Chương 9
Cơn bão lửa ngày xuân

Sau tết Đinh Mùi, trung úy Thanh Phong phòng nhì tiểu khu Đà Nẵng đến phòng tâm lý chiến gặp Huỳnh Hiển rủ chàng tối đó cùng đi uống bia trong một quán sát bờ sông. Chàng đồng ý và sau giờ làm việc, họ gặp nhau ở quán. Ở một góc thoáng mát trong quán, khách có thể nghe tiếng sóng nước vỗ đều đặn vào bờ kè. Thanh Phong nhìn cây mai trước nhà chủ quán còn sót lại ít bông vàng lẫn trong đám lá non xanh nhạt mới mọc trên cành sau tết rồi nói:
“Mình uống rượu Hồng đào đi thay vì uống bia cho có phong vị Tết.”
“Ừ kêu nửa lít đi, đặc sản địa phương như câu ca dao có nói: Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm/Rượu Hồng đào chưa nhắm mà say.”
Khi rượu mang ra, Thanh Phong uống cạn chung đầu tiên gật gù khen ngon rồi nói:
“Vừa qua mình xem lại hồ sơ cũ, thấy cái đơn của cậu bảo lãnh cho vị hôn thê, thế hai người định bao giờ cưới nhau?”
“À ừ, có lẽ phải đợi cô ấy xong tú tài. Ngày trước hai gia đình bọn mình cùng quê đã đính ước cho hai trẻ như thế.” Huỳnh Hiển nói ngay vì chàng đã chuẩn bị trước những tình huống bị tra vấn khi nộp đơn xin bảo lãnh cho Khánh Loan.
“Trong hồ sơ của điềm chỉ viên có nhắc đến một anh tên Mạnh Cường và một anh tên Huy Khang. Thời gian Phật tử ‘tả khuynh’ ở Đà Nẵng nổi dậy, Mạnh Cường luôn luôn đi chung với Khánh Loan, cậu có biết hai tay đó không?”
“Chắc là bạn học ở cùng quê với Khánh Loan thuộc lớp sau nên mình không biết, nhưng có gì không?”
“Dĩ nhiên là mình có nhiệm vụ phải tìm hiểu và mình nói điều này cậu đừng buồn nhé. Khi điều tra ở ông sư chùa Phổ Quang, sư thầy nói rằng Mạnh Cường không phải là tu sĩ có dẫn Khánh Loan đến chùa giới thiệu là bạn gái  và chùa bố trí cho cô này ở lại mấy đêm.”
“Lúc đó cô ấy sợ bị bắt nếu về nhà bà nội…”
“Chắc là thế. Vừa rồi phòng nhì Huế cho biết đã nhận diện Mạnh Cường và Huy Khang đã có mặt trong lực lượng đấu tranh ở Huế và khi bị trấn áp đã chạy vào rừng.”
“Thế à.”
“Thật ra mình chỉ mong cậu và hôn thê sớm làm lễ cưới.”
“Sao vậy”
“Vì trong bổn phận làm một người vợ và một bà mẹ công giáo, cô ấy sẽ dứt khoát hơn với tư tưởng trước đây của cô ấy.”
“Mình cũng mong như vậy. Nhưng tại sao cậu lại nghĩ như thế?” Huỳnh Hiển hỏi Thanh Phong.
“Vì trong ngành phản gián mình thấy nhiều khía cạnh ở mặt trái cuộc chiến này, nhất là sau cái chết của ông Diệm. Người Mỹ không chống cộng cho bằng họ bảo vệ quyền lợi của họ ở đây.” Thanh Phong uống hết một chung rượu rồi nói tiếp, “Nhưng quyền lợi của họ không chắc bao hàm quyền lợi của dân tộc mình. Nếu CS đáp ứng được điều kiện đó kể cả hy sinh quyền lợi của dân tộc, Mỹ sẽ bắt tay với CS. Chuyện CS độc tài đảng trị đối với Mỹ không đáng kể. Một số rất ít người Phật giáo đấu tranh cũng thấy được điều đó nhưng nhìn chung một phong trào bị giật dây như thế sẽ không làm được gì trái lại còn làm suy yếu Miền Nam nhất là từ khi CS đã thò móng vuốt vào phong trào. Lẽ ra trước đây Phật giáo phải đoàn kết cùng ông Diệm và bảo vệ ông ấy … nhưng thôi đó là sử mệnh mình không hiểu nổi.”
“Nhưng liệu Nga Sô và Trung Cộng có cho phép CSVN tự tiện “đi đêm” với Mỹ không vì sau cùng quyền lợi của hai anh đầu xỏ này sẽ ngày càng mâu thuẩn với quyền lợi của Mỹ?”
“Có thể lắm chứ, như một thằng chồng du côn có thể cho vợ mình làm đĩ và ăn ở qua đường với thằng tỉ phú, nghĩa là không những đi-đêm mà còn đi-ngày, nhưng đâu cho phép vợ hắn ăn đời ở kiếp hoặc cụ thể hơn giữ đúng lời hứa nào đó với thằng tỉ phú. Tình hình giả dối đó có thể tiếp tục như thế bao lâu chưa xảy ra tình huống một mất một còn giữa thằng chồng du côn và thằng tỉ phú tham lam và cũng đa mưu không kém. Nghĩa là…”
“Nghĩa là sao?”
“Nghĩa là Cho nàng làm đĩ chín phương, / Nhưng nàng phải giữ một phương Thiên triều”, CSVN có thể đàm phán với Mỹ, nhưng vẫn mãi là tay sai của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.”
Thanh Phong rít một hơi thuốc Rugby quân tiếp vụ, trong lúc Huỳnh Hiển cười thoải mái, chàng muốn lái câu chuyện sang đề tài khác nhẹ nhàng hơn:
“Đúng là ngôn ngữ của nhà thơ. Lúc này cậu có làm được bài thơ nào mới không?”
“À, nói về thơ thì mình mới viết được hai bài thơ ngắn, mình sẽ ngâm cho Hiển nghe theo giọng ngâm Tao đàn nhé. Bài thứ nhất  Em về:
Em về cố quận xa xôi,
Nơi đây để lại chân trời hư không.
Mùa đông xuống núi lạnh lùng,
Mù sương che khuất một dòng sông trôi.
“Bài thứ hai là bài Mộng Du:
Dịu dàng cách biệt xa xăm
Em bên khung cửa lạnh tanh nỗi lòng.
Bâng khuâng nắng nhạt bâng khuâng,
Cung đàn sao để bụi chùng đường tơ.
Lòng anh dù có ước mơ,
Với em, không có bến bờ mộng du.
Tình yêu lạc lối sương mù,
Nhạn đi, lá rụng mùa thu lại về.
Khi tiếng ngân dài của từ cuối cùng nhỏ dần biến mất, Huỳnh Hiển nói:
“Hay lắm, thơ cậu mình còn hiểu được chứ những loại thơ văn tắc tị và hũ nút trên báo mình chịu thua không tài nào hiểu được. Có phải do một thứ chủ nghĩa văn học nào đó giống như trường phái lập thể hoặc siêu thực trong hội họa?”
“Theo mình nghĩ ở Việt nam không có một chủ nghĩa hay trường phái văn học nào cả. Chẳng qua chỉ là sự bắt chước về hình thức để tỏ mình thông thái, mà hình như là thông thái rởm. Về thơ hũ nút, mình nghĩ hẳn ít nhiều đã chịu ảnh hưởng tư tưởng “tánh không” của Phật giáo. Tư tưởng này tạo ra một từ trường lên văn học. Người ta đi vào cái “tâm” do đó chối bỏ thực tại, rồi tìm cái “không” của “tâm không” ấy do đó không dùng ngôn ngữ có ý nghĩa xã hội và cú pháp có trật tự. Vì thế sau cùng biện chứng viết-đọc chỉ còn một vế là viết mà thôi. Lẽ ra những ‘tác phẩm’ ấy không nên đăng báo nghĩa là công truyền mà phải bí truyền mới đúng, nếu nó có giá trị thật nào đó.”
“Vậy nó giống như một thiền sinh thấy thầy giơ một ngón tay khi thuyết pháp, cũng giơ một ngón tay lia lịa cho thiện tín nghe giảng lúc thầy vắng mặt và bị thầy bắt gặp chặt đứt ngón tay ấy đi…”
“Đúng, vì đó là ngón tay vô dụng và có hại chỉ có chân không trong khi ngón tay bí truyền của thầy là của người giác ngộ ngoài chân không còn có diệu hữu và chỉ hữu dụng cho kẻ đã được khai huệ nhãn không phải cho đám đông nhất là dám đông độc giả trên các báo vốn chưa được chuẩn bị gì.”
“Nghĩa là sao?” Huỳnh Hiển hỏi.
“Nghĩa là phần lớn văn nghệ hũ nút trên các báo Saigòn đều là chân-không-phi-diệu-hữu, nên khi đọc thấy, cậu có quyền chặt, chém, trảm như vị sư thầy thiền tông kia vậy. Phải chi những thứ văn chương ấy đạt được trình độ những bậc thầy ví dụ như Basô và Vương Duy trong thơ thiền mà mỗi khi đọc lên trong cái chân-không, người ta thấy ngay cái diệu-hữu. Vả lại trong thơ các vị ấy diệu hữu như có ưu thế hơn vì xem ra chân-không chỉ là cái nền, là bối cảnh.”
“Mình không ngờ cậu rất rành mạch về văn chương như thế.”
“Cậu quên mình có hai bằng cử nhân văn học và triết học ở Văn Khoa trước khi vào quân trường Thủ Đức sao.”
“À xin lỗi, mình quên bén điều đó. Nhưng giả sử cậu trở thành nhà văn chuyên nghiệp, cậu sẽ viết theo cách nào?”
“Mình có nghĩ đến điều đó. Trước hết chắc chắn không phải là cách viết sắc sắc không không của mấy cuồng sĩ Phật tử loạn ngộ, nhưng mình sẽ theo lối viết truyền thống của nhà nho khi họ xếp đặt các văn bản cổ theo thứ tự là Kinh - Sử - Tử - Truyện, và mình hiểu như thế này: Kinh nói về chân lý tối hậu; chân lý ấy phô diễn trong thời gian là Lịch Sử; suy nghĩ về triết học để lập thuyết dựa vào Kinh và Sử chính là Tử, ví dụ khi mình gọi Khổng Khâu là Khổng tử mình có ý nói đến một người lập thuyết họ Khổng. Khi ông Khổng này làm triết học, ông đã tham khảo lịch sử thời kỳ Xuân Thu là nguồn sử liệu quan trọng do ông thu thập; sau cùng Truyện phải thể hiện những chân lý trong Kinh, phải tham khảo lịch sử và các học thuyết (Sử và Tử). Dĩ nhiên người viết truyện phải gạt bỏ, phi bác những sai lầm có hại trong ba yếu tố đầu như Kinh không hợp thời, Sử không trung thực, Tử tức là Triết học không tích cực, lành mạnh, không đem lại giải pháp gì cho nhân sinh. Không vì thế mà người viết truyện tránh né những nguồn tham khảo ấy với thái độ của một con đà điểu vùi đầu trong cát để tránh bão … Theo mình cách viết Truyện truyền thống phải tham khảo ba yếu tố đi trước nó và như thế mới có giá trị”
“Như thế thì khó quá vì người viết truyện bị hạn chế nhiều, đồng thời cách viết đó đòi hỏi bản thân người viết phải thật sự uyên bác.”
“Phải uyên bác và phải làm việc nghiêm cẩn mới được. Như thế văn chương không phải là một sân chơi, cũng không phải là động cát trong sa mạc để các nhà văn đà điểu chạy trốn thực tại, rút đầu vào cát tránh né, quảng bá một thứ văn chương hũ nút, nhưng văn chương đích thực phải là một đền thờ để dấn thân hành đạo. Vì thế cho đến nay mình vẫn chưa dám viết gì nhiều ngoài những bài viết trong báo tỉnh và báo ngành.”
Huỳnh Hiển tán thành và nở một nụ cười nhẹ nhàng. Bất chợt chàng có thêm một thắc mắc:
“Lần trước cậu có nói với tôi hơi khác, cậu nhớ không? Cậu nói về bút pháp tam- tài gì đó.”
“À hồi uống rượu ngày trùng cửu ở quán bà Ba Phi chứ gì? Tôi nhớ rồi… Hôm đó tôi nói về nghệ-thuật-viết qua bút pháp phải thể hiện đầy đủ ba cái lớn là Thiên-Địa- Nhân hoặc theo Heidegger là tứ trụ: Thiên- Địa- Nhân- Thần. Thật ra Thiên với Thần là một như cậu đã biết qua hai câu Chí thành như Thần và Chí thành đại thánh (Đại Thánh=Thiên). Sự phân biệt của Heidegger rất cần thiết theo não trạng Tây phương. Thiên là Thần siêu việt, Thần là Thiên nội tại (hay nhập thể). Nhà nho có nói đến Thiên nhưng sau cùng họ cho Ngài vào ngoặc để chỉ nói đến Thần mà cụ thể là Thần-vô-phương trong Kinh Dịch. Một nhà triết học hiện sinh công giáo còn dùng Thần để vượt qua nhị nguyên thuyết của Descartes nữa, nhưng bàn chuyện này mất nhiều thời gian lắm.”
“Ừ để thong thả đã.” Huỳnh Hiển đồng ý gác lại một đề tài khó và nói, “Bây giờ cậu nói về bút pháp tam tài thôi, đặc biệt phải có dẫn chứng cụ thể.”
“Được thôi, bút pháp ấy phải thể hiện được tam-tài hay tứ-trụ qua những điều mình viết. Mình có thể tạm dẫn chứng bằng bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế đã thành công được điều đó và chỉ trong bốn câu. Bốn câu đó là:
Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,
Giang phong, ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. ”
Mình tạm dịch là:
Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài gà gật hàng phong trên bờ.
Hàn San ngoài trấn Cô Tô,
Nửa đêm chuông vẳng giấc mơ dân chài.”
Lúc đó Huỳnh Hiển ngắt lời:
“Bài này mình đã đọc qua thậm chí còn thuộc bản dịch của cụ Tản Đà, nhưng cậu nói thử chân không-diệu hữu chỗ nào và tam tài chỗ nào?”
“Này nhé, trước hết về chân-không – diệu-hữu, hai câu đầu là chân-không, rõ nhất trong cụm từ sương mãn thiên, mênh mang và tĩnh tại, kế đó là những từ lạc và miên làm nhoè tan mọi vật, mặc cho chúng hình thức của không tính,. Hai câu sau là diệu hữu, rõ nhất trong cụm từ chung thanh đáo, cũng mênh mang nhưng vận động xuyên suốt mọi vật trên không, dưới đất trong nước như những vòng sóng âm thanh và sóng nước gồm thu mọi vật, như tiếng máu chảy trong châu thân, là sự sống của chân không vậy. Bây giờ mình nói đến tam tài và tứ trụ trong thơ. Câu thứ nhất là tài địa: sương, quạ, trăng là những tài vật của đất. Câu thứ hai là tài nhân với sự xuất hiện của lửa (huyền thoại Promêtê lấy lửa trao cho người), của dân vạn chài. Câu thứ ba là tài thiên nằm trong chữ thành ngoại. Có Đấng nào rất bên ngoài, nghĩa là rất siêu việt mà cũng rất bên trong cho bằng Trời. Ngôn ngữ biểu tượng Việt Nam nói ngoài-trời/ trong-nhà. Vì Thượng Đế siêu việt nên các nhà thần học còn gọi Người là Đấng-Khác. Kế đó chữ San là núi và phải hiểu là chỗ lui tới của thần. Đấy tam tài là thế.”
“Vậy câu thứ tư lại hoá ra thừa chăng?” Huỳnh Hiển hỏi tiếp.
“Không thừa mà là quan trọng nhất vì Trương Kế khi viết được ba câu đầu Thiên-Địa-Nhân thì tứ thơ bị bí, nói cách khác ông bí vì ba tài lớn ấy đứng cạnh nhau nhưng không hiệp thông với nhau được; phải đợi khi nghe tiếng chuông, Trương Kế mới viết được câu thứ tư là Thần trong tứ trụ. Tại sao nửa đêm? Bạn là người đạo Chúa bạn hiểu dễ dàng điều này hơn vì Chúa nhập thể và nhập thế nghĩa là Giáng sinh vào lúc nửa đêm. Câu thơ bốn nối kết thiên-địa-nhân bằng chính Thần và sự nối kết như thế giữa một nhân loại còn lầm than trong đêm tối tự nó đã mang ý nghĩa cứu độ. Sau tiếng chuông của câu thứ tư thấm nhập vào mọi vật, nối kết và hiệp nhất mọi vật thì vũ trụ sẽ chờ đợi gì? Mình cũng nghĩ như người đạo Chúa là chờ một binh-minh-không-có-hoàng-hôn, một ngày-mới-không-còn-đêm-tối. Và văn chương như bài thơ này của Trương Kế mới đáng là văn chương.”
“Bắt buộc văn chương phải có đủ tam tài và thêm thần như cậu vừa nói liệu có quá đáng không đối với người nặng nợ văn chương như cậu?” Huỳnh Hiển lại hỏi.
“Chao ôi, cậu nói thật chí lý và thâm trầm. Cậu đúng là đã ngộ thật rồi” Huỳnh Hiển cảm thán.
Nói xong chàng rót liền cho bạn hai chung rượu, sau đó họ im lặng một lúc lâu như sợ làm tổn hại một cái gì rất thiêng liêng.
Hai người bạn cùng tiểu khu ngồi nhâm nhi rượu Hồng đào với những đồ nhắm như mực dồn thịt chiên dòn, ruột cá xào rau cần và thơm, cá lóc nấu canh lá vang đến hơn chín giờ tối mới quay về. Thanh Phong tưởng đem lại cho Huỳnh Hiển những thông tin mới về Khánh Loan nhưng không ngờ Hùynh Hiển đã biết cả thậm chí cả việc nàng bị Mạnh Cường lạm dụng. Dù vậy chàng vẫn yêu nàng một cách quảng đại.
Lúc đó nước sông đã dâng cao mấp mé bờ kè, mặt trăng đã lên cao và tròn vành vạnh tỏa ánh sáng mơ màng trên thành phố như thể vầng trăng vẫn luôn rộng lượng luôn thông cảm với những toan tính bẩn chật, nhỏ bé, những hạnh phúc chóng qua và đau khổ không nguôi của con người. Giờ này gió đã mặc áo trăng đi dạo. Chút rượu Hồng đào trong người làm họ lâng lâng: có một lúc họ tưởng mình bay chậm dưới đường trăng trở về nơi ngủ nghỉ.
Đó là lần vào cứ cuối cùng trong năm Đinh Mùi của Ngọc Thu, trước Noen khoảng một tuần. Ở làng Rí không có bầu khí rộn ràng đón Giáng sinh như ở các tỉnh thành, nhưng khí trời trở lạnh làm nàng bồn chồn xao xuyến. Nàng nhớ đến Tuấn Nhơn, rồi đến Đức Lai mà nàng yêu tha thiết, với một nỗi nhớ quay quắt, bồn chồn. Bởi lẽ có hai trong một tình yêu mà nàng dành cho Đức Lai: nàng đồng thời là người phụ nữ --mẹ và người phụ nữ --tình nhân, nói cách khác tình mẫu tử là phông màn, tình yêu say đắm là vở diễn.
Lần vào cứ này, nàng không mang thuốc giảm đau cho chàng nữa vì vết thương chàng đã khỏi hẳn, chỉ một ít thuốc thông thường cùng thức ăn khô, kem đánh răng, xà bông, muối, đường phèn, cà phê, và đặc biệt là băng vệ sinh thuốc điều kinh và an thần cho hai cô Kim Đợi và Hồng Liên. Nàng cho họ những thứ ấy và không lấy lại tiền bởi một mối thương cảm những phụ nữ có cảnh ngộ không may, những viên gạch lót đường cho một vinh quang sẽ đến. Một vinh quang giả ảo!
Tối hôm đó, sau bữa ăn với những thức ăn mà Ngọc Thu mang vào. Nàng nằm bên cạnh Đức Lai trò chuyện chờ giấc ngủ đến với họ giữa rừng sâu. Nàng bỗng thở dài và nói:
“Em buồn lắm anh Lai ơi, em chưa kịp khuyên bảo Khánh Dung và Khánh Loan thì chúng nó đã tham gia đấu tranh Phật giáo, rồi Khánh Dung đã theo một bạn trai của nó chạy vào núi, còn Khánh Loan bị bắt ở Đà Nẵng. Chú út nó phải nhờ người bảo lãnh mới được thả ra và đi học lại.”
“Nhưng khi em nói chúng đừng tranh đấu, chỉ lo học hành cho giỏi liệu chúng có nghe không. Thế hệ chúng nó có lẽ cũng không hơn thế hệ mình nghĩa là cũng bị cơn hồng thủy từ phương Bắc cuốn trôi đi cách này cách khác.”
“Có cách nào chận đứng cơn hồng thủy ấy lại không anh?”
“Cho đến lúc này anh chưa thấy có,” rồi Đức Lai nói tiếp, “Hồi nảy em nói Chú út có phải là Tuấn Nghĩa không?”
“Đúng đấy, sao anh biết chú ấy?”
“Biết vì hồi ở làng, anh ‘cù lần cù là’ lắm. Anh không tìm được bạn đồng lứa nên phải tìm mấy đứa nhỏ hơn mình có khi đến tám chín tuổi để chơi trong đó có út Nghĩa. Anh cũng rất thích chơi với thằng Sọt Rác. Nó là một triết gia bẩm sinh nhưng rồi cái tài suy luận thiên phú của nó cũng ngày một lụi tàn trong một làng quê nghèo nàn lạc hậu. Thế đó, em biết rồi còn gì.”
Ngọc Thu quay người nằm sấp nói:
“Bây giờ anh khác rồi.”
“Nhờ anh gặp được em chịu lắng nghe anh nói. Và em giống như một bà mẹ, anh hát gì mẹ cũng khen hay…”
“Thôi đừng nói nhảm nữa…”
“Vậy anh không nói nhảm, nhưng sẽ làm nhảm được không?”
Nàng im lặng không nói, lúc đó hai giọt nước mắt nàng chảy xuống vì đột nhiên nàng nhớ đến Khánh Dung và rất lo lắng cho con nàng. Đức Lai hỏi:
“Em khóc phải không? Này nhé có những lúc anh cũng buồn như em vì anh tự nhủ mình đang hy sinh đời mình kể cả mạng sống mình một cách vô ích cho một tập đoàn gian ác, mình phải làm gì đây nhưng anh nghĩ mãi không ra. Anh tưởng mình sắp rơi vào tuyệt vọng vì chúng sẽ giết anh nếu biết anh có ý định hồi chánh, nhất là Huy Phụng vì có lần anh ta hăm dọa: ‘Chỉ cần mày có ý định về hồi chánh để ở với con Ngọc Thu thì tao sẽ giết mày dù mày có là em vợ tao trước đây’ (Còn một câu khác của Huy Phụng mà Đức Lai không kể lại, ‘Con nhỏ đó đã bị anh Ba Phụng của mày phá trinh trong rừng Bò Cạp lửa, lúc chở gạo của Lê Bát đi xay’)
“Một tuần sau, anh chợt nhớ mình có cuốn Tân Ước giấu dưới gầm giường lâu ngày quên mất, anh lấy ra đọc ở hai chỗ là bài Phúc thật tám mối và lúc Chúa Giêsu bị hành hình. Anh chảy nước mắt vì biết chính Đấng Tối Cao đã soi sáng cho anh. Từ đó mỗi khi hành quân đánh phá, anh đều dọc thầm một câu: “Lạy Chúa nếu hôm nay con có chết thì xin Chúa hãy nhận cái chết này và sử dụng theo ý Ngài muốn.”
“Nghĩa là sao em không hiểu?”
Ngọc Thu không nói, Đức Lai chồm người qua vai nàng nói thì thầm:
“Vậy Thu cũng đừng bao giờ tuyệt vọng nghe.”
“Vâng, em sẽ cùng anh rán sống chết với niềm hy vọng…”
Rồi sự thì thầm ấy làm tình yêu lại trào dâng trong họ. Đức Lai buông vai nàng, ngồi dậy kéo quần nàng xuống phơi bày đôi mông tròn to mềm mại của nàng nhô lên từ cái eo nhỏ nhắn như hai quả đồi to tròn nhô lên từ một bình nguyên hẹp trong nắng chiều. Cùng lúc nàng lòn tay dưới bụng cởi sẵn những nút áo như một bà mẹ sắp cho con bú mớm. Thêm một lúc dạo đầu, Đức Lai từ phía sau đi sâu vào giữa hai mông nàng đã rướn lên, hai tay ôm vú và miệng tì vào tấm lưng trần của nàng. Những động tác phi ngựa của chàng làm hai người rên rỉ hòa cùng tiếng côn trùng trong đêm, trong lúc bếp lửa để sưởi ấm chỉ còn có than hồng rực rỡ và trong suốt. Lúc này họ như hai con thú trong cái hang bằng cỏ giữa rừng sâu hoặc như hai người trên con thuyền rách lênh đênh giữa biển níu kéo những lạc thú sau cùng. 
Nàng lim dim đôi mắt như một bà mẹ vừa cho con bú vừa ru con ngủ trên chiếc võng đu đưa. Hơn thế, nàng cảm nhận nhịp điệu và khoái cảm mà chàng trao ban để đáp lại cho tới giây phút cộng hưởng mãnh liệt sau cùng xảy đến làm nàng kêu lên trong một tiếng thở dài. Sau đó nàng nằm ngửa lại, rút tấm thân trắng ngà vào người chàng và họ như hai đứa trẻ vô tư, vứt bỏ mọi lo lắng dằn vật giữa chiến khu, vùng đất có thể bị oanh kích bất cứ lúc nào, dù bên dưới cái chòi ấy là hầm trú ẩn đào sâu vào đất đá, đủ cho hai người ngồi sát vào nhau. Mười phút sau họ chìm vào giấc ngủ.
Ngày hôm sau, Đức Lai dẫn nàng đi ra những nơi bẫy thú để kiếm mồi, thỉnh thoảng cũng có một vài con đi lạc vào nơi đóng quân vì chúng sợ hơi người và tiếng súng nên từ lâu đã vào sâu trong núi. Họ như hai trẻ thơ đi hái nấm rừng sau vài cơn mưa lớn đầu mùa. Tới chiều họ thu được một con gà rừng và một hai con cá trào trong cái hom tre đặt trong lòng suối. Ở đó họ tắm mát buổi trưa rồi làm tình và ngủ trong một thạch động. Lúc ngồi ăn bữa tối trong chòi, Ngọc Thu nói:
“Nhiều lúc em chỉ muốn trở về bụng mẹ để tìm lại hạnh phúc uyên nguyên…”
Đức Lai bỏ khúc xương đùi gà xuống lá cọ dùng để thay mâm, trố mắt hỏi:
“Sao em lại có ý nghĩ quái đản và ngây ngô như thế?”
Nhận thấy vẻ mặt khó chịu của Đức Lai, Ngọc Thu thẹn thùng bối rối đáp:
“Vừa qua em đọc một bài báo của thiền sư Nhứt Hành, ông ví cái cõi “thường lạc” của Phật giáo như lòng mẹ trong đó bào thai được thân thể mẹ giữ ấm, được nâng đỡ nhẹ nhàng, được nuôi sống và nối kết nhiệm mầu với sự sống của mẹ qua cuống nhau v.v. Không có hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ấy, nó gắn liền với sự vô ưu, vô niệm, vô tâm, vô chấp, vô ngã của bào thai.”
“Có thể nào nói đến hạnh phúc mà không có ý thức và sự cảm nhận của ý thức được chăng?” Đức Lai bẻ lại, “Nói như thế chẳng khác nào nhìn chim bay, cá lội mà biết rõ chúng nó cảm thấy điều gì, hạnh phúc ra sao. Vả lại nói trở về tình trạng lòng mẹ thì phải thừa nhận cây cỏ, đất đá hạnh phúc hơn con người dĩ nhiên không phải bằng ngôn ngữ thi ca, và như thế là tiến hóa ngược về một thời điểm trong quá khứ lúc mình mới tượng hình trong tử cung của mẹ với sự sống còn ở tình trạng vô thức. Theo anh nghĩ, chân hạnh phúc phải là viễn cảnh mà con người hướng tới từ trong hiện tại với mọi hạnh phúc nhỏ bé và đau khổ mỗi ngày cùng một nỗ lực hữu thức vươn lên, thăng hoa và hoàn thiện bản thân đến một cảnh giới siêu việt nào đó thay vì hồi cố về lòng mẹ.”
“Bây giờ anh giảng giải như thế em mới hiểu, vì văn ông ấy viết hay lắm.”
“Xem ra sư ông thiền sư Nhứt Hành ấy làm văn chương nhiều hơn là giảng đúng chánh pháp qua bài khảo luận ấy. Vả lại hình thức văn chương là một chuyện, còn ý tứ nội dung lại là chuyện khác. Cái hình thức thường tạo cho người ta một cảm giác bị đánh lừa.”
Tối hôm đó sau khi hai người cùng dọn dẹp bữa ăn, Đức Lai cố ngồi đọc một đoạn Tân Ước trong ánh đèn hột vịt tù mù, chàng vẫn thường tự nhủ, “Tuy khó hiểu với người ngoại đạo như mình, nhưng thà biết được nửa chữ còn hơn không biết chữ nào. Bây giờ mới biết hồi còn nhỏ mình hát vu vơ, ‘Đức Chúa Giêsu đánh đu gẫy cẳng’ là hát bậy bạ. Đọc xong chàng thấy Ngọc Thu ngồi trên cạnh giường tuồng như chờ chàng đến để âu yếm. Đức Lai rất thích sự yêu sách nhiệt thành của nàng mỗi khi họ gặp nhau. Chàng cất sách đến đứng giữa hai đầu gối nàng, chàng lấy đôi tay bưng lấy khuôn mặt đẹp của nàng và hôn lên má, lên môi liên hồi, còn nàng vuốt lưng trần của chàng. Lúc ngừng hôn chàng nói:
“Anh yêu Thu nhiều lắm và cám ơn tình yêu của em đã đem chút ánh sáng và hơi ấm cho anh nơi rừng rú này, đồng thời cũng đem lại cho anh niềm an ủi, sự cảm thông giữa nghịch cảnh nhiễu nhương của lịch sử …”
“Anh không cần cám ơn em bởi anh cũng đem lại cho em bấy nhiêu điều tốt đẹp… vả lại…”
“Vả lại điều gì?”
“Vả lại vì em vốn là gái lẳng lơ làng Rí mà, đúng không?” Ngọc Thu cười nói.
“Không, em không lẳng lơ nhưng đầy sức sống và lòng thương cảm… Cũng như anh là trai làng Rí mà anh có nát rượu đâu. Còn bây giờ Thu cho anh trở-về-lòng-mẹ của Thu nhé?”
Nàng lúng liếng đôi mắt tình tứ và khúc khích cười vì Đức Lai nói đúng về cảm nghĩ của nàng trong lúc này. Rồi nàng thôi cười, thoát y và ưỡn bộ ngực nàng cùng phần thân dưới: hai đầu vú nhô cao, hơi thõng ở giữa rơi dài một lọn tóc rối như một dòng suối đen chảy giữa hai quả núi; phần thân dưới eo rất bề thế, cân đối và đĩnh đạc, rưng rức một lớp mỡ mỏng từ rốn, vững vàng và ngồn ngộn ở háng. Rồi trong tư thế sẵn sàng ấy nàng nói:
“Vâng, ‘trở-về-lòng-mẹ’ như nhà sư Nhứt Hành nói đi anh…Bây giờ ‘lòng mẹ’ này chỉ dành cho anh thôi.”
Chàng kéo nàng nằm xuống, mấy phút sau chàng xâm nhập vào nơi ấm áp và ẩm ướt của nàng rồi liên tục ấn mạnh và sâu vào cửa động đào nguyên. Sau đó hai người cùng tận hưởng lạc thú với đầy đủ ý thức và cảm xúc tăng lên phi mã mà không nghĩ mình phải ao ước cái thường lạc, thanh tịnh, vô vi, vô ngã vô thức được ví với sự quy hồi mẫu cung của sư ông Nhứt Hành nào đó.
Thế nhưng qua một đêm được thỏa mãn, nàng có cảm tưởng Đức Lai sau hai lần cần mẫn và miệt mài thao tác hẳn để đưa cả con người chàng vào nàng (dưới dạng nén chẳng hạn), nên sáng sớm khi thức dậy, một cách vô thức nàng lấy tay sờ ngay vào bụng mình với ý nghĩ nó phải nhô lên đĩnh đạc, đường hoàng và to bằng cái thai sáu tháng. Nhưng nàng vẫn chỉ thấy bụng mình vẫn nhỏ nhắn, gọn gàng khiến nàng phải tức cười về ý nghĩ và hành động của mình trong lúc còn ngái ngủ. Nàng chợt nhớ lại mới qua kỳ hành kinh có mấy ngày. Vậy chắc chưa có quả-trứng-vô-ưu nào kịp rụng khỏi buồng trứng. Thế nên nỗ lực tiến hóa ngược tối hôm qua theo mô-típ Nhứt Hành đã thất bại. Lo gì, sau cùng nàng nghĩ, tối nay mình với Đức Lai sẽ thực hành lại lần nữa.
Vả lại có lẽ Nhứt Hành cùng một số trí thức Phật giáo lúc này đang sử dụng không tính như một cái lưới để đánh bắt con cá Mác-xít hay như một tử cung để nuôi cấy cái mầm CS, hình thành một tổng hợp giữa Phật giáo và Mác-xít để làm nên tư-tưởng-nhà-nước sau này – một nhà nước mà họ không hổ thẹn rêu rao giống với thời đại Lý-Trần. Và không nghi ngờ rằng một sự tổng hợp lý thuyết như thế có nhiều khả năng thành một quái thai, như vẽ hình một ông Phật có đuôi, có răng nanh và chân guốc. Vừa vô tình vừa cố ý, Nhứt Hành đã tạo một bức màn khói (sắc sắc- không không) để che giấu bức màn sắt giùm cho người tình hung ác của y… Nhưng sau cùng phải chăng vì thiên kiến và lòng ganh tị, muốn tiêu diệt đạo Chúa mà một số Phật tử mang danh là trí thức đã hoá rồ?
Hai hôm sau Ngọc Thu trở về làng Rí, Đức Lai hẹn cùng nàng sau tết Mậu thân cuối tháng giêng sẽ gặp lại vì có lệnh mật phải cấm quân. Hình như sắp có một chiến dịch lớn của VC hoặc của địch mà du kích trong bưng phải chuẩn bị để hành quân hoặc nghênh chiến. Vả lại Ngọc Thu đã định đón tết tại nhà mẹ Tuấn Nhơn với Khánh Loan nhằm nối lại những mối dây thân tộc đã bị đứt quãng lâu ngày.
Ngày 23 tháng 12 âm lịch, Ngọc Thu làm một mâm cơm cúng chồng, bày trước hình của Tuấn Nhơn trên căn gác nhỏ. Nàng cầu xin tổ tiên cho sớm gặp lại Khánh Dung. Sau đó nàng và Khánh Loan mua sắm ít phẩm vật tại địa phương như lá chuối, dây lạt, gạo nếp, đậu xanh thịt heo và gà vịt để về Đà Nẵng ăn tết với gia đình chồng quá cố.
Không khí chuẩn bị tết ở Đà Nẵng cũng nhộn nhịp như mọi năm vì có một số người trở nên khá giả nhờ việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho bộ phận hậu cần của quân đội Mỹ. Ngọc Thu cảm thấy vui tươi trở lại chí ít là bên ngoài vì canh cánh bên lòng nỗi lo lắng cho Khánh Dung và nỗi nhớ nhung thầm kín Đức Lai, trong lúc Khánh Loan phân vân giữa việc chờ đợi Mạnh Cường trở về sau ngày CS chiến thắng với việc chấp nhận hôn nhân mà Huỳnh Hiển đề nghị. Cô biết rõ tình yêu của chàng vì có lần muốn chàng thôi yêu cô, cô đã kể lại kỷ niệm thân thiết của cô với Mạnh Cường trong những ngày tá túc ở chùa Phổ Quang, tránh bị cảnh sát chống biểu tình vây bắt, nhưng chàng không coi đó là một cái cớ để hết yêu cô, và có lẽ chàng chỉ coi đó là sự bồng bột nhất thời của tuổi trẻ.
Chú út Tuấn Nghĩa được đặc cách về nghỉ tết ở Đà Nẵng vì Thanh Hiên phải mổ khi sanh con đầu lòng, trong khi các quân nhân ở Huế cũng như ở Đà Nẵng đều phải cấm trại để sẵn sàng tác chiến. Dù sao cái tết này cả nhà đoàn tụ khá đầy đủ và cũng có nhiều điều phấn khởi.
Ngày mùng hai  tết khi trời vừa tối tiếng súng vang lên đây đó. Tuấn Nghĩa chạy đến trình diện tại tiểu khu và ở lại đó để chống trả cuộc nổi dậy của VC đánh vào Đà Nẵng giữa những ngày tết Mậu thân.
Chiều ngày mùng ba tết những chiếc chiến xa và quân biệt kích đi ngang qua nhà tiến về phía tây nam thành phố. Nửa giờ sau trong lúc các phụ nữ đang ngồi nghe đài phát thanh, một đạn pháo xé gió rơi vào sân sau nhà bà Trình. Nửa gian nhà bếp bị sập cùng tiếng thét của mấy phụ nữ vang lên. Khánh Loan ôm lấy cánh tay bị mảnh đạn xuyên qua, máu đỏ ướt đẫm tay áo. Cô Tư chạy vội vào trong xóm kêu một bác xích lô chở Khánh Loan vào ngay bệnh viện mặc cho đạn pháo vẫn nả vào thành phố. Ở một góc trời đêm, tiếng đạn bắn lách tách vẽ lên bầu trời những đường cong của lửa. Tối mùng ba cuộc chiến ác liệt ở nhiều khu ngoại thành. Tiếng máy bay trực thăng quần trên bầu trời trong ánh sáng của trái châu, nã những loạt đạn từ trung liên nghe như tiếng bò rống.
Đám phụ nữ nhà bà Trình kể cả con dâu Thanh Hiên và đứa bé trai sơ sinh đều chui xuống bộ ván dầy tám phân chung quanh tấn những bao cát mới làm, khuôn mặt thấn thần, hoảng hốt. Cả nhà cầu xin cho cậu Út bình an trong đạn lửa. Khi biết được cuộc tổng tấn công xảy ra trên toàn quốc, tâm trí Ngọc Thu càng thêm bấn loạn. nàng tự hỏi không biết ở Huế, Khánh Dung có cầm súng chiến đấu không. Sau cùng không biết làm gì hơn nàng chỉ còn biết thầm xin ơn trên cho Khánh Dung, cho Đức Lai tai qua nạn khỏi.
Từ ngày mùng năm qua đài phát thanh, người dân thành phố Đà Nẵng đều biết cuộc tấn công nổi dậy của CS hoàn toàn thất bại với con số người thương vong rất cao. Sự liều lĩnh trong chiến lược đã giết chết rất nhiều người lính thiện chiến của họ. Riêng tổ chức đảng cả miền Nam sau đó chỉ còn khoảng 8.000 đảng viên. CS chưa từng có tổn thất nào to lớn như thế. Và nỗ lực cứu vãn thất bại bộc lộ một cách tàn nhẫn với việc cuồng sát người dân Huế. Hơn sáu ngàn người dân Huế bị sát hại một cách vô cớ với sự tiếp tay của một vài Phật tử trong giới đại học và sinh viên đã bị nhuộm đỏ xác hồn, trở thành một công cụ bất nhân trong tay CS.
Sau chỉ hơn một tuần cuộc nổi dậy Mậu thân ở Đà Nẵng bị đập tan, nhưng nỗi bàng hoàng của Ngọc Thu và Khánh Loan còn kéo dài nhiều ngày sau đó. Cũng may vết thương của Khánh Loan không trúng chỗ hiểm. Cánh tay chỗ vết thương bị gãy nhưng chỉ nẹp không bó bột vì phải đồng thời điều trị cho vết thương được lành. Mẹ nàng hai buổi đến chăm sóc cho nàng. Hai mẹ con không đả động gì đến chiến cuộc mà tâm tư nặng trỉu. Thức ăn chuẩn bị cho tết thành thức ăn nuôi bệnh và bà mẹ cùng cô Tư lấy chuyện tết nhất và học hành đề làm cho không khí được nhẹ nhàng.
Thế là mùa xuân vốn miên viễn trong sâu kín của lòng người đã lướt thắng cái buồn thảm nhất thời của chiến tranh. Mặc dù trong lòng Ngọc Thu vẫn tự nhủ, “Họ điên sao mà lại làm một cuộc nổi dậy tự sát trong lúc này. Cũng không phải là tự sát: họ phung phí máu-của-người-khác một cách vô tội vạ.” Phần Bà Trình và mấy chị của Tuấn Nghĩa mừng vui đến độ ngỡ ngàng: “Nếu út Nghĩa ở lại Huế thì khó tránh khỏi bị giết chế hoặc bị bắt làm tù binh.” Và niềm vui thấy con thoát chết của bà Trình có lẽ còn vui hơn Tết. Lạy Chúa tôi, hẳn Chúa-của-nó chở che cho thằngÚt.
Bốn ngày trước khi Khánh Loan được bệnh viện cho về, Tuấn Nghĩa và Huỳnh Hiển vào bệnh viện thăm Khánh Loan. Không hiểu sao suốt buổi từ lúc nhận bịch cam và bánh mứt của Huỳnh Hiển, nàng cứ thẹn thùng như con gái mới gặp bạn trai lần đầu. Nàng tránh được sự bối rối ấy vì câu chuyện chủ yếu là giữa hai chú cháu. Huỳnh Hiển thỉnh thoảng chỉ góp lời một cách khiêm tốn.
Sau khi nhìn Khánh Loan đắm đuối, Huỳnh Hiển nối gót Tuấn Nghĩa ra về, nàng uể oải nhìn vào trong túi quà mấy cái bánh cốm, những quả cam và trong đó có một cái thiệp chúc xuân. Nàng thấy dị hợm nhưng nghĩ lại xuân của đất trời đâu chừa một ai, đâu tránh nơi nào, chiến trường hay bệnh viện…Nàng tò mò lấy thiệp ra xem, ngoài những lời chúc xuân trang trọng có kèm theo một bài thơ trên giấy hồng. (Bài thơ này Huỳnh Hiển đã nhờ Thanh Phong làm hộ). Bài thơ có tên là Không đề:
Đừng nhìn anh kiêu kỳ bằng một mắt
Của nàng công chúa xứ mù,
Để anh còn nhìn em hiền từ
Bằng nghìn con mắt của Quán thế Âm,
Mỗi con mắt trên bàn tay không vũ khí.
@
Anh mệt mỏi giơ nghìn tay,
Trong cơn sốt quy hàng giấu mặt
Tuổi xanh non.
Và khi em cười như một trẻ thơ,
Pha trong nụ cười chút màu phạm thánh.
@
Em phạm thánh vì em là nữ thánh
Của tình yêu đã ngưng kết trong thơ.
Nàng đọc và nàng cảm động bởi tâm tình tha thiết mà Huỳnh Hiển dành cho mình. Tuy nhiên là một người theo đạo Chúa hẳn chàng có thể không khắt khe lên án sai lầm của nàng. Sau cùng để khỏi bị tình cảm giằng xé, nàng tự nhủ, “Trái tim ta ơi, ta sẽ nghe theo những lời ngươi truyền bảo. Nếu ngươi không lên tiếng thì một lần nữa ta sẽ nghe theo lời bản năng ra lệnh bởi vì chưa bao giờ ta khao khát được yêu như lúc này.”
Sau tết hai mẹ con Ngọc Thu - Khánh Loan ở lại nhà bà Trình, Khánh Loan chuẩn bị học thêm mấy tháng nữa và đi thi tú tài hai. Tuy Ngọc Thu chưa về lại làng Rí nhưng qua tin tức của bạn hàng làng Rí ra Đà Nẵng lấy hàng, nàng nhận được hung tin Huy Phụng tử trận ở ngoại vi thành phố Đà Nẵng, Đức Lai bị bắn gẫy chân và bị bắt làm tù binh. Chàng được quân y của lính Cộng Hoà cứu chữa trước khi xuống tàu ra Côn Đảo chờ ngày trao trả tù binh, Ngọc Thu khóc mấy đêm liền sưng cả mắt. Mẹ chồng có hỏi, nàng nói trớ mình thương nhớ và lo lắng cho sinh mệnh của Khánh Dung. Có lúc nàng thở dài thườn thượt thấy đời sống mình nhiều đau khổ quá và chỉ muốn chết.
Hai người nàng yêu nhất đời là Tuấn Nhơn và Đức Lai thì một người đã tử biệt, một người hôm nay lại rơi vào cảnh sinh ly. Cuộc chiến này bao giờ mới kết thúc? Dĩ nhiên CS sẽ không buông vũ khí vì họ xác quyết mình đang “đúng” và ngụy tín mình yêu nước trong khi chỉ là con cờ trong tay khối CS: Họ bất chấp những phê phán nghiêm khắc của các triết gia Tây phương trong và ngoài Giáo Hội đối với chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa này đang muốn chứng minh nó đúng bằng súng đạn như ở châu Á hiện nay và khi làm thế, họ miệt thị lý trí của con người. Những lần buồn thảm như thế, hình ảnh của Châu phu nhân mà nàng được gặp trong rừng, lại hiện ra trong trí nàng với một nụ cười hiền hậu: “Em đến với chị đi, chị em mình có duyên với nhau lắm!”
Ngay sau khi tình hình Đà Nẵng đã ổn định, Tuấn Nhơn theo đoàn quân hậu bị ra giải phóng Huế đã bị VC chiếm giữ. Trước khi lên đường, chàng nhờ chị dâu Ngọc Thu chăm sóc cho Thanh Hiên vợ chàng, chàng nói:
“Em nhờ chị chăm sóc Thanh Hiên vì mẹ lúc này đã già yếu. Em và các đồng đội khác sẽ lấy lại thành phố Huế. Lúc đó em sẽ báo tin để chị đưa vợ em ra Huế đồng thời chị cũng ra theo để hỏi tin tức cháu Khánh Dung.”
“Được, em cứ yên tâm, chị và cháu Khánh Loan sẽ lo bà nội và cho vợ con em. Chị cũng sẽ ra Huế một chuyến để dò hỏi về Khánh Dung.” Ngọc Thu đáp khuôn mặt vẫn trầm buồn.
Trong những ngày đầu tái chiếm thành phố Huế, lính cộng hoà gặp sự chống trả mãnh liệt của bộ đội miền Bắc. Nhưng với hoả lực của pháo binh và máy bay, VC co vào thành nội và cố thủ những nơi xung yếu sau cùng phải tháo chạy.
Rời Đà Nẵng được một tháng, Tuấn Nghĩa báo tin về nhà nhờ chị dâu Ngọc Thu đưa Thanh Hiên và cháu bé ra lại Huế vì lính cộng hoà đã chiếm lại thành phố và đang ổn định lại tình hình. Khánh Loan cùng đi vì trường sư phạm ở Huế cũng sẽ mở cửa lại.
Xe đò qua cầu An Cựu, vượt khỏi vòng xoay trên đường Hùng Vương là đã tới gần nhà của Tuấn Nghĩa trong quận Phú Nhuận. Hai vợ chồng trẻ đã mua căn nhà này trước Tết mấy tháng. Thanh Hiên bế con mọn cùng Ngọc Thu và Khánh Loan xuống xe. Một không khí chiến tranh u ám, buồn thảm vẫn còn bao trùm thành phố. Họ đi bộ vào xóm An-nà, kiệt 1, không xa nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, sau lưng đình Dương Phẩm, gần bờ sông An Cựu, nơi mà khi xưa thuyền rồng của vua Bảo Đại hay đi qua khi đến dinh An Định, nay là chỗ ở của bà Từ Cung, mẹ cựu hoàng Bảo Đại. Thanh Hiên vui mừng khi thấy căn nhà không trúng bom đạn cũng không bị cướp phá, trong khi có mấy căn nhà phía sau lưng bị trúng pháo kích như gia đình của Ngô Kha là người cùng xóm.
Họ dọn dẹp lại nhà cửa, buổi trưa Tuấn Nghĩa có ghé về một lúc rồi lên lại tiểu khu. Khánh Loan đi thăm hỏi mấy người bạn học cùng lớp. Ngọc Thu định chờ con vào học lại và ở chơi với em dâu ba tuần rồi sẽ trở về làng Rí tiếp tục việc buôn bán. Thời gian này nàng muốn mượn cảnh trí lạ lẫm ở Huế để khuây khoả nỗi sầu muộn canh cánh trong lòng nàng: Đức Lai mà nàng rất yêu thương đã bị bắt và đưa ra Côn đảo, Huy Phụng, và hai cô Hồng Liên, Kim Đợi đều đã ngã gục trên đường tiến vào nội thành Đà Nẵng, tội nghiệp Mỹ Xuân lại mất người chồng thứ ba là Văn Tấm chỉ còn người em út có tật và đi khập khiễng cũng là em của Đức Lai. Cơ sở VC ở làng Rí hoàn toàn bị triệt phá. Dĩ nhiên trong ba tuần ở đây nàng sẽ dò hỏi tin tức của Khánh Dung. Nàng cầu xin trời phật cho nó không tham gia cuộc chiến và vẫn bình an vô sự. Thật ra con nàng vẫn bình yên dù không có tin tức gì vì trong núi, Khánh Dung và vài người bạn khác được giao cho việc canh coi và phục dịch tiến sĩ Lê Văn Hảo, Thích Đôn Hậu và mấy nhân vật trong Liên Minh bù nhìn được đưa lên núi trước ngày VC tấn công vào Huế.
Trong những ngày ở Huế, mỗi khi nhận được tin một địa điểm chôn người tập thể được khám phá, Ngọc Thu đều thuê xe tìm đến vì nàng ngờ rằng đó là nơi chôn các bộ đội bị tử trận khi đụng độ với đối phương hoặc bị trọng pháo và phi pháo của đối phương oanh tạc. Nhưng sau vài lần nàng mới vỡ lẽ đó là nơi chôn các nạn nhân bị VC tàn sát. Ngoài các viên chức của thành phố Huế không chạy kịp, phần lớn là thường dân vô tội, đặc biệt là những giáo dân công giáo (mà “họ” có thể coi là kẻ thù trực diện và truyền thống từ thời Văn thân lắm chứ). Thấy người nhà các nạn nhân khóc lóc thảm thiết khi nhận ra người thân, nàng cũng sụt sùi khóc theo trong lòng thầm nghĩ về các đồng chí CS của nàng: “Sao các anh tàn ác đến thế còn hơn cả loài thú dữ … Các anh giết chết đồng bào đồng loại của các anh trong tay không tấc sắt… Thật là ác độc và hèn hạ.” Tiếng khóc của nàng cùng với những tang gia ngoài sự thương cảm còn có sự tức tưởi, oán giận những đồng chí mà chỉ có mình nàng hay biết. Vô hình trung Ngọc Thu đã trở thành chứng nhân của sự thảm sát ở Huế mà CS gây ra, vì dù biết chắc không thấy Khánh Dung ở đó, nàng vẫn đi xem rồi khóc, tối về nhà đôi mắt đỏ hoe, ban đêm trằn trọc và thổn thức.
 Chúng bắt tất cả 5800 người, giết tại nhà độ 100, đưa ra Bắc độ 100, còn lại bị giết tập thể tại 4 địa điểm:
1) Khe Ðá Mài thuộc quận HươngThủy với trên 400 người bị giết chết.
2) Bãi Cát Xuân Ô Ðiên Ðại quận Phú Vang.
3) Sau Chùa áo vàng - quận 2 đường Chi Lăng.
4) Bãi Dâu - quận 2 phía Bao Vinh.
Một hôm, tình cờ gặp đoàn xe của Tiểu Khu Thừa Thiên đi đào xác hai hố tập thể ở Xuân Ô Ðiên Ðại, nàng theo những người đi tìm xác các nạn nhân. Ðoàn xe đi theo tỉnh lộ rãi đá về hướng Tây Bắc thành phố Huế. Ðến chợ Sam xe dừng lại vì chỉ còn cách xa một cây số, đoàn người đã ngữi thấy trong gió biển mùi hôi thối. Họ đi bộ tiến về bãi chôn người cách 500m thì một cảnh tưởng hãi hùng xãy ra. Rõ ràng là một bức tranh của quỷ trong truyện viết về cõi Âm tào địa phủ: Trên các giòng (lằn) của bãi cát là những người chết được giữ đứng bởi một cọc tre hoặc sắt gỗ xuyên từ đít lên tới đầu chừng 40 cụm, mỗi cụm 5 đến 10 người, phía dưới chân là những người bị chặt ngang cổ, có người bị chặt chân hay ngang bụng. Bên dưới các giòng cát thì nước mội còn rịu rịu vì trời còn mưa lai rai suốt cả tháng là những người bị chôn sống, hai tay họ bị buộc chặt sau lưng; họ còn bị đặt quay mặt lại như đang nói chuyện với nhau, có người trên đầu còn đội mũ, có người trên nón còn gắn một đoạn thuốc lá hút dở. Tất cả đều tím đen hoặc rỉ nước vàng hôi thối ghê gớm. Sau cùng là các hầm, hầm được lấp đi cả dây thừng và chân tay lòi ra ngoài lớp đất mỏng, mỗi hầm có bốn đến năm cây xâm xuyên qua, lòng bàn tay bằng dây kẽm to và bị đánh bằng vật cứng ở sau đầu, cũng có người bị tan nát mặt, tất cả đều bị thối rữa rất khó nhận dạng.
Chiều hôm đó lê thân về đến nhà Ngọc Thu mắt đỏ vì khóc, mặt tái xanh, thỉnh thoảng lại nôn oẹ, nàng bỏ ăn và nằm bẹp mấy ngày. Thanh Hiên phải năn nỉ chị dâu đừng đi nữa. Ngọc Thu mếu máo đồng ý. Cho đến ngày về làng Rí nàng câm nín, thỉnh thoảng nói một vài câu rời rạc. Có lẽ nàng đã rơi vào sự trầm cảm.
Phần Khánh Loan những lúc rảnh rỗi ở nhà nàng thích bế em bé con của chú Nghĩa và thím Hiên. Sự ngây thơ và lớn lên, thay đổi mỗi ngày của thằng bé truyền cho nàng niềm vui sống giữa đất Huế mà sự chết chóc còn lỡn vỡn xung quanh. Chưa bao giờ Huế buồn như lúc này, buồn nẫu gan nẫu ruột. Buổi sáng vẫn dày kín sương mù, buổi chiều vẫn mờ ảo chìm khuất trong vô định, hắt hiu khói sóng.
Nhưng trong nỗi buồn mơ màng ấy có thêm nỗi buồn mất mát mà chết chóc đem lại và nhất là có thêm một nỗi hổ thẹn như một người con gái để bị cưỡng dâm thay vì tuẩn tiết khi có thể làm được. Bộ mặt gớm ghiếc của thù hận đã có dịp phơi bày. Những kẻ chỉ điểm để VC tàn sát, những kẻ ngồi ghế pháp quan chẳng phải là những người con của Huế sao? Và chính họ đã xóa bỏ một xứ Huế vốn hiền hòa, sùng đạo Phật, biến Huế thành diễn trường của giết chóc, của thù hận và của chủ nghĩa hư vô…Có thể họ bị cưỡng bách và dân Huế cũng sẽ tha thứ cho họ (forgive, yes; forget, no), nhưng chấn thương này quả là khủng khiếp trong tâm lý lê dân. Hạt giống bóng tối vẫn-có-đó có khi dưới những dáng vẻ hiền hòa và đã bất ngờ mọc thành cây cao. Có Đấng nào cứu chúng ta không? Và có một lúc Khánh Loan nhủ thầm, “Có lẽ anh Huỳnh Hiển nói đúng…”
Đôi khi đang bế cháu trai, Khánh Loan thấy có những nhà sư trong bộ áo vàng hoặc nâu còn mới và bóng như lụa đi ngang nhà để đến dinh của bà Từ cung … Nàng chợt nhớ đến lời giáo sư dạy sử nói về sự “vận động hành lang của Phật giáo”, một thứ lobby của các nhà sư bên cạnh các triều đại qua việc lui tới thầm thì cùng các bà Thái hậu, Từ Cung, hoàng hậu hoặc một bà phi nào đó. Nhờ đó họ đã ảnh hưởng gián tiếp đến các ông vua. Dĩ nhiên để bảo vệ một Phật giáo không chấp nhận canh tân và cực kỳ bảo thủ. Nàng tự hỏi tại sao một xứ Huế hiền hòa có thể nói là đất Phật bỗng nhiên trở thành một hỏa ngục. Lẽ nào Phật giáo thuần túy với lòng từ bi hỉ xả chỉ còn là một bóng mờ, một hồn ma vất vưởng trong khi Phật giáo ý thức hệ vất bỏ từ bi để giương cao thù hận đang ‘lộng giả thành chân’.
Có những buổi chiều buồn, Khánh Loan nhớ về Đà Nẵng và khát vọng một tình yêu. Lúc đó nàng nhớ thương da diết Huỳnh Hiển, bạn của chú Nghĩa,  một iển HiểnHhhHHieHHiển asdasdasdasderoweiruweiorukfghlcvm,nc,vm.nxc,vm.nxcm,.zvncm,vbcxmbvohtyeopti chàng thanh niên hiền hậu và đã yêu nàng chân thật. Mặc dù sau này gia đình Mỹ Xuân không dám tiết lộ nhưng qua mẹ nàng, nàng biết Mạnh Cường và Huy Khang đều tháp tùng Gs Lê Văn Hảo, Hoà thượng Thích Đôn Hậu và vài thành viên khác của Liên Minh bù nhìn ra bắc. Trước đó Khả Thúy người yêu của Huy Khang và người bạn trai cùng vào cứ với Khánh Dung đã chết khi bị một đơn vị biệt động quân phục kích họ trong rừng. Đặc biệt Mạnh Cường từ trong núi đã gởi cho nàng một bức thư chia tay trong đó anh chàng nói sẽ tu hành mãi mãi và sẽ không hồi tục nghĩa là anh chàng sẽ không bao giờ chính thức cưới nàng như đã hứa. Sau đó ít lâu, cô nói với chú út Nghĩa cô sẽ học đạo và sẽ nhận lời cầu hôn của Huỳnh Hiển. Tuấn Nghĩa thở phào nhẹ nhỏm.