Hồi 40
Tống Giang phá đặng Vô Vi quán
Trương Thuận bắt sống Huỳnh Văn Bĩnh

Trương Thuận thấy Tống Giang thì mừng rỡ không biết là dường nào, bèn quì lạy và khóc rằng:
- Từ ngày ca ca bị bắt thì tôi ngồi đứng không an, song cũng vô kế khả thi cứ ra vào than thỡ hoài. Kế nghe Ðái viện trưởng và Lý đại ca bị bắt nữa, thì tôi lại càng rầu rĩ nhiều hơn nữa, mới nghĩ một kế đi kiếm anh tôi mà tỏ thuật chuyện ấy, anh tôi mới dắt tới nhà Mục thái công, qui tựu mấy người bạn hữu này, quyết lòng kéo tới Giang châu, phá ngục mà cứu huynh trưởng, chẳng dè nay huynh trưởng đã nhờ có mấy vị nầy cứu khỏi rồi, thì cũng là đại hạnh, vậy chớ ở đây vị nào là Triệu Thiên Vương?
Tống Giang chỉ Triệu Cái nói rằng:
- Người nầy là Triệu Cái đây .
Mọi người thi lễ cùng nhau rồi mới kể tên họ ra, bọn Trương Thuận đặng chín người, bọn Triệu Cái đặng mười bảy người ; Tống Giang, Ðái Tôn và Lý Quì nữa là hai mươi chín người đều tụ hội nơi Bạch Long miễu vì vậy nên đời sau gọi là Bạch Long miễu tiểu tụ hội.
Khi hai mươi chín người hảo hớn còn đương trò chuyện cùng nhau, thì có lâu la chạy vào báo rằng:
- Quan binh trong thành Giang châu phất cờ giống trống rượt theo, bây giờ đi cũng đã gần tới.
Lý Quì nghe nói hét lên một tiếng hai tay cầm búa chạy tuốt ra cữa miễu.
Triệu Cái thấy vậy thì đem lòng lo sợ cho Lý Quì quả bất địch chúng, cho nên ý muốn sai mấy vị hảo hớn chạy theo trợ chiến, song chưa kịp nói ra, thì mấy vị hảo hớn đã giựt lấy binh khí, chạy ra cự địch, còn Lưu Ðường và Châu Quí thì bảo hộ Tống Giang và Ðái Tôn xuống thuyền.
Lý Tuấn, Trương Thuận và ba anh em họ Nguyễn lo sắp đặt buồm lấy chèo bơi sẳn mà dự phòng, rồi lại lên mé sông đứng xem, thấy quan quân ước đặng năm bảy ngàn, những người đi trước điều mặc khôi giáp, mang cung tên, cầm trường thương ; lại có quân theo sau ủng hộ, phất cờ nổi trống la ó om sòm kéo tới ; còn bên này Lý Quì thì hai tay xách hai cái búa, ở trần trùi trụi chạy xông ra đánh ; lại có Huê Vinh, Huỳnh Tín, Lữ Phương và Quách Thạnh theo sau ủng hộ.
Huê Vinh thấy quân mã trước mặt đều dừng thương lại, thì e Lý Quì bị vây, bèn rút tên bắn một mủi, trúng nhằm lên quân kỵ nhào xuống ngựa, làm cho bọn binh kỵ ấy kinh hải giục ngựa chạy tứ tán hết. Tên quân kỵ ấy làm cho quân bộ phải kinh hải chạy hết phân nữa.
Các vị hảo hớn nhơn thế ấy xông tới chém giết ; giết thôi máu chảy lai láng, thây nằm lỉnh nghĩnh, rượt riết cho đến bên thành, quan quân trên thành nhứt diện lăn cây quăng đá xuống, nhứt diện hối đóng cửa thành lại, tới ba ngày cũng chẳng dám ra.
Các vị hảo hớn thấy vậy kéo nhau trở về Bạch long miếu, đặng có xuống thuyền kéo buồm mà đi.
Lúc ấy nhờ có ba chiếc thuyền lớn mới chở hết bọn Lương Sơn Bạc.
Về đến nhà Mục thái công, thì Mục Hoàng mời mấy vị hảo hớn lên nhà.
Mục thái công lật đật bước ra nghinh tiếp.
Mấy vị hảo hớn vào nhà mời ngồi rồi, Thái công nói:
- Liệt vị thức đêm thức hôm coi đã mệt mỏi, vậy mời lại nhà khách đặng an dưỡng tinh thần, rồi thương nghị việc ấy.
Mấy vị anh hùng nghe theo, bèn ra nhà khách nghỉ ngơi và sửa sang khí giái.
Ngày ấy Mục Hoàng khiến gia đinh làm thịt dê, gà vịt dọn một tiệc rất lớn thết đải các vị đầu lảnh.
Trong khi ăn uống, đàm đạo cùng nhau càng lâu thì tình nghĩa lại càng thêm mặn.
Triệu Cái nói:
- Nếu không có liệt vị đem thuyền đến cho,thì bọn tôi đã sa vào chốn ly tiết rồi.
Tống Giang đứng dậy nói cùng mấy vị hảo hớn rằng:
- Nếu tôi không có liệt vị cứu giúp, thì tôi và Ðái viện trưởng đều bị thác về việc phí mạng, ơn nghĩa của liệt vị như vậy, ví bằng non biển, biết chừng nào cho tôi báo đáp đặng. Bây giờ xin các vị hảo hớn ráng sức trừ cho đặng thằng Huỳnh Văn Bĩnh ở tại Vô Vi quán. Thằng ấy với tôi thiệt là vô cùng chi bận, nếu trừ không đặng thì chắc là tôi ăn ngủ không an, xin liệt vị liệu định thế nào?
Triệu Cái nói:
- Vả chăng việc ta đánh cướp trại là lấy xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị, nên làm một lần mà chẳng nên hai, bây giờ chúng nó đã đề phòng rồi, lẻ nào lại còn làm nữa đặng, chi bằng trở về sơn trại, kéo rốc binh mã trên ấy, lại có Ngô Học Cứu, Công Tôn Thắng, Lâm Xung và Tần Minh thì tính việc báo thù mới đặng.
Tống Giang nói:
- Nếu nấy chúng ta về núi, e sau không đặng cơ hội nầy, một là đường xa xuôi, xuống đây không dễ gì, hai là từ rày quan viên nơi Giang châu, ắt có thân báo với Triều đình, tư tờ cho các nơi, cứ việc cẩn thủ, chừng ấy khó tính lắm. Bây giờ đây thiệt là cơ hội rất tốt chẳng nên bỏ qua.
Huê Vinh nói:
- Lời ca ca nó cũng phải, nhưng bây giờ không ai thuộc đường thuộc nẻo, không biết địa lý thế nào, thì cũng khó lắm, phải có một người vào thành thám thính hư thiệt và xem đường sá cho nào ra đặng, chổ nào vô đặng, lại phải dò cho biết Huỳnh Văn Bĩnh ở tại chổ nào rồi chúng ta sẽ kéo tới cướp chổ đó.
Tiết Vĩnh đứng dậy nói rằng:
- Tôi đã lưu lạc nhiều nơi, chổ Vô Vi quán đó tôi cũng quen biết, tôi xin lãnh mạng đến đó thám thính cho.
Tống Giang nói:
- Nếu có hiền đệ ra đi thì việc lớn ắt là xong đặng.
Tiết Vĩnh từ giả các vị hảo hớn ra đi.
Còn Tống Giang và các vị đầu lảnh ở tại nhà Mục công mà thương nghị mưu kế, sửa sang binh khí, dọn dẹp thuyền bè, đặng có thẳng tới Vô Vi quán.
Tiết Vỉnh đi vài ngày mới trở lại, và có đem về một người ra mắt Tống Giang.
Tống Giang hỏi Tiết Vĩnh rằng:
- Vị tráng sĩ nầy là ai?
Tiết Vỉnh nói:
- Người này họ Hầu tên Kiện quê ở Ðông Ðô làm nghề thợ may khéo lắm, khi trước có học với tôi, cho nên võ nghệ tinh thông, thiên hạ thấy va da đen, mình ốm mà lẹ làng như vậy thì gọi va là Thông Túy Viên, bây giờ đương ở tại nhà Huỳnh Văn Bĩnh nơi thành Vô Vi quán mà làm ăn. Tôi mới gặp va, cho nên mời va lên đây cho ca ca hỏi thăm.
Tống Giang cả mừng, bèn mời Hầu Kiện ngồi lại mà đàm đạo. Người ấy vốn cũng là một vì sao địa sát cho nn hễ gặp nhau thì thinh khí tương đầu.
Tống Giang hỏi rỏ tin tức Giang châu, đường sá thành Vô Vi quán, thì Tiết Vỉnh đáp rằng:
- Hôm nay Thái cửu Tri phũ kéo hết quan quân và bá tánh bị giết trong trận thì có dư năm trăm người, còn những kẻ bị thương không biết bao nhiêu, bây giờ nó đương làm tờ biểu chương thân tấu với Triều đình, còn trong thành hễ xế qua thì đà khép cửa lại đặng tra hỏi những kẻ ra vô rất nhặt. Nguyên việc ca ca bị hại đó không phải tại nơi Thái cửu Tri phủ, thiệt là tại thằng Huỳnh Văn Bĩnh kiếm điều bươi móc và xúi giục Thái cửu Tri phủ đã năm bảy phen, khiến làm hại ca ca như vậy, bây giờ bị cướp pháp trường, trong thành bối rối, ngày đêm ngăn ngừa rất ngặt. Tôi lại có đi thám thính thành Vô Vi quán vừa gặp người nầy ra tiệm ăn cơm, tôi mới hỏi hết căn do, cho nên rỏ biết đích xác.
Tống Giang hỏi:
- Cứ gì Hầu huynh lại biết hết như vậy?
Hầu Kiện nói:
-Thuở nhỏ tôi có học tập võ nghệ thì cũng nhờ có Tiết sư phụ chỉ bảo, ơn ấy tôi không dám quên. Mới đây Huỳnh thông phán sai người kêu tôi đến nhà, đặng có lãnh đồ y phục về may, lại gặp thày tôi giở chuyện nhơn huynh ra nói, thì tôi cũng có lòng mừng vì bấy lâu lòng tôi cũng muốn ra mắt nhơn huynh, song chưa gặp dịp, lâi thấy thầy tôi muốn biết việc ấy thì tôi thuật rỏ nguồn cơn: Nguyên Huỳnh Văn Bĩnh có một người anh ruột tên là Huỳnh Văn Dục, từ bé đến lớn giử việc làm lành, tu kiều bồi lộ, đúc Phật chép kinh, làm đoan làm phước, giúp kẻ nhiêng nghèo, nhơn dân trong thành Vô Vi quán đều gọi là Huỳnh diện phật (Phật mặt vàng). Còn Huỳnh Văn Bĩnh, từ khi làm chức Thông phán, thì cứ giử tánh dua mị người trên, hiếp đáp kẻ dưới, cậy quyền ỷ thế, chẳng kể dân hèn, cho nên thiên hạ gọi là Huỳnh phong thích (kim của ong vàng).
Anh em hai người ấy, một người lành, một người dữ, tánh khác nhau, cho nên ở riêng một người một nơi, song cũng thuộc về một đường, Huỳnh Văn Bĩnh thì ở day mặt nơi phía Bắc môn. Còn Huỳnh Văn Dục thì ở gần đường lớn. Tôi thường tới lui nhà Huỳnh Văn Bĩnh lắm ; cho nên hôm trước tôi có nghe và thuật chuyện lại với Huỳnh Văn Dục rằng: Nếu không có tôi thì Thái cửu Tri phủ đã mắc mưu bọn ấy rồi, bây giờ tôi khiến chém rồi sẽ tâu. Huỳnh Văn Dục nghe vậy, chờ cho Huỳnh Văn Bĩnh lui ra thì mắng rằng: Thằng độc ác cứ giử thói toan mưu lập kế hại người hoài, nếu có lẽ trời báo ứng thì nó ắt không khỏi mang họa. Ðến chừng Huỳnh Văn Bĩnh nghe việc cướp pháp trường thì va lo sợ, cho nên va đã đến thăm Thái cửu Tri phủ mà toan mưu kế, bây giờ hảy còn chưa về.
Tống Giang hỏi:
- Từ nhà Huỳnh Văn Bĩnh tới nhà Huỳnh Văn Dục chừng bao xa?
Hầu Kiện nói:
- Cách có một cái vườn rau ở giửa mà thôi.
Tống Giang nói:
- Thiệt là trời khiến cho ta trả đặng thù này, cho nên mới xui cho có người mách bảo. Tuy vậy cũng phải nhờ liệt vị huynh đệ đồng tâm hiệp lực giúp tôi một phen.
Mấy vị hảo hớn đều nói:
- Chúng tôi đều nguyện liều thác, lướt tới trong chốn trọng địa, đặng một là trừ loài gian ác, hai là báo thù cho ca ca.
Tống Giang nói:
- Tôi lại còn xin một điều, vã chăng gian ác là một mình Huỳnh Văn Bĩnh mà thôi, còn anh nó là Huỳnh Văn Dục và bá tánh trong thành Vô Vi quán thảy đều vô can. Xin đừng làm hại tánh mạng chúng nó mà bị thiên hạ mang là bất nhơn, lại xin anh em mà đến trong thành thì đừng xâm phạm của ai chút mảy lông nào, tôi có một kế, vậy xin anh em hết lòng tương trợ.
Các vị hảo hớn đều nói:
- Chúng tôi đều nguyện vâng lời chỉ giáo.
Tống Giang nói:
- Xin phiền cùng Mục thái công sắm cho tôi tám chín chục cái bao bố, một trăm bó lau, năm chiếc thuyền lớn, hai chiếc thuyền nhỏ, lại thêm hai chiếc thuyền của Trương Thuận và Lý Tuấn đây. Hai chiếc thuyền nhỏ thì để cho Trương Hoành và Lý Tuấn giử. Ðổng Oai, ba anh em họ Nguyễn và mấy người lội giỏi, thì ở giử năm chiếc thuyền lớn ấy.
Mục Hoàng nói:
- Trong thằ tột lây bao bố, lau khô, dầu chai đều có sắm đũ, còn gia đinh trong nhà thì đứa nào cũng biết lội hết, thiệt rất tiện cho đại ca lập kế.
Tống Giang nói với Hầu Kiện rằng:
- Xin hãy dắt Tiết Vĩnh và Bạch Thắng vào thành Vô Vi quán mà trốn tại đó, chờ đến đêm mai, trong lúc canh ba, hễ nghe ngoài cửa có bầy bồ câu mang lục lạc bay ngang qua đó thì khiến Bạch Thắng lên thành mà tiếp ứng. Khi ấy phải cặm cây cờ bằng lụa trắng tại nhà Huỳnh Văn Bĩnh làm hiệu, đặng cho khỏi lầm, khỏi phá nhơn dân.
Lại khiến Thạch Dỏng và Ðổ Thiên rằng:
- Hai người phải giả làm ăn mày vào ở gần lối cửa thành, hễ thấy hỏa hiệu thì phải ra tay giết quân giữ cửa thành ấy.
Lại khiến Lý Tuấn và Trương Thuận rằng:
- Hai người cứ tuần du nơi mé sông đặng tiếp ứng .
Sai cắt xong rồi, Tiết Vĩnh, Hầu Kiện và Bạch Thắng từ giã đi trước, còn Thạch Dỏng và Ðỗ Thiên giả dạng ăn mày mình giắt đao vắn rồi cũng từ giả ra đi.
Tống Giang lại khiến tiểu lâu la xúc cát cho đầy bao bố, tom góp mấy bó lau khô và dầu chai mà khiêng xuống thuyền, chờ cho hạn kỳ vừa đến thì các vị hảo hớn đều xuống thuyền mà ra đi.
Khi ấy Triệu Cái, Tống Giang và Huê Vinh ngồi thuyền của Ðổng Oai ; Yên Thuận, Vương Hoài Hỗ, Trịnh Thiên Thọ ngồi thuyền của Trương Hoành ; Ðái Tôn, Lưu Ðường, Huỳnh Tín ngồi thuyền Nguyễn Tiểu Nhị ; Lữ Phương, Quách Thạnh, Lý Lập ngồi thuyền của Nguyễn Tiểu Ngũ ; Mục Hoàng, Mục Xuân, Lý Quì ngồi thuyền của Nguyễn Tiểu Thất ; duy để Châu Quí, Tống Vạn ở nhà Mục thái công thám thính tin tức bên Giang châu.
Trước hết khiến Ðổng Mảnh chèo một chiếc thuyền câu đi trước mà dò đường ; còn lâu la mạnh mẻ thì đều núp trong khoang, khiến thủy thủ trong nhà nội đêm ấy chèo thuyền thẳng chỉ qua thành Vô Vi quán.
Lúc ấy nhằm hết tháng bảy, trăng trong gió mát, vừa qua canh một, thì thuyền đã đến thành Vô vị quán, đậu thuyền vừa yên thì có Ðổng Mảnh trở lại báo rằng:
- Trong thành bình yên chẳng hay điều chi hết.
Tống Giang khiến thủ hạ đem những bao cát, lau khô mà chất lên bờ.
Qua đến canh hai, Tống Giang khiến lâu la vác những bao cát ấy lén đến bên thành, chất một đống cao bằng mặt thành, còn các vị hảo hớn thì đều cầm binh khí chờ sẳn, duy để Trương Hoành, ba anh em họ nguyễn và hai anh em họ Ðổng, ở lại giữ thuyền đặng tiếp ứng, kỳ dư các vị hảo hớn thảy đều thẳng qua Vô Vi quán.
Ði còn nữa dặm mới tới, thì Tống Giang khiến thả bồ câu có mang lục lạc đặng có bay thẳng vô thành thông tin cho bọn Bạch Thắng.
Giây phút liền thấy trên thành dựng một cây cờ trắng, có bóng phất phơ, Tống Giang kêu những lâu la lại nói rằng:
- Chúng bây phải gánh lau khô và dầu chai, noi theo mấy bao cát ấy leo lên thành mà kiếm Bạch Thắng.
Lâu la vâng lời, lên vừa đến thành thì gặp Bạch Thắng ở đó chờ, kế bọn hảo hớn đều tới.
Bạch Thắng chĩ nhà Huỳnh Văn Bĩnh cho bọn hảo hớn biết.
Tống Giang hỏi Bạch Thắng rằng:
- Tiết Vĩnh và Hầu Kiện hãy còn ở đâu?
Bạch Thắng nói:
- Hai người ấy đã vào nhà Huỳnh Văn Bĩnh rồi, bây giờ mọi việc đều xong hết, duy chờ ca ca đến mà thôi.
Tống Giang hỏi:
- Ngươi có gặp Thạch Dỏng và Ðỗ Thiên chăng?
Bạch Thắng nói:
- Hai người ấy đều ở nơi cửa thành mà chờ.
Tống Giang nghe nói dắt bọn hảo hớn ấy thẳng tới trước cửa Huỳnh Văn Bĩnh, thì thấy Hầu Kiện đương núp ngoàt thềm.
Tống Giang kêu lại nói nhỏ rằng:
- Ngươi phải mở cửa vườn rau, đặng cho bọn lâu la đem lau khô và dầu chai giấu vào trong ấy, rồi nhứt diện khiến Tiết Vĩnh kiếm lửa đem tới mà đốt dầu khô ấy ; nhứt diện ngươi vào kêu cửa Huỳnh Văn Bĩnh mà nói:
-Nhà của đại quan nhơn bị cháy rồi, xin mở cửa đặng gỡi những rương đồ. Khi nó mở cửa, ắt là mạng nó không còn.
Hầu Kiện làm y theo lời ấy.
Rồi đó Tống Giang khiến mấy vị hảo hớn đi tản ra núp bốn phía.
Hầu Kiện mở cửa vườn rau cho bọn lâu la gánh lau khô và dầu chai vào đó.
Kế Tiết Vĩnh đem lửa đến đốt.
Còn Hầu Kiện thì chạy ra gỏ cửa Huỳnh Văn Bĩnh nói rằng:
- Nhà đại quan nhơn bị cháy, xin mỡ cửa đặng cho gởi những rương đồ.
Trong nhà nghe nói như vậy thì lật đật mỡ cửa ra.
Tống Giang, Triệu Cái thấy mỡ cửa thì la lên mà xông thẳng vào nhà, gặp ai chém nấy, trong nhà lớn bé hơn năm mươi người thảy đều giết hết, nhưng tìm kiếm không đặng Huỳnh Văn Bĩnh.
Các vị hảo hớn búa rương phá tủ lấy hết những vàng bạc của Huỳnh Văn Bĩnh đã thâu góp của dân bấy lâu.
Lấy rồi kéo nhau chạy thẳng lên thành.
Nói về Thạch Dỏng và Ðổ Thiên trông thấy ngọn lữa thì rút dao mà chém quân giử cửa. Chém vừa rồi, thấy bá tánh kêu nhau vác gàu xách ống trụt đi chửa lửa.
Thạch Dỏng hét lớn rằng:
- Bọn bá tánh đừng có lộn xộn mà chết, chúng tôi là bọn Lương Sơn Bạc tới đây hơn vài ngàn, quyết giết cả nhà Huỳnh Văn Bĩnh đặng báo cừu cho Tống Giang và Ðái Tôn chớ không phải là hỏa hoạn, và cũng không phải cướp phá các ngươi là người vô can đâu. Vì vậy, ai về nhà nấy đóng cửa ngủ, chẳng nên lộn xộn mà bị chúng ta giết lầm.
Bá tánh có kẻ không tin, dừng chơn xem, thấy Lý Quì xách búa chạy tới la hét om sòm, thì mới kêu nhau bỏ gàu mà chạy.
Còn nơi phía sau, mấy tên quân giử cửa thảy đều chạy đến chữa lửa, cũng bị Huê Vinh giương cung bắn người chạy đầu chết tốt.
Còn Lý Quì đón bọn ấy hét lớn rằng:
- Ai muốn chết thì mới đi chửa lửa.
Bọn quân ấy thấy người chạy đầu bị bắn, hai là sợ oai Lý Quì, cho nên rùng rùng chạy lui trở lại.
Khi ấy Tiết Vĩnh nổi lửa đốt hết ba cái nhà của Huỳnh Văn Bĩnh.
Lý Quì chặt phá của thành hư hết một cạnh cửa ; lại có ba anh em họ Nguyễn đều đến tiếp ứng, gom lại một chổ mà chạy thẳng xuống thuyền.
Trong thành Vô Vi quán ai nấy đều nghe việc Lương Sơn Bạc cướp pháp tràng, đánh phá Giang châu, thì đã kinh hồn vỡ mật, đến nay lại gặp việc nầy thì mạnh ai nấy trốn.
Còn Tống Giang tuy đã đốt nhà, nhưng chưa giết đặng Huỳnh Văn Bĩnh thì lòng còn chưa cam, song cũng không biết ở đâu mà kiếm, cho nên mới tính xuống thuyền về nhà Mục Hoàng.
Nói về trong thành Giang châu thấy nơi thành Vô Vi quán lửa cháy bừng trời thì quân sĩ vào báo với Thái cửu Tri phủ .
Lúc ấy Huỳnh Văn Bĩnh còn đương nghị việc với Tri phủ.
Nghe quân báo như vậy thì thưa với Tri phủ rằng:
- Thế này tôi phải trở về Vô Vi quán mới đặng.
Tri phủ nghe nói cũng lật đật hối quân mở cửa thành dọn quan thuyền đưa Huỳnh Văn Bĩnh về.
Ði dọc đàng Huỳnh Văn Bĩnh leo lên mui xem, thấy ngọn lửa càng lâu càng cao thì trong lòng bối rối, tên đà công lại thưa rằng:
- Lửa ấy cháy tại Bắc môn.
Huỳnh Văn Bĩnh lại càng lo sợ hơn nữa, hối bọn thủy thủ chèo cho mau.
Ði đặng vài khúc sông thì thấy một chiếc thuyền nhỏ chèo tới, lại có một chiếc thuyền nữa ở trong mé chèo ra, nhắm ngay quan thuyền mà đụng, bọn thủy thủ nổi giận hét rằng:
- Thuyền của ai mà ngang tàng lắm vậy?
Nói vừa dứt lời thì thấy có một người cao lớn ở trong mui thuyền nhảy ra, tay cầm câu liêm móc thuyền lại và nói rằng:
- Chúng tôi ở Vô Vi quán muốn qua Giang châu báo việc hỏa hoạn.
Huỳnh Văn Bĩnh nghe nói, lật đật lên tiếng hỏi rằng:
- Lữa ấy cháy tại cửa nào?
Người cao lớn ấy nói:
- Cháy lại nhà Huỳnh Thông phán, lại bọn Lương Sơn Bạc đã giết hết gia quyến cướp hết của cải rồi, bây giờ nhà đương còn cháy!
Huỳnh Văn Bĩnh nghe nói thì kêu trời liên thinh.
Người cao lớn nhảy qua quan thuyền, Huỳnh Văn Bĩnh là người sáng ý, lật đật chạy ra sau lái nhảy xuống sông, lại có một chiếc thuyền chèo vừa tới, người trên thuyền ấy cũng nhảy xuống sông nắm đầu Huỳnh Văn Bĩnh đem lên quan thuyền mà trói lại.
(Nguyên người bắt Huỳnh Văn Bĩnh đó là Trương Thuận, còn người cần câu liêm móc thuyền lại là Lý Tuấn).
Lúc ấy bọn thủy thủ cứ việc lạy lục xin tha.
Ly Tuấn nói:
- Ta chẳng giết các ngươi đâu, cứ bắt Huỳnh Văn Bĩnh mà thôi. Ấy vậy các ngươi phải về nói với Thái cửu Tri phủ rằng:
- Chúng ta là bọn Lương Sơn Bạc, bây giờ còn gởi đầu nó lại đó, chẳng bao lâu ta sẽ tới lấy.
Bọn thủy thủ run rẩy lập cập thưa rằng:
- Chúng tôi xin vâng lời.
Rồi đó Lý Tuấn và Trương Thuận xách cổ Huỳnh Văn Bĩnh đem qua thuyền mình, chèo thẳng về nhà Mục Hoằng.
Vừa ghé lại bến thì thấy bọn hão hớn ấy đường đi trên bờ, bèn kêu lại nói rằng:
- Ðã bắt đặng thằng Huỳnh Văn Bĩnh rồi đây!
Tống Giang và bọn hảo hớn thấy vậy đều mừng rỡ thúc hối dẫn lên xem.
Lý Tuấn và Trương Thuận dắt Huỳnh Văn Bĩnh lên bờ, vầy đoàn kéo thẳng vô nhà Mục Hoằng.
Mục thái công, Châu Quí và Tống Vạn tiếp rước vào nhà, hỏi thăm sự tích xong rồi, Tống Giang khiến cởi hết y phục của Huỳnh Văn Bĩnh, treo nó lên cây dương nơi trước cửa, lại khiến đem rượu ra đó mời mấy anh em vầy lại mà uống rượu.
Trong khi ăn uống, Tống Giang kêu tên Huỳnh Văn Bĩnh mắng rằng:
- Vã ta với mi không cừu không oán, sao mi lại đem lòng độc ác quyết chí hại ta đến ba bốn phen, lại xúi Thái cửu Tri phủ giết ta cho mau là lý gì vậy? Mi đã học sách thánh hiền, lẻ thì mi cũng biết chữ nhơn cùng chữ bất nhơn lắm chớ. Vẫn ta chẳng giết cha giết chú mi, sao mi lại nằng nằng gây oán với ta hoài? Anh ruột mi là người tu nhơn tích đức như vậy, sao ngươi không bắt chước mà làm. Mi có rõ việc quả báo nhản tiền hay chưa? Nầy, ta nói cho mi rõ, anh mi tuy ở gần mi, nhưng nhà cửa bình yên, chẳng ai dám phá hại hết. Còn mi là đứa dựa quyền hiếp chúng, cho nên thiên hạ đều gọi mi là kim của ong vàng, nói thiệt, lúc nầy ta nguyện ngắt kim ong vàng cho mi coi.
Huỳnh Văn Bĩnh thưa rằng:
- Nay tôi đã biết ăn năn, xin người rộng lượng dung thứ.
Triệu Cái nói:
- Mi để đến đổi nầy mới ăn năn thì cũng vô ích, vì nước đã tới trôn rồi.
Tống Giang day lại hỏi mấy vị hảo hớn rằng:
-Mấy anh em đây có ai chịu ra tay thế cho tôi mà trừ loài gian tặc nầy chăng?
Nói vừa dứt lời, thấy Lý Quì đứng dậy nói lớn rằng:
- Ðể tôi ra tay, đặng mổ gan thằng nầy cho các anh uống rượu.
Triệu Cái nói:
- Nói như Lý Quì cũng phải, để mổ gan nó ra uống rượu chơi!
Lý Quì vưng lịnh, tay cầm đao nhọn, bước lại nhìn mặt Huỳnh Văn Bĩnh cười rằng:
- Bấy lâu mi hay tới hậu đường của Thái cửu Tri phủ nói to nói nhỏ, luận vắn luận dài, bày mưu này kế kia, việc không làm ra có, việc có làm ra không, hại cho thiên hạ chịu điều oan khúc thì đã khoái lòng mi rồi, nay mi chịu thác tại trước mặt anh em ta đây thì chắc là ý mi muốn thác cho mau, nhưng ý ta lại muốn mi chịu đau chịu đớn cho hết sức đã, rồi sẽ chết.
Nói rồi liền cầm đao cắt một miếng thịt nơi bắp vế, rồi đem lại lò lửa, nướng mà uống rượu, cắt miếng nào nướng miếng nấy. Ăn cho hết thịt rồi mới mổ bụng lấy gan và tim, đem lại dâng cho các vị hảo hớn.
Lúc ấy các vị hảo hớn đều mầng rỡ cho Tống Giang đã rữa hờn đặng rồi.
Tống Giang lật đật quì mọp trước mặt các vị hảo hớn, ai nấy thấy vậy thảy đều quì xuống mà rằng:
- Ca ca muốn nói điều chi thì nói, cần gì phải làm như vậy.
Tống Giang nói:
- Vốn tôi là kẻ bất tài, cho nên chí quyết thân giao với thiên hạ anh hùng lắm. Tuy vậy tài hèn sức mọn của tôi thiên hạ đều biết, mà chưa thỏa chí bình sinh đặng. Từ ngày tôi bị phát phối thì cũng nhờ có Triệu huynh và các vị hảo hớn hết lòng cầm cọng, song tôi cũng vâng theo ý cha, không dám ở lại Lương Sơn Bạc. Ðến nay mới gặp cơ hội nầy cũng là trời khiến, cho nên đi dọc đường gặp đặng mấy vị hảo hớn, kế bị tôi say sưa gây ra họa lớn, làm cho liên lụy tới Ðái viện trưởng, chút nữa thì tánh mạng đã không còn rồi.May nhờ có mấy vị hào kiệt, không sợ hiểm nghèo, xông vào hổ huyệt cứu tôi, rồi lại ráng sức trả thù nữa, vì tôi mà anh em phải cực khổ như vậy thì tôi lỗi biết là bao nhiêu, biết chừng nào đền ơn ấy đặng. Bây giờ các chổ các Châu, Quận đều có thân báo với trào đình, chẳng lẻ tôi còn thối thác điều chi, chắc là phải lên Lương Sơn Bạc mới đặng, song không biết mấy vị hào kiệt ở đây có bằng lòng teo tôi lên đó hay chăng? Như ai đành theo thì sắm sửa mà đi, còn ai không theo thì cũng không dám ép, song e việc nầy lậu ra ắt là mang lấy họa lớn.
Nói vừa dứt lời, Lý Quì nhảy ra nó lớn rằng:
- Ði hết, đi hết, hễ ai không đi thì tôi cho một búa ắt về chầu Diêm chúa.
Tống Giang nói:
- Ngươi chớ nói ngang như vậy. Việc này tùy ý anh em, ai muốn đi thì đi, không đi thì thôi chẳng nên ép uổng lòng người.
Các vị hào kiệt ấy đều nói:
- Bây giờ đã chém giết quan quân rất nhiều chắc là các nơi đều có thân tấu với trào đình rồi
, chẳng may thì mai sẽ có binh mã đến bắt, nếu không theo ca ca mà đồng sanh đồng tử với nhau, thì biết đi đâu nữa?
Tống Giang cả mầng, tạ ơn mấy vị hào kiệt ấy.
Ngày ấy Tống Giang sai Châu Quí và Tống Vạn về trước thông tin, còn mình và bọn hảo hớn ấy thì phân nhau đi lần lần từ tốp.
Tốp thứ nhứt: Triệu Cái, Tống Giang, Huê Vinh, Ðái Tôn và Lý Quì.
Tốp thứ nhì: Lưu Ðường, Ðỗ Thiện, Thạch Dỏng, Tiết Vỉnh và Hầu Kiện.
Tốp thứ ba: Lý Tuấn, Lý Lập, Lữ Phương, Quách Thạnh, Ðồng Oai và Ðồng Mãnh.
Tốp thứ tư: Huỳnh Tín, Trương Thuận, Trương Hoành và ba anh em họ Nguyễn.
Tốp thứ năm: Mục Hoằng, Mục Xuân, Yên Thuận, Vương Hoài Hổ, Trịnh Thiên Thọ và Bạch Thắng.
Cọng hết năm tốp ấy là hai mươi tám vị hảo hớn.
Lại có một bọn lâu la cũng chia ra từ tốp, khiến gánh vàng bạc của cải đi xen lộn trong năm tốp hảo hớn ấy.
Còn Mục Hoằng thì cũng chở chuyên bạc vàng lên xe, hỏi lại gia đinh, như ai muốn đi thì đi, như không muốn đi thì cho tiền bạc khiến ở với chủ khác.
Chở chuyên xong rồi, Mục Hoằng nổi lửa đốt nhà, bõ hết ruộng đất, đề gia quyến, lục tục theo tốp thứ năm thẳng đường lên Lương Sơn Bạc.
Nói về tốp thứ nhứt: Triệu Cái, Tống Giang, Huê Vinh, Ðái Tôn và Lý Quì cởi năm con ngựa, điều độ xe cộ đi đặng ba ngày đến một hòn núi, tên là Huỳnh Sơn môn
Tống Giang ngồi trên ngựa nói với Triệu Cái rằng:
- Hòn núi nầy hình thế rất dữ, chắc có bọn lớn ở trên ấy ; vậy phải sai người trở lại, đặng thúc hối bốn tốp đi sau, khiến mau mau tới đây, rồi sẽ đi qua một lượt .
Nói vừa dứt lời thì nghe phía trước có chiêng trống vang dầy.
Tống Giang nói:
- Tôi liệu thiệt là rất đúng. Thôi, đừng có đi nữa, phải ở lại đây chờ tốp sau đến, hiệp sức đánh với lâu la trên núi nầy một trận đã rồi sẻ đi.
Huê Vinh rút cung lấy tên cầm sẳn trên tay ; Triệu Cái và Ðái Tôn cũng cầm đao sẳn ; Lý Quì cầm búa mà hờm, Tống Giang cũng cầm binh khi ; năm người đều giục ngựa tới trước.
Thấy nơi chơn núi ấy kéo ra bốn năm trăm lâu la, lại có bốn vị hão hớn đi trước tay cầm binh khí, miệng hét lớn rằng:
- Chúng bây đánh phá Giang châu và Vô vi quán, chém giết quan quân, bá tánh, thâu đoạt tài vật rất nhiều, ta biết chúng bây trở về Lương Sơn Bạc, cho nên bốn anh em ta ở đây chờ đã lâu, nếu chúng bây biết việc, mà để Tống Giang lại đó thì ta nhiêu dung tánh mạng cho.
Tống Giang nghe nói liền xuống ngựa quì mọp nơi đất mà rằng:
- Tôi là Tống Giang đây, ngày nọ bị người hảm hại, chịu tội rất oan, nhờ có hào kiệt bốn phương cứu tôi khỏi thác ; chẳng hay tôi có lỗi chi cùng mấy vị anh hùng, xin lấy lòng nhơn từ dung thứ cho tôi với.
Bốu hảo hớn ấy thấy Tống Giang quì trước mặt mình mà nói bấy nhiêu lời, thì lật đật xuống ngựa, quăng hết binh khí quì lạy Tống Giang mà thưa rằng:
- Bốn anh em tôi nghe Cập Thời Võ Tống Công Minh, ở tại Sơn Ðông, thì đem lòng vọng tưởng vô cùng, nhưng chắc rằng trọn đời không thấy ca ca đặng. Mới đây nghe ca ca bị án nơi Giang châu, thì anh em tôi thương nghị với nhau, ý muốn đến đó cướp ngục ; song le nghe tin chưa chắc, cho nên chưa tính nhứt định, bèn sai lâu la thám thính cho rõ, thì lâu la về báo rằng: Ðã có mấy vị hảo hán đến cướp pháp trường, cứu ca ca về Yết Dương trấn rồi. Cách vài ngày lại có lâu la về báo rằng: Bọn hảo hớn Lương Sơn Bạc đã cướp đặng Tống Giang song chưa về, còn ở nán lại đó, đốt phá Vô Vi quán, cướp bóc nhà Huỳnh Văn Bĩnh và giết hết cã nhà. Tôi liệu chắc ca ca coi theo đường nầy mà về. Tuy vậy còn e chưa chắc, nên phải gạn hỏi cho rành mà xúc phạm ca ca như vậy, cúi xin miển chấp. Bây giờ đây tôi đã sắm sẳn lễ mọn thết đải ca ca và liệt vị hảo hớn, xin ca ca ghé lại nhặm lễ ấy và đàm đạo trong giây phút.
Tống Giang cả mầng, đở bốn vị hảo hớn ấy dậy, hỏi tên họ và quê quán.
Người thứ nhứt nói:
- Tôi là Âu Bàng gọi là Ma Vân Sí, quê ở Quỳnh châu, làm chức giử đồn nơi sông lớn, vì ghét quan địa phương, cho nên bỏ chức mà lưu lạc vào chốn lục lâm như vầy ; còn người thứ nhì đây là Tương Kỉnh, quê ở Hồ Nam, vốn là học trò thi rớt, cho nên bỏ nghề văn mà qua nghề võ, va đã tinh thông việc bói toán, lại thao lược hết trận đồ, ai nấy đều gọi va là Thần Toán tử ; còn người thứ ba đây tên là Mã Lản, quê ở Kim Lăng, vốn là một tay du thủ, có tài thổi địch hay lắm, lại thêm võ nghệ tinh thông, hễ cầm đại đao vào tay thì trăm người cũng không dám vô, ai nấy đều gọi va là Thiết Ðịch Tiên ; còn người thứ tư đây, tên là Ðào Tôn Vượng, quê ở Quảng châu, vốn là một tay nhà giàu, võ nghệ tinh thông, ai nấy gọi là Cửu Vĩ Qui.
Rồi đó bốn người mời Tống Giang và mấy vị hảo hớn lên núi Huỳnh môn, nhứt diện thúc hối lâu la dọn tiệc thết đải ; nhứt diện khiến xuống núi đón đường mà rước mấy tốp đi sau, rồi cũng dọn tiệc thết đải.
Trong khi ăn tiệc, Tống Giang nói với bốn vị hảo hớn ấy rằng:
- Nay tôi đã phục tùng anh tôi là Triệu Thiên vuơng đây mà lên Lương Sơn Bạc, không biết bốn vị hảo hớn có bằng lòng làm theo như tôi, bỏ đây lên đó hay chăng?
Bốn vị hảo hớn ấy đều đáp rằng:
- Nếu nhị vị ca ca đoái tưởng tới anh em tôi thì anh em tôi cũng cầm roi theo hầu.
Tống Giang và Triệu Cái đều mầng mà rằng:
- Nến bốn vị hão hớn chịu theo anh em tôi, xin khiến lâu la lom góp hành lý, đặng có lên đường.
Các vị đầu lảnh đều vui mầng, bèn ở lại sơn trại đó mà an nghĩ một ngày một đêm nữa.
Ngày thứ Tống Giang cũng phân từ tốp như củ, xuống núi mà thẳng tới, còn bốn vị hảo hớn tom góp cũa cải, đốt hết trại sách, dẫn ba trăm lâu la đi về tốp thứ sáu.
Tống Giang gặp bốn người hảo hớn ấy thì có lòng mầng rỡ mà nói với Triệu Cái rằng:
- Tôi lưu lạc giang hồ bấy lâu, cũng bị nhiều việc hiểm nghèo, lại gặp đặng bấy nhiêu hảo hớn như vậy thì cũng vui lòng rồi. Nay tôi lên núi ở với ca ca, thì quyết chí hết lòng hết dạ, thề lòng đồng tử đồng sinh. Hai người và đi vừa đàm đạo cùng nhau phút đà gần tới tiệm Châu Quí.
Còn bốn người hảo hớn ở giử Lương Sơn Bạc là: Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, Lâm Xung, Tần Minh cùng hai người mới nhập lõa là Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên.
Mấy người ấy đặng tin Châu Quí và Tống Vạn về báo, thì mỗi ngày đều có sai lâu la chèo thuyền qua tiệm rượu mà nghinh tiếp.
Tống Giang đi tới đó, nghe có tiếng chiêng trống đờn địch, lại thấy bọn Ngô Dụng sáu người ra đó nghinh tiếp vào nhà Tụ nghĩa.
Ðến nơi, Triệu Cái đốt một lư hương, thĩnh Tống Giang ngồi nơi giao ỷ thứ nhứt làm chủ trại. Tống Giang từ chối mà rằng:
- Nói như ca ca chẳng là sai lầm. Vả chăng tánh mạng tôi còn sống đây cũng là nhờ có các vị hảo hớn không sợ gươm đao, lướt sông tên đạn, hết lòng giải cứu, nếu không thì đã bỏ thây nơi pháp trường rồi. Còn ca ca làm chủ bấy lâu, lả nào lại nhường lại cho tôi là kẻ bất tài như vậy? Việc ấy dầu thác tôi cũng không dám vâng chịu.
Triệu Cái nói:
- Sao hiền đệ lại nói như vậy? Nếu ban đầu không có hiền đệ giải cứu thì tánh mạng chúng ta hết thảy là bảy người đều thác, còn gì mà lên chốn nầy đặng. Vả lại hiền đệ là người có danh ttong thiên hạ, nếu không chịu ngồi bực ấy, thì có ai dám.
Tống Giang nói:
- Luận theo niên kỷ thì ca ca đã lớn hơn tôi mười tuổi, nếu tôi lảnh chức chủ trại ắt là hổ thẹn không cùng. Việc ấy tôi đà tự quyết, xin ca ca chớ nói nhiều.
Triệu Cái nài nỉ đôi ba phen, nhưng Tống Giang cũng không chịu ngồi.
Hai đàng từ nhượng với nhau giây lâu, Triệu Cái túng phải ngồi ghế giao ỹ thứ nhứt. Tống Giang thứ nhì, Ngô Dụng thứ ba, Công Tôn Thắng thứ tư.
Tống Giang nói:
- Ðừng phân công lao cao thấp gì hết, nội đây cũng là một bọn anh em với nhau, cứ hễ người củ thì ngồi phía tả, thuộc về chủ vị. Người mới thì ngồi phía hữu, thuộc về khách vị, chờ đến ngày sau lập công nhiều rồi sẽ định đoạt.
Các vị hảo hớn đều khen phải.
- Tôi là Âu Bàng gọi là Ma Vân Sí, quê ở Quỳnh châu, làm chức giử đồn nơi sông lớn, vì ghét quan địa phương, cho nên bỏ chức mà lưu lạc vào chốn lục lâm như vầy ; còn người thứ nhì đây là Tương Kỉnh, quê ở Hồ Nam, vốn là học trò thi rớt, cho nên bỏ nghề văn mà qua nghề võ, va đã tinh thông việc bói toán, lại thao lược hết trận đồ, ai nấy đều gọi va là Thần Toán tử ; còn người thứ ba đây tên là Mã Lản, quê ở Kim Lăng, vốn là một tay du thủ, có tài thổi địch hay lắm, lại thêm võ nghệ tinh thông, hễ cầm đại đao vào tay thì trăm người cũng không dám vô, ai nấy đều gọi va là Thiết Ðịch Tiên ; còn người thứ tư đây, tên là Ðào Tôn Vượng, quê ở Quảng châu, vốn là một tay nhà giàu, võ nghệ tinh thông, ai nấy gọi là Cửu Vĩ Qui.
Rồi đó bốn người mời Tống Giang và mấy vị hảo hớn lên núi Huỳnh môn, nhứt diện thúc hối lâu la dọn tiệc thết đải ; nhứt diện khiến xuống núi đón đường mà rước mấy tốp đi sau, rồi cũng dọn tiệc thết đải.
Trong khi ăn tiệc, Tống Giang nói với bốn vị hảo hớn ấy rằng:
- Nay tôi đã phục tùng anh tôi là Triệu Thiên vuơng đây mà lên Lương Sơn Bạc, không biết bốn vị hảo hớn có bằng lòng làm theo như tôi, bỏ đây lên đó hay chăng?
Bốn vị hảo hớn ấy đều đáp rằng:
- Nếu nhị vị ca ca đoái tưởng tới anh em tôi thì anh em tôi cũng cầm roi theo hầu.
Tống Giang và Triệu Cái đều mầng mà rằng:
- Nến bốn vị hão hớn chịu theo anh em tôi, xin khiến lâu la lom góp hành lý, đặng có lên đường.
Các vị đầu lảnh đều vui mầng, bèn ở lại sơn trại đó mà an nghĩ một ngày một đêm nữa.
Ngày thứ Tống Giang cũng phân từ tốp như củ, xuống núi mà thẳng tới, còn bốn vị hảo hớn tom góp cũa cải, đốt hết trại sách, dẫn ba trăm lâu la đi về tốp thứ sáu.
Tống Giang gặp bốn người hảo hớn ấy thì có lòng mầng rỡ mà nói với Triệu Cái rằng:
- Tôi lưu lạc giang hồ bấy lâu, cũng bị nhiều việc hiểm nghèo, lại gặp đặng bấy nhiêu hảo hớn như vậy thì cũng vui lòng rồi. Nay tôi lên núi ở với ca ca, thì quyết chí hết lòng hết dạ, thề lòng đồng tử đồng sinh. Hai người và đi vừa đàm đạo cùng nhau phút đà gần tới tiệm Châu Quí.
Còn bốn người hảo hớn ở giử Lương Sơn Bạc là: Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, Lâm Xung, Tần Minh cùng hai người mới nhập lõa là Tiêu Nhượng và Kim Ðại Kiên.
Mấy người ấy đặng tin Châu Quí và Tống Vạn về báo, thì mỗi ngày đều có sai lâu la chèo thuyền qua tiệm rượu mà nghinh tiếp.
Tống Giang đi tới đó, nghe có tiếng chiêng trống đờn địch, lại thấy bọn Ngô Dụng sáu người ra đó nghinh tiếp vào nhà Tụ nghĩa.
Ðến nơi, Triệu Cái đốt một lư hương, thĩnh Tống Giang ngồi nơi giao ỷ thứ nhứt làm chủ trại. Tống Giang từ chối mà rằng:
- Nói như ca ca chẳng là sai lầm. Vả chăng tánh mạng tôi còn sống đây cũng là nhờ có các vị hảo hớn không sợ gươm đao, lướt sông tên đạn, hết lòng giải cứu, nếu không thì đã bỏ thây nơi pháp trường rồi. Còn ca ca làm chủ bấy lâu, lả nào lại nhường lại cho tôi là kẻ bất tài như vậy? Việc ấy dầu thác tôi cũng không dám vâng chịu.
Triệu Cái nói:
- Sao hiền đệ lại nói như vậy? Nếu ban đầu không có hiền đệ giải cứu thì tánh mạng chúng ta hết thảy là bảy người đều thác, còn gì mà lên chốn nầy đặng. Vả lại hiền đệ là người có danh ttong thiên hạ, nếu không chịu ngồi bực ấy, thì có ai dám.
Tống Giang nói:
- Luận theo niên kỷ thì ca ca đã lớn hơn tôi mười tuổi, nếu tôi lảnh chức chủ trại ắt là hổ thẹn không cùng. Việc ấy tôi đà tự quyết, xin ca ca chớ nói nhiều.
Triệu Cái nài nỉ đôi ba phen, nhưng Tống Giang cũng không chịu ngồi.
Hai đàng từ nhượng với nhau giây lâu, Triệu Cái túng phải ngồi ghế giao ỹ thứ nhứt, Tống Giang thứ nhì, Ngô Dụng thứ ba, Công Tôn Thắng thứ tư.
Tống Giang nói:
- Ðừng phân công lao cao thấp gì hết, nội đây cũng là một bọn anh em với nhau, cứ hễ người củ thì ngồi phía tả, thuộc về chủ vị. Người mới thì ngồi phía hữu, thuộc về khách vị, chờ đến ngày sau lập công nhiều rồi sẽ định đoạt.
Các vị hảo hớn đều khen phải.
Bèn phân ra bên tã thì Lâm Xung, Lưu Ðường, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngủ, Nguyễn Tiểu Thất, Ðỗ Thiện, Tống Vạn, Châu Qní và Bạch Thắng ; còn bên phía hữu thì Huê Vinh, Tần Minh, Quỳnh Tín, Ðái Tôn, Lý Quì, Lý Tuấn, Mục Hoằng, Trương Hoành, Trương Thuận, Yên Thuận, Lữ Phương, Quách Thạch, Tiêu Nhượng, Vượng Hoài Hổ, Tiết Vĩnh, Kim Ðại Tiên, Mục Xuân, Lý Lập, Âu Bàng, Tương Kỉnh, Ðồng Oai, Ðồng Mảnh, Mã Lân, Thạch Dỏng, Hầu Kiện, Trịnh Thiên Thọ và Ðào Tôn Vượng ; cọng hết là bốn mươi người, giống chiêng nổi trống ăn tiệc với nhau.
Tống Giang nói:
- Hôm nọ Tri phủ thuật lời đồng diêu với Huỳnh Văn Bỉnh, thằng Huỳnh Văn Bỉnh bàn câu đồng diêu ấy tại trước mặt Tri phủ rằng: Hao quốc nhơn gia mộc, là chữ Tống; đao binh điếm thủy công là chử Giang ; tung hoành tam thập lục, bá loạn tại Sơn đông, mấy câu ấy ý nói Tống Giang dấy nghĩa tại Sơn Ðông ba mươi sáu năm. Vì vậy nó mới bắt tôi mà chém, chẳng dè bể chuyện Ðái viện trưởng làm thơ giả, Huỳnh Văn Bỉnh lại thúc hối Tri phủ chém trước đi sau sẽ tâu. Nếu trong lúc ấy không có các vị hảo hớn hết lòng giải cứu thì hồn tôi đã xuống suối vàng rồi!
Lý Quì nhảy ra nói lớn rằng:
- Lấy theo lời đồng diêu đó thì Huỳnh Văn Bĩnh bàn ra muốn hại ca ca cũng phải, còn khi ấy đệ phân thây nó như vậy cũng sướng tay. Bây giờ đây chúng ta chứa đặng lương thảo cũng nhiều, tướng tá binh mã cũng đông, nó nói làm loạn thì ta cũng làm loạn chơi, ấy vậy, Triệu ca ca làm Ðại hoàng đế, Tống ca ca làm Tiểu hoàng đế ; Ngô tiên sanh làm Thừa Tướng, Công Tôn đạo sĩ làm Quân Sư, còn bọn chúng tôi làm Tướng quân hết thảy, kéo binh thẳng tới Ðông kinh, đoạt phứt ngôi Hoàng đế ấy, đừng ỡ làm chi nơi Lương Sơn Bạc nầy, là xứ khỉ ho cò gáy, chẳng có nam thanh nữ tú, điện các lầu đài chi hết, buồn bực khó chịu lắm.
Ðái Tôn lật đật nạt rằng:
- Thiết Ngưu, đừng có nói bậy, nay đã đến đây là chổ phép tắc, chẳng phải như Giang châu đâu mà phòng buông lung, muốn nói thì nói như vậy. Từ nay về sau mỗi việc đều phãi vâng theo hiệu lịnh của nhị vị ca ca đây, nếu còn nói ngang nói ngược thì ắt là trước bị cắt lưỡi, sau bị chém đầu chớ chẳng chơi .
Lý Quì nói:
- Trời đất ôi! Nếu bị chém đầu rồi thì biết chừng nào mới mọc đầu khác đặng! Thôi, đừng nói nữa, cứ việc làm thinh cho khỏi bị chém!
Các vị hảo hớn đều cười.
Tống Giang lại nhắc đến chuyện cự địch với quan quân mà rằng:
- Thuở nay tôi nghe việc cự địch với Trào đình thì lấy làm sợ lắm, té ra bây giờ chuyện ấy lại đổ về cho tôi.
Ngô Dụng nói:
- Nếu khi ban đầu nhơn huynh nghe theo lời tôi, ỡ lại chốn nầy, thì chẳng là khỏi gây ra chuyện Giang châu ; tuy vậy, việc ấy cũng là số trời đã định.
Tống Giang hỏi:
- Còn Huỳnh An bây giờ ở đâu kìa?
Triều Cái nói:
- Lúc ấy cách chừng đôi ba tháng thì nó đau và chết rồi.
Tống Giang than thở chẳng cùng.
Ngày ấy ăn uống no say tới chiều tối mới mản tiệc.
Mãn tiệc rồi, Triệu Cái khiến người dọn nhà cho gia tiểu Mục thái công ở, để gia tài của Huỳnh Văn Bỉnh vào kho và trọng thưởng công lao cho những lâu la có công về việc ấy. Rồi lại lấy cái gói thơ ngày trước giao lại cho Ðái Tôn.
Ðái Tôn không lấy làm chi, khiến để lại trong kho đặng ngày sau dùng về việc công.
Rồi đó Triệu Cái khiến bọn lâu la ra lạy và ra mắt Lý Tuấn và mấy vị hào kiệt mới nhập lỏa đó.
Từ ấy dọn tiệc ăn uống với nhau luôn luôn.
Qua đến ngày thứ ba, đương khi ăn tiệc thì Tống Giang đứng dậy nói cùng mấy vị hảo hớn rằng:
- Tôi còn một việc lớn nữa, nên xin tỏ cùng liệt vị đặng hay: Nay ý tôi muốn xin phép xuống núi vài ngày, không biết liệt vị có bằng lòng chăng?
Triệu Câu hỏi rằng:
- Hiền đệ ý muốn xuống núi mà đi đâu, xin nói lại cho tôi rõ.
Tống Giang nói:
- Tôi đến đây đã mấy ngày rày, mải yến ẩm vui chơi, không nói tới việc nhà đặng ; lúc nầy chắc là Tri phủ Giang châu thân
tấu với trào đình, tư tờ cho Tri huyện Huy thành khiến bắt gia thuộc tôi rồi chớ chẳng không, như vậy mà không biết cha tôi còn mất thể nào, ý tôi muốn trở về nhà, trước là thăm viếng cha tôi, sau nữa dắt hết gia quyến lên đây, cho khỏi đem lòng lo sợ, chẳng biết trong ý liệt vị bằng lòng cho tôi điều ấy chăng ?
Triệu Cái nói:
- Ðó cũng là việc lớn trong nhơn luân, tính như hiền đệ vậy cũng phải. Vả chăng anh em mình ở đây đã đặng an thân, khỏi điều lo sợ, lẻ nào lại để cho cha mẹ anh em ở nhà chịu điều lao khổ sao? Ngặt vì bây giờ các anh em đã mệt mỏi và binh mã trong trại sắp đặt chưa an. Vậy hiền đệ đình lại ít ngày, đặng kiểm điểm nhơn mã lại, rồi kéo binh tới đó rước lịnh tôn.
Tống Giang nói:
- Nhơn huynh ôi! Phải chi bình an thì để mấy ngày cũng đặng, song e công văn của Tri phủ Giang châu đã qua tới Tế châu, bắt gia huyến tôi rồi. Vì vậy lòng tôi nóng nảy, muốn tính cho gấp. Bây giờ chẳng nên đem binh mã theo làm chi, để tôi đi lén một mình, về đó hiệp sức với em tôi là Tống Thanh đem cha tôi lên đây, thì mới không ai biết nổi, còn như đem nhiều nhơn mã rần rần rộ rộ chắc là kinh động làng xóm, tiết lậu cơ qnan, lấy làm bất tiện.
Triệu Cái nói:
- Hiền đệ đi đường một mình, chẳng may có điều rủi ro thì ai hay mà giải cứu?
Tống Giang nói:
- Ðạo làm con phải ở như vậy, chẳng may có chết dọc đường thì tôi cũng không lòng oán trách.
Triệu Cái cản trỡ cầm cọng hết sức, song Tống Giang cũng nằng nằng quyết đi.
Khi ấy Tống Giang từ giả các vị hảo hớn, rồi đầu đội nón chiên, tay cầm đoản côn, lưng giắt đoản đao, đi xuống núi.
Các vị hảo hớn đưa Tống Giang qua khỏi Kim Sa na rồi mới trở lại.
Tống Giang qua khỏi sông rồi, noi theo đường đi trước cửa tiệm Châu Quí, thẳng ra đại lộ mà trở về Tống gia thôn.