7. Một sự cân bằng tạm thời
Trò chơi mèo chuột Nhật - Pháp
Tình hình Đông Dương trở nên đáng lo ngại trong tháng 6-1940. Chính quốc vừa bị thua trận ở châu Âu. Quân Nhật lợi dụng thời cơ xuất hiện và buộc nhà cầm quyền Pháp không được vận chuyển vật liệu chiến tranh của Mỹ đổ bộ xuống Hải Phòng để đưa sang Trung Quốc. Nước Nhật tin chắc rằng nước Anh cũng sẽ thất bại sau thất bại của Pháp. Họ nối quan hệ thân thiện với Đức quốc xã của Hitler, với Italy của Musolini và đã cùng nhau kí một hiệp ước tay ba vào ngày 27-9-1940. Áp lực của quân đội Nhật bắt đầu thực hiện từ ngày 19-6-1940. Tướng Georges Catroux, toàn quyền Đông Dương được một năm, đã chấp nhận sự hiện diện của quân đội Nhật hoàng để phong toả đường tiếp tế vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ cho Tàu Tưởng qua đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Tướng Catroux bị chính phủ Vichy phê bình kịch liệt, ông đã biện bạch bằng bức điện gửi ngày 23-6 như sau:
“Khi người ta bị thua, không có máy bay, không có pháo binh cao xạ, không có tàu ngầm để tìm cách bảo vệ tài sản của mình, mà không phải đánh nhau thì người ta phải thương lượng. Đó là điều mà tôi đã phải làm. Tôi nhận mọi trách nhiệm. Tôi còn phải làm nữa. Ngài nói là tôi phải xin ý kiến của ngài. Tôi thì đang ở cách xa ngài đến 4.000 dặm, trong khi ngài không có cách gì để cứu được tôi”.
Câu trả lời đầy thông minh, nói lên một thực tế bi thảm. Xứ Đông Dương đã bị cô lập hoàn toàn, chỉ có ba hay bốn sư đoàn trang bị không đầy đủ, làm thế nào đương đầu với áp lực to lớn của quân đội Nhật được. Quân Anh được cầu cứu, đã trả lời: “không”; còn quân đội Mỹ thì tuyên bố không thể can thiệp được, Vichy lấy làm tức giận tướng Catroux, đã tuyên bố cách chức ông ngày 25-6. Tướng Catroux sang London vào tháng 9, dưới quyền chỉ huy của De Gaulle, mà sau này ông sẽ là một cố vấn thân cận(1). Ông bị đột ngột thay thế bằng Đô đốc hạm đội Jean Decoux, chỉ huy các lực lượng hải quân Pháp ở Viễn Đông đang đóng ở Thượng Hải và ở Sài gòn. Vị Toàn quyền mới - Jean Decoux, phải đối đầu với một áp lực của quân đội Nhật mỗi ngày một mạnh hơn. Việc này làm cho chính phủ Vichy phải chấp nhận một số nhượng bộ. Decoux là một con người khắc khổ, nghiêm khắc với bản thân và đối với nhiều người khác. Ông bố trí các sĩ quan hải quân ở các vị trí then chốt (kinh tế, thông tin, ban liên lạc Pháp - Nhật), vì vây ông bị cắt quan hệ với chung quanh. Bên cạnh đô đóc, Claude Boisanger được điều đến (tháng 11-1941), ông sẽ là một cố vấn tinh anh có nhiều kinh nghiệm, ông này có xu hướng đồng minh. Ông đã đóng vai trò quan trọng, đã hướng các quyết định theo những nhận thức của mình. Bởi vậy cho nên một mặt phải chịu sự giám sát của Nhật, một mặt phải trung thành với Pháp, ngày 31-4-1944(2), Toàn quyền Decoux gửi cho de Gaulle một bức điện, với sự đồng ý của hai đại diện Pháp ở Nhật và ở Trung Quốc (có thể gọi là tay ba), trong đó ông trình bày rất rõ và giả thuyết quân đội Nhật ở Đông Dương sẽ bị lật đổ, khi mà nước Nhật bị đánh ngay cả trên đất họ. Để đạt được mục tiêu ấy, nước Pháp và Đồng minh phải tránh những giải pháp về quân sự hay ngoại giao để có thể gây nên sự nghi ngờ của Nhật với Đông Dương. De Gaulle không trả lời bức điện trên, trái lại có những hành động ngược lại.
Trong khi chờ đợi, một tối hậu thư đầu tiên của Nhật gửi cho Đại sứ quán Pháp tại Tokyo, hai bên đã đi đến một thoả hiệp kí ngày 30-8-1940 được Nhật công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, đổi lại bằng một số điều kiện thuận lợi về quân sự cho quân Nhật ở Bắc Kỳ như: quân Nhật muốn dùng xứ này thành một điểm đi lại để chuyển quân sang Trung Quốc. Một thoả hiệp chi tiết sẽ được ký.
Vichy tìm cách kéo dài các cuộc thương lượng, quân Nhật không kiên trì chờ đợi, nên ngày 23-9, đã vượt qua ải Đồng Đăng. Số quân ít ỏi của Pháp chống đỡ một cách dũng cảm ở Lạng Sơn, nhưng chẳng mấy chốc đoàn quân cơ giới Nhật tràn ngập. Sự mở màn không hay này có ý nghĩa quyết định đến thái độ của người dân Đông Dương khi tướng de Gaulle kêu gọi họ đứng dậy kháng chiến. Đến tháng 10-1940, xảy ra một sự đảo ngược với quân đội Nhật: các tù binh Pháp được trả tự do, đổi lại sự hợp tác quân sự giữa Pháp và Nhật khi có tự tấn công của quân đội Tàu Tưởng; ở thời điểm chờ đội ấy, phương án có lợi hơn là chỉ có Pháp là lực lượng bảo vệ…
Ngày 14-7-1941, quân đội Nhật lại gửi một tối hậu thư thứ hai cho Vichy. Việc này đi đến một hiệp định kí kết với đô đốc Darlan, trong đó Nhật công nhận chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ của Pháp ở Đông Dương, quân đội Nhật thì được quyền đi lại dễ dàng trên cả Đông Dương. Vì vậy mà quân đội Nhật phong toả xứ Nam Kỳ, và ngày 7-12, sau khi mở cuộc tấn công quy mô lớn vào hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, chúng đã tung ra 75.000 quân đánh vào Singapore, vào Mã Lai (thuộc Anh) vào Indonesia nhằm thực hiện chủ nghĩa Đại Đông Á của chúng. Ý định trên được thực hiện tiếp mấy tháng sau; Đông Dương dựa vào vị trí địa lí của nó, đã trở thành một bàn đạp, nơi đứng chân hậu phương chiến lược của quân đội Nhật để đi vào Đông Nam Á. Tình hình trên đã thúc giục Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc Pháp phải tuyên chiến với nước Nhật. Lời tuyên chiến chỉ là tượng trưng, bởi tướng de Gaulle không có thực lực trên đất nước này. Vì những lý trên, ông kêu gọi một cách tuyệt vọng nhân dân Đông Dương nỏi dậy kháng chiến chống kẻ xam lược! Trong khi ấy, ở vùng rừng núi Việt Bắc, một người có tên là Võ Nguyên Giáp - một trong những cộng sự của Hồ Chí Minh, đã thành lập những đơn vị vũ trang tuyên truyền hoạt động chống đế quốc Pháp và chống phát xít Nhật.
Năm 1942, Đông Dương đứng vào hàng thứ hai trong ý đồ của tướng de Gaulle, vì lẽ ông ít nắm được những tin tức, thêm nữa có nhiều diễn biến quan trọng hơn đã xảy đến với nước Pháp tự do: Ở đảo Madagascar, đất trung thành với Vichy, xảy ra một cuộc đổ bộ của quân Anh lên đảo để bảo vệ con đường sang Ấn Độ. Quân Anh chiến đấu ở đây cho đến tháng 11, sau đấy họ trả lại đảo Madagascar cho nước Pháp. Tướng Legentihomme được chỉ định làm Cao uỷ Pháp quốc ở Ấn Độ Dương. Vị tướng này đã phát hiện ra hoàng tử Vĩnh San.
Ở New Zealand, đại uý hải quân D’Argenlieu được phong chức Cao uỷ Thái Bình Dương, nhưng trong thời gian đó, ông đã gây nên sự hiềm khích trong giới công chức và trong nhân dân, nên đã phải rời khỏi đảo một cách không lấy gì vẻ vang lắm(3).
Còn ở Bắc Phi, ngày 8-11, quân Mỹ đổ bộ xuống Casablanca, Algeri và Oran, mà không có một lời báo cho de Gaulle, theo Churchill dự đoán rằng nếu có một chút tham gia của lực lượng de Gaulle, thì cuộc đổ bộ sẽ không an toàn. Cuộc đổ bộ ấy mở ra mặt trận thứ ba theo yêu cầu của Stalin, trong khi quân phát xít Đức đã đến bờ sông Vônga, ngoại ô của một trung tâm đường sắt quan trọng, đó là Stalingrade.
Chú thích: (1) Catroux là bạn cùng ở tù với De Gaulle trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
(2) Tháng 4 chỉ có 30 ngày.
(3) Henri Laurenti tuyên bố cho Gilbert Pilleul, trong cuộc hội thảo năm 1981
Tướng De Gaulle và Đông Dương. Sự bổ nhiệm trên là một tính toán sai lầm. Phải nói rằng De Gaulle đã đặt lên bảng một vị đô đốc, một con người rất cứng nhắc, tính tình thất thường, để làm một công việc mà ông đã làm mọi nơi, như ở Tân Thế giới (Nouvelle - Calédonie), ở Taihiti, một việc mà đòi hỏi phải có ở một con người cứng rắn.