Cách khoảng hai tuần lễ một lần, Canh Dương lại đạp xe lặn lội trên lộ trình hơn sáu mươi dặm đường, đến chốn làng thôn gặp Phượng Tường. Đại học đã đến mùa hè, nguyên là kỳ nghỉ, nhưng Canh Dương đã là sinh viên cao học, tại học viện có công việc thực nghiệm trường kỳ, cơ hồ như chẳng được nghỉ hè. Vì đi thăm Phượng Tường, anh càng phải kiểm soát cẩn thận sự tiến triển của công việc hơn lúc bình thường, bởi vì đó chính là sự cầm nắm cơ hội gặp mặt khó có được. Mỗi lần đến ngày hẹn ước gặp nhau, Phượng Tường bao giờ cũng thức dậy rất sớm. Do vì đường đi quá xa, tình trạng đường xá lại không tốt, Canh Dương gần đây lúc trời hừng sáng liền vội thức dậy ra khỏi thành, lúc cưỡi xe đến cây cổ thụ vùng quê Phượng Tường thì gần như cũng sắp giữa trưa. Phượng Tường cảm thấy mình cũng cần phải dậy sớm theo, mới không có lỗi với Canh Dương. Lúc đến buổi trưa, Phượng Tường bèn đến gốc cây trên con đường làng từ nơi xa mà chờ, bởi vì trong ngôi nhà cũ có nuôi rất nhiều chó săn, chàng sợ chó trông thấy người lạ sẽ sủa lên làm kinh động người trong nhà. Nhiều lần Phượng Tường không đành để Canh Dương bôn ba đi rồi về trên quãng đường dài, thầm thì nói muốn chuyển về thành thị sớm hơn. Nhưng Canh Dương không bằng lòng, tình hình trong nhà Phượng Tường thì anh chưa từng hỏi đến, nhưng cũng đoán được từ lâu. Anh biết Phượng Tường không có lý do gì, chẳng thể viện cớ gì để mà chuyển về thành thị. Anh sợ rằng sự tùy hứng này có thể đem toàn bộ sự việc lộ ra, ngược lại từ rày về sau khó mà gặp nữa. Phượng Tường bèn nói: - Vậy thì anh từ đây trở đi có lẽ không cần đến thăm em đâu, chờ em quay lại trong thành chúng mình lại gặp nhau. – Chàng nói lời này thật quyến luyến bịn rịn, nhưng chàng nghĩ anh tốt hơn nên nhẫn nại. Song Canh Dương cười nói: - Đừng ngại điều ấy, em hãy cứ cho anh đến nhé. Phượng Tường vọng nhìn Canh Dương, nét mặt anh tươi cười như ánh nắng, tim chàng thình thịch thắt co một trận. Bởi vì đành phải bó tay, chỉ còn cách dằn lòng chịu đựng những ngày gian khổ, nhìn Canh Dương đi đi về về - mối tình thâm và nỗi cực nhọc này, chỉ có xót thương. Trong những ngày không thể gặp nhau, tương tư lòng dạ muộn phiền, Phượng Tường tạo thành thói quen viết thư cho Canh Dương. Mỗi lần nhớ mong anh, liền viết lên giấy từng chữ từng câu chi chít dày đặc từ trang này đến trang khác, cách này dường như là cũng giống đang cùng đối mặt Canh Dương mà trò chuyện. Những lá thư viết xong rồi gom góp lại chất thành cả một chồng lớn, không biết đâu mà gởi, cũng chẳng muốn gởi đi, Canh Dương có đến cũng không đưa anh xem, tự mình lấy đinh đóng thành tập, cất giữ từ tập này đến tập khác. Có lần tại bên đường chờ đợi, Phượng Tường nhớ đến một quả táo mật tươi mát. Hai người theo thường lệ hướng về chỗ vắng người giữa đồng ruộng mà đi, kề vai ngồi bên dòng kênh dẫn nước dùng để tưới ruộng, thò chân xuống kênh đá nước bắn tung tóe. Nắm quả dưa ném vào trong cái gầu nước, cười toe toét rồi gặm ăn, hai người ăn đầy nước mật trong miệng. Canh Dương bỗng nhiên nghiêng người qua hôn lên môi chàng, nhìn nhau ngơ ngẩn, hai người lặng lẽ hôn nhau rất lâu, đây là nụ hôn ban đầu của họ. Sau đó lại không ngăn được đều ha hả cười to, vì rằng cảm thấy nụ hôn này thật là thơm ngọt ngon miệng. Ngọn đồi nhỏ thề hẹn, là khu thánh địa của họ, nơi đây vô cùng yên tĩnh. Gió khô hanh và nóng ấm cứ từng cơn hướng đỉnh đồi quét đến, nhưng chỗ mà da thịt hai người chạm nhau, vẫn còn mát rượi dịu mềm. Thân hình Canh Dương lớn hơn Phượng Tường một chút, nhưng anh thích nằm biếng lười trong lòng Phượng Tường, nghe Phượng Tường trời nam đất bắc nói lung tung. Canh Dương hỏi: - Tường, tên của em từ đâu mà có? Phượng Tường chậm rãi đáp: - Gia đình em thế hệ này, con trai đều có chữ Tường. Từ nhiều thế hệ trước đời Cha em, trong dòng tộc trai tráng lúc nào cũng rất ít ỏi. Do đó tâm nguyện lớn nhất của Bác cả và Cha em là sinh được thêm nhiều con trai làm phồn vinh gia tộc, song cuối cùng chỉ còn sót lại hai người – Đại ca Long Tường và em. Chàng vọng nhìn trời xa rồi trầm ngâm một lúc, bất giác cười lên: - Cha em tham vọng thật lớn, đại ca gọi là Long Tường, nhị ca đã mất tên là Bằng Tường, cha em vốn dĩ còn dự tính nào là Điêu nào Hạc nào Ưng, đem cả bộ chim hiếm quý lạ kỳ cho sống lại hết; em xem gia phổ nhà em, trên bảng đều là những chim đáng kể là ghê gớm. Nói vừa xong thì Canh Dương cũng sang sảng tiếng cười to. Xe lửa từ phương xa xình xịch xình xịch chạy đến như bay, dài dài một chuỗi, lâu thật lâu mới tan biến trong tầm mắt. Phượng Tường hỏi: - Sau khi tốt nghiệp anh định làm gì? Canh Dương trầm lặng cả một lúc: - Cha anh hy vọng là anh đi Đức quốc để tiếp tục việc học, y thuật của chúng ta vẫn khác biệt một khoảng lớn với Tây Y. Y học của nước Đức tiến trước quá nhiều so với chúng ta, ông luôn luôn hy vọng anh có thể đi học rồi quay về, cứu đời giúp người. Phượng Tường lẳng lặng không nói, im lìm từ đằng sau thò tay ra nhè nhẹ xoa lên mặt Canh Dương, vuốt nhẹ râu mép hơi sắc trên môi anh. Chuyện tương lai không thể tưởng, và tốt nhất là không muốn nghĩ đến, sự gặp gỡ của hai người nhất định là vận mệnh lầm lẫn mà xếp trật đường rầy; vào lúc nào thì phút giây hạnh phúc này thật sự bị cắt đứt không thương tiếc, chẳng ai có thể đoán trước được. Đáy lòng Phượng Tường và Canh Dương đều hiểu rất rõ, những ngày chịu đựng khổ cực chỉ trôi qua như thế, chỉ là vấn đề thời gian thôi. - Lúc nào về lại trong thành? – Canh Dương hỏi. - Qua khỏi tết Trung thu, có lẽ vào cuối tháng Tám đấy! – Phượng Tường nghĩ đến câu thơ trong một bài thơ cũ “Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thời” (trên biển sáng trăng lồng lộng, chân trời giây phút bên nhau), trong lòng không kiềm nổi có chút buồn rầu. Canh Dương quay đầu lại hôn chàng thắm thiết, ngón tay hai người đan chặt vào nhau, lặng lẽ chìm đắm trong mùi vị thân thể đối phương, cả hai dường như cảm thấy đang nắm chặt cái gì đó như đất.