NGƯỜI CÓ DANH VỌNG TRONG LÀNG

Tôi về thăm quê một người bạn cũ. Sau những câu chuyện  hàn huyên, tôi bèn hỏi:
- Ở dân ta thì ai là bậc danh vọng nhất trong làng? Bạn tôi mỉm cười mà hỏi lại:
- Bác hỏi người có đức độ hay người có thế lực? Nếu người có  đức độ thì làng tôi hiếm lắm, nhưng hạng người có thế lực không  ai bằng ông lý bá Khánh. Ông tục danh là thằng Bòi, con một nhà  giàu nhất làng. Từ lên một tới lên bảy thì ông vào hàng con cưng,  cha mẹ sợ ông yếu, nên không dám cho đi học. Năm lên tám tuổi,  ông đã vớ một cô vợ kếch xù, con gái họ Đào, người rất đảm đang,  xinh xắn, tuổi mười bảy, trước đã hứa gả cho con trai họ Tạ, tuy  con nhà nền nếp thi thư, nhưng phải tội nghèo, nhà ông Khánh chỉ  dẫn hơn hai trăm bạc mà đắc thắng một cách dễ dàng. Năm 16  tuổi, ông đã có con rồi từ đấy vợ cứ sinh năm một cho tới chẵn hai  cỗ bốn trai bốn gái. Tuy không biết chữ, nhưng sinh vào con nhà  giàu, theo thói đặt lãi cho vay, ông rất thông thạo những văn tự  cầm, văn tự đợ, gốc lãi tính phân minh không nhầm lẫn. Trong  làng cũng nhiều kẻ khinh ông vô học, năm 20 tuổi, ông tức khí bỏ  tiền ra mua cái khóa sinh, chẳng phải ôn nhuần học tập, cứ ngồi  nhà đợi giấy sức lĩnh bằng, khao một bữa lên ngay ông khóa, vọng  tư văn sánh với bọn văn thân.
Được bên thân, chẳng chịu kém bên hào, năm 25 tuổi, thấy  miếng lý trưởng ngon lành, ông vứt mấy trăm mua cho bằng được,  chẳng lên phủ xuống huyện, chẳng lạy quan van dân, nhưng chức  lý trưởng chẳng ai dám cãi. Ông vọng đủ các ngôi các món, những  năm ông chịu đăng cai chứa đám, thì danh tiếng lừng lẫy khắp  vùng. Năm 29 tuổi, nhân cuộc âu chiến, nhà nước cần tiền, ông vứt  ngót nghìn bạc ra quyên, được thưởng ngay bá hộ, những Bên thân bên hào: bên văn thân bao gồm những người có học và bên  hào bao gồm bọn tổng lý. ngày rước sắc cùng mấy ngày khao của  ông, phí tổn mấy nghìn đồng, trâu bò lợn gà chết về tay ông như  chết dịch. Năm ông 39 tuổi, làng có tiệc khánh thành đình, ông viện thế quan tỉnh quan huyện về làng quyết tranh cho được chức  mạnh bái với ông kép Viên.
Liền sang năm ông 40 tuổi, ông khao ngôi trùm cả để nhòm  ngôi tiên chỉ, phí tổn cũng chẳng phải vừa. Năm ông 48 tuổi, làng  khuyết chân thứ chỉ, ông lại ra tranh, mỗi lần ông tranh là mỗi lần  ông thắng, mỗi lần ông thắng là mỗi lần ruộng đất của ông phải  đổi chủ sang tên cho người khác. Hiện nay ông định vượt lên ngôi  tiên chỉ, cho nên ông cố cầu thân với quan trên quan dưới, để hòng  cái chương mỹ bội tinh, thì cái hàn lâm ông nắm chắc, cái thủ lợn  béo phính của làng, ông cụ Kép tất có ngày phải rời ra. Đấy cái lý  lịch của một người có danh vọng trong làng tôi rực rỡ vẻ vang là  thế. Ông hết sức báo hiếu cha mẹ trong những ngày ma chay giỗ  tết, ông hết lòng sùng phụng đức thượng thần trong những ngày  đản, ngày hội, ông hết sức kính trọng dân làng bằng những tiệc  khao tiệc vọng, ông hết sức theo đuổi công danh một cách hăng  hái, dù bán gia tài mua lấy danh phận ông cũng chẳng từ, ông hết  lòng mến phục các quan trên, từ ngày giỗ mọn cho chí ngày tết to,  trong các quan trên tỉnh dưới huyện, không bao giờ vắng được mặt  ông, mà những đồ lễ của ông đưa đến bao giờ cũng được hơn người,  ai cũng phải khen là một người lịch sự, phúc hậu, không cái kiện  nào là cái kiện ông chịu thua ai, dù ông trái mười mươi cũng vậy.  Bước công danh của ông thoăn thoắt tựa bậc thang, không bao giờ  vấp vảy, từ ông khóa mãi (khóa sinh mua) tới ông lý quyên (quyên  tiền cho làng mà được) rồi tới ông bá quốc (quốc trái), rồi đến chức  Hàn lâm ông đương cày cục thực dễ dàng, đó là nhờ ở sức đồng  tiền mồ hôi nước mắt của người trong dân, nhân lúc cha mẹ lâm  chung hay buổi sưu thuế cập kỳ, ông lèn một vốn bốn lời cho đẫy  túi.
Bạn tôi kể xong, rồi chép miệng mà rằng:
- Trong lúc nhá nhem này, dân làm sao thì nước làm vậy,  những kẻ mà ta thấy họ tâng bốc nhau là thượng lưu trong nước  hiện nay thì thiếu chi những kẻ có cái dĩ vãng xấu xa đê tiện, họ  làm mặt cao sang, huênh hoang yêu nước thương nòi, lại có kẻ  tung tiền ra mua chuộc lấy những tiếng hư vinh, gây thế lực để  mong lũng đoạn những kẻ bần cùng khốn khó, thế mà họ không  biết thẹn với lương tâm, dơ với thực giả, thực cũng đáng buồn thay.

Truyện TẠP VĂN KIỂU ĐẤT Ở PHỐ HÀNG TRỐNG MƯỜI NĂM NỮA MẤY LỜI NHẮN NHỦ CÁC ÔNG ĐỒ HỠI ĐỒNG BÀO VIỆT NAM ĐỪNG GIỞ NHỮNG NGÓN ẤY RA NỮA XIN NHỜ LƠMUYA CÁT TƯỜNG VIỆC NÀY NỮA GIẾT NGƯỜI LẤY CỦA KÍNH MỪNG VIỆT NAM TỔ QUỐC BÃI NƯỚC BỌT CON CHÁU KHÔN HƠN ÔNG VẢI ? CỨ ĐỂ CHO NÓ CHẾT AN NAM LẠI SINH THÁNH VIỆC NÀY LẠI PHẢI NHỚ ĐẾN CỤ NGHÈ BÂN BẮC NINH CẦU CỨU HỌ VẪN ĂN VÀO CÁI XÁC CHẾT NGƯỜI CÓ DANH VỌNG TRONG LÀNG BÁO TÂN VIỆT NAM VÀ VỢ CHU MÃI THẦN HỌ LẠI KIẾM ĂN VÀO NẮM XƯƠNG KHÔ TRỪ NẠN CHO VAY NẶNG LÃI, CÔ TÂY HOẺN TÉ RA ÔNG BÙI TIẾN M... PHẢI HỎI NGÔI ĐỀN ẤY THỜ ÔNG NÀO ĐÃ THẾ THÌ NHÀ BÁO LÀ ÔNG TRỜI TỘI TRẠNG CÔ VŨ THỊ CÚC TỘI TẠI BÀ CHÚA HÀNG TRỐNG VIỆC TUẦN PHÒNG Ở CÁC LÀNG ĐỪNG GIỞ NHỮNG NGÓN ẤY RA NỮA XIN NHỜ LƠMUYA CÁT TƯỜNG VIỆC NÀY NỮA GIẾT NGƯỜI LẤY CỦA KÍNH MỪNG VIỆT NAM TỔ QUỐC BÃI NƯỚC BỌT CON CHÁU KHÔN HƠN ÔNG VẢI ? CỨ ĐỂ CHO NÓ CHẾT AN NAM LẠI SINH THÁNH VIỆC NÀY LẠI PHẢI NHỚ ĐẾN CỤ NGHÈ BÂN BẮC NINH CẦU CỨU HỌ VẪN ĂN VÀO CÁI XÁC CHẾT NGƯỜI CÓ DANH VỌNG TRONG LÀNG BÁO TÂN VIỆT NAM VÀ VỢ CHU MÃI THẦN HỌ LẠI KIẾM ĂN VÀO NẮM XƯƠNG KHÔ TRỪ NẠN CHO VAY NẶNG LÃI, CÔ TÂY HOẺN TÉ RA ÔNG BÙI TIẾN M... PHẢI HỎI NGÔI ĐỀN ẤY THỜ ÔNG NÀO ĐÃ THẾ THÌ NHÀ BÁO LÀ ÔNG TRỜI TỘI TRẠNG CÔ VŨ THỊ CÚC TỘI TẠI BÀ CHÚA HÀNG TRỐNG VIỆC TUẦN PHÒNG Ở CÁC LÀNG ĐẺ CHẬM MẤT VÀI NGHÌN NĂM MỘT NGƯỜI OAN,
  • ĐẺ CHẬM MẤT VÀI NGHÌN NĂM MỘT NGƯỜI OAN, BÀ GIÀ ĐÃ TÁM MƯƠI TƯ, HẾT NĂM BÀ ẤY CHỈ HIỂU LẦM MỘT CÂU TRUYỆN KIỀU LỜI CỦA GIẢN UNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HÀNH THUỐC LẬU, CHUYỆN KIẾM HIỆP NGUYỄN KHẮC NƯƠNG VÀ BÀ BÉ TÝ CHỦ NGHĨA "TỰ DO LUYẾN ÁI"