Ngày mai Lâm Xung xách đao xuống núi cho lâu la đưa qua sông, rồi ngồi nơi đường vắng chờ người qua lại đặng có ra tay, song chờ đã trót ngày mà không thấy một người nào đi ngang qua đó. Lâm Xung mặt buồn dàu dàu trở về sơn trại. Vương Luân hỏi rằng: - Vậy chớ danh trạng có hay chưa?Lâm Xung thưa rằng: - Tôi chờ từ sớm mai tới chiều không thấy ai đi qua hết. Vương Luân nói: - Nếu đúng kỳ mà không có danh trạng, thì ngươi đừng có trở lại đây nữa. Lâm Xung nghe nói lại càng buồn bực lắm.Ngày thứ hai, Lâm Xung lại xách đao xuống đó mà chờ, chờ tới đứng bóng mới thấy một tốp thương khách hơn ba trăm người đầu kia đi lại. Lâm Xung không dám xông ra, phải để cho tốp ấy đi qua tuốt. Lâm Xung lạt ngồi đó chờ cho đến chiều cũng không thấy một người nào đi qua đó nữa.Lâm Xung túng phải xuống thuyền trở về trại. Vương Luân thấy Lâm Xung về không, thì hỏi Lâm Xung rằng: - Từ ra ngày nay nhà ngươi cũng về không nữa sao? Lâm Xung thở ra không nói chi hết. Vương Luân cười rằng: - Còn có một ngày nữa thì đúng kỳ, vậy ngươi hãy quảy gói đem theo cho sẳn ; như đến chiều mai kiếm không đặng danh trạng thì quảy gói đi luôn, đừng có trở lên đây làm chi cho thất công ta nữa.Lâm Xung nghe nói thì mặt buồn dàu dàu, trở vào phòng khách mà than rằng:- Ấy cũng vì bị Cao Cầu hảm hại cho nên mới lưu lạc ra thân khổ sở như vầy!Ðêm ấy Lâm Xung nằm không an giấc.Ngày thứ ba, Lâm Xung quảy gói xách đao xuống núi, qua sông rồi đi lại đường Ðông Sơn mà chờ, chờ cho đến xế cũng không thấy ai đi qua hết. Lâm Xung đương ngồi than thở, xảy thấy một người gánh một gánh đi phía đường kia xa xa. Lâm Xung lật đật chạy ra, thì người ấy bỏ gánh, chạy trở lại. Lâm Xung rượt theo không kịp, bèn đứng lại than rằng:- Mạng cùng dữ a! Ðã ba ngay mới gặp một người, lại rượt theo không kịp! Thôi ta cũng lấy gánh này đặng chiều lại sề đem về nạp họa may người có rộng lòng trừ cái danh trạng cho ta chăng? Bèn quảy gánh trở lại giao cho lâu la, đặng chúng nó cho qua sơn trại mà nạp.Giao cho lâu la xong rồi, thì Lâm Xung cũng trở ra chổ ấy mà chờ. Ra gần đến nơi, thì thấy có một người cao lớn ở đầu kia đi lại. Lâm Xung cả mừng mà rằng: - Thiệt là trời cũng giúp cho ta. Giây phút người ấy đi tới thấy Lâm Xung thì nạt lớn rằng: - Quân cường đạo dám cả gan muốn vuốt râu cọp hay sao? Nói rồi bèn xốc lại đánh Lâm Xung và nạt lớn rằng:- Quân cường đồ, mi giựt hành lý của ta đem đi đâu?Lâm Xung giận lắm, không nói chi hết xách đao nhảy tới chém nhầu. Hai người đánh với nhau, dư ba mươi hiệp, chưa định hơn thua. Bỗng nghe trên núi có người kêu lớn tiếng rằng: - Bớ hai vị hảo hớn, đừng có tranh đấu với nhau nữa.Hai người nghe kêu đều ngừng tay lại, ngững lên trên núi thì thấy Vương Luân, Ðổ Thiên và Tống Vạn dẫn ít tên lâu la xuống núi qua sông nói với hai người ấy rằng:- Hai vị hảo hớn thiệt là võ nghệ cao cường lắm ; người nầy là Lâm Xung, vốn anh em với chúng tôi ; còn người mặt xanh đây tên hạ là chi? Xin nói cho chúng tôi rõ. Người ấy nói:- Tôi là Dương Chí, cháu của Dương Lịnh Công, vốn dòng dỏi ba đời là Ðại tướng. Lúc tôi còn nhỏ thi đậu Võ cữ, làm đến Ðiện Ti Chế Sứ ; nhơn vâng chỉ Thiên tử sai qua Thái hồ chở hoa thạch về Ðông Kinh. Ði ngang qua Huỳnh Hà, rủi bị giông chìm thuyền, mất hết hoa thạch nên không dám về phục chỉ, phải lánh qua xứ khác. Nay Thiên tử gia ân xá tội, tôi mới kiếm tiền toan về kinh lo việc công danh. Ai dè qua đày bị người nầy giựt gánh đi, xin chư huynh khiến trả lại cho tôi. Vương Luân hỏi: - Ngươi có phải là Thanh Diện thủ chăng? Dương Chí nói: - Phải. Vương Luân nói: - Vậy thì xin thĩnh Dương Chế Sứ lên sơn trại uống rượu với tôi, rồi tôi sẽ trả hành lý lại cho. Dương Chí nói: - Nếu hảo hớn có lòng cố cập, đem hành lý trả lại cho tôi, thì hay hơn là mời uống rượu. Vương Luân nói: - Năm kia tôi đến Ðông Kinh ứng thí, thì tôi có nghe danh của Chế Sứ. Ngày nay đặng gặp nhau đây thì may lắm, lẻ nào tôi làm thinh để cho Chế Sứ đi, Xin thĩnh lên sơn trại đàm đạo một đôi lời chớ không phải tôi có lòng chi khác đâu. Dương Chí nghe nói như vậy cũng phải ráng theo Vương Luân và mấy người ấy qua sông lên sơn trại. Vương Luân lại cho kêu Châu Quí lên nữa. Khi Dương Chí lên tên Tụ nghĩa đường, thì khách chủ ngồi an rồi, Vương Luân khiến lâu la làm thịt dê dọn tiệc thết đải Dương Chí. Tiệc vừa nữa chừng thì Vương Luân nghĩ thầm rằng: - Nếu mình để một mình Lâm Xung ở đây thì lòi cái dở của bọn mình ra, chi bằng cầm luôn Dương Chí ở lại đặng hai người ấy sánh nghề với nhau thì hay hơn. Nghĩ như vậy, bèn chỉ Lâm Xung mà nói với Dương Chí rằng: - Người anh em với tôi đây tên là Lâm Xung, khi ở Ðông kinh thì làm Giáo Ðầu trong tám mươi vạn cấm binh, hiệu là Báo Tử Ðầu ; bị Cao Thái Uý đố hiền tài năng, kiếm chuyện mà đày qua Thương châu, khi qua chổ ấy thì va lại phạm tội khác nữa cho nên va mới trốn tới sơn trại nầy. Hồi nảy tôi nghe Chế Sứ nói muốn vào Ðông Kinh có công chuyện ấy, thì tôi nghĩ lại Chế Sứ là người phạm tội, tuy đã có ân xá mặc dầu, song e Cao Cầu còn giử binh quyền, chắc nó không chịu dung cho Chế Sứ đâu, chi bằng ở lại sơn trại đây kết nghĩa với nhau, có rượu thịt ta ăn uống với nhau, có tiền bạc thì ta quân phân với nhau. Vậy Chế sứ bằng lòng chăng?Dương Chí đáp rằng: - Các Ðầu Lảnh có lòng yêu mến thì tôi cũng cám ơn lắm, ngặt vì tôi có thân quyến tại Ðông Kinh, khi tôi bị tội thì cũng liên lụy tới người, tôi chưa đền ơn đặng. Nay tôi đến đó một phen, xin các Ðầu Lảnh trả hành lý cho tôi, nếu liệt vị không chịu trả cũa tôi lại, dầu hai tay không thì tôi cũng quyết đi mà thôi.Vương Luân cười rằng:- Chế Sứ đã không chịu ở, thì lẻ nào tôi dám ép, song xin ở nán lại một đêm, rạng ngày sẽ đi cho sớm. Dương Chí cả mừng, bèn ở lại nơi sơn trại. Ngày ấy uống rượu đến canh hai mới mản tiệc.Ngày mai Vương Luân lại dọn một cuộc rượu đưa Dương Chí lên đường, lại khiến một tên lâu la đem cái gánh hôm qua đó trả lại cho Dương Chí. Rồi Vương Luân và mấy vị hảo hớn đều đưa Dương chí xuốg núi. Ði đến đường cái thì Dương Chí mới từ giả Vương Luân lên đường, còn Vương Luân và mấy vị hảo hớn thì đem nhau về sơn trại.Từ ấy Vương Luân mới chịu cho Lâm Xung ở bậc thứ tư, còn Châu Quí thì ở bực thứ năm. Nói về Dương Chí ra đến đại lộ mới kiếm đặng đứa gia đinh của mình, thì giao gánh cho nó, khiến tên lâu la ấy trở về sơn trại. Rồi đó, Dương Chí đi vài ngày nữa mới đến Ðông kinh, vào thành tìm khách điếm ký ngụ .Qua vài ngày rồi cậy người đến Khu Mật viện lo việc công danh của mình, liền đem tiền bạc lo lót chổ nầy chổ kia đặng bổ cho làm Ðiện Ti Chế Sứ lại. Ai dè xài hết tiền bạc và tài vật trong gánh thì mới vào đặng đơn.Ngày kia, có người nọ dắt Dương Chí đến dinh Cao Cầu thì Cao Cầu khiến đem đơn và bộ lý lịch ra xem. Xem rồi thì nổi giận nạt lớn tiếng rằng: - Mi làm Chế Sứ, cht vua sai mi đi chở hoa thạch bị thất lạc, mi đã không về cáo thú, lại trốn biệt tha phương, bấy lâu vua truyền tập nả chưa ra. Nay còn dám xin đơn phục chức sao? Tuy trào đình đã có chỉ ân xá mặc dầu. song đứa phạm tội thì không dùng nữa. Nói rồi liền ném đơn xuống, truyền đuổi Dương Chí ra. Dương Chí ra khỏi Soái phủ thì buồn bực hết sức. Về đến khách điếm mới nghĩ thầm rằng:- Lời của Vương Luân rất phải, ngặt vì mình nói rõ lên họ của mình ra, không lẽ mình chịu làm việc xấu, cho nhục đến cha mẹ. Vì mong lấy tài nghề mình làm cho đặng phong thê ấm lử, sáng rỡ tổ tông, ai dè lại đến nông nổi như vầy. Nói rồi lại giận mà mắng rằng: - Bớ Cao Cầu, tâm địa mi sao hiểm độc và khắc bạc lắm vậy?Từ ấy trong lùng cứ phiền muộn hoài.Dương Chí ở nơi khách điếm ít ngày nữa, thì xài của hành lý hết ráo rồi, không biết tình thế chi mà chi dụng, mới nghĩ thầm rằng: - Khó dử a! Bâ giờ tiền bạc không còn một đồng, duy còn cây đao nầy là của tổ tông để lại. Nay việc đã cấp rồi ; thôi, ta phải đem đao ấy bán lấy ít ngàn quan tiền, đẻ đem theo trong lưng; đặng qua chốn khác an thân. Tính như vậy, bèn lấy đao đem ra bán. Ði đến Mã Lang nhai thì đứng chùng hai giờ, không ai hỏi tới. Ðến đứng bóng lại đem đến Thiên Hớn kiều là chổ đông người qua lại, đứng đó mà bán.Dương Chí đứng chưa bao lâu, xảy thấy người hai bên cầu ấy đều nhảy xuống bờ sông, lật đật chun vào miệng cống mà trốn. Lại nghe lụi hụi kêu nhau rằng: - Trốn cho mau mau kẻo cọp đến, cọp đến! Dương Chí nghe vậy thì nghĩ thầm rằng: - Lạ nầy, ở đây là chổ thành trì phường phố, cọp đâu lại dám đến đây kìa! Nghĩ rồi cũng đứng đó xem, thì thấy có một người cao lớn say rượu đi té ngửa té nghiêng. (Nguyên người ấy là Ngưu Nhị, vốn là du côn có danh nơi Kinh đô, quan quyền trị nó không nổi. Vì vậy cho nên người người đều gọi là cọp, bất kỳ quan dân thấy nó đều phải tránh hết )Khi ấy Ngưu Nhị đi lần đến trước mặt Dương Chí, bèn giựt lấy bửu đao của Dương Chí xem, xem rồi thì hỏi rằng:- Ðao này mi bán bao nhiêu?Dương Chí nói: - Bửu đao này của ông bà tôi để lại, nay tôi bán giá tiền ba ngàn quan.Ngưu Nhị nạt rằng: - Nói bậy, cái đao nhỏ như vậy cứ gì mi thách giá đến ba ngàn quan? Nếu ta mua ba mươi đồng một chục dao kia, còn dùng xắt đậu hủ đặng, chớ như đao nầy là đồ khốn, mày nói gì đến ba ngàn quan. Dương Chí nói: - Dao này thiềt là bửu đao, chớ không phải như đao sắt trong tiệm đâu. Ngưu Nhị nói:- Vì ý gì mày gọi là bửu đao.Dương Chí nói: - Bao nầy có ba điều quí, nên gọi là bửu đao. Thứ nhứt là chặt đồng, chặt sắt mà lưởi không cuốn ; thứ hai là tha; tóc vào lưởi đao thì tóc đứt hai ;thứ ba là giết người không vấy máu vào lưởi chút nào. Ngưu nhi hõi rằng:- Mầy nói vậy thì bây giờ đây mầy dám đem chặt tiền đồng chăng?Dương Chí nói: - Ngươi đem tiền đồng đây, ta chặt thử cho ngươi xem. Ngưu Nhị lật đật vào phố mượn hai mươi đồng tiền Ðương Lam (là tiền điếu một đồng xài ba đồng) đem ra chồng làm một chồng trên lan can cầu ấy, mà nói với Dương Chí rằng:- Nếu mày chặt chồng tiền cho bể hai. thì tao trả đũ cho mầy ba ngàn quan.Dương Chí cũng chịu.Khi ấy người ta tới coi, tuy sợ Ngưu Nhị không dám lại gần, song cũng đứng đông đầy nơi xa xa mà ngóng.Dương Chí thì cầm bửu đao nhắm ngay chồng tiền mà chém thẳng một đao, thì quả chồng tiền chẻ ra làm hai, ai thấy vậy đều khen rằng: Ðao thiệt quí lắm. Ngưu Nhị nạt rằng: - Quí chi mà nói quí.Nạt rồi lại vuốt một nắm tóc trên đầu trao cho Dương Chí mà rằng: - Tao chưa tin, mấy hãy thử điều thứ nhì, thì tao mới tin cho. Dương Chí cũng giơ tay lấy nắm tóc, cầm xa xa ngay ngoài lưởi đao ấy mà thổi, nắm tóc ấy vừa đụng nhằm đao, thì liền đứt mà bay ra từng đoạn.Mấy người đứng coi đều khen: Quí lạ! Ngưu Nhị nói: - Còn điều thứ ba, chưa thử thì tao cũng chưa tin, mầy hãy kiếm một người nào đó mà chém đi, coi lưởi đao có máu hay không thì tao mới chịu tin cho.Dương Chí nói: - Trong chổ cấm thành, ai dám bắt người mà thử đao sao? Vậy ngươi hãy tìm một con chó đem lại đây, đặng ta chém cho ngươi xem. Ngưu Nhị nói: - Hồi nảy mầy nói chém người, chớ không nói chém chó. Dương Chí nói: - Thôi đi, ngươi không muốn mua thì thôi, đứng nói dục dục mà lâu việc đi. Ngưu Nhị nói: - Vậy mày phải đưa đao ấy cho tao xem lại đã. Dương Chí nói:- Có ta đây, ngươi dám lấy đao mà giết người sao? Ngưu Nhị nói: - Mấy dám giết ta chăng?Dương Chi nói: - Ta với ngươi vốn không thù oán, giết ngươi làm chi? Ngưu Nhi nhảy tới thộp ngực Dương Chí mà rằng: - Ta muốn cái đao nầy. Dương Chí nói: - Muốn đao thì trả tiền đây!Ngưu Nhi nói: - Ta không tiền, mày có giỏi thì đâm ta một đao coi thử. Dương Chí kêu những người coi mà phân chứng rằng: - Tôi là Dương chí, bởi túng tiền nên đem đao mà bán. Nay thằng du côn nầy giựt đao lại muốn đánh tôi, xin các người làm chứng cho tôi với. Ai nấy đều sợ Ngưu Nhị nên không dám tới mà can. Ngưu Nhị nói: - Dù ta đánh mấy chết cũng không ai dám làm chi ta. Miệng thì nói tay thì đánh Dương Chí một thoi. Dương Chí né khỏi, rồi nổi giận chém một đao nhằm trên trán Ngưu Nhị.Ngưu Nhị té xuống, Dương Chí nhảy tới đâm luôn hai đao vào bụng Ngưu Nhị thì thấy Ngưu Nhị huyết lưu mãn địa, chết tốt tức thì.Khi Dương Chí thấy Ngưu Nhị chết rồi, thì nói lớn tiếng rằng: - Tôi giết thằng du côn chết thì tôi chịu, chứ không để cho liên lụy đến các người đâu. Vậy các người phải đi với tôi tới quan, đặng làm chứng cho tôi thú tội.Lác ấy mấy người đứng xem, đều rủ nhau theo Dương Chí đi thẳng vào Khai Phong phủ. Tới nơi Dương Chí vào thưa với quan phủ doản rằng: - Tôi là Dương Chí nguyên làm Ðiện Ti Chế Sứ bị tội cách chức, nay bởi túng tiền, nên đem đao này ra thành thị mà bán, không dè tên Ngưu Nhịí là du côn đến giựt đao và đánh tôi. Thiệt tôi có lỡ giận giết nó chết. Có nhưng người lân cận đều ngó thấy hết, bèn dâng đao cho Phủ doản. Còn bao nhiêu người làm chứng cũng đều khai y theo như vậy. Phủ doản nghe rồi thì dạy rằng: - Mi đã đến cáo thú trước, thì giảm tội một bực, vậy chế sự đánh đòn cho mi. Dạy rồi truyền quân đem gông tra vào cổ Dương Chí. Lại sai hai người Ðề Lại dẫn Dương Chí và mấy người làm chứng ra chổ Thiên Hớn kiều mà khám nghiệm thương tích trong thây Ngưu Nhị. Nghiệm thây rồi thì cho mấy người chứng về nhà. Còn chánh phạm thì giải về phủ nha mà kết án. Kết án rồi chánh phạm là Dương Chí bị giam cầm nơi Thiên lao, là ngục giam những tù bị tội xử tử. Khi Dương Chí bị giam trong ngục ấy thì bao nhiêu ngục tốt nghe nói Dương Chí giết đặng Ngưu Nhị rồi, đều thương Dương Chí là người can đảm nên không nở yêu sách bạc tiền, lại có lòng cung kính nữa. Còn người trong kinh thành thấy Dương Chí trừ đặng đứa hung dữ như vậy, thì ai nấy đều mừng, kẻ cho bạc tiền, ngưọi cho vật thực. Còn quan Thẩm án cũng biết Dương Chí là anh hùng hảo hán, lại giết Ngưu Nhị là trừ đặng một mối đại hại trong kinh thành thì đem lòng thương tiếc, nên cũng không làm cho thẳng tay, kết trong án là: Ngộ thương nhơn mạng mà thôi. Mản sáu chục ngày, trình với Phủ doản rồi dẫn Dương Chí ra, cứ luật đánh hai chục hèo, lại trích tự hai bên gò má rằng: Phát phối Bắc Kinh. Ðại danh phủ, sung quân.Còn bữu đao thì nhập kho. Tức thì sai hai tên quân là Trương Long và Triệu Hổ đem gông Thiết Diệp tra vào cho Dương Chí mà giải qua Bắc Kinh. Lúc ấy mấy người nhà giàu ở trong Kinh đô nghe như vậy thì đều đậu tiền bạc và vật thực, mà đưa Dương Chí lên đường. Ðến ngày ấy thấy Công sai giải Dương Chí thì đem nhau ra đón, thỉnh Dương Chí và hai người Công sai vào tiệm rượu thết đải. Mản tiệc rồi, thì mấy người ấy đem mười lượng bạc ra tặng hai người Công sai mà rằng: - Thảm thay cho Dương Chí là người hảo hán, trừ đặng một mối hại cho dân mà bị đầy qua Bắc Kinh. Vậy thì đi dọc đường xin hai cậu chiếu cố mà thương va với. Trương Long và Trệu Hổ lảnh bạc ấy mà rằng: - Tôi cũng biết y là hảo hớn, nên cũng đem lòng thương va, chuyện ấy không cần gì các người phải dặn. Mấy người ấy lại đem một trăm lượng bạc, gói làm một gói tặng cho Dương Chí làm hành lý. Dương Chí tạ ơn mấy người ấy, lảnh lấy gói bạc.Hai người Công sai cũng từ giả mấy người ấy dắt Dương Chí ra đi.Từ ấy Trương Long và Triệu Hổ giải Dương Chí lên đường, ngày thì đi đêm thì nghĩ, chừng ít ngày thì đến Bắc Kinh, bèn vào thành kiếm khách quán mà ký ngự. Nói về Lưu Thú Ðại Danh phủ tại Bắc Kinh, tên là Lương Thế Kiệt, người đời hay gọi là Lương Trung Thơ. Cai quản quân và dân, cho nên có quyền thế lớn lắm. Và người là rể của Thái Kinh, làm Thái Sư đương trào nữa. Ngày kia nhằm ngày mồng chín tháng hai. Lưu Thú ra ngồi công đường, thì có hai người Công sai giải Dương Chí vào quì trước sân, rồi đem công văn cũa Khai phong phủ trình lên. Lương Trung Thơ xem công văn rồi lại hỏi căn do trước sau thế nào. Dương Chí cũng cứ thiệt khai ngay. Lương Trung Thơ nghe rồi cã mầng. Tức thì làm tờ phê văn giao cho hai người Công sai ấy trở về Ðông Kinh. Rồi truyền cho Dương Chí ở lại trong phủ ấy mà thính hầu.Từ khi Dương Chí ở trong phủ, hôm sớm hầu hạ hết lòng kính cẫn, Lương Trung Thơ thấy vậy đem lòng thương, muốn nâng đở Dương Chí lên làm Phó bài trung quân. Song e lòng chúng không phục, hèn truyền lịnh treo yết thị cho chư tướng lớn nhỏ đều hay rằng: - Nay mai phải kéo đến giáo trường, nơi ngoài cữa Ðông, đặng diển dượt võ nghệ.Ðêm ấy Lương Trung Thơ kêu Dương Chí vào nói rằng: - Ta có lòng muốn nâng đở mi lên làm Quân trung phó bài, song ta chưa hiểu đặng võ nghệ cũa mi thế nào?Dương Chí thưa rằng: - Nguyên tôi là Võ cữ xuất thân, đả từng làm Ðiện Ti Chế Sứ, cho nên mười tám thứ võ nghệ, thảy đều luyện tập tinh thông. Nay nhờ ơn Tướng công cố cập, muốn cho tôi làm nênchút đĩnh, thì ơn ấy như biển rộng non cao, dầu tôi có thác đi nữa, tôi cũng kết cỏ ngậm vành mà báo đáp.Lương Trung Thơ nghe nói cã mầng, bèn đem cho Dương Chí một bộ giáp.Dương Chí tạ ơn lảnh giáp lui ra.