Hồi 50
Tháp Sĩ Hổ giết Bạch Tú Anh
Mỹ Nhiệm Công mất Tiểu nha nội

Lúc ấy Tống Giang lại nói với Lý Ứng rằng:
- Ðể tôi cho kêu Tri phủ và mấy người Tuần kiểm ra đây cho quan nhơn xem.
Bèn kêu Tiêu Nhượng, Bái Tôn, Dương Lâm, Bùi Tuyên, Kim Đại Kiên, Hầu Kiện, Lý Tuấn, Trương Thuận, Mã Lân và Bạch Thắng ra cho Lý Ứng nhìn.
Nguyên sau khi bắt Lý Ứng đó thì Tiêu Nhượng giả làm Tri Phủ. Bái Tôn và Dương Lâm giả làm Tuần kiểm, Bùi Tuyên giả làm Khổng mục, Kim Đại Kiên và Hầu Kiện giả làm Ngu hầu. Lý Tuấn Trương Thuận, Mã Lân, Bạch Thắng giả làm bốn Đô đầu.
Lý Ứng thấy vậy mới hay rằng mình trúng kế.
Tống Giang khiến lâu la dọn một tiệc lớn khánh hạ; ăn uống cho đến chiều tối mới mản tiệc.
Ngày thứ lại nhóm các vị đầu lãnh đãi tiệc nữa.
Trong khi ăn uống, Tống Giang kêu Vương Hoài Hổ lại nói rằng:
- Khi trước qua có hứa với hiền đệ nơi Thanh Phong sơn về việc kiếm cho hien đệ một người vợ, bấy lâu qua cũng nhớ lời, ngặt vì còn chưa kiếm đặng, ngày nay cha qua có nuôi một người con nuôi, nên qua tính gã cho hiền đệ đặng trả lời hứa cho rồi.
Bèn thẳng vào hậu trại, mời Tống thái công và Hộ Tam Nương ra tại giữa tiệc, mời ngồi xong rồi Tống Giang nói với Hộ Tam Nương rằng:
- Tôi có một người em đây tên là Vương Anh, tuy võ nghệ còn thua sút hiền muội, nhưng ngày trước tôi đã hứa lỡ với va rồi, bây giờ phải tính gả hiền mụi cho va, đặng vầy duyên cầm sắt, ở giúp sơn trại với anh em tôi, chớ bây giờ gia quyến của hiền mụi và Chúc Triều Phụng không còn một người, hiền mụi không lẻ về nhà đặng.
Hộ Tam Nương suy nghĩ giây lâu rồi cũng vâng theo lời ấy và thưa rằng:
- Đại ca có lòng đoái tưởng thân hèn mà dạy như vậy, lẽ nào tôi tôi dám cải sao?
Tống Giang cả mừng.
Ai nấy thấy vậy cũng thảy đều khen ngợi lòng tốt của Tống Giang.
Ngày ấy Tống Giang lại khiến bày một tiệc nữa đặng khánh hạ.
Lúc đương yến ẩm, lại thấy quân của Châu Quí lên núi báo:
- Có một tốp thương khách đi ngang qua đường cái trước cụm rừng, lâu la áp ra đón đường thì trong bọn thương khách ấy có một người xưng tên là Lôi Hoành làm Đô đầu nơi Huy thành huyện, Châu đầu lảnh lật đật rước vào trong tiệm thết đãi, người lại sai tôi lên trước thông báo cho liệt vị đầu lãnh hay và xin liệt vị xuống núi nghinh tiếp.
Triệu Cái và Tống Giang nghe báo rất mừng, lật đật đi với Ngô Dụng xuống núi nghinh tiếp.
Lúc ấy Châu Quí đưa Lôi Hoành qua đến Kim sa na rồi.
Tống Giang thấy Lôi Hoành thì lật đật thi lễ mà rằng:
- Cách biệt tôn nhan đã lâu, lòng hằng tư tưởng. Ngày nay sao lại đi ngang chỗ nầy mà thấy mặt nhau, thiệt cũng là may cho tôi lắm.
Lôi Hoành vội vả đáp lễ rằng:
- Nay Tri huyện sai tôi qua phủ Đông xương việc quan xong rồi, về ngang đây, bọn lâu la áp ra đón đường, đòi tiền mãi lộ, tôi tỏ bày tên họ, Châu huynh mới biết mà cầm tôi ở lại.
Tống Giang nói:
- Thời mấy nhơn huynh đến đây, vây xin mời lên đại trại, đặng cho các vị đầu lảnh biết mặt.
Bèn dắt Lôi Hoành lên đại trại dọn tiệc thết đải.
Trong khi ăn tiệc, Triệu Cái hỏi thăm tin tức của Châu Đồng thì Lôi Hoành đáp rằng:
- Châu Đồng bây giờ đương làm Tiết cấp tại huyện ; Tri huyện mới nhậm có lòng thương va lắm.
Tống Giang năn nỉ với Lôi Hoành khiến nhập loã.
Lôi Hoành từ rằng:
- Mẹ tôi già yếu, tôi theo mấy anh em không đặng, chờ đến mẹ tôi trăm tuổi rồi, tôi sẽ lên đây sum hiệp với anh em.
Mãn tiệc rồi Lôi Hoành từ giả xuống núi, Tống Giang cầm cọng hết sức cũng không chịu ở lại.
Triệu Cái và Tống Giang khiến đem vàng bạc lụa là cho Lôi Hoành, các vị đầu lảnh mỗi người cũng có cho một ít.
Lôi Hoành đặng một gói vàng bạc rất lớn, rồi xin từ giả xuống núi.
Các đầu lảnh đưa ra đại lộ rồi mới trở lại.
Còn Lôi Hoành thì thẳng về Huy thành huyện.
Triệu Cái và Tống giang trở về đại trại, rồi cũng tới nhà Tụ nghĩa xin Ngô Dụng nghị việc chức phận mỗi người.
Ngày thứ, Tống Giang nhóm các đầu lãnh tại nhà Tụ nghĩa mà ra hiệu lịnh rằng:
- Tôn Tân và Cố đại lẩu nguyên có làm nghề bán rượu, bây giờ cũng phải giử theo nghề cũ, ra thế cho Đồng Oai và Đồng Mănh, đặng hai người ấy về đây mà dùng việc khác.
Vợ chồng Tôn Tân vâng lịnh xuống núi.
Tống Giang lại sai Thời Thiên xuống quán của Thạch Dõng giúp việc trong quán, Nhạc Hoà xuống quán của Châu Quí giúp việc trong quán, Trịnh Thiên Thọ xuống quán của Lý Đạt giúp việc trông quán ; lại dặn phải tìm rượu thịt và đồ ăn cho đủ, đặng có chiêu tiếp hảo hớn bốn phương.
Ba người ấy vâng lịnh xuống núi.
Tống Giang lại khiến Vương Hoài Hổ và Nhứt Trượng Thanh coi việc ngựa voi nơi hậu trại.
Đồng Oai và Đồng Mảnh giử gìn tiểu trại nơi Kim sa na ; Trâu Huyên và Trâu Nhuận giữ gìn tiểu trại nơi Áp chỉ na, Huỳnh Tín và Yên Thuận đem binh xuống giử tiểu trại nơi đại lộ trước núi.
Giải Trân và Giải Bửu ra giữ ải thứ nhứt nơi trước núi ; Đổ Thiên và Tống Vạn giữ ải thứ nhì ; Lưu Đường và Mục Hoằng giử ải thứ ba ; ba em họ Nguyễn giử thủy trại nơi phía Nam ; Mạnh Khương cũng cứ việc coi đóng chiến thuyền y như ngày trước ; Lý Ứng và Đổ Hưng và Tương Kính coi việc tiền lương nơi sơn trại. Đào Tôn Vượng và Tiết Vịnh coi việc xây thành cất nhà nơi Lương Sơn Cạc. Hầu Kiện coi việc đóng giáp, may cờ. Châu Phú, Tống Thanh coi việc diên yến. Mục Xuân, Lý Vân coi việc cất trại ; Kim Đại Kiên và Tiêu Nhượng coi việc thơ tín công văn. Bùi Tuyên coi việc quân chánh, thưởng kẻ có công phạt kẻ có tội. Còn như Lữ Phương, Quách Thạnh, Tôn Lập, Ău Bàng, Mã Lân, Đặng Chi, Dương Lâm và Bạch Thắng, đem binh ra giử tám hướng. Triệu Cái, Tống Giang và Ngô Dụng thì ở nơi đại trại trên chót núi. Huê Vinh, Tần Minh ở đại trại nơi phía tả; Lâm Xung, Bái Tôn ở đại trại nơi phía hữu, Lý Tuấn, Lý Quì ở đại trại nơi phía sau. Trương Hoành, Trương Thuận ở dưới chơn núi phía sau. Dương Hùng, Thạch Tú ở giử nhà Tụ nghĩa.
Sai cắt xong rồi ai nấy cứ theo chức phận mà làm, thể thống rất nên tề chĩnh.
Nói về Lôi Hoành xuống khỏi Lương Sơn Bạc rồi thì vai quảy gói, tay cầm đao đi riết về Huy thành huyện.
Đến nhà ra mắt mẹ, rồi mới thay đổi y phục, lấy tờ hồi văn thẳng đến huyện nha trình cáo Tri huyện.
Tri huyện xem rồi khiến Lôi Hoành về nhà an nghĩ.
Từ ấy cũng cứ việc cũ mà làm.
Ngày mai Lôi Hoành đến huyện, công vụ xong rồi ; ra khỏi nha môn thì nghe sau lưng có người kêu lớn rằng:
- Đô đầu đã về bao giờ vậy?
Lôi Hoành day lại xem thì thấy người ấy là Lý Tiểu Nhị cũng đương làm lính ở huyện.
Lôi Hoành bèn đáp rằng:
- Ta mới về hôm qua nầy.
Lý Tiểu Nhị nói:
- Đô đầu mắc đi mấy bửa rày, không hay một việc lạ nầy, mới đây có bọn nữ nhạc nơi Đông Kinh, có một con tên là Bạch Tú Anh nhan sắc đã đẹp, nghề đờn giọng hát cũng hay
Hôm trước bầu gánh của nó có ra mắt Đô đầu, song Đô đầu không có ở nhà, bây giờ đây mỗi ngày đều có đờn địch ca xang, thiên hạ tới coi đông nứt, Đô đầu cũng nên đến đó một phen, trước là nghe hát, sau nữa xem nhan sắc con Bạch Tú Anh chơi.
Lôi Hoành nghe nói thì nghĩ rằng:
- Bây giờ rảnh việc, cũng nên tới đó mộ phen đặng xem cho biết.
Bèn thẳng đến chổ ấy xem, thấy có dựng một cây cờ lớn, thiên hạ chen nhau mà vào.
Lôi Hoành vào đến nơi, thấy có một ông già, ước chừng năm mươi tuổi, đầu bịt khăn đen, mình mặc áo rộng, ra đứng vòng tay giữa rạp nói rằng:
- Tên tôi là Bạch Ngọc Kiều, quê ở Bắc Kinh, nay đã già yếu, nhờ có con gái tôi là Bạch Tú Anh, ca xướng đờn địch cho liệt vị viên quan nghe chơi, đặng kiếm tiền độ nhựt, nay tôi kính dâng cho liệt vị viên quan tám chữ: Thọ Tỹ Nam Sơn, Phúc Như Đông Hải.
Nói vừa dứt lời, kế Bạch Tú Anh bước ra, xá khắp bốn phía, rồi ngâm bốn câu thơ rằng:
Tân điểu thu thu cựu điểu qui
Lão dương dinh sấu liễu dương phì
Nhơn sanh y thực chơn nan sự
Bất cập, oan ương xứ xứ phi
Lôi Hoành nghe ngâm thì khen ngợi hết sức.
Bạch Tú Anh ngâm rồi, vòng tay đứng lại một bên Bạch Ngọc Kiều xướng lớn lên rằng:
Tuy vô mải mả bác kim nghê
Yếu động thông minh giám sự nhơn
Bạch Tú Anh bưng một cái mâm, bắt tay ấn, chỉ trên mâm ấy mà niệm rằng:
- Tài môn thượng khởi, địa lợi thượng trụ, kiết địa thượng quá, vượng địa thượng hành, thủ đào diện tiền, hưu giao không quá.
Bạch Ngọc Kiều nói:
- Con đã niệm rồi thì bưng mâm ly đi một vòng, coi thử liệt vị khán quan cho đặng nhiều ít thể nào?
Bạch Tú Anh vâng lời, bưng mâm ấy đưa trước mặt Lôi Hoành.
Rủi thay! Lôi Hoành thò tay vào túi, mằn kiếm rất lâu cũng không có một đồng, bèn nói với Bạch Tú Anh rằng:
- Hôm nay ta quên đem tiền theo, vậy để ngày mai ta cho nhiều gấp hai.
Bạch Tú Anh nói:
- Quan nhơn ngồi trên hết thì phải làm gương cho liệt vị khán quan kia chớ, nếu như vậy tôi xin ai đặng. Té ra tôi hát không hay sao?
Lôi Hoành nghe nói đỏ mặt nói rằng:
- Ta lỡ quên đem tiền theo, chẳng phải là tiếc tiền đâu, nàng chớ nói nhiều lời.
Bạch Tú Anh nói:
- Đã đến đây lại quên đem tiền, điều ấy mới lạ cho chớ.
Lôi Hoành nói:
- Dầu ta thưởng nàng, bất quá năm bảy lượng bạc, cũng không lấy chi làm nhiều, ngặt vì ta quên đem theo, cho nên mới hẹn ngày khác.
Bạch Tú Anh cười rằng:
- Bây giờ đây, một đồng một chữ cũng không, ai dám trông đến năm bảy lượng bạc. Ấy chẳng khác gì đói lòng nhìn bánh vẽ, khát nước ngó cây mai.
Bạch ngọc Kiều nói:
- Thôi con, tại con không có con mắt, chẳng biết người trong thành hay là người ngoài làng, gặp đâu vơ đó, cho nên mới làm như vậy, từ rày phải chọn người biết điều hỏi trước, chẳng nên hỏi như vậy nữa uỗng tiếng thôi.
Lôi Hoành nói:
- Vậy chớ ta là người không biết điều hay sao?
Bạch ngọc Kiều nói:
- Thường người biết điều thì hay biết xét.
Lôi Hoành nói:
- Ta đây lại không biết xét hay sao?
Bạch Ngọc Kiều nói:
- Ối thôi, chờ cho cậu xét thì chó đã mọc sừng rồi?
Lôi Hoành nỗi giận mắng rằng:
- Thằng mọi nầy sao dám làm nhục ta như vậy kìa?
Bạch Ngọc Kiều mắng lại rằng:
- Ngươi mắng ta là thằng mọi, còn ngươi chẳng phải là quân chăn trâu cho nhà ruộng hay sao?
Trong đám ấy có một người đứng dậy nói lớn rằng:
- Lão bầu gánh kia, không đặng hổn hào, người nầy là Lôi đô đầu ở tại huyện nầy, chẳng phải người nào lạ mặt đâu phòng nói ngang như vậy.
Bạch Ngọc Kiều nói:
- Lôi đô đầu hay Lư câu đầu (khúc gân con lừa) thì cũng trối kệ, tôi chẳng sợ ai hết.
Lôi Hoành dằn lòng không đặng, nhảy tới một nhảy, thộp ngực Bạch Ngọc Kiều vả miệng đến nỗi rụng răng sưng môi, máu chảy ròng ròng.
Ai nấy thấy vậy xúm lại can gián, kéo Lôi Hoành ra khỏi rạp hát.
Rồi đó ai về nhà nấy.
Nguyên Bạch Tú Anh là người đồng hương của Tri huyện, khi trước Tri huyện ở tại Đông Kinh, có tới lui với nhau, bây giờ Tri huyện đến nhậm nơi Huy thành huyện, cho nên cha con Bạch Tú Anh đến đó dựa thế lập cuộc ấy.
Lúc ấy Bạch Tú Anh thấy cha mình bị đánh nặng như vậy lật đật mướn kiệu thẳng lới huyện nha cáo báo với Tri huyện, lại có kiếm điều vu cho Lôi Hoành muốn chọc ghẹo mình.
Tri huyện nghe nói nỗi giận mắng Lôi Hoành rằng:
- Thằng khốn ấy thiệt rất cả gan, vậy thì nàng hãy mau mau trở về làm đơn, kiếm đũ chứng cớ, đặng ta sai người đến đó khán nghiệm thương tích, rồi ta sẽ trừ nó cho.
Bạch Tú Anh nói:
- Tôi là người ở xứ xa, nội đây duy chỉ có một mình ngài biết tôi thôi, chắc là không ai chịu ra làm chứng, xin ngài liệu lý giúp tôi nếu tôi làm không lại nó, thì quyết liều thác nơi xứ nầy, chẳng thèm trở về Đông Kinh nữa, như ngài thương tôi xin ngài ráng giúp chuyện ấy.
Tri huyện thấy nói như vậy thì cũng động lòng, bèn sai người đi bắt Lôi Hoành, đóng gông lại giam vào ngục.
Bạch Tú Anh lại muốn làm cho đã nư, đến nói với Tri huyện xin đóng gông Lôi Hoành tại trước cửa rạp đặng cho thiên hạ kinh tâm.
Tri huyện làm thinh.
Bạch Tú Anh còn e Tri huyện không nghe lời mình, thẳng tới ngục thất nói với ngục tốt, khiến dẫn Lôi Hoành tới trước rạp hành hạ cho thiên hạ thấy.
Bọn ngục tốt vốn là một phe với Lôi Hoành, lẻ nào chịu nghe lời ấy.
Bạch Tú Anh lại mời ngục tốt đến rạp hát, thết đải rượu thịt rồi nói với ngục tốt rằng:
- Mấy lời tôi nói khi nãy đó, tôi đà có bàn với quan Huyện rồi. Quan Huyện khiến tôi nói với mấy cậu, hễ mấy cậu nghe thco lời lôi thì thôi, bằng không nghe theo, thì tôi sẽ cùng quan Huyện xin làm hại mấy cậu.
Bọn ngục tốt nghe vậy cả kinh nói rằng:
- Xin cô chớ giận mà hại anh em tôi tội nghiệp, để anh em tôi làm y lời ấy cho.
Bạch Tú Anh nói:
- Nếu nghe thco tôi thì đã khỏi bị hại, lại đặng thưởng, các cậu phải xót mà làm.
Các ngục tốt túng phải đến thuật lời ấy với Lôi Hoành, rồi lại năn nỉ rằng:
- Xin huynh trưởng để tôi dẫn đến đó làm bậy cầm chừng cho qua tang lề, kẻo chúng tôi bị hại. Lôi Hoành làm thinh, để cho bọn ngục tốt làm gì thì làm.
Ngục tốt dắt Lôi Hoành trói nơi trước cửa rạp, mẹ Lôi Hoành đem cơm cho Lôi Hoành ăn, thấy Lôi Hoành bị trói như vậy thì khóc và mắng bọn ngục tốt ấy rằng:
- Chúng bây cũng làm một chỗ với con ta, nay con ta bị việc như vậy, lẽ thì phải thương xót chiếu cố con ta mới phải, sao bây lại ham của hối lộ mà làm như vậy, chúng bây dám chắc vô sự hoài hoài sao?
Bọn ngục tốt nói:
- Bác ôi! Chúng tôi cũng muốn dung tình, ngặt vì có người nguyên cáo theo giử buộc phải làm y hiệu lịnh của quan Huyện.
Bèn nói nhỏ với bà ấy rằng:
- Con hát ấy thân cận với Trì huyện lắm. Nếu chúng tôi vị tình anh em, nó đến nói với quan Huyện một tiếng thì tất chúng tôi chẳng khỏi mang tai.
Bà ấy nghe nói như vậy, tay thì mở trói cho Lôi Hoành, miệng thì mắng Bạch Tú Anh rằng:
- Con đỉ ấy trải thân để lấy thế thần, hiếp đáp con ta thái quá, để ta mở trói, coi thử nó dám làm chi ta chăng?
Bạch Tú Anh đương ngồi nơi trà phường, nghe mấy lời ấy thì bước ra hỏi lớn rằng:
- Mụ già nầy nói gì láp dáp đó vậy?
Bà già ấy thấy Bạch Tú Anh thì điểm mặt mà mắng lớn rằng:
- Mi là con đỉ, làm vợ muôn người, danh giá chi mi mà dám gọi ta là mụ già kia mụ già nọ.
Bạch Tú Anh nghe nói trợn mắt mắng lớn rằng:
- Đồ khốn kiếp, quân ăn mày, sao dám cả gan mắng ta như vậy kìa?
Bà già ấy nói:
- Ta mắng mi như vậy, mi dám làm chi ta chăng? Này ta nói cho mi biết thân, mi chẳng khác chi liễu ngõ hoa tường, để đãi đằng ong bướm, chẳng phải là quí chi đâu mà mi phòng cậy thế, mi chẳng hề làm vợ quan Huyện đặng đâu?
Bạch Tú Anh nghe nói nỗi giận xốc tới vả bà già ấy một vả.
Bà già ấy nhịn thua dang ra.
Bạch Tú Anh còn theo đánh nữa.
Lôi Hoành đã sẵn lòng giận lại thấy mẹ mình bị đánh, thì càng nỗi giận thêm nữa, bèn nhãy tới vả gông vào đầu Bạch Tú Anh.
Bạch Tú Anh bể đầu chết tốt.
Các ngục tốt thấy vậy chạy đến xem, thấy Bạch Tú Anh lòi tròng đổ óc, chết tươi tại đó, thì lật đật dẫn Lôi Hoành cáo với Tri huyện.
Tri huyện sai người tới tại chỗ ấy khán nghiệm thi hài của Bạch Tú Anh, rồi lại lấy lời cung chiêu của Lôi Hoành.
Lôi Hoành cứ thiệt khai ngay, không sót một điều lại xin để cho mẹ ở ngoài thong thả mà hầu hạ.
Tri huyện cũng nhậm lời xin, khiến quân đem giam Lôi Hoành vào ngục.
Người coi ngục ấy tên là Châu Đồng hiệu là Mỹ Nhiệm Công thấy Lôi Hoành sa vào án nặng như vậy, thì rất thương xót, không biết toan liệu thể nào.
Bèn dọn một tiệc rượu thết đải bọn ngục tốt khiến đừng có hành hạ Lôi Hoành và quét tước một chỗ sạch sẽ mà giam Lôi Hoành vào đó.
Kế mẹ của Lôi Hoành đem cơm cho Lôi Hoành thấy có Châu Đồng thì khóc và nói với Châu Đồng rằng:
- Tuổi mụ đã hơn sáu mươi, duy có một chút con trai đây, nay nó mang lấy án mạng như vầy, xin cậu nghĩ tình bằng hữu va đoái tưởng thân già chiếu cố con tôi với.
Châu Đồng nói:
- Từ nầy về sau bác đừng đem cơm làm chi, để tôi lo việc cơm nước đó cho, tụi sẽ thừa dịp phương tiện cứu va nữa.
Bà già ấy nói:
- Nếu cậu cứu đặng con tôi thì ơn ấy ví bằng trùng sanh phụ mẫu. Cậu ôi! Nếu con tôi có bề nào thì tánh mạng tôi ắt cũng không còn.
Châu Đồng nói:
- Việc ấy tôi phải ghi lòng, xin bác chớ rầu làm chi lắm.
Bà già ấy từ giả về nhà.
Châu Đồng đến nha lạy lục Tri huyện xin chế giùm cho Lôi Hoành.
Tri huyện tuy có lòng thương Châu Đồng nhưng còn giận Lôi Hoành đánh thác người thương của mình, thì muốn làm án nặng, lại thêm có Bạch Ngọc Kiều nài xin thường mạng hoài hoài.
Tri huyện còn dụ dự chưa quyết.
Tri huyện giam Lôi Hoành trong ngục đã sáu mươi ngày, mà làm án chưa xong, tính phải giải lên cho Tri phủ Tế Nam kết án, bèn sai Châu Đồng giải Lôi Hoành đến phủ Tế Nam.