Khi đó Ngô Dụng nói với Tống Giang rằng:- Tôi xin dùng ba tấc lưỡi vào tới Bắc Kinh thuyết cho Lư Tuấn Nghĩa đi đến Lương Sơn, thực dễ như thò bàn tay vào trong túi lấy đồ vật vậy. Song phải có một số người mặt mũi kỳ quái đi với tôi vậy.Ngô Dụng vừa nói dứt lời thì Hắc toàn Phong Lý Quỳ kêu to lên rằng:- Quân Sư Ca ca cho tôi đi với...Tống Giang quát mắng rằng:- Anh đi không được, có phải chuyện đốt nhà giết người phá phủ cướp kho, thì mới dùng đến anh còn chuyện này phải cẩn thận vững vàng mà tính khí anh như thế, thì đi làm sao được?- Lần nào cũng thế ông bảo tôi xấu...chê tôi không cho đi..- Không phải là chê nhưng ở phủ Đại Danh bọn do thám rất nhiều, nếu lỡ ra họ biết thì uổng mạng không? - Không cần ; nếu tôi không đi thì chắc cũng có người nào trúng ý quân sư được.Ngô Dụng bảo Lý Quỳ rằng:- Nếu ngươi y được ba điều thì ta cho đi, bằng không thì cứ ngồi yên ở nhà đó...- Đến ba mươi điều tôi cũng y được cả cứ gì ba điều. Ngô Dụng nói:- Điều thứ nhất là tánh ngươi nóng như lửa từ nay phải bỏ rượu đi rồi trở về mới được uống ; điều thứ hai khi đi đường phải ăn mặc giả làm đạo đồng theo ta, hể ta bảo câu gì không được ngang trái ; còn điều thứ ba khó lắm đây bắt đầu từ ngày mai ngươi giả làm thằng câm...Có y được ba điều đó thì ta cho đi Lý Quỳ lắc đầu đáp rằng:- Không uống rượu cũng được tôi xin vâng cả, duy bắt tôi không được nói thì khổ cho tôi quá.- Ngươi há miệng ra lại sinh sự lôi thôi không được.Lý Quỳ vỗ tay mà rằng:- Được rồi, được rồi tôi ngậm ngay đồng tiền vào miệng là được rồi..Các Đầu lĩnh nghe nói đều cười ầm lên, đoạn rồi trong sơn trại đặt ngay tiệc tiễn hành trong chiều hôm đó. Đến sáng hôm sau Ngô Dụng sửa soạn hành lý cho Lý Quỳ ăn mặc giả làm đạo đồng quảy gánh xuống núi, Tống Giang cùng các Đầu lĩnh đưa chân Ngô Dụng ra bến Kim Sa dặn dò cẩn thận về việc trông coi Lý Quỳ rồi mới cùng nhau về trại.Ngô Dụng cùng Lý Quỳ đi trong mấy hôm, Ngô Dụng bị Lý Quỳ cằn nhằn rất là khổ sở. Cách mấy hôm đi tới thành Bắc Kinh hai người tìm vào hàng trọ, chiều hôm đó Lý Quỳ xuống làm cơm chẳng hiểu làm sao đánh tên tiểu nhị ở hàng cơm đổ cả máu mồm máu mũi ra. Tên tiểu nhị liền mách với Ngô Dụng rằng:- Tên đạo đồng của ngài dữ tợn quá chừng, tôi đốt lửa khi chậm một chút mà hắn đánh tôi hộc cả máu mồm ra đây. Ngô Dụng dổ dành tên tiểu nhị đưa đền cho mười quan tiền để im chuyện đi, rồi trách mắng Lý Quỳ suốt đêm hôm ấy. Sáng hôm sau cơm nước xong rồi Ngô Dụng gọi Lý Quỳ vào phòng mà dặn rằng:- Ngươi lạ quá, cố sống cố chết đòi đi, rồi đi đường cằn nhằn suốt ngày thực là khổ cho người ta. Ngày nay vào thành không phải chuyện chơi ngươi đừng làm uổng chết mạng người ta mới được. Lý Quỳ nói:- Làm gì tôi không biết mà phải dặn.- Bây giờ ta có một ám hiệu này ngươi phải nhớ mới được, hể khi nào ta lắc đầu thì ngươi không được cựa động gì đấy.Lý Quỳ gật đầu vâng lời rồi hai người cùng thay hình đổi dạng đi vào thành, Ngô Dụng đội cái khăn sa gần tới mí mắt mình mặc áo đạo phục lụa trắng viền đen, thắt lưng màu rực rỡ đi đôi giày vải mũi vuông tay cầm cái chuông đồng con con. Lý Quỳ kết tóc làm hai trái đào trên đầu, mặc áo rộng ngắn bằng vải thường thắt lưng tua ngắn, đi đôi giày tồi tàn quảy một mẩu gỗ treo giấy cáo bạch lên trên viết mấy chữ '' Xem số đoán mệnh mỗi quẻ lạng bạc ''.Hai thầy trò ăn vận xong rồi cùng nhau vào cửa thành Bắc Kinh, bấy giờ đương hồi trộm cướp rất nhiều, các châu huyện cũng đều phòng bị nghiêm ngặt cả. Giả dĩ ở đây là một nơi phồn hoa đệ nhất ở Hà Bắc, lại có quan Lương Trung Thư thống lỉnh đại binh ở đó nên sự canh phòng lại càng cẩn thận hơn các nơi. Ngô Dụng và Lý Quỳ đi vào cửa thành thấy có bốn năm mươi tên lính đứng hầu một ông quan coi thành ở đó, Ngô Dụng bèn chạy đến chắp tay vái chào quân sĩ liền hỏi:- Nhà thầy ở đâu tới đây?- Tôi họ Vương tên Dụng tên đạo đồng này họ Lý, hai thầy trò đi đoán số kiếm ăn, nay định đến quý quận đây xem ai có lòng muốn xem số mệnh tôi xin đoán giúp.Nói đoạn giở quyển văn số ra để dẫn cho chúng xem bọn lính bảo Ngô Dụng rằng:- Thằng đạo đồng nhà thầy trông hai con mắt nó như thằng ăn cướp thế kia..Lý Quỳ nghe nói đã toan sừng sộ lên Ngô Dụng vội lắc đầu cho Lý Quỳ im đi rồi nói với bọn lính rằng:- Các ngài không biết chúng tôi thực khổ quá, thằng bé này vừa câm vừa điếc chỉ được cái sức khoẻ hơn người, vả chăng là con cháu trong nhà nên bất đắc dĩ phải mang nó đi, mà thực nó không biết một chút gì cả xin các ngài tha lổi cho.Nói đoạn vái chào mà đi Lý Quỳ tập tểnh theo sau bước thấp bước cao cùng đi vào lối chợ Ngô Dụng lắc chuông loong coong miệng đọc rằng:Nhan Hồi chết sớm vì đâu?Để ông Bành Tổ sống lâu ngót nghìn Cam La sớm đã uy quyền Tử Nha đầu bạc mới lên tướng tài.Phạm Đan nghèo khó nhất đời Thạch Sùng giàu có bởi trời xui nên.- Đó là thời vận mà mệnh trời đó, ai muốn biết vận mạng một đời, sang hèn sống chết thì xin cho một lạng bạc.Nói đoạn lắc chuông loong coong, loong coong mà đi, tụi trẻ con ở thành Bắc Kinh có năm mươi đứa chạy theo vừa cười vừa nói ầm ỹ cả lên. Ngô Dụng đi qua cửa nhà Lư Viên Ngoại lúc ấy đương cùng Chủ Quản ngồi giải ở trong nhà, nghe ngoài phố có tiếng huyên náo ầm ầm liền gọi người nhà lên hỏi rằng:- Trên phố xá có việc gì mà ầm ầm lên thế?- Bẩm ngài có chuyện buồn cười quá, ngoài phố có một thầy số ở đâu mới đến đòi mỗi quẻ lấy một lạng bạc thì ai có tiền mà xem? Ông ta lại có một thằng đạo đồng đi sau trông rất ghê tởm hết đi rồi lại lại, chúng tôi không sao mà nhịn cười được.Lư Tuấn Nghĩa nói:- Họ nói đắt như vậy chắc là họ biết rộng, bay ra đón vào đây ta xem.Tên người nhà quay ra gọi bảo Ngô Dụng rằng:- Tiên sinh ơi! Viên ngoại cho gọi tiên sinh vào.Ngô Dụng nói:- Viên ngoại nào mời tôi?- Ông Lư Viên ngoại mời thầy đấy.Ngô Dụng liền cùng với tên đạo đồng theo người nhà vào, khi vào đến nhà Ngô Dụng chỏ chổ ở đó cho Lý Quỳ ngồi đợi rồi vào chào Lư Tuấn Nghĩa. Lư Tuấn Nghĩa đứng chào Ngô Dụng rồi hỏi rằng:- Tiên sinh quý tính cao danh là gì? - Tôi họ Vương tên Dụng biệt hiệu là Thiên Khẩu nguyên quán ở đất Sơn Đông biết số Hoàng Cực Tiên Thiên, rõ được sự sống chết hèn sang trong một đời người, mỗi quẻ cứ đủ một lạng bạc thì tôi mới đoán.Lư Tuấn Nghĩa nghe nói bèn mời Ngô Dụng vào ngồi cái gác nhỏ ở nhà trong, rồi sai người pha nước uống. Đoạn rồi gọi người nhà lấy lên một lạng bạc đặt quẻ và nhờ Ngô Dụng đoán số giúp cho.Ngô Dụng hỏi:- Năm nay ngài bao nhiêu tuổi, sinh ngày nào tháng nào?- Thưa thầy tôi chỉ hỏi việc dữ, không cần phải hỏi việc phú quý vinh hoa. Tôi năm nay ba mươi hai tuổi, sinh giờ Đinh Mão ngày Bính Dần, tháng Ất Sửu năm Giáp Tý, xin ngài xem sự hành tảng sau này thế nào?Ngô Dụng nghe đoạn lấy ra một con toán bằng sắt tính toán một lúc, rồi đập con toán kêu lên rằng:- Quái lạ!Lư Tuấn Nghĩa kinh ngạc hỏi rằng:- Có việc gì, lành dữ thế nào xin thầy cứ nói...- Tôi nói cho đúng chắc ngài lại chạnh lòng.- Có can chi chúng tôi chỉ nhờ tiên sinh chỉ bảo đường mê, xin tiên sinh cứ nói cho.- Cứ như cung mệnh của Viên ngoại thì chỉ trong trăm ngày nữa, tất có cái nạn đao huyết, gia tư cũng khó lòng giữ được mà phải chết vì đao kiếm chứ không chơi!Lư Tuấn Nghĩa cười mà rằng:- Tiên sinh nói sai rồi, tôi ở đất Bắc Kinh sinh trưởng ở nhà hào phú, trong họ không có con trai nào phạm phép, trong nhà không có con gái nào hai chồng. Vả chăng tôi đây xưa tính nết cẩn thận việc gì vô lý thì không làm, của nào phi nghĩa thì không lấy, lẽ nào ngày nay lại bị nạn đao huyết thế được?Ngô Dụng nghe vậy liền biến hẳn sắc mặt cấm trả tiền Lư Tuấn Nghĩa rồi đứng phắt dậy, thở dài mà rằng:- Thiên hạ nguyên chỉ thích những người a dua xiểm nịnh cả... Thôi, rõ ràng là '' chỉ đường chỉ lối cho hẳn hoi lại cho nói thẳng là lời bất lương '' Thôi xin chào ngài tôi xin đi...Lư Tuấn Nghĩa vội ôn tồn mà rằng:- Sao tiên sinh vội giận thế, tôi nói đùa đó thôi có can chi... Xin tiên sinh hãy thử lại để chỉ giáo cho tôi.- Thưa ngài xưa nay những lời nói thực vẫn khó tin.- Thôi tiên sinh chớ vội giận cứ nói cho tôi biết thế nào tôi cũng vâng lời dậy.- Ngài phải biết trong cung số của ngài nhất thiết điều gì cũng tốt, duy năm nay phạm sao Tuế Quân cho nên mới gặp hoạn nạn như chỉ trong trăm ngày nữa, thì tất là đầu xác lìa nhau không thể nào tránh được. - Tiên sinh có cách gì khả dĩ thoát được chăng?Ngô Dụng lại cầm con toán tính một lúc nữa, rồi nghĩ ngợi hồi lâu mà lẩm bẩm rằng:- Phen này duy có đi về mạn Tốn Phương ở về phía Đông Nam chừng hơn ngàn dặm, thì may ra mới có thể thoát nạn được, nhưng cũng còn có điều đáng sợ đây không việc gì đến tính mạng mà thôi - Nếu tôi được thoát nạn này sẽ xin hậu tạ tiên sinh.Ngô Dụng nói:- Tôi có bốn câu thơ đoán về cung số của ngài xin đọc để ngài nghe, ngài nên viết trên vách rồi sau này nghiệm ra mới biết tôi nói không sai.Lư Tuấn Nghĩa gọi người nhà lấy nghiên bút rồi bảo Ngô Dụng đọc bốn câu thơ mà tự viết trên vách vôi. Ngô Dụng đọc bốn câu thơ mà rằng: '' Lư hoa phơ phất chiếc thuyền bơi.Tuấn kiệt dong chơi buổi tối trời Nghĩa đến khi cùng là số mệnh, Phân minh lánh nạn dễ như chơi ''Lư Tuấn Nghĩa viết xong, Ngô Dụng thu nhặt con toán rồi vái chào đi ra, Lư Tuấn Nghĩa nói rằng:- Tiên sinh ở chơi ăn cơm rồi sẽ đi.Ngô Dụng tạ từ mà rằng:- Cám ơn Viên ngoại chúng tôi xin đi để đoán số không thì trễ mất để lần sau xin đến hầu ngài.Nói đoạn quay gót đi ra Lư Tuấn Nghĩa đưa chân ra tới cửa, rối Ngô Dụng vái chào Lư Tuấn Nghĩa mà cùng Lý Quỳ ra thành trở về hàng cơm. Khi về tới hàng cơm Ngô Dụng tính trả tiền hàng thu dọn hành lý rồi bảo với Lý Quỳ rằng:- Công việc xong rồi ta phải về ngay sơn trại, để sắp sửa đón Lư Viên ngoại chỉ nay mai là ông ta đến.Nói đoạn hai thầy trò quảy hành lý trở về trên trại Lương Sơn.Về phần Lư Tuấn Nghĩa sau khi nghe lời Ngô Dụng đoán số, thì trong bụng lấy làm băn khoăn khó chịu, ngồi đứng không yên chiều chiều thường vơ vẩn một mình ở trước nhà mà trông trời than thở. Một hôm chàng bối rối tâm trí không sao chịu được liền cho gọi người Chủ quản trong nhà đến để bàn việc. Trong bọn Chủ quản có một người họ Lý tên Cố nguyên quê ở Đông Kinh sau vì đi đến Bắc Kinh tìm người quen không gặp, bị rét mướt nằm co ở trước nhà Lư Tuấn Nghĩa, Tuấn Nghĩa thấy vậy liền cứu vào nuôi ở trong nhà, rồi dần dần thấy tính nết cẩn thận chăm chỉ bèn giao cho trong coi các việc trong ngoài, được dăm năm sau Tuấn Nghĩa lại càng yêu mến cho làm một người Chủ quản đứng đầu mà giao quyền cho coi sóc cả nhà. Trong tay Lý Cố cai quản có tới bốn năm mươi người hành tài cùng quản cấn, cho nên đám người nhà thường nịnh mà tôn gọi là Lý Đô quản.Hôm đó Lý Cố nghe Viên ngoại gọi liền dẫn cả bọn thủ hạ đứng hầu Lư Viên ngoại nom suốt một lượt rồi hỏi rằng:- Sao không thấy một người kia của ta ở đây?Nói vừa dứt lời thì thấy một người mình cao sáu thước, tuổi trạc đôi mươi lưng nhỏ vai rộng, ria mọc kín mồm mình mặc áo sa trắng, lưng thắt lụa màng nhện đỏ, chân đi đôi giày vàng đầu đội khăn lông rua, sau gáy có một đôi kim hoàn bên tai gài bông hoa tứ quý cùng chạy ra trước thềm để đứng hầu Viên ngoại. Người này nguyên quán ở đất Bắc Kinh từ thuở nhỏ cha mẹ đều mất, Lư Viên ngoại đem về nuôi sau Viên ngoại thấy chàng ta trắng trẻo đẹp đẽ da như miếng tuyết bèn gọi thợ trổ hoa vào khắp cả mình, chả khác nào trên cột ngọc dinh mà treo thêm những vẻ gấm hoa, không ai là không thấy thích mắt. Anh chàng này đàn địch múa hát cũng giỏi, nói năng chữ nghĩa cũng thông, thuộc đủ các thứ tiếng của bọn bán buôn chợ búa, lại tài giỏi về nghề quyền vũ, anh ta thường dùng cây nỏ Tứ Xuyên và ba mũi tên ngắn để rong chơi ngoài nội, mỗi khi bắn ra tất phải trúng một con vật tính người lại lanh lợi nhanh nhẹn, hễ chuyện gì hơi hé miệng là anh ta biết được cả. Anh ta họ Yến tên Thanh bày vai thứ nhất, người ta quen thường gọi là Lãng Tử Yến Thanh vốn một người tâm phúc của Lư Viên ngoại xưa nay.Bấy giờ Lý Cố đứng bên tả anh ta chạy lên đứng vào phía bên hữu rồi Lư Tuấn Nghĩa bảo với mọi người rằng:- Mới đây ta xem một quẻ số nói rằng trong trăm ngày nữa tất gặp phải nạn đao huyết? Chỉ trừ ra xa lánh về phía Đông Nam một nghìn dặm thì mới có thể tránh được. Ta tưởng ở phía đó chỉ có miếu thờ Thiên Tề Nhân Thánh Đế, ở núi Đông Nhạc Thái Sơn là nơi rất thiêng liêng chính trực đã từng cứu nạn cho khắp nhân gian. Vậy ta muốn đi qua đó một là đễ lễ cầu thoát tội hai là tránh qua tai nạn nay mai, và ba là buôn bán loanh quanh để dạo xem phong cảnh các nơi để khuây lòng đôi chút. Nay Lý Cố sắp cho ta mười xe thái bình xếp đủ các hoa vật cùa Sơn Đông, và thu xếp hành lý để cùng đi với ta, còn Yến Thanh tiểu ất ở nhà trông nom then khoá kho tàng cho cẩn thận, Lý Cố phải nên xếp đặt mau đi chỉ trong ba ngày nữa là ta khởi trình đó.Lý Cố đáp rằng:- Sao chủ nhân lại nghĩ vậy? Người ta thường nói là bói toán quàng xiên chắc đâu tin được? Xin chủ nhân cứ yên nhà có việc chi ái ngại?- Đây là trong cung số ta trời định như vậy ngươi chớ nên gàn trở, rồi bấy giờ lỡ ra hối không kịp.Yến Thanh bẩm rằng:- Tôi nghe con đường đi qua Thái An Châu ở bên Sơn Đông tất phải qua Lương Sơn Bạc ở đó mới có một người tên là Tống Giang tụ họp bọn cường đạo để cướp bóc lương dân, Quan tư đã mấy phen tróc nã mà không sao trị được. Vậy chủ nhân có muốn qua đó hãy đợi lúc thái bình vô sự sẽ đi, chủ nhân chớ nên tin anh thầy số đó không khéo nó lại đồng đảng với bọn Lương Sơn, đến đây để lừa dối chủ nhân cũng nên. Tôi tiếc rằng lúc đó không có tôi ở nhà để hỏi tiên sinh ấy mấy câu cho vỡ chuyện ra mới thú.Lư Tuấn Nghĩa gạt đi rằng:- Các ngươi chớ nói càn ai dám đến đánh lừa ta? Mấy thằng giặc cỏ ở Lương Sơn thì thấm vào đâu ta chỉ coi nó như cỏ rác thôi. Ta đương định đến bắt nó, để đem cái tài học võ nghệ bình sinh mà phô trương với thiên hạ, thế mới đáng là mặt đại trượng phu.Chàng vừa mới nói dứt lời thì người vợ là nàng Cổ Thị ở đằng sau bình phong chạy ra can rằng:- Xin phu quân nghe lời chúng là phải, người ta thường nói: '' Sẩy nhà ra thất nghiệp '' vậy can chi mà nghe anh thầy số bỏ cả cửa nhà cơ đồ mà đem thân đến chốn hang hùm để buôn bán mà chơi? Chi bằng ở lại nhà đây sửa lấy một thư phòng tĩnh mịch mà nằm khểnh cầu vui, tự khắc tai qua nạn khỏi thế chẳng thú hơn sao? Lư Tuấn Nghĩa cả quyết mà rằng:- Ngươi là đàn bà con trẻ biết đâu đến đó, chủ ý ta đã định bất tất phải nói lắm làm chi. Yến Thanh lại nói rằng:- Nếu vậy thì tôi nhờ phúc ấm chủ nhân cũng học được đôi món côn quyền, nay tôi xin đi hầu chủ nhân ngộ lỡ ra gặp đám giặc cỏ quấy nhiễu, thì tôi cũng có thể đánh đuổi được dăm ba đứa không ngại điều chi... Xin chủ nhân cho Lý Đô quản ở nhà thì phải.- Ta đây các việc mua bán không được tinh thạo, phải để Lý Cố đi để giúp ta còn ngươi ở nhà thì việc tính toán đã có người khác, ngươi cứ trông coi đó thôi....Lý Cố bẩm rằng:- Chúng tôi mấy bữa nay chân hơi đau đau không chắc có đi xa được.Lư Tuấn Nghĩa gắt lên rằng:- '' Nuôi binh nghìn ngày, cần dùng một lúc '' Nay ta muốn đem ngươi cùng đi, ngươi chỉ xoen xoét cái miệng kiếm đường từ chối là sao? Nếu đứa nào còn ngăn trở nữa ta sẽ cho một quả đấm cho biết mùi...Lý Cố nghe vậy ngây hẳn người ra đứng nhìn Cổ Thị mà không dám nói chi nữa, Cổ Thị liền thủng thỉnh đi vào rồi bọn người nhà cũng tan đi hết cả. Bấy giờ lui ra xếp dọn các đồ hành lý, cùng đồ hàng hoá soạn mười cỗ xe thái bình xếp hàng hoá lên xe gọi mười tên phu gánh và bốn năm mươi tên phu xe để sắp sửa ra đi. Hôm đó Lư Tuấn Nghĩa cũng sắp dặt chỉnh đốn rồi đến ngày thứ ba làm lễ thần, rồi gọi tất cả người nhà mà dặn dò một lượt rất là cẩn thận. Chiều hôm ấy Lư Tuấn Nghĩa cho Lý Cố cùng hai người dẫn xe cộ đi trước để đón ở ngoài thành, Cổ Thị thấy xe cộ đem ra chỉ gạt nước mắt khóc thầm mà không sao nói ra được.Sáng hôm sau Lư Tuấn Nghĩa dậy từ đầu trống canh năm, tắm gội xong thay hết quần áo mới ăn cơm uống nước lấy các thứ khí giới, vào bái biệt từ đường rồi quay ra cửa. Khi ra ngoài cửa chàng dặn Cổ Thị rằng:- Tôi đi đây chầy thì ba tháng mà chóng thì chỉ độ bốn năm mươi ngày là về ngay lập tức.Cổ Thị vâng lời mà rằng:- Trượng phu đi đó xin cẩn thận giữ gìn thỉnh thoảng lại viết thơ về cho tôi biết.Yến Thanh cũng sụt sùi rơi lệ mà bái biệt Lư Tuấn Nghĩa cũng dặn rằng:- Tiểu ất ở nhà việc gì ngươi cũng phải coi sóc đến nơi đến chốn, không nên hồ đồ mới được.Yến Thanh vâng lời đáp lại rằng:- Chủ nhân đi như vậy chúng tôi ở nhà đâu dám trễ nải xin chủ nhân cứ yên tâm.Nói đoạn Lư Tuấn Nghĩa vác côn lên vai mà từ biệt ra thành, khi ra tới thành vừa gặp Lý Cố đón tiếp Lư Tuấn Nghĩa liền bảo với Lý Cố rằng:- Ngươi nên dẫn hai người bạn hàng đi trước thấy chỗ hàng nào sạch sẽ thì bảo làm cơm nước sẵn sàng, để cho bọn phu xe đến đó cùng ăn luôn một thể cho khỏi mất thì giờ.Lý Cố vâng lời vác côn lên vai cùng hai ngươi bạn đi trước rồi Lư Tuấn Nghĩa cùng mấy tên hầu dẫn xe cộ đi sau. Lư Tuấn Nghĩa đi đường thấy nước non sáng sủa đường lối thênh thang trong bụng lấy làm vui thích mà rằng: '' Nếu ta cứ núp mãi trong nhà thì bao giờ dượ nom thấy những quang cảnh vui thú như vậy? '' Đi được bốn năm mươi dặn đường đã thấy Lý Cố đón vào hàng để ăn uống rồi Lý Cố lại xin phép đi trước. Khi Lư Tuấn Nghĩa ăn xong lại dẫn xe cộ đi độ bốn năm mươi dặm đường thì lại gặp Lý Cố đón tiếp vào hàng ăn uống và nghỉ luôn ở đó để đến sáng mai ra đi.Cách mấy hôm sau, một hôm đến trọ ở hàng kia. Buổi sáng hôm sau cơm nước xong vừa toan sắp sửa ra đi thì thấy tên điếm tiểu nhị nói với Lư Tuấn Nghĩa rằng:- Thưa ngài tôi xin nói để cho ngài biết rằng cách hai mươi dặm là phía trước núi Lương Sơn Bạc, trên núi có Tống Công Minh Đại Vương ở đó, Đại Vương tuy không làm hại đến ai nhưng ngài cũng im lặng mà đi chớ nên làm ầm ỹ lên mới được.Lư Tuấn Nghĩa nghe nói liền cười mà nói rằng:- Thế mà ta không biết.Nói đoạn sai đầy tớ đem hòm quần áo tới lấy ra lá cờ lụa trắng, hỏi tên điếm tiểu nhị lấy bốn cái cán trúc buộc bốn lá cờ vào và trên bốn lá để bốn câu thơ rằng:Bắc Kinh Lư Tuấn Nghĩa là đây Hòm vàng tráp ngọc qua chốn này.Lấy hết vật lạ trên núi nọ Chất vào mười xe thái bình đầy.Lý Cố cùng bọn phu gánh lấy làm kinh sợ không hiểu tình ý ra sao? Tên điếm tiểu nhị liền hỏi Lư Tuấn Nghĩa rằng:- Chẳng hay ngài có quen thân với Tống Đại Vương trên núi không?- Ta là một nhà tài chủ ở đất Bắc Kinh làm chi quen với lũ giặc ấy. Nay ta đến đây ta định bắt thằng Tống Giang đó.- Chết nỗi! Ngài nói khẽ chứ không có lại khổ đến chúng tôi... Không phải là chuyện chơi dẫu ngài có đến hàng vạn nhân mã cũng không gần họ được đâu.- Thằng quái này mày cũng cùng một đảng đó phải không?Tên tiểu nhị thấy vậy bịt tai lại mà không dám nghe nữa, bọn phu xe cũng kinh người mà len lét cả một lượt. Đoạn rồi Lý Cố cùng với mấy người theo hầu cùng quỳ xuống mà nói rằng:- Xin chủ nhân thương đến chúng tôi, để chúng tôi được toàn tính mạng mà trở về quê nhà, còn hơn là ngài làm trời làm đất ở đâu đâu. Lư Tuấn Nghĩa quát lên mà rằng:- Các ngươi biết gì bọn chim chích ấy làm sao địch được với diều hâu mà sợ? Ta đây bình sinh học biết bao nhiêu võ nghệ chưa có chổ nào mà bán được, nay gặp có cơ hội ở đây lại không đem ra mà bán thì đợi đến bao giờ? Trong xe của ta nào có hàng hoá gì đâu, đó toàn thị là những thừng chảo đai sắt, sắp sẵn để đó hể lũ giặc kia đứa nào vô phúc mà gặp phải tay ta thì cứ mỗi đứa ta cho một nhát rồi trói tất cả vất lên xe cho ta, hàng hoá không can chi cả. Cứ trói chúng nó đem về kinh để lấy thưởng thì mới bõ cái chí bình sinh của ta. Các ngươi nếu đứa nào không đi thì trước hết ta hãy đem chém các ngươi ở đây đã.Nói đoạn sai dàn bốn cỗ xe đi trước, mỗi xe cắm một lá cờ lụa trắng, còn sáu xe nữa lục tục theo sau bọn Lý Cố sụt sùi không ai dám trái đành phải vâng lời đi cho xong việc. Lư Tuấn Nghĩa lấy thanh đao ra cắm trên đầu gậy chêm chặt cẩn thận rồi dẫn xe đi thẳng qua lối Lương Sơn. Bọn Lý Cố thấy đường đi gập ghềnh cao thấp thì đi một bước lại sợ một bước, duy Tuấn Nghĩa cứ hăm hở tiến lên không hề quản ngại chi cả. Mấy người đi từ sáng sớm đến giờ tí thì trông thấy xa xa có một khu rừng lớn, những cây lớn hơn ôm không biết đến mấy nghìn mà kể, đi một lúc nữa đến bên cạnh khu rừng chợt nghe tiếng còi thổi véo von Lý Cố cùng mọi người kinh sợ hãi hùng run lên nhung nhúc. Lư Tuấn Nghĩa bắt dàn xe sang một bên bọn phu xe cùng mọi người đều nấp cả dưới xe mà len lét kêu khổ với nhau. Lư Tuấn Nghĩa quát lên mà rằng:- Hễ ta chém chết thằng nào thì chúng bay trói lại cho ta...Nói chưa dứt lời thì chợt thấy trong rừng có năm sáu mươi tên lâu la đổ ra, đoạn rồi nghe tiếng thanh la khua ầm cả lên và lại có bốn năm trăm tiểu lâu la chặn lối sau. Lại nghe thấy trong rừng có một tiếng nổ đánh đoàng rồi thấy có một hảo hán tay cầm song phủ quát lên rằng:- Lư Viên ngoại còn nhớ đứa đạo đồng câm hay không?Bấy giờ Lư Tuấn Nghĩa sịch nhớ ra liền quát lên rằng:- Ta định đến bắt bọn cường đạo chúng bay đã lâu, nay ta đã đến đây hãy bảo Tống Giang xuống lạy hàng ngay lập tức, bằng không một giờ nữa sẽ chết hết không còn sống sót mống nào...Tên đạo đồng câm là Lý Quỳ cả cười mà rằng:- Viên Ngoại ôi! Nay ông bị Quân sư tôi an bài như thế rồi, ông lên núi mà ngồi vào ghế chèo kia thôi.Lư Tuấn Nghĩa cả giận múa đao xông ra đánh, Lý Quỳ cũng múa song phủ lên đánh lại. Hai người đánh nhau chưa được ba hiệp Lý Quỳ liền nhảy ra ngoài vòng quay ngoắt vào rừng mà chạy thẳng Lư Tuấn Nghĩa liền vác đao sấn vào để đánh. Lý Quỳ ẩn bên Đông nấp bên Tây chạy vài bước lại đứng làm cho Lư Tuấn Nghĩa phát cáu lên cố tình đuổi cho kỳ được Lý Quỳ lại chạy quá vào trong rừng rồi lẩn đi đâu mất. Lư Tuấn Nghĩa đuổi mãi vào trong không thấy một ai bèn hầm hầm tức giận mà quay trở ra, đương khi đó lại thấy trong rừng có một toán người kéo đến trong đó có một người kêu to lên rằng:- Viên Ngoại không nên chạy nữa mấy khi đã đến chốn này, hãy đứng lại mà xem ta đây. Lư Tuấn Nghĩa nghe nói liền quay lại xem thì thấy một ông sư phệ bụng mình mặc áo sòng trắng tay cầm thiền trượng lững thững đi ra. Lư Tuấn Nghĩa quát lên rằng:- Anh này là sư ở đâu thế?Nhà sư cả cười mà nói rằng:- Tôi là Hoa Hoà Thượng Lỗ Trí Thâm vâng lệnh quân sư đến đón Viên ngoại đi lánh nạn đây.Lư Tuấn Nghĩa nổi giận thét mắng rằng:- À, ra thằng trọc này vô lễ quá.Nói đoạn múa đao vào đánh Lỗ Trí Thâm cũng múa thiền trượng để chống cự, đôi bên đánh nhau chưa được ba hiệp Lỗ Trí Thâm liền gạt đao ra rồi rảo bước kéo chạy, Lư Tuấn Nghĩa vác đao đuổi theo, đuổi được mươi bước thì thấy Võ Tòng trong đám lâu la múa hai khẩu giới đao chạy ra kêu lên rằng:- Viên ngoại cứ theo tôi đi thì sẽ tránh khỏi nạn đao huyết.Lư Tuấn Nghĩa thấy vậy lại bỏ Lỗ Trí Thâm mà xông vào đánh với Võ Tòng, Võ Tòng đánh nhau vài hiệp rồi cũng bỏ chạy nốt Lư Tuấn Nghĩa cả cười mà rằng:- Lũ bay làm gì được ta không bõ đuổi hoài hơi...Nói vừa dứt lời thì thấy ở bên sườn núi có người nói lên rằng:- Lư Viên ngoại ôi! Đừng nói khoác nữa Quân sư đã bày mẹo để khuôn xếp đấy, chẳng tránh thoát được đâu mà tưởng, bây giờ sắt đã bỏ vào lò bó tay chịu đi là phải.Lư Viên ngoại nghe nói liền quay lại hỏi:- Anh là anh nào?Người kia lại cười mà đáp rằng:- Tên tôi là Xích Phát Quỷ Lưu Đường đây..Lư Tuấn Nghĩa nổi giận mà mắng rằng:- Quân giặc cỏ đừng xấc bay chạy được chăng?Nói đoạn xông đánh Lưu Đường đánh được vài hiệp thì có một người ở bên cạnh xông ra kêu rằng:- Viên ngoại ôi! Có Mộc Giá Lan Mục Hoằng đây...Nói đoạn cùng xông lại để đánh Lư Tuấn Nghĩa. Bấy giờ Mục Hoằng cùng Lưu Đường đương múa đao đánh với Lư Tuấn Nghĩa thì bỗng lại có một người nữa đến, Lư Tuấn Nghĩa cùng quát lên một tiếng Lưu Đường cùng Mục Hoằng đều lui lại mấy bước rồi lại cùng với người kia đều xông vào để đánh. Lư Tuấn Nghĩa thấy vậy vẫn ung dung điềm nhiên để đấu với ba người, không hề chút khó nhọc, đương khi ấy chợt thấy trên đỉnh núi có tiếng thanh la nổi lên rồi ba người kia đều lừa cơ nhảy ra ngoài vòng mà chạy cả. Lư Tuấn Nghĩa thấy chúng chạy cũng không đuổi làm chi liền quay lại chỗ bên đường để tìm xe cộ cùng người nhà. Khi quay lại tới nơi thấy mất cả xe lẫn người, không còn sót chút gì chàng lấy làm ngạc nhiên kinh lạ, liền trèo lên chỗ gò cao mà trông khắp cả các mạn để tìm, chàng nom quanh nom quẩn thấy bên góc núi bên kia có một bọn lâu la, đương dong cái xe và trói lũ Lý Cố dài dằng dặc một xâu mà đánh trống khua la đưa về bên mạn rừng thông. Lư Tuấn Nghĩa thấy vậy liền sốt ruột như lửa nóng bèn vác đao chạy thốc sang để đuổi, vừa chạy khỏi chỗ góc núi chừng mấy bước thì bỗng thấy Chu Đồng, Lôi Hoành xông ra quát lên rằng:- Đi đâu thế này?Lư Tuấn Nghĩa tức mình quát ầm ầm:- Quân giặc cỏ này, muốn sống đem xe cộ cùng người nhà trả lại ta đây...Chu Đồng vuốt râu cười ha hả mà rằng:- Lư Viên ngoại sao không hiểu thời thế như vậy? Quân sư tôi đã định kế sẵn sàng còn đi đâu được? Chi bằng Viên ngoại lên ngồi vào ghế chéo cho xong.Lư Tuấn Nghĩa tức giận không nói năng chi liền múa đao vào đánh hai người. Chu Đồng, Lôi Hoành cũng đánh nhau chừng vài ba hiệp rồi bỏ chạy cả. Bấy giờ Lư Tuấn Nghĩa nghĩ thầm rằng: '' Tất ta phải chém lấy một thằng thì mới có thể lấy lại xe cộ được? '' Nghĩ đoạn lại xông ra để đuổi, khi đuổi tới góc núi lại không thấy hai người đâu chàng lấy làm tức giận không biết nghĩ sao cho được. Chợt đâu trên đỉnh núi có tiếng trống dóng sáo kêu chàng ngẩng cổ lên nom thấy một lá cờ vàng phất phới trên đề bốn chữ '' Thế Thiên Hành Đạo '' rất to, chàng đi quanh xem thì thấy có một bọn sáu bảy mươi người đứng ở trên núi và có Tống Giang che tán vàng đứng giữa Ngô Dụng, Công Tôn Thắng đứng ở hai bên đều đồng thanh chào Viên ngoại và nói rằng:- Chúc mừng Viên ngoại được bình yên...Lư Tuấn Nghĩa thấy vậy lại càng tức giận chõ lên núi mắng nhiếc ầm ầm. Ngô Dụng đứng trên núi khuyên rằng: - Viên ngoại không nên quá giận Tống Công Minh tôi mộ danh ngài đã lâu nên mới sai tôi đến tận nhà mời đón lên núi để cùng nhau thay trời làm đạo xin Viên ngoại đừng tức làm chi...- Quân giặc cỏ tự nhiên vô cớ dám lừa ta đến đây...Mắng chưa dứt lời thì thấy đằng sau Tống Giang nhô ra Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh nhô ra dương cung đặt tên quát bảo Lư Tuấn Nghĩa rằng:- Lư Viên ngoại không nên cậy tài hãy xem mũi tên thần của Hoa Vinh đây.Nói xong bỗng nghe đánh tách một cái rồi có một mũi tên bắn đứt ngay cái tua đỏ trên mũ Lư Tuấn Nghĩa, Lư Tuấn Nghĩa giật mình cả kinh bèn cắm đầu quay chạy. Chợt lại thấy trên núi trống dóng vang lừng rồi có Tích Lịch Hoả Tần Minh, Báo Tử Đầu Lâm Xung dẫn một toán nhân mã phất cờ reo hò từ mạn bên Đông núi kéo đến ; lại thấy Song Chiên Tướng Hồ Duyên Chước, Kim Sang Thủ Từ Ninh cũng dẫn một toán nhân mã phất cờ reo hò từ phía Tây núi kéo sang Lư Tuấn Nghĩa cuống lên không có lối nào bỏ chạy cả...Bấy giờ mặt trời đã xế chiều Lư Tuấn Nghĩa vừa mệt vừa đói hoang mang không kịp tìm đường liền theo những lối nhỏ đường hẻm mà ra sức mải miết để chạy. Chàng chạy được một lúc thì trời đã nhá tối ngẩng trông lên thì trăng khuất sao nhiều, khói sương mù mịt mà cúi nom xuống thì bốn bề man mác như bể thì không còn biết đâu là đường đi lối lại. Chàng chạy một lúc nữa thì thấy đường càng lầy lụa khó đi liền đứng lại để nom ; nom quẩn nom quanh thì thấy trước mặt toàn thị nước trắng mênh mông, đầy bờ lau lách đường đi cũng hết lối lại cũng cùng thì trong bụng lấy làm băn khoăn hối hận ngửa trông lên trời thở dài mà than rằng: '' Chỉ vì ta nghe lời họ nói mới xẩy ra tai vạ ngày nay! '' Đường lau bể nước mênh mang Anh hùng này lúc cùng đường hỏi ai?Ví chăng non nước ghen tài Thì tay kinh tế chẳng hoài lắm ru?Đương khi phiền não vẩn vơ bỗng thấy trên bờ một anh chài chèo chiếc thuyền con đến gần đó nhìn lên Lư Tuấn Nghĩa mà nói rằng:- Ông nào mà to gan thế đây là một chỗ của bọn Lương Sơn Bạc thường ra vào luôn luôn, thế mà đêm hôm khuya khoắt ông dám đến đó làm chi?Lư Tuấn Nghĩa nghe hỏi liền đáp rằng:- Tôi đi lạc đường đến đây không tìm được chỗ nghỉ xin nhờ cứu tôi một chút.- Gần đây có một dãy phố nhưng đi đường bộ thì xa tới hơn mười dặm mà đường lối tào tạp khó lòng tìm được, duy đi đường thuỷ thì chỉ độ năm ba dặm nước là đến được ngay... Vậy ông có cho tôi mười quan tiền thì tôi xin đem thuyền để chở ông đi. Lư Tuấn Nghĩa vui mừng mà rằng:- Nếu bác chở tôi đến phố nào mà tìm được hàng trọ thì tôi xin đưa cho mấy lạng bạc.Anh chài liền ghé thuyền vào bờ cho Lư Tuấn Nghĩa xuống rồi cầm gậy đẩy thuyền ra mà kẽo kẹt đi. Thuyền đi ước chừng hai ba dặm nước thì thấy ở khóm lau trước mặt, có tiếng chèo kẽo kẹt rồi có chiếc thuyền nhỏ vùn vụt chèo ra ; trên thuyền có hai người một người cởi trần trùng trục tay cầm cái sào thuyền bằng gỗ ngồi ở phía trước, và có một người chèo thuyền ở phía sau. Bấy giờ người ngồi ở trên thuyền kia hoành sào thuyền mà hát rằng:Anh hùng chẳng thích đọc thi thư Cùng bạn Lương Sơn thú sớm trưa Sắp sẳn cạm hầm thu hổ mạnh Mồi thơm sẽ bắt cá ngao to.Lư Tuấn Nghĩa nghe hát cả kinh ngồi im không dám lên tiếng, chợt lại thấy bên đám lau bên tả cũng có hai người chèo thuyền lừng lững đi ra một anh ngồi sau ngoáy chèo kẽo kịt... Còn một anh ngồi đàng trước cũng hoành sào hát rằng:Ta đây tuy thị lớn hơn đời,Giết giặc xưa nay chẳng giết người Tay vỗ hoa xanh in trước bụng Xem Kỳ Lân Ngọc ở thuyền ai? Lư Tuấn Nghĩa nghe đến đó lại càng kinh ngạc mà trong bụng kêu khổ một mình. Bỗng lại thấy ở phía giữa cũng có có một chiếc thuyền vun vút như bay chèo đến, trên mũi thuyền cũng có một người cầm cây sáo hát lên rằng:Lư hoa phơ phất chiếc thuyền bơi Tuấn kiệt rong chơi buổi tối trời Nghĩa đến khi cùng là số mệnh Phần mình lánh nạn dễ như chơi.Hát đoạn rồi ba chiếc thuyền cùng xô đến mà cất tiếng chào, nguyên ba chiếc thuyền đó khoảng giữa là Nguyễn Tiểu Nhị, bên tả là Nguyễn Tiểu Ngũ, bên hữu là Nguyễn Tiểu Thất. Khi ba chiếc thuyền cùng xông đến thuyền Lư Tuấn Nghĩa, Tuấn Nghĩa tự nghĩ mình không biết bơi lội thì làm chi cho thoát liền kêu anh chèo mà bảo rằng:- Anh chở tôi lên bờ mau mau..Anh chài cười ha hả nói với Lư Tuấn Nghĩa rằng:- Viên ngoại ôi! Trên thì trời xanh dưới thì nước biếc tôi xưa ở sông Tầm Dương mới nhập đảng vào Lương Sơn Bạc, chẳng giấu gì ngài Hỗn Giang Long Lý Tuấn là tôi đó, nay nếu Viên ngoại không chịu đầu hàng thì uổng mất tính mạng mà thôi...Lư Tuấn Nghĩa ngạc nhiên kinh sợ quát lên rằng:- Mày không chết thì ta chết này...Nói đoạn giơ đao đâm vào bụng Lý Tuấn, Lý Tuấn chống bơi chèo nhảy ùm ngay xuống nước, rồi thấy chiếc thuyền của Lư Tuấn Nghĩa cứ quay long lóc giữa dòng nước. Lư Tuấn Nghĩa thấy vậy liền cầm đao chém ngay xuống nước mấy cái, đoạn rồi thấy đằng sau thuyền có một người ở dưới nước nhô lên quát rằng:- Ta là Lăng Lý Bạch Điều Trương Thuận đây...Nói xong liền cầm lấy cạp thuyền ra sức ấn một cái rất mạnh, rồi thấy con thuyền lật nghiêng Lư Tuấn Nghĩa lăn tòm xuống nước.Mới Hay:Nước non bỡ ngỡ một mình, Anh hùng trong lúc vô tình hơn ai?Bây giờ hồ thẳm vực khơi Tiếng oan hoạ có kêu trời cũng xa Đem thân liều với phong ba Thân tàn dù thác gan già chữa thay Sóng lăn sóng vỗ từ đây Cho thiên hạ biết mặt này mới ngoan.