ĐỪNG GIỞ NHỮNG NGÓN ẤY RA NỮA
TÔI CAN MẤY ÔNG NGÀY NAY

Từ khi còn là đời báo Phong hóa cho đến bây giờ đổi sang đời  báo Ngày nay, chưa ai từng thấy mấy ông trưởng giả ở hai cơ quan  ngôn luận ấy sốt sắng với một việc gì, ngoài cái việc dùng môn giáo  dục "đánh phấn, xoa nước hoa, lựa màu quần áo" để câu nhử bạn  đọc phụ nữ. Chẳng những không sốt sắng, có khi mấy ông ấy còn  dùng nhiều ngón gian quyết phá thối công việc chính đáng của người khác nữa. Đem giọng trào phúng pha vào những chuyện quan hệ, khiến cho trong óc độc giả, chuyện quan hệ hóa ra chuyện khôi hài, cố nói sai lạc sự thực, khiến cho trong óc Chỉ việc  họa sĩ Nguyễn Cát Tường (thường ký Lơ muya) cổ động phong trào  "vui vẻ trẻ trung", vẽ các kiểu quần áo, dạy cách trang điểm cho  phụ nữ. độc giả không thể phân biệt phải trái. Ấy là những ngón  sở trường của mấy ông ấy. Người ta vẫn tưởng đối với những việc  không quan trọng mấy, thì mấy ông đó mới dùng ngón ấy, cho nên  không ai chỉ trích làm chi. Chẳng ngờ đến việc quan hệ tới vận  mệnh dân nước, mấy ông đó cũng cứ giở những ngón ấy ra...!
Cái việc lựa chọn đại biểu, thảo tập nguyện vọng để chờ đưa  cho ủy ban điều tra đối với óc người Việt Nam, ai chẳng coi là việc  quan trọng, dù rằng chưa chắc ủy ban đó có sang hay không. Sống  trong hoàn cảnh eo hẹp đã mấy đời nay, bây giờ bỗng có một dịp,  có thể mong rằng may ra quốc dân được khỏi cảnh ấy, việc như vậy, chẳng là quan trọng, thế nào nữa mới là quan trọng? Hiện  nay, hầu hết cả nước, nhất là anh em trong Nam, đương sốt sắng  lo lắng cho cái việc ấy được có kết quả tốt đẹp, người thì tự xuất  tiền nhà sang tận Pariạ để vận động cho Đông Dương Đại hội,  người thì vì việc hô hào Đông Dương Đại hội mà không quản đến  những chuyện bị bắt, bị giam. Thế mà mấy ông đồng nghiệp ở  đường Quan Thánh lại định làm cho việc quan trọng thành ra việc  "lùng tùng xòe". Cái đó mới nhẫn tâm chứ! Chúng ta hãy giở tập  tuyển báo Ngày nay số 28 coi thử cái nhẫn tâm của mấy ông ấy  như thế nào? Trang trào phúng, dưới cái đầu đề "Trung thu thỉnh  cầu" mấy ông Ngày nay vẽ mấy cái hình một đứa con nít xin với ủy  ban điều tra cho mình ông trăng trên trời, thế mà mấy ông bảo  rằng "Ai thảo tập nguyện vọng nên xin những điều vừa vừa chứ  thôi! Nếu xin những việc to lớn thì cũng như những đứa con nít  muốn xin mặt trăng". Phải vậy không? Thử hỏi trong vụ thỉnh cầu  này, xin những chuyện gì là to lớn? Chưa thấy ai bàn xin cho nước  Nam độc lập. Người ta chỉ nói nên xin đổi lại chính phủ hiện thời,  hoặc trực trị, hoặc tự trị, to lớn đến thế là Phong trào Đông Dương  Đại hội (1936) phát động phong trào lấy nguyện vọng dân chúng  để đưa cho ủy ban điều tra của Gô-đa sắp sang Đông Dương. cùng.  Cũng thừa biết rằng xin vậy, chưa chắc đã được, nếu như ủy ban  điều tra có sang đến đây. Nhưng dù không được đi nữa, thì xin vậy  cũng có thể tỏ cho bên Pháp biết rằng: dân Nam đã muốn như vậy.  Cái "xin" lần này tức là bậc thang cho cái "xin" lần sau:
Cái xin ấy thật không con nít, và có hão huyền cũng không  đến nỗi khôi hài như xin mặt trăng. Mấy ông bảo là con nít, mấy  ông bảo là xin mặt trăng, không những là khinh mạn người ta, lại  còn hiểm độc là khác. Bởi vì những bức vẽ ấy có thể khiến cho  nhiều người tưởng những việc kia là trò khôi hài của con nít mà  nhụt mấy cái chí hăng hái hành động. Đó là tranh vẽ, còn lý luận  nữa. Trong bài Dân nguyện mấy ông nói rằng:
"... Miệng nói vì dân vì nước, mà họ chỉ vì đảng phái, hơn nữa  vì người". Sao lại cố nói ra ngoài sự thực như vậy? Bảo rằng đảng  phái thì đúng. Hiện trọng vụ này, Bắc kỳ quả có hai phái: phái ông  Phạm Huy Lục và một phái nữa không hợp tác với phái ấy. Vì sao  lại có phái không muốn hợp tác với phái ông Lục trong bài "Dân  chúng không "hoan nghênh việc làm của bọn ông Lục đăng ở Tương Lai số 1 đã nói kỹ rồi. Điều nên nói thêm là, một đằng chủ  trương đưa tập Dân nguyện lên phủ thống sứ, một đằng chủ trương đưa thẳng tập ấy cho ủy ban điều tra. Chưa nói đến ý kiến  khác nhau, nhưng một chỗ chủ trương không giống nhau đó, phái  nọ cũng không thể nào hợp tác với phái kia được. Còn bảo người ta  chỉ vì đảng phái, vì người, thì không đúng. Những người không  hợp tác với phái ông Lục, là vì việc làm của phái ấy có những tính  cách chuyên quyền, độc đoán, lén lút, mờ ám v.v... Không phải họ  vì đảng phái hay cá nhân nào. Sao lại nói nộm như thế? Cũng trong bài ấy, mấy ông Ngày nay viết rằng:
"Chỉ đệ những bản thỉnh cầu lên phái bộ điều tra. Chẳng lẽ  ai lại đi thỉnh cầu những điều khốn nạn. Mà ai để cho làm như  thế!". Câu nói vô lý làm sao! Những người có óc khốn nạn, họ sẽ  thỉnh cầu những điều khốn nạn, chứ ai? Mấy ông chưa đọc sử  Nam nên mới có gan nói liều đến thế. Nếu mấy ông có đọc sử Nam,  mấy ông biết rằng nước Nam có Trần ích Tắc, thì chắc không dám  nói như vậy. Hạng người như Trần ích Tắc thì đời nào mà không  có. Sau hồi âu chiến, Wilạon sáng lập ra thuyết "dân tộc tự quyết,  bấy giờ An Nam cũng đã có người bày mưu tự quyết thay cho nước  Nam đây mà! ấy là một hạng khốn nạn. Còn một hạng nữa - cái  khốn nạn sau đó chính ở trong óc mấy ông mà ra. Cũng trong bài  ấy, mấy ông khuyên hạng trí thức và các nhà báo nên để ý tìm hộ  nguyện vọng cho dân quê để đưa vào tập dân nguyện. Mấy ông  trưng ra năm sáu vấn đề, có cả vấn đề tuần phòng. Mấy ông nói  rằng:
"Dân quê có được ngủ yên hay không, những phương pháp  hiện thời thi hành để giữ sự yên ổn nơi thôn quê có hiệu nghiệm  hay không tưởng không phải là những điều không đáng để ý đến".  Thấy mấy ông lo cho thôn quê mà buồn. Ở thôn quê, tuần phòng là  việc thiết thân của họ, và họ có toàn quyền tự do, nên họ làm việc  được rất hoàn toàn, chẳng cần mấy ông phải để mắt đến. Vả, giá  cho việc ấy không được hoàn toàn đi nữa, cũng không có ai điên rồ  mà đem sự dân quê ngủ không yên vào tập dân nguyện. Nếu như  mấy ông đưa cả việc ấy vào tập dân nguyện, nay mai phái bộ điều  tra sang đây ngó thấy, thì người ta sẽ tưởng tượng ra sao? Tôi chắc  người ta sẽ bật cười mà nói với nhau rằng: "khốn nạn". Cái lối  thỉnh cầu khốn nạn ấy, chẳng phải chỉ riêng mấy ông mới có. Còn  nữa. Còn có người muốn xin ấn định tiền thuế cho phu xe. Còn có  người muốn xin cho dân An Nam lại học chữ Hán. Còn có người  muốn xin đừng thi hành luật tuần lễ 40 giờ. Những người ấy cũng  như mấy ông đều trực tiếp hoặc gián tiếp thuộc về bọn ông Lục tất cả. Như thế, khốn nạn hay không khốn nạn? "Ai để cho làm như  thế", mấy ông tự mắng là phải. Nhưng "ai" đó là ai? Chắc không  phải bọn ông Nguyễn Tường Tam, những người về phái ông Lục, vì  các ngài đều là xuất sản gia của những điều thỉnh cầu khốn nạn  kia rồi. "Ai", đó hẳn là những người phản đối lại phái ông Lục.  Không cho phái ông Lục được làm như thế, phải dùng cách gì? Nếu  hợp tác với phái ông Lục đến khi quyết nghị việc gì tất bị thiểu số,  không thể ngăn nổi những việc độc đoán kia, thế thì ai đứng vào  địa vị ấy, mà không phải lập riêng một phái? Cớ sao mấy ông lại  nói nộm là "họ chỉ vì đảng phái, vì người". Tóm lại một câu: mấy  ông Ngày nay thật là đủ ngón gian quáệt, nhưng mà những ngón  ấy bây giờ đã bại lộ rồi! Tôi can mấy ông không nên giở lại nữa.  Đối với việc thảo tập dân nguyện, mấy ông đừng cổ động người ta  đưa những điều vụn vặt khốn nạn vào tập ấy.