Hồi 31
Võ hành giả đương say đánh Khổng Lượng
Cẩm Mao Hổ vì nghĩa thả Tống Giang

Nói về thành Mạnh châu nơi nhà Trương Ðô giám. Khi Võ Tòng chém giết đó, thì có một tên gia đinh trốn khỏi.
Qua đến canh năm mới dám ló ra, mà la lên cho lân lý hay.
Rạng ngày lại đến quan Tri phủ cáo báo.
Tri phủ cả kinh hỏa tốc sai người đến nhà Trương Ðô giám khán nghiệm tử thi.
Khán nghiệm xong rồi thì người ấy làm tờ phúc bẩm báo cáo rằng:
- Khi ban đầu chắc là nó vào nhà tàu ngựa mà giết hết một người giữ ngựa, rồi thẳng vào nhà bếp giết hết hai con a huờn, lại lên lầu giết Trương Ðô giám, Trương Ðoàn Luyện, Tương Môn Thần và hai tên quân hầu, rồi lấy máu mà đề tám chữ nơi vách phấn như vầy "Kẻ sát nhân là Ðả hổ Võ Tòng" rồi lại vào phòng mà giết phu nhân, Ngọc Lan, hai mụ vú và hai đứa con gái của Trương Ðô giám. Cả hết vừa nam vừa nữ là mười lăm mạng, nó lại đoạt thủ hết sáu cái chén rượu bằng vàng nữa.
Tri phủ xem tờ phúc bẩm rồi thì khiến kiểm điểm quân bộ đạo rượt theo bắt Võ Tòng.
Ngày thứ lại có Bảo Chánh nơi Phi Vân phố đến báo với Tri phủ rằng:
- Hôm qua có bốn người bị giết tại Phi Vân phố.
Tri phủ cả kinh, lật đật tư tờ cho Huyện úy, khiến đến tại Phi Vân phố vớt bốn cái thây ấy lên đặng khán nghiệm, té ra bốn người ấy thì biết có hai người Công sai, còn hai người kia thì không biết, bèn truyền sắm quan quách mà tẩn liệm, lại truyền đóng cửa thành ba ngày đặng có giục soát các nhà coi thử có chứa Võ Tòng hay không.
Tuy lục soát khắp nơi nhưng cũng không gặp đặng, liền vẽ diện mạo của Võ Tòng mà truyền rao các nơi rằng:
- Như ai biết Võ Tòng ở đâu, đến đây cáo báo sẽ đặng thưởng ba ngàn quan. Như ai có ý giấu giếm và chứa Võ Tòng trong thì thì cũng đồng tội.
Truyền vậy mà cũng không ai bắt đặng hết.
Nói về Võ Tòng tại nhà Trương Thanh đã ba ngày rồi.
Ðến chừng Trương Thanh hay đặng lời truyền rao ấy thì nói với Võ Tòng rằng:
- Hiền đệ ôi, chẳng phải là tôi sợ liên can mà không muốn cho hiền đệ ở đây, ngặt vì bây giờ phép quan tầm nả nghiêm nhặt lắm, cho nên tôi e hiền đệ ở đây không yên. Nay tôi muốn chỉ cho hiền đệ một chổ đặng ẩn thân, song chưa biết hiền đệ có bằng lòng hay không.
Võ Tòng nói:
- Mấy ngày rày tôi đang lo sợ ngài ngại chắc là ở đây không yên. Như ca ca biết chổ nào ỡ đặng, xin chỉ giùm cho tôi, lẻ nào tôi lại không chịu, song không biết từ đây đến đó gần xa thể nào?
Trương Thanh nói:
- Tại địa phận Thanh châu có một hòn núi tên là Nhị Long sơn, núi ấy có một cái chùa là Bửu Châu tự, chùa ấy có anh tôi là Lổ Trí Thâm và một người hảo hớn là Dương Chí, chiếm cứ bấy lâu mà quan quân không làm chi nổi, nếu hiền đệ đến đó náo nương thì chắc đặng an ổn, chẳng cần gì phải đi đâu làm chi. Vả lại từ đây đến đó cũng chẳng bao xa, hai người ấy thường hay gởi thơ khiến tôi nhập lỏa, song vì tôi còn mến chổ nầy, cho nên chưa muốn ra đi. Bây giờ nếu hiền đệ bằng lòng thì tôi làm một phong thơ cho hiền đệ đem đến đó, thì chắc là nhập lỏa đặng.
Võ Tòng nói:
- Nói như đại ca cũng phải, bây giờ tôi đến đó ẩn thân thì hay hơn, xin đại ca viết thơ đặng cho tôi đi nội ngày nay.
Trương Thanh lật đật viết thơ trao cho Võ Tòng.
Võ Tòng vừa muốn từ giả vợ chồng Trương Thanh mà đi, thì Tôn Nhị Nương nói với Trương
Thanh rằng:
- Sao tướng công dám để cho thúc thúc đi như vậy, tôi e chẳng khỏi bị bắt đâu.
Võ Tòng nói:
- Không hề chi mà sợ, không lẻ mọi người đều biết mặt tôi hết?
Tôn Nhị Nương nói:
- Các nơi đều có đồ hình của thúc thúc, lại trên mặt thúc thúc có thích tự đó, tôi e thúc thúc không khỏi bị bắt.
Trương Thanh nói:
- Vậy thì hiền thê hãy lấy hai miếng thuốc dán đặng cho thúc thúc dán bịt chổ thích tự lại, thì họa may không ai biết đặng.
Tôn Nhị Nương cười rằng:
- Không được đâu! Con mắt người ta là ngọc, lẻ nào làm dối như vậy đặng. Tôi có một kế, song không biết thúc thúc có chịu hay không?
Võ Tòng nói:
- Tôi đã muốn đào tai tị nạn, dẩu tẩu tẩu chỉ bảo điều chi khổ cực cho mấy đi nửa, thì tôi cũng phải nghe.
Tôn Nhị Nương cười rằng:
- Hễ tôi nói ra thì xin thúc thúc chớ giận.
Võ Tòng nói:
- Vậy tẩu tẩu hãy nói đi.
Tôn Nhị Nương nói:
- Năm trước có một lão thầy sải đến đây bị tôi giết mà làm thịt, cho nên còn lại những y phục, giới đao, thiền trượng và các món tùy thân trong việc tu hành. Bây giờ sẳn có các vật ấy nếu thúc thúc muốn tị nạn, phải cạo đầu làm thầy sải thì mới khỏi lo sợ phập phồng. Vả lại niên kỷ của thúc thúc và niên kỷ của thầy sải ấy cũng bằng nhau. Hễ gặp tra hỏi điều chi, thúc thúc cứ lấy theo pháp danh nó mà nói, thì chắc là không có việc chi hết.
Trương Thanh nghe nói vỗ tay cười rằng:
- Phải lắm! Phải lắm! Vậy mà tôi quên lửng đi. Bây giờ tính như vậy cũng xong, xin hiền đệ nghe theo lời ấy.
Võ Tòng nói:
- Tính như vậy cũng phải, song e bộ tướng tôi không giống người tu hành.
Trương Thanh nói:
- Vậy thì mặc áo quần vô đặng coi thử thể nào.
Nói rồi bèn khiến Tôn Nhị Nương vào phòng lấy áo quần ấy cho Võ Tòng mặc.
Võ Tòng mặc rồi thì xem cũng vừa vặn và cũng giống người tu hành lắm.
Trương Tlanh bèn lấy giới đao cạo đầu cho Võ Tòng.
Cạo rồi Võ Tòng lấy kiếng soi mặt thì cười ngất.
Trương Thanh hỏi:
- Sao hiền đệ lại cười?
Võ Tòng nói:
- Tới thấy việc giả mà giống như việc thiệt, cho nên tôi cười.
Trương Thanh nói:
- Bây giờ việc đã gấp rồi không nên chậm trể, vậy hiền đệ hãy trao mấy cái chén vàng của Trương Ðô giám lại cho tôi, đặng tôi khiến gia đinh đem bán lấy bạc mà đi đường.
Võ Tòng nghe theo.
Võ Tòng ăn uống no nê rồi từ giả vợ chồng Trương Thanh, quảy gói ra đi.
Khi ra đi thì Trương Thanh dặn rằng:
- Việc đi đường sá không phải là dễ gì, vậy hiền đệ chẳng nên uống rượu cho say sưa và chẳng nên tranh đấu với ai, vì trong việc giả chơn thì mình biết lấy mình, chớ người lạ thấy hình dạng như vậy thì ai ai cũng ngờ mình là người tu hành. Vậy hiền đệ mọi việc đều phải nhịn nhục, đứng có nóng nảy như củ mà người ta dòm biết sự giả của mình. Còn khi đi đến Nhị Long sơn rồi thì phải gởi thơ cho tôi hay, đặng tôi tính việc đoàn tụ với nhau một chổ, chớ vợ chồng tôi ở đây không phải là trường cửu chi kế đâu.
Võ Tòng vâng!ời, từ giả quảy gói ra đi.
Vợ chồng Trương Thanh đưa ra một đổi xa xa đứng nhắm Võ Tòng đi đã xa rồi, thì vợ chồng Trương thanh đều khen rằng:
- Thiệt giống tạc là một vị hành giả, chắc không ai hiểu thấu.
Nói rồi thì vợ chồng đều trở về.
Còn Võ Tòng đi đến chiều tối mới tới ngã tư Ðại Thọ, phần thì trời tối, phần thì không biết đường, lại thêm không gặp ai mà hỏi, nên đánh liều cứ đi theo đường thẳng.
Ði đến trăng mọc mới tới một hòn núi kia.
Võ Tòng lần hồi lên núi và đi và xem cỏ cây trên núi ấy.
Khi đương xem, xãy nghe phía bên tả có tiếng cười rân, thì Võ Tòng nghĩ rằng:
- Trời thì tối, mà chổ nầy là chổ non cao, lẻ nào lại có ai đến đây làm chi mà cười giởn như vậy, chắc là ma quỉ muốn chọc ghẹo ta đây chứ chẳng không?
Bèn bước lại phía ấy xem, thì thấy có một cái thảo am, rộng lớn ước chừng vài chục căn, trong ấy có một vị đạo nhơn đương nằm trước am xem trăng và giỡn hớt với một người đàn bà.
Võ Tòng thấy vậy nổi giận nghĩ rằng:
- Người tu hành mà làm thói xấu như vậy, thiệt cũng đáng giết mà trừ bớt tệ lục đi.
Nghĩ như vậy bèn rút đao cầm tay bước tới gõ cửa, thì lại thấy trong ấy có một tên đạo đồng bước ra nạt rằng:
- Ði đâu mà gõ cửa chừng này có chuyện chi thì nói cho mau.
Võ Tòng nổi giận chém đạo đồng một đao đầu rơi xuống đất.
Ðạo nhơn ấy nghe tiếng đạo đồng ngã, ngó lại thấy sự thể như vậy, thì nổi giận chạy vào am, xách gươm ra và nạt Võ Tòng rằng:
- Mi ở xứ nào, sao dám cả gan đến đây giết đạo đồng của ta như vậy?
Võ Tòng cười rằng:
- Nếu mi muốn thác như nó thì ra đây mà nạp mình.
Nói rồi liền hươi đao xốc lại mà chém đạo nhơn ấy. Hai đàng đánh nhau mới đặng mấy hiệp, Võ Tòng dụng thế phá đỉnh, đạo nhơn ấy chém xuống một gươm, té ra bị Võ Tòng tránh khỏi, rồi quay lại chém đạo nhơn ấy rụng đầu.
Khi Võ Tòng chém đạo nhơn ấy rồi, thì kêu lớn rằng:
- Bớ người đờn bà trong am, hãy ra đây cho ta nói, ta không chém giết gì đâu.
Vừa nói vừa đi đến trước am.
Người đàn bà ấy vội vã quì lạy mà xin dung mạng cho mình.
Võ Tòng nói:
- Ðừng lạy, đừng lạy, hãy nói tên hòn núi nầy, tên họ đạo nhơn ấy và tên họ của nàng cho ta nghe.
Người đàn bà ấy khóc mà thưa rằng:
- Tôi là con gái của Trương thái công ở dưới chơn núi Ngô Công lảnh đây. Còn am nầy là của ông bà tôi lập ra đặng cho có ngưòi ở gìn giử mồ mả.Còn đạo nhơn ấy là người ở đâu không biết, ngày trước đến nhà tôi xin ngủ nhờ, lại xưng mình thông việc âm dương, thạo nghề phù thủy, cha tôi cũng vui lòng thết đải tử tế, lại dắt đến phần mộ nầy mà cậy nó coi phong thủy, rồi cầm nó ở lại năm ba ngày, cho nên nó ra vào quen thuộc, khi nó thấy mặt tôi thì không tính việc đi đâu hết. Ở đặng ba tháng, rồi nó lập thế giết cha mẹ và anh chị của tôi hết; nó lại hãm hiếp và ép tôi phải lên am này ở với nó. Ðạo đồng mà sư phụ mới giết đó, cũng là bị đạo nhơn ấy bắt ép đem lên đây. Còn đạo nhơn ấy tên họ là chi thì không biết, nó xưng hiệu là Ngô Công vương đạo nhơn.
Võ Tòng hỏi:
- Vậy chớ nàng có bà con xa gần gì hay không ?
Người đàn bà ấy thưa rằng:
- Tôi cũng có bà con, nhưng họ quê mùa, cớ lo việc ruộng nương, không ai dám xướng ra tranh giành với đạo nhơn ấy.
Võ Tòng lại hỏi rằng:
- Ðạo nhơn ấy có của cải gì hay không ?
Người đờn bà ấy thưa rằng:
- Bạc của nó cũng đặng vài trăm lượng.
Võ Tòng nói:
- Vậy nàng hãy lấy hết tiền bạc ra, đặng ta nổi lửa đốt am này.
Người đờn bà ấy hỏi rằng:
- Thầy muốn dùng rượu thịt hay chăng?
Võ Tòng nói:
- Như có thì ta cũng dùng.
Người đờn bà ầy nói:
- Vậy mời thầy thẳng vào am nầy.
Võ Tòng nói:
- Không đâu, ta e vào đó có người làm lại ta chăng?
Người đờn bà ấy nói:
- Tôi có phép huấn đầu ở đâu mà dám gạt thầy như vậy.
Võ Tòng thấy nói cạn lời, thì đi thẳng vào am ăn uống.
Người đờn bà ấy tom góp vàng bạc xong rồi, thì dâng hết cho Võ Tòng.
Võ Tòng nói:
- Ta không dùng của ấy đâu, nàng nấy đem về mà dưởng thân.
Người đờn bà ấy lạy tạ mà xuống núi.
Còn Võ Tòng thì nhúm lửa đốt am ấy, rồi kéo hai cái thây mình đả giết đó bõ vào lửa.
Võ Tòng quảy gói đi thẳng Thanh châu.
Ði đã mười mấy ngày, tới đâu thì đều thấy có bảng treo khiến bắt mình, song nhờ có giả dạng làm người tu hành cho nên họ không biết.
Ngày kia Võ Tòng đi đến một tiệm rượu ở dựa mé đường thì bước vào kêu rằng:
- Có rượu thịt chi thì đem đây cho ta dùng.
Chủ quán lật đật chạy ra nói rằng:
- Rượu thì có còn thịt thì tôi đã bán hết rồi.
Võ Tòng nói:
- Có rượu thì đem cho ta uống khan cũng đặng.
Chủ quán vâng lời, đong rượu đem ra cho Võ Tòng uống.
Võ Tòng uống riết một hồi hết bảy tám nhạo, thì đã say rồi, bèn kên lớn rằng:
- Chủ quán, thiệt không còn vật chi cho ta nhậu hay sao?
Chủ quán nói:
- Thiệt đã hết rồi.
Võ Tòng nói:
- Vậy thì hãy để nhín đồ ăn của ngươi ăn cơm đó cho ta dùng.
Chủ quán cười rằng:
- Thuở nay tôi chưa từng thấy thầy chùa nào mà uống rượu lại đòi ăn thịt như bộng vậy.
Võ Tòng nói:
- Ta ăn của ngươi thì ta trả tiền, chẳng phải là ăn không đâu.
Chủ quán nói:
- Ăn không sao đặng, tôi cũng biết thầy có trả tiền, nhưng không có thịt lấy chi mà bán?
Khi hai đàng đương nói dang ca với nhau, xảy có một người hảo hớn đi với ba bốn người tùy tùng bước vào quán ấy.
Chủ quán mừng rỡ tiếp rước mời ngồi.
Người ấy hỏi rằng:
- Ngươi đả sắm sẳn y theo lời ta dặn hay chưa ?
Chủ quán thưa rằng:
- Các món đều nấu chín rồi hết, duy còn chờ cậu mà thôi.
Người hảo hớn ấy nói:
- Còn bì rượu Thanh hoa ở đâu .
Chũ quán lật đật lấy bì rượu Thanh hoa ra để trên ghế, rồi lại bưng ra một mâm có hai con gà đã nấu chín rồi.
Võ Tòng mắt thấy mà miệng không đặng ăn thì giận lắm, bèn kêu chủ quán mà trách rằng:
- Sao ngươi lại khi dễ ta lắm vậy? Rượu thịt có đó mà ngươi không bán cho ta, hay là ngươi nói bạc của ta xài không đặng chăng?
Chủ quán nói:
- Xin thầy chớ giận, rượu thịt nầy không phải của tôi, ấy là của cậu hai đây sai người đem lại gởi, đặng có mời anh em đến đây ăn uống, chớ không phải của tôi đâu.
Võ Tòng nạt rằng:
- Thằng chết bầm, đừng có già hàm.
Chủ quán nói:
- Thuở nay tôi chưa từng thấy chùa gì mà mọi rợ như vậy?
Võ Tòng nói:
- Làm sao mi gọi là mọi rợ, vậy chớ ông ăn không có trả tiền cho mi sao ?
Chủ quán nói:
- Ấy mới lạ nữa cho, thuở nay có thầy chùa nào mà xưng ông xưng cha bao giờ.
Võ Tòng nghe nói giận nhãy lại đánh vào mặt chủ quán một vả, làm cho chú quán ngã ra đụng nhằm bàn ăn của người hảo hớn ấy gần đổ.
Người hảo hớn ấy nổi giận đứng dậy điểm mặt Võ Tòng mà rằng:
- Thằng sải này ở đâu dám đến đây làm ngang tàng như vậy kia? Vậy chớ mi tu hành làm chi mà mi nóng nảy lắm vậy?
Võ Tòng nói:
- Ta đánh chủ quán, có can chi đến mi mà mi phòng nói nhiều lời?
Người hảo hớn nổi giận mà rằng:
- Ta nói như vậy không phải hay sao, mà mi còn câu mâu với ta nữa, hay là mi muốn cho bể gáo chăng ?
Võ Tòng nổi giận xốc lại đánh người ấy, người ấy tránh khỏi mà chạy ra cửa.
Võ Tòng rượt theo thộp ngực người ấy bắt lại, người ấy ráng sức vật Võ Tòng xuống, song vật không nổi, bị Võ Tòng ôm cứng vào lòng, dường như ẳm em.
Ba bốn người thôn phu kia thấy Võ Tòng mạnh mẻ như vậy thì không dám đến tiếp.
Võ Tòng đè người ấy xuống đánh hai ba chục thoi rồi lại ôm ngang lưng mà phóng xuống khe.
Ba bốn người thôn phu lật đật nhảy xuống vớt người ấy lên, rồi kéo nhau chạy tuốt về phía Nam.
Còn chủ quán bị Võ Tòng đánh sưng mặt thì chạy ra sau hè mà trốn rồi.
Võ Tòng thấy không còn ai hết thì cười rằng:
- Nó đã rủ nhau trốn hết rồi. Thôi sẳn rượu thịt đây ta ăn uống cho no say rồi sẽ đi.
Nói rồi bèn ngồi lại xé hai con gà ấy ra mà ăn, rót bì rượu ấy ra uống, ăn uống no say rồi thì quảy gói ra đi.
Ði đặng một đổi thì thấm gió say thêm, làm cho Võ Tòng đi nữa không nổi, vừa muốn ngồi xuống, xảy có một con chó vàng chạy ra mà sủa hoài.
Võ Tòng nổi giận rút giới đao ra rượt theo chó ấy mà chém. Té ra chém hụt nên bị té xuống khe, ướt hết mình mẩy.
Võ Tòng vừa muốn leo lên, xảy thấy trên bờ có một tốp chừng ba bốn chục người cầm cây cầm hèo chạy đến chỉ Võ Tòng mà rằng:
- Nó đây, nó đây.
Lại có một người hảo hớn mặc áo lót, cầm một cây roi, đi với một người bị Võ Tòng đánh khi nảy, áp lại đốc sức mấy người ấy nhảy xuống bắt trói Võ Tòng lại mà kéo lên bờ.
Tội nghiệp cho Võ Tòng phần thì say, phần thì bị lạnh, quíu tay quíu chơn, vùng vẩy không đặng, nên phải làm thinh chịu trói.
Khi mấy người ấy đem Võ Tòng lên bờ rồi thì mạnh ai nấy đánh, đánh thôi đã bầm mình bầm mẩy hết, rồi lại kéo về nhà trói nơi gốc liểu.
Hai người ấy nhắc ghế ra ngồi rồi cầm roi mà đánh Võ Tòng.
Võ Tòng thất thế làm chi không nổi, cứ nhắm mắt chiu đòn, chẳng thèm rên la chi hết.
Hai người ấy đánh đặng năm mười roi thì có một người bước ra hỏi rằng:
- Anh em bây đánh ai đó vậy?
Người hảo hớn bị Võ Tòng đánh, thuật hết các việc cho người hõi ấy nghe .
Người hỏi ấy nói:
- Nếu vậy người nầy cũng là một tay hảo hớn, chớ không phải như thầy sải tầm thường đâu, để ta xem lại cho biết quen lạ thể nào.
Bèn bước lại lật mặt Võ Tòng mà xem.
Xem rồi thì vội vàng hỏi rằng:
- Có phải là Võ nhị lang đây hay chăng?
Võ Tòng nghe hỏi, liền mở mắt ra xem thấy người ấy biết là Tống Giang, bèn lật đật hỏi rằng:
- Anh có phải là Cặp Thời Võ hay chăng?
Người ấy cả mừng lật đật hối gia đinh rằng:
- Phải mở trói em ta cho mau.
Hai người đánh Võ Tòng thấy Tống Giang nói như vậy thì cả kinh liền hỏi rằng:
- Té ra sải này là em của thầy hay sao?
Tống Giang nói:
- Phải, vậy chớ ngày trước ta đã nói với bây hoài, ta có một người em kết nghĩa tên là Võ Tòng đả cọp tại Kiển Dương cang, bây đã quên rồi sao? Song bây giờ không biết vì ý gì nó lại xuất gia đầu phật như vậy.
Hai anh em người ấy nghe nói lật đật hối gia đinh vào nhà lấy y phục đem ra đặng cho Võ Tòng thay.
Khi Võ Tòng đặng mở trói và đặng y phục thay đổi rồi thì một là vì mừng Tống Giang mà bớt say, hai là vì bị đòn đã nhiều cho nên cũng tỉnh rượu lần lần rồi. Bèn đứng dậy quì lạy Tống Giang.
Tống Giang thấy Võ Tòng còn chưa đặng tĩnh, thì khiến gia đinh tìm vật giải tửu cho Võ Tòng giải rượu.
Khi Võ Tòng hết say rồi, thì nói với Tống Giang rằng:
- Bấy lâu tôi ngở là ca ca còn ở tại nhà Sài quan nhơn, té ra gặp ca ca tại đây thì chẳng khác bị mộng trương tương hội vậy cớ gì ca ca lại không nhà Sài quan nhơn nữa.
Tống Giang mới thuật hết đầu đuôi, từ ngày cách mặt Võ Tòng cho Võ Tòng nghe.
Võ Tòng hỏi rằng:
- Còn hai vị hảo hớn này là thân thích chi với ca ca, xin nói cho em rõ.
Tống Giang nói:
- Hai người này dầu là con của Khổng thái công, một người tên là Khổng Lương, hiệu là Ðộc hỏa tinh. Một người tên là Khổng Minh, hiệu là Mao đầu tinh. Hai người đều thọ giáo với qua cho nên qua nương náu chốn này hơn nữa năm rồi.
Võ Tòng lại hỏi rằng:
- Vậy chớ chổ này tên là xứ chi?
Tống Giang nói:
- Chổ này là Bạch Hổ sơn.
Nói rồi thì dắt Võ Tòng vào nhà mà nói với Võ Tòng rằng:
- Ngày trước qua nghe hiền đệ trừ đặng cọp dữ nơi Kiển Dương cang, làm chức Ðô đầu nơi Cốc Dương huyện. Cách ít ngày lại nghe hiền đệ giết Tây Môn Khánh trả thù cho Võ đại lang mà bị án phát phối, song không rõ đi qua xứ nào, thì qua cũng đem lòng hoài vọng lắm. Nay gặp em đây qua mừng biết dường nào, nhưng không biết rằng em lại xuất gia đầu Phật như vậy.
Võ Tòng thuật hết đầu đuôi, từ ngày cách mặt Tống giang cho Tống Giang nghe.
Khổng Minh với Khổng Lượng nghe mấy lời Võ Tòng nói thì lật đật quì lạy và xin lỗi với Võ Tòng.
Võ Tòng cũng lật đật đáp lễ và nói với Khổng Lương rằng:
- Lỗi ấy tại tôi, xin nhơn huynh miễn chấp.
Khổng Minh, Khổng Lượng đều nói:
- Anh em tôi mặt thịt, không biết sờ đầu, xin Ðô đầu thứ tội .
Võ Tòng nói:
- Xin nhị vị làm ơn khiến gia đinh hơ giùm cái diệp thế độ cho tôi, còn các vật khác dầu có ướt cũng không hề gì.
Khổng Minh nghe theo, bèn khiến gia đinh đem gói hành lý của Võ Tòng, ra nhà sau, đốt lửa mà hơ tờ diệp ấy và y phục.
Khi ấy Tống Giang dắt Võ Tòng vào trung đường ra một Khổng thái công, rồi khiến gia đinh dọn tiệc thết đải Võ Tòng.
Mản tiệc rồi thì Tống Giang hỏi Võ Tòng rằng:
- Hiền đệ tính đi đâu?
Võ Tòng nói:
- Thấy em tính lên Nhị Long sơn mà nương thân cùng Lổ Trí Thâm, tại chùa Bửu Châu.
Tống Giang nói:
- Em tính như vậy cũng phải, lại có thơ của Huê Vinh hiệu là Tiểu Lý Quảng ở tại Thanh Phong trại gởi đến cho qua, mời qua đến đó ở. Vậy thì em ở đây ít ngày rồi sẽ đi với qua đến đó nương náu, chẳng là tiện hơn.
Võ Tòng nói:
- Ca ca có lòng lo cho em như vậy thì em cũng đội ơn, ngặt vì thân em đã mang trọng tội với trào đình, nếu em đi với ca ca đến đó mà ở, e người ngoài biết đặng sẽ liên lụy tới ca ca và Huê Vinh chăng? Như vậy thì mích lòng ca ca và Huê Vinh biết là dường nào? Thôi, chi bằng để em đi đến Nhị Long sơn ẩn vương nương phật, như nhờ trời phò hộ cho em sống cho đến triều đình chiêu an, khi ấy em sẽ tìm anh cũng không muộn gì.
Tống Giang nói:
- Nếu em có lòng qui thuận triều đình ra công giúp nước thì lẻ nào trời không biết cho em. Như vậy qua cũng không dám cản trở, nhưng em phải ở lại đây ít ngày đàm đạo cùng nhau cho thõa tình cửu biệt.
Võ Tòng vâng lời, ở lại nơi nhà Khổng thái công đã đặng mười ngày, rồi mới tính việc ra đi.
Chừng ấy Tống Giang cũng từ giả cha con Khổng thái công đặng có đi cùng Võ Tòng một lượt.
Cha con Khổng thái công cầm cọng hết lòng, cũng không đặng, nên phải dọn một tiệc lớn mà tiển hành.
Ngày thứ Khổng thái công khiến gia đinh đem ra một mớ y phục mới, may theo cách thế gian, một mớ y phục cũng mới, may theo cách tu hành và một trăm lượng bạc mà đưa Tống Giang và Võ Tòng lên đường.
Tống Giang từ chối hoài, không chịu lảnh.
Khổng thái công năn nỉ không đặng, túng phải khiến gia đinh đem gói hành lý của Tống Giang và Võ Tòng trả lại cho hai anh em lên đường.
Tống Giang và Võ Tòng từ giả quảy gói ra đi, cha con Khổng thái công đưa khõi hai chục dặm rồi mới trở lại.
Anh em Tống Giang đi đặng năm chục dặm thì tới một thị trấn kia tên là Thoại Long trấn, mới hỏi thăm người xứ ấy rằng:
- Xin chỉ giùm nẻo đường đi lên Nhị Long sơn và nẻo đường đi lên Thanh Phong trại cho hai đứa tôi.
Người ấy chỉ rằng:
- Muốn lên Nhị Long sơn thì đi ngả phía Tây này, còn đi qua Thanh Phong trại thì phải đi ngã phía Ðông.
Tống Giang bèn nói với Võ Tòng rằng:
- Bây giờ đây anh em ta phải tách nhau ra một đứa một nơi, vậy vào quán đây đặng uống vài chén rượu mà từ giả nhau.
Võ Tòng nói:
- Nếu như tách nhau thì tôi phí đưa ca ca ít dậm đường rồi sẽ trở lại.
Tống Giang nói:
- Thôi, chẳng cần gì phải đưa đón làm chi, tách nhau tại đây cũng đặng vậy, dẩu em có đưa đi cho xa, thì cũng không khỏi tách nhau một lần. Vậy xin em ráng đi đến nơi đến chổ, đừng có uống rượu uống chè mà sanh ra sự bất hòa, như ngày sau em đặng triều đình chiêu an thì nói với Lổ Trí Thâm khiến va qui thuận triều đình đặng có kiến công lập nghiệp để danh tốt nơi thanh sử, thì mới xứng đáng tài sức của em, còn như bổn phận qua là bá vô nhứt năng, dù có lòng trung cho mấy đi nữa thì cũng khó bề lấn bộ đặng. Ấy vậy em phải ráng nhớ lấy lời qua, rồi mai sau cũng có ngày tương hội chớ chẳng không.
Võ Tòng nói:
- Lời anh rất phải, vậy hãy vào tiệm rượu uống vài chén rồi sẽ tách nhau.
Hai người bèn vào tiệm ăn uống.
Ăn uống rồi Tống Giang và Võ Tòng đều ra nơi ngả ba mà từ biệt nhau. Khi ấy Võ Tòng quì lạy Tống Giang bốn lạy, Tống Giang cũng rơi lụy mà rằng:
- Em ơi, chớ nên quên lời qua phải chừa bớt việc uống rượu cho lắm.
Võ Tòng dạ dạ vâng lời. Rồi đó Võ Tòng quảy gói thẳng lên Nhị Long sơn nhập lỏa với Lổ Trí Thâm và Dương Chí.
Tống Giang thì noi theo nẻo đường phía Ðông đi thẳng lên Thanh Phong trại.
Ði đặng vài ngày thấy xa xa có một hòn núi cây cối sum suê, rất nên xinh đẹp.
Lúc ấy trời đả chiều rồi, Tống Giang nghỉ đến thì đem lòng lo sợ mà nghĩ rằng:
- Ta mảng ham đi, quên kiếm chổ ngũ, bây giờ trời đã gần tối, bốn phía đều không có gia cư, nếu ta ngủ bậy lối rừng nầy, chẳng may có cọp nó ra đây, ắt là tánh mạng ta chẳng còn, vậy thì ta phải đi tẻ qua đường nhõ kiếm nơi đình trú một đêm, rồi mai ta sẽ trở lại đường này mà đi cũng không muộn gì.
Nghĩ như vậy bèn tẻ theo đường nhỏ mà đi cho đến qua canh một. Ði ngang qua bờ rừng kia, thì dưới đất có một đường dây giăng ngang qua, làm cho Tống Giang phải té nhào.
Khi Tống Giang nhào xuống thì có tiếng lạc, trong bụi gần đó có năm bảy đứa lâu la áp ra trói Tống Giang lại.
Khi lâu la ấy trói Tống Giang rồi đốt đuốc lên giải Tống Giang lên núi.
Nguyên hòn núi ấy là Thanh Phong sơn.
Lúc ấy Tống Giang không nói chi đặng, cứ kêu trời van đất hoài. Ðến chừng giải đến sơn trại, Tống Giang thấy có ba cái ghế giao ỷ đều lót nệm da cọp, trong ấy có vài tên tiểu lâu la ở giử.
Khi lâu la đem Tống Giang trói nơi cái nọc giữa sân vừa rồi, có tiểu lâu la bước ra nói rằng:
- Ðại vương say rượu mới ngủ, chẳng nên vào báo, chờ cho người tĩnh rượu thức dậy, sẽ làm thịt con trâu hai chơn nầy, lấy bỏ lòng nấu canh cho người giải say, còn thịt nó thì chúng ta ăn uống chơi một bửa.
Tống Giang nghe nói như vậy kinh hải mà than rằng:
- Trời đất ôi! Nếu vậy mạng ta đã tới rồi, cũng vì ta nóng giận giết một con đỉ, mà phải chịu
cực khổ bấy lâu, bây giờ lại đem thân nạp vào bụng nầy, chết như vậy thiệt là rất nên thãm thiết!
Than vừa dứt lời, thấy lâu la nổi đèn đuốc lên, Tống Giang lại càng run sợ hơn nữa, song đã vô kế khả thi, rục rịch không đặng, đành phãi cúi đầu than dài mà chờ thác.
Lúc ấy có năm bảy đứa lâu la chạy ra kêu rằng:
- Ðại vương đã thức dậy rồi, vậy phải nổi đèn đuốc, quét bàn ghế cho hẳn hòi, kẻo mà bị quở.
Tống Giang nghe nói liền hé mắt xem trộm, thì thấy có một vị đại vương, đầu bịt khăn điều, bước ra ngồi nơi ghế giữa. Nguyên người này họ Yên tên Thuận, hiệu là Cẩm Mao Hổ, quê ở Sơn Ðông, chuyên nghề buôn ngựa, cũng vì lỗ hết vốn liếng, cho nên mới lưu lạc vào chốn lục lâm.)
Khi Yên Thuận là ngồi ghế giữa rồi, thì hỏi lâu la rằng:
- Vậy chớ các con nói bắt được một con trâu ấy, song mập ốm thể nào?
Lâu la thưa rằng:
- Hồi canh một bọn tôi đi tuần nơi đường lẻ, có bắt được một con trâu, không mập không ốm, chúng tôi chờ đại vương thức dậy , đặng có làm thịt cho đại vương giải nghể.
Yên Thuận nói:
- Vậy thì phải mời nhị vị đại vương ra ăn uống luôn thể.
Lâu la vâng lời ra đi:
- Giây lâu có hai người hảo hớn, một người đến ngồi ghế bên tả mình lùn mắt sáng.
(Nguyên người ấy họ Vương tên Anh liệu là Hoải Khước Hổ, vốn là tay đánh xe, vì thấy bộ hành có nhiều tiền bạc, cho nên kiến tài ám nhản, đã đoạt của mà lại sát nhân,đến sau phát tích mới phải đem thân vào ngục thất ở tù chưa đặng mày ngày, lại vượt ngục trốn lên Thanh Phong sơn đây mà ở với Yên Thuận.)
Còn ghế bên hữu có một người mặt trắng, râu mọc ba chòm, hình dung tuấn tú, diện mạo khôi ngô. (Nguyên người này là Trịnh Thiên Thọ, hiệu là Bạch diện lang quân, có nghề làm thợ bạc, sau lại lưu lạc giang hồ, đi ngang qua Thanh Phong sơn nầy gặp Vương Anh. Hai người đấu chiến với nhau, vừa đặng năm sáu mươi hiệp, chưa định hơn thua. Yên Thuận thấy vậy lấy lời ngon ngọt mà dụ hàng, rồi để cho ngồi ghế thứ ba đó.)
Khi ấy Vương Anh kêu lâu la mà rằng:
- Các con làm phứt đi cho mau, đặng lấy bộ lòng, cho chúng ta giãi nghể.
Lâu la vâng lời, bưng lại một chậu nước, để ngay trước mặt Tống Giang, rồi lấy ra một ngọn đao nhọn đặng có mổ bụng.
Tống Giang thấy vậy thì than rằng:
- Uổng thay cho tánh mạng Tống Giang, bây giờ phải thác một cách khốn nạn như vầy!
Yên Thuận nghe nói hai chữ Tống Giang thì lật đật kêu lâu la ngưng lại mà rằng:
- Khoan khoan đã, thằng đó nó nói cái gì mà Tống Giang đó vậy?
Lâu la thưa rằng:
- Nó nói rằng uổng thay tánh mạng Tống Giang phải thác một cách khốn nạn như vầy.
Yên Thuận bèn lật đật bước lại gần hỏi Tống Giang rằng:
- Gã kia, ngươi cũng biết Tống Giang nữa sao?
Tống Giang nói:
- Tống Giang là tôi đây chớ ai.
Yên Thuận hỏi:
- Ngươi nói ngươi là Tống Giang vậy chứ Tống Giang ở xứ nào?
Tống Giang nói:
- Tôi là Tống Giang làm chức Áp Ti ở Huy thành huyện đây.
Yên Thuận hỏi:
- Có phải là Sơn Ðông Cập Thời Võ, giết Diêm Bà Tích mà lưu lạc đó chăng?
Tống Giang nói:
- Phải, tôi là Hắc tam lang đây.
Yên Thuận nghe nói cả kinh lật đật giựt ngọn tiêm đao của lâu la mà cắt dây trói cho Tống Giang, cởi áo của mình mặc đắp lên mình. Rồi đở lên ghế giữa và khiến Vương Anh và Trịnh Thiên Thọ đều lạy.
Tống Giang thấy vậy lật đật bước xuống đáp rằng:
- Vì cớ gì tam vị tráng sĩ đã không giết tôi mà lại trọng đải như vậy?
Bèn quì xuống lạy ba người ấy, té ra bốn người đều quì một lượt.
Yèn Thuận nói:
- Tôi là đứa hữu nhãn vô châu, như vầy cũng nên khoét con mắt đi cho rảnh, nếu đại ca không than tiếng ấy, thì tôi đã giết lầm rồi còn gì đâu. Vả chăng tôi lưu lạc vào chốn lục lâm đã mười mấy năm, từng nghe danh đại ca là người trượng nghĩa khinh tài, phò nguy tế khổn, thì tôi cũng đem lòng hoài vọng, nhưng khônh thế chi gặp đặng. Ngày nay trời khiến cho tôi gặp đặng đại ca như vầy, thiệt tình tôi mừng rỡ vô cùng.
Tống Giang nói:
- Tôi có tài đức chi đâu, mà túc hạ đem lòng ái mộ như vậy?
Yên Thuận nói:
- Ðại ca là người chiêu hiền đải sĩ, danh dậy bốn phương, ai lại không kính phục. Lại có người nói Lương Sơn Bạc mà đặng hưng vượng tứ hải như vậy, thì cũng bởi dại ca mà ra, song không biết ý gì đại ca lại một mình đến đây như vầy?
Tống Giang mới thuật hết các việc từ khi cứu Triệu Cái, giết Diêm Bà Tích mà phải lưu lạc gianng hồ cho ba người ấy nghe.
Ba người ấy cả mừng lật đật hối lâu la làm thịt trâu dê, bày tiệc thết đãi. Ăn uống đến canh tư rồi mới đi nghĩ.
Rạng ngày thức dậy trò chuyện cùng nhau, thì Tống Giang lại thuật hết sự tích cũa Võ Tòng cho ba người ấy nghe.
Ba người ấy than rằng:
- Chúng tôi vô phước cho nên không gặp đặng Võ nhị lang, nếu có va đến đây thì chúng canh nguyện kiến làm anh cả.
Từ ấy mỗi ngày đều dọn tiệc thết đải Tống Giang rất hậu.
Lúc ấy nhằm tết tháng chạp, thiên hạ hay đi cúng mả.
Ngày kia có lâu la lên báo rằng:
- Ngoài đường cái có một cái kiệu, lại có bảy, tám đứa tùy tùng, chắc là đàn bà đi cúng mả.
Vương Anh có tánh háo sắc, nghe báo như vậy thì lật đật đem bốn, năm mươi lâu la xuống núi.
Tống Giang, Yên Thuận, Trịnh Thiên Thọ, cứ việc ngồi uống rượu như thường.
Vương Anh đi một hồi lâu, thì có tiểu lâu la lên báo với Yên Thuận rằng:
- Khi Vương đô đầu xuống đến đó thì bảy, tám tên quân chạy trốn hết, cho nên Vương đô đầu lấy đặng một cái kiệu, một người đàn bà và ít bánh mà thôi, chớ không có tài vật chi hết.
Yên Thuận hỏi rằng:
- Bây giờ người đàn bà ấy ở đâu?
Lâu la thưa rằng:
- Người đàn bà ấy thì Vương đô đầu đã khiến người khiêng thẳng về trại mình rồi.
Bèn Thuận cười ré.
Tống Giang nói:
- Làm trai mà tham sắc như vậy thì cũng không phải là hảo hớn.
Yên Thuận nói:
- Cái thằng cha đó các việc đều đặng, song có một bịnh riêng ấy mà thôi.
Tống Giang nói:
- Vậy thì nhị vị phải đi với tôi đến đó khuyên giải cho va nghe.
Yên Thuận, Trịnh Thiên Thọ vâng lời, bèn dắt Tống Giang thẳng ra hậu trại. Ði đến phòng, thì Vương Anh đương ôm người đàn thì ấy mà nài việc giao hoan, thấy ba người bước vào thì lật đật đứng dậy mời ngồi.
Tống Giang hỏi người đàn bà ấy rằng:
- Nàng là vợ con của ai, nhà cửa ở đâu, nhơn việc chi mà đi ngang qua đây?
Người đờn bà ấy thưa rằng:
- Tôi là vợ của Tri trại nơi Thanh Phong trại, vì cúng mã mẹ tôi nên mới phải đi ngang qua đây.
Tống Giang nghe nói cả kinh bèn nghĩ rằng:
- Ta đã muốn qua nương náu cùng Huê tri trại, nay gặp vợ va như vầy, lẻ nào ta lại không cứu.
Tống Giang nghĩ như vậy bèn hỏi rằng:
- Nàng đã ra đi đường xa như vầy sao Huê tri trại không đi với nàng.?
Người đàn bà ấy đáp:
- Tôi không phải là vợ cũa Huê tri trại.
Tồng Giang hỏi rằng:
- So nàng mới nói là vợ của Tri trại, bây giờ lại nói không phải?
Người đàn bà ấy đáp:
- Ðại vương còn chưa rõ, để tôi phân cạn cho đại vương nghe. Nguyên trong trại Thanh Phong có hai người Tri trại, một người văn, một người võ là Huê Vinh, còn người văn là Lưu Cao là chồng tôi.
Tống Giang nghe nói thì nghĩ rằng :
- Tuy nàng không phải là vợ của Huê Vinh, song cũng là vợ của đồng liêu va, nếu ta gặp đây mà không cứu, thì mai sau mặt mũi nào dám thấy Lưu Cao.
Nghĩ như vậy bèn nói với Vương Anh rằng:
- Phàm làm người hảo hớn mà phạm lấy một chữ dâm ô thì chẳng khỏi bị người xĩ tiếu. Vả chăng bà này cũng là một người mạng phụ của triều đình, nay rủi gặp việc như vầy, vậy xin hiền đệ hãy vị tôi mà tha cho nàng về, đặng cho vợ chồng người ta sum hiệp với nhau, thì hiền dệ cũng đặng hai chữ đại nghĩa.
Vương Anh nói:
- Ðại ca nói như vậy cũng phải, nhưng mà yôi là người chưa vơ, nếu lấy chữ nghĩa mà ỡ, thì chắc là ở góa đời..
Tống Giang nghe nói như vậy, thì vội vả quì xuống mà rằng:
- Nếu hiền đệ muốn cho có vợ, phãi chọn một người con gái, rồi dụng sáu lễ mà cưới cho hẳn hòi, thì sỡ tốn ấy để tôi sẽ chịu cho, chớ như người đàn bà này là vợ của mạng quan trong triều đình, xin hiền đệ vì tôi mà thả ra.
Yên Thuận, Trịnh Thiên Thọ thấy vậy, bước lại đở Tống Giang dậy mà rằng:
- Việc này cũng là việc dễ, xin ca ca hãy dậy đặng tôi tính cho.
Bèn chẳng kể Vương Anh chịu hay không chịu, cứ kêu kiệu phu khiến khiêng người đàn bà ấy về.
Người đàn bà ấy cả mừng lạy tạ Tống Giang mà rằng:
- Tôi xin tạ ơn đại vương vì có lòng nhơn mà cứu tôi.
Tống Giang nói:
- Tôi chẳng phải là đại vương ở sơn trại này đâu, vốn là người khách ở Huy thành huyện mới tới.
Người đàn bà ấy lạy tạ rồi lên kiệu, cho hai tên kiệu phu khiêng về Thanh Phong trại.
Lúc ấy Vương Anh đã thẹn lại buồn, không nói chi hết.
Tống Giang thấy vậy dắt tay Vương Anh ra trước nhà khách khuyên lơn rằng:
- Xin hiền đệ chớ phiền, mai sau tôi quyết kiếm cho hiền đệ một người xử nữ, tài sắc kiêm toàn, sá chi người đàn bà ấy cũng như huê tàn liễu úa, có quí gì đâu mà phỏng tiếc.
Yên Thuận, Trịnh Thiên Thọ đều cười rộ.
Vương Anh bị Tống Giang lấy lễ nghĩa mà buộc, cho nên tuy không đẹp ý chớ cũng chẳng dám hở môi, phải dằn lòng cười gượng mà ăn uống với nh em tới mản tiệc.