Chương 1

Chúng tôi tốt nghiệp tại một trường trung học. Ngày bãi trường, trong buổi tốt nghiệp, chúng tôi đã cùng nhau hợp ca bản "Xa mái trường", mà đến nay tôi vẫn còn nhớ.
Tiếng ca sầu gợi tiếng đàn rung
Đâu như có tiếng tơ trùng
Nay còn gần gũi, mai xa cách
Xa cách cho lòng thêm nhớ nhung...
Chúng tôi cùng ca, cùng nghẹn ngào tiếng ca buồn man mác. Hướng về tương lai, lo lắng nhiều hơn là sướng, vì cuộc sống phía trước báo hiệu có nhiều khó khăn trắc trở. Sự chia ly làm chúng tôi bàng hoàng, theo tôi nghĩ, không có một lớp học nào đoàn kết hơn lớp học của chúng tôi, cũng không có lớp học nào mà mọi người yêu thương lẫn nhau hơn lớp chúng tôi. Sau buổi lễ, chúng tôi phân tán ra ngoài sân và hành lang, buồn bã nhỏ to, không một tiếng cười, không một hy vọng, chỉ có khoảng trống trong lòng với bao nỗi băn khoăn.
Trong lớp, tình giữa tôi với Thu Phương là đẹp nhất. Ngồi dưới tàn cây phượng, đối mặt nhau trong yên lặng, mỗi đứa theo đuổi bao nhiêu ý nghĩ vẩn vợ Ba năm học chung ở trung học, bao nhiêu là vất vả nên ai cũng mong được sớm ra trường. Nhưng đến ngày tốt nghiệp, thì lại lo sợ phải xa nhau. Trong lúc chúng tôi đang ngồi trầm lặng thì Thanh Thương đến, bước chân thoăn thoắt tiế n gần, đôi má ửng hồng vì những tia nắng mặt trời. Thanh Thương có vẻ tươi vui vô tư lự. Lúc nàu cũng như lúc nào, hình như cô bé này không hề biết buồn là gì. Đứng trướ c mặt tôi cô nàng lớn tiếng:
- Phương ơi, Thảo ơi! Đừng buồn nữa đứng dậy đi tao có ý kiến này hay lắm.
- ý kiến gì đây?
Tôi lơ là hỏi, vì biết Thanh Thương không bao giờ có một ý kiến gì ra hồn hết ngoại trừ các trò đùa để chọc phá thiên hạ.
- Mình có cách để chúng ta sẽ không phải xa nhau.
- Ồ! Thu Phương la to - ý kiến có hay đấy nhé!
Gương mặt Thanh Thương đỏ hồng lên nàng hấp tấp:
- Các bạn đừng cười, thật đấy, bây giờ tôi nói rồi các bạn sẽ góp ý sau. Mình đề nghị là từ rày về sau, bất luận là chúng ta ở nơi nào trường nào chúng ta vẫn phải liên lạc với nhau rồi lợi dụng những ngày nghỉ lễ hay nghỉ hè ta họp mặt nhau lại, đi picnic tổ chức du ngoạn hay ngồi tán dóc. Những cuộc họp bạn này có thể tổ chức cứ mỗi mươi ngày một lần, như thế chúng ta se không bao giờ xa nhau nữa, phải không các bạn?
- Hay tuyệt! Phong bước đến, chàng hét to - Tôi xin nhập bọn ngay.
- Tớ nữa chứ! Nguyễn Hưng đưa tay - nào bây giờ chúng ta chồng tay lên nhau nào!
- Đừng bỏ rơi bọn này!
Dũng, Trường và Hà, ba chàng ngự lâm đặt tay lên những bàn tay của chúng tôi.
- Tôi nữa!
- Chúng tôi nữa!
Anh cháng Lăng Xăng và chị em Vân nói.
- Còn tôi!
- Và tôi nữa
- Cho tớ nhập bọn với!
Trong một thoáng, bóng người từ các phía trong trường đổ xô đến, những bán tay chồng lên nhau cao ngất.
Cứ thế, cái vòng thân ái của chúng tôi đã thành hình. Lúc đầu, có tấ t cả ba mươi mấy hội viên, hầu như cả lớp đều đến tham dự. Nhưng sau cuộc thì vào đại học, thì chiếc vòng thưa dần. Người đi vào Nam, kẻ bỏ học không muốn gặp bạn cũ. Sự liên lạc mất dần. Sau cùng, số người còn lại chỉ là mười lăm mười sáu người.
Khoảng thời gian ấy, tuổi trẻ chưa hề sầu thảm, nhưng cũng đã bắt đầu ưu tự Chúng tôi bất cần đến thóì gian, đến vũ trụ, vui đùa bên nhau. Dù mỗi người mỗi ngã, nhưng cần hô lên một tiếng cho biết nơi tụ họp, là không ai bảo ai, mọi người đều đến chỗ hẹn thật đúng giờ. Chúng tôi cùng nhau vui đùa, cùng nhau du ngoạn, nói chuyện tầm phào.. Và cũng bắt đầu chơi trò chơi "cút-bắt-ái-tình".
"Cút-bắt-ái-tình" câu nói ấy là do Thanh thương nghĩ ra, mặc dù tôi có cảm tưởng như có một sự bất ổn và xâm phạm. Nhưng mặc, vì lời nói nào của Thanh Thương cũng thế cả. Trong mười câu là hết tám câu sai văn phạm. Lúc đầu mọi người đều thấy là lạ, nhưng lâu dần cũng quen đi.
Trong một nhóm mười lăm mười sáu thanh niên nam nữ quân quấn, một thứ tình cảm kỳ diệu nào đó đã đến. Trò chơi cút-bắt-ái-tình diễn ra. Hôm nay A ân cần với B, ngày mai B lại sốt D, cứ thế lẩn quẩn. Có lần Thanh Thương đã nói riêng với tôi rằng:
- Hãy nhìn xem, Thảo, chúng ta có khác chi đang diễn kịch. Không biết rồi những năm về sau, màn kịch sẽ kết thúc như thế nào.
Hẳn nhiên là thế, làm sao có ai biết được chuyện ngày sau?
Chúng tôi cũng vậy, không biết, hay là không muốn biết? Chỉ mong vui vẻ tận hưởng những tháng ngày sung sướng. Cho đên bây giờ, tôi vẫn còn nghi ngờ, không hiểu lúc Thanh Thương nói câu nói đó, nàng đã linh cảm được điều gì rồi chăng? Nàng có biết vai trò nàng sẽ nhận lấy ở đọan kết vở kịch không? Thanh Thương thuở xưa là một đứa ồn ào vô tư nhất, lúc nào cũng nói cười luôn miệng, chỉ cần có sự hiện diện của nàng, là thế nào cũng nghe tiếng cười đùa quen thuộc.
- Ha ha, nham nhở thật, nham nhở đến chết mất được.
"Nham nhở" và "chết mất được" là hai từ quen thuộc của Thanh Thương, lúc nào cũng nghe nàng nói đến những tiếng ấy, bất luận trong việc gì. Nhìn thấy chú cá lội trong nước, nàng cũng bảo nham nhở, thấy ông nông phu đang làm ruộng, cũng bảo nham nhở. Một đoá hoa đẹp, cũng bảo nham nhở, đến cả lời than cũng nghe nham nhở. Thanh Thương lại bắt chướ c giọng văn xưa, càng làm cho câu nói trở nên khôi hài. Vì thế Thủy Ngọc thường hay chọc quê Thanh Thương.
- Thật nham nhở, có gì đáng đâu mà cười dữ vậy?
Con người của Thanh Thương thì như thế đó. Thành thật mà nói, nàng là người bạn dễ mến. Vì có nàng, một bầu không khí vui vẻ bao trùm cả mọi người, con trai con gái người nào cũng thích Thanh Thương. Nhưng với bản tính tinh nghịch này, Thanh Thương thường khiế n cho nhiều kẻ phải dở khóc dở cười, nhất là với những gã con trai muốn đeo đuổi tán tỉnh. Có một lần, Nguyễn thì thầm điều gì bên tai nàng. Thanh Thương làm tỉnh gật đầu, rồi lại lép nhép câu gì bên tai Nguyễn. Suốt ngày hôm ấy, Nguyễn có vẻ vui sướ ng cười nói luôn miệng, mắt thì cứ mãi liếc về phía Thanh Thương. Một lúc, chúng tôi người nào cũng được Thanh Thương rỉ tai.
- Tối nay mời các bạn đến tập họp tại rạp Quốc Tế, anh Nguyễn sẽ mời tấ t cả xem hát.
Chúng tôi, ai ai cũng đều thích trò đùa vô hại, hình như sợ không làm thế, xã hội sẽ yên tịnh mất. Do đó, khi anh chàng Nguyễn vừa đặt chân đến trước rạp Quốc Tế, thì đã thấy lù lù một lũ mười lăm mạng đứng chờ, chàng ta ngỡ ngàng mở to mắt, lắp bắp hỏi:
- Ủa... chuyện gì vậy?
Thanh Thương gỉa vờ không hiểu:
- Anh mời tất cả mọi người xem hát mà tôi đã mời đủ cả, anh mua vé chưa, nhanh lên!
- A! Mà... mà...
Nguyễn tỏ vẻ lúng túng nói không ra lời chàng bứt đầu bứt cổ trước vẻ mặt tỉnh bơ của Thanh Thương một cách tội nghiệp. Một lúc Nguyễn đau khổ nói:
- Tớ có mời các bạn hồi nào đâu?
Thanh Thương vênh mặt lên:
- Anh bảo tôi mời tất cả mọi người mà thế mà giờ này vẫn chưa mua vé, còn đợi đến giờ nào nữa?
Nguyễn lắp bắp:
- Thương... Thương có nghe lộn chăng?
Thanh Thương chau mày, nàng làm ra vẻ giận dữ:
- Chỉ giỏi tài nói bậy không. Hay là anh muốn cho chúng tôi ăn thịt thỏ? Làm thế xem sao được, phim sắp chiều rồi, bây giờ anh cho chúng tôi biết anh có chịu mua vé không nào?
- Thôi được, để tớ mua.
Nguyên vội vàng đáp, anh cháng chạy nhanh đi mua vé - nghe nói là làm văng hết một trọn tháng lương - còn Thanh Thương? Nàng núp vào một bên, ôm bụng cười lăn.
Sau khi chuyện xảy ra, Nguyễn đã cắn răng nuốt hận.
- Cái con bé chết bầm náy, có ngày rồi nó cũng bị người ta trêu phá cho mà biết.
Nhưng Thanh Thương là đứa lanh lợi và thông minh, khó có ai trêu được nàng. Vả lại, nét ngây thơ và dễ thương của con bé dễ gây cho mọi người một tình cảm êm đềm, ai mà đành lòng chọc phá cô tạ Ngoại trừ định mệnh.
Chúng tôi cứ thế vui đùa bên nhau. Trần Hoài Nam lúc đó còn là kẻ ngoại cuộc chàng chỉ tham dự vào cuộc chơi của chúng tôi sau này.