ước và núi bao vi khu Nàm Cồ hiện ra ngoài cái tưởng tượng của con người ta. Ngoắt một rừng cây, con mắt khách bộ hành liền đập ngay vào dãy núi xanh biếc, vây quanh một bể nước mênh mông như những cái thành chậu khổng lồ. Nước trắng xóa một màu; ở giữa cái khu trắng xóa ấy, lại nhô lên một hòn núi nhỏ làm cho bất cứ ai, đã nếm cái thi vị phồn hoa, đến đây cũng phải thốt ra một lời ước:- Giá có một cái nhà ở kia.Rồi thì liền đó tưởng tượng làm việc. người ta hình dung ngay thấy một con thuyền bơi ra, bơi vô; người ta bỗng thấy mình lâng lâng như đã rũ sạch được hết bụi trần.Những thác nước ngoằn ngoèo đổ bất tuyệt ở chung quanh, làm bốc lên những đám mù trắng xóa, lửng lơ bay như một cái gì huyền ảo, và đem lại cho cái rộng vô biên một điệu nhạc thiêng liêng nó gợi lên trong lòng người biết bao âm hưởng. Đám mây, vòm trời mà khi ở rừng cây, người ta nhìn chẳng có một cái gì đẹp thì nay đến đây, chúng phụ họa vào với nước, với núi, bỗng lộng lẫy và hùng vĩ lạ thường.Trong óc khách tha hương, vụt nổi lên một cảm tưởng là nước, núi, trời, mây, không thể bao giờ xa được nhau; xa nhau thì chẳng còn thứ nào có nghĩa. Cái nọ nhận màu của cái kia, cái kia biến tính để trội lên vì cái nọ. Núi hình tượng một cái gì oai hùng, nước một cái gì mềm dẻo, mây một cái gì mơ màng, vòm trời một cái gì phiếu diễu. Tất cả ngần ấy thứ gợi lên ở trong thần trí ta một cái gì cao cả, rồi đổ dồn vào thành một khung cảnh: khung cảnh hữu tình.Khánh Ngọc thoạt trông thấy reo ngay lên:- Thật là một phong cảnh Thụy Sĩ, nhưng chỉ thiếu có tuyết. Trời ơi, đẹp vô ngần là đẹp!Ông Nam Long thấy con vui vẻ, mỉm cười:- Trông thì cũng rất vui, nhưng giá ba có phép gì đem dời cả khu này về cách Hà Nội ba cây số thì mỗi năm ba sẽ có thể thu lợi được chừng mười vạn đồng. Lúc ấy có lẽ ba trông còn đẹp hơn bây giờ.- Ba kỳ quá, cái đẹp đâu có phải là thứ dùng để sinh lợi. Cái óc kinh doanh của ba...-... Chỉ nhìn thấy cái đẹp ở chỗ nào mà có thể biến được ra những thứ đem cất vào tủ sắt.- Nếu ba có cái phép đảo hải di sơn ấy, con cũng không cho ba làm.- Thì thôi.- Ừ, ba phải chiều con thế chứ. À François, anh lấy máy ảnh chụp đi. Tôi đứng ở rìa nước, anh đứng ra tận xa kia thì vừa chụp được cả tôi và cả phong cảnh.Chụp xong, Khánh Ngọc hỏi Trọng Khang:- Đã sắp đến Sủi-ón-lừng chưa hở ông?- Còn độ ba bốn cây nữa. Nhưng không ở gần đường cái. Từ đường cái vào đấy độ hơn một cây.- Thế thì ta đi trước, để lúc xem xong, đoàn người ngựa đến thì vừa.- Không thể được. Từ đây đã bắt đầu vào con đường nguy hiểm. Chúng ta tải bao nhiêu là bạc. Nếu vì ham vui chơi mà nhỡ công việc...- Ồ, có bao nhiêu là lính dõng, bao nhiêu là người mà. Ông cứ đưa tôi đi.Trọng Khang nhìn ông Nam Long.- Tôi tưởng đoạn đường này cũng chưa nguy hiểm lắm, có thì từ Khẩu Chẩn trở đi. Ông có thể đưa cháu đi. Tôi với François ở đây là được rồi.Trọng Khang và Khánh Ngọc thúc ngựa vượt lên. Ông Nam Long nhìn theo con gái với một cảm giác khoan khoái, nhưng Giáp thì thấy có một cái gì nó làm cho se lòng lại; chàng thấy mình không làm vui cho Khánh Ngọc bằng Trọng Khang.Tuy rằng đôi bên đã đính ước, và ông Nam Long đã hứa sau khi làm xong công việc này trở về, sẽ cho làm lễ cưới, nhưng Giáp cũng cảm thấy mơ hồ, thấy như người sắp gặp phải một tai nạn gì.Rồi tự nhiên ở đâu, một cái buồn không căn, không cớ đột nhập lòng chàng. Chàng muốn nói với ông Nam Long để xin phóng ngựa đi theo, lấy cớ là để chụp ảnh cho Khánh Ngọc, nhưng chàng chưa kịp nói, thì ông Nam Long đã rút ở túi ra một quyển sổ, rồi cùng chàng bàn tính về công việc.- Con ngựa của ông chạy nhanh quá.- Thế có cho ngựa cô đi trước, tôi cho ngựa cô theo.Đi gần đến con đường rẽ sang Khấu Chẩn, một dãy núi cao vút đã đ!!!15988_5.htm!!!
Đã xem 3517 lần.
http://eTruyen.com