mai một ở thị trấn Đường, thực ra hắn ta làm việc gì cũng tốt, như việc đào huyệt vậy. Khi còn sống với Tống Kha, chỉ cần nhìn thấy Tống Kha vẽ mấy lần hắn ta đã ghi nhớ trong lòng.
Lại có người nói, đó là hồn ma Tống Kha nhập vào người Tam Lại Tử, nếu không làm sao mà vẽ bức truyền thân cho Du Trường Thủy vừa giống hệt lại vừa có thần tới vậy chứ? Không những thế Tam Lại Tử lại thích mặc chiếc áo dài của Tống Kha, và trên người cũng tỏa ra mùi tanh khó ngửi kia... Phần lớn người dân trong thị trấn Đường đều tán đồng với cách giải thích hồn ma của Tống Kha đã nhập vào người Tam Lại Tử.
Về sau, thậm chí ban ngày ban mặt ánh nắng rực rỡ, người ta có vô tình gặp Tam Lại Tử cũng đều không dám nhìn vào mặt hắn ta. Họ sợ sẽ bị thứ quái quỷ nào đó đánh trúng. Cùng với sự kính trọng mà không dám lại gần thì họ cũng sợ hãi anh ta. Một kẻ bị ma nhập cũng khiến người ta sợ hãi giống hệt bùa chú trùng độc.
Đây là những ngày tháng không yên ổn của người dân thị trấn Đường, dường như họ đang sống trong bóng tối của vạn kiếp không được siêu sinh.
Họ nghĩ trăm phương ngàn kế để đối phó với Tam Lại Tử.
Những đêm tối tĩnh mịch tới mức ngạt thở, có người lén lút đổ nước tiểu lên cửa hiệu truyền thần, hắt nước tiểu lên người mụ Hồ Nhị Tẩu nhằm xua tà đuổi ma. Đôi khi Tam Lại Tử tỉnh dậy đi khỏi nhà mụ Hồ Nhị Tẩu thì phát hiện trên cửa hiệu truyền thần và cửa nhà mụ chi chít những tờ bùa chú màu vàng... Hắn chẳng còn bận tâm đối với việc này. Khi người ta nhận ra những cách làm ấy đều chẳng có hiệu quả thì càng ngày Tam Lại Tử càng trở nên thầ bí trong mắt họ khiến họ càng lúc càng bất ổn.
Tam Lại Tử thường mặc áo sơ mi dài tay màu xám, rồi luồn ngang lách dọc trong từng ngõ ngách của thị trấn Đường, mũi giống như chó, cứ đánh hơi gì đó, chẳng có ai bắt chuyện với hắn vào lúc này, thậm chí có người thích bắt chuyên nhất với hắn là Trịnh Mã Thủy vừa nhìn thấy hắn cũng quay đầu đi.
Có mùi chết chóc cứ lởn vởn trong đầu óc Tam Lại Tử.
Cái mùi đó lại nồng nặc hơn ở ngõ Đôi Mễ.