Nhìn vẻ thiểu não của Vi, Hà gật đầu nhanh chóng:- Được chớ có gì đâu nặng nhọc.Nhưng liền sau đó, Hà lại đổi ý:- Chị nghĩ em cũng nên lui tới phòng của giám đốc để cậu ấy thấy em làm nhiều việc, từ đó mới gần gũi, thông cảm với em hơn. Việc gì cứ lẩn lẩn, tránh tránh, như con gái nhà quê mới lên thành phố vậy? Chị biết gia đình em nghèo, nhưng em có ăn học, chính vì vậy em mới mặc cảm khi phải vì chén cơm làm những việc không xứng với khả năng. Nhưng Vi nè! không ai giàu ba họ, khó ba đời đâu. Chị biết, em vào đây chẳng qua là vì hoàn cảnh thôi. Chịu cực chịu khó như em, không mấy ai chịu dừng lại ở việc làm này. Ráng đi, có cơ hội chị nói vơ”i cậu Huy dùm cho... Nghĩ tới Hoa, Vi lắc đầu:- Em không dám đòi hỏi. Có việc làm là may mắn rồi.- Chậc! Lại tự ái. Bà Hạnh có uy với cậu Huy lắm. Bả ít nói, tánh lại hơi cộc nhưng tốt bụng. Chị đốc vô, thế nào bả cũng có ý kiến để cậu Huy phân em việc khác. Dầu sao cậu ấy cũng nể mặt họ hàng chớ. Hai chị em chị tại không ăn học nên phải làm cấp dưỡng, nhưng em xem ở xí nghiệp này có ai dám ăn hiếp đâu.Nghe cách nói chủ quan của Hà, Vi chỉ mỉm cười. Hà đâu hề biết cô được vào làm ở đây với chức vụ... lao công là do Hoa giới thiệu, và đích thân đem hồ sơ đến tận nơi. Với Hoa, Huy còn ruột thịt hơn nữa, vì hai người là anh em chú bác, ba Hoa là em ruột ba Huy. Họ thân với nhau lắm. Thế nhưng hầu như Vi không hề nghe Hoa nói về gia đình ông anh họ này ngoài việc khoe khoang “Nhà anh tao giàu lắm... ảnh rất thương và chiều tao... ”Thế đấy! Ý rằng anh ta rất chiều em gái... Nhưng thôi, không nên trách cứ nữa. Làm việc đi! Tính cách con người được thể hiện qua công việc kia mà. Nếu mình được phân ngồi bán ở cửa hàng, biết đâu mình sẽ không bán được chiếc xe nào hết. Cái số cực đành chịu thôi.Thấy lời tự an ủi của mình giống đem muối đổ biển, Vi chép miệng:- Chị cứ để đó, em sẽ vào phòng giám đốc dọn dẹp, không chị lại cho em là mặc cảm. Ông ta là chủ, em là người làm công, dại gì đi mặc cảm không đúng chỗ như vậy.Hà nheo nheo mắt:- Em định giặt mọi thứ liền bây giờ sao?- Bữa nay thứ 7, giặt phơi đến thứ hai sẽ khô để kịp treo lên.- Nếu vậy, em phải làm một mình rồi.- Việc này là việc của em mà, đâu dám ỷ vào ai khác?Hà cười cười:- Khích chút xíu đã lẫy rồi. Con nít vừa thôi! Lẫy thì xẩy cùi đó.Vi lắc đầu để xua đi nổi bực dọc đang ùn ùn dâng lên trong lòng, cô lẩm nhẩm: “Một ngày nào đó, mình thề rằng, một ngày nào đó mình sẽ không phải nghèo mãi như bây giờ”.Rốt cuộc sáng chủ nhật Vi không được nghĩ, cô phải vào xí nghiệp xả một đống màn ngâm xà bông từ hôm qua Những tấm màn may bằng vải dày nặng khủng khiếp. không ăn sáng, vào “quần thảo” với chúng một hồi, Vi muốn xỉu vì mệt và đói.Vừa cố ráng sức vắt cho khô nước, Vi vừa suy nghĩ. Cô thấy mình ngu khi phải một thân một mình giặt hết ngần ấy màn, rồi cả riđô và drap giường nữa. Chị Hà đã nói xa nói gần rằng, người làm tạp vụ trước đây không đời nào động móng tay tới những việc như vậy. Màn cửa, tấm trải bàn của phòng nào, nhân viên phòng đó phải chịu trách nhiệm. Tại sao Vi không từ chối hoặc sẽ giặt từ từ mà lại nai lưng giặt một lúc cả mười cái màn cửa sổ dầy cụi. Cô muốn thể hiện năng lực hay nhiệt tình quỉ quái gì ở việc này? Người ta có ai biết rằng cô phí cả ngày Chúa nhật quí giá để vào đây làm không công đâu. Rõ là xuẩn ngốc! Nhưng dầu biết mình ngốc, Vi cũng không làm khác được.Cô ì ạch khiêng thau đựng màn ra sân. Nắng thật tốt. Vi lấy cuộn dây ni lông của bác Tư bảo vệ ra giăng một sợi từ gốc cây xoài tới cây cột đá tận hành lang trước dãi văn phòng. Những tấm màn sũng nước nặng làm sợi dây chùng xuống, Vi phải khổ sở kiếm cây chống lên. Phơi xong hết thì Vi cũng vừa mệt lả người, cô ngồi phịch xuống hành lang, lưng tựa vào cột đá và thấm thía những giây phút cực nhọc mình đã trải qua.Nắng lọt qua khe lá nhảy múa trên đất. Khoảng sân rộng vắng ngắt và yên tịnh lạ lùng. Tự dưng Vi thấy hồn mình trống trải, nổi cô đơn lâu nay vẫn đeo đẳng quanh Vi bỗng nhiên trở nên mênh mông. Hai mươi tuổi, không một người bạn trai nào ưng ý có phải vì Vi quá lựa chọn không, hay ngược lại vì cô nghèo, hoàn cảnh gia đình khác bạn bè làm Vi mặc cảm, chính mặc cảm này làm cô lạnh lùng, xa cách đám con trai đồng trang lứa trong khi Hoa hay những đứa bạn gái khác đều đã biết... yêu và yêu hai, ba lần.Vi nóng bừng mặt, dầu biết nơi đây chỉ có mình mình, cô vẫn len lén ngó quanh như sợ nhỡ có ai, người ta sẽ biết cô đang nghĩ vớ vẩn.Mà đúng là vớ vẩn. Tại sao chuyện gì không nghĩ, lại nghĩ tới chuyện yêu. Nếu như cô yêu, cô sẽ yêu người như thế nào?Nhớ tới Hoa cuống quýt chọn quần áo, rồi e ấp rụt rè ngồi trước mặt Phan. Vi mỉm cuòi. Con bé yêu và ghen dữ dội, nó tưởng ai cũng có thể yêu gã đàn ông đó như nó. Vi thở dài, cô thấy khó xử khi tưởng tượng Phan là người yêu thật sự của Hoa, không khéo Vi sẽ mất bạn tốt.Gạt chuyện mệt óc không tới đâu ấy qua một bên, Vi đứng dậy đi vào trong. Cô khiêng ra hai chiếc ghế dài, đặt sát vách tựa ngoài hành lang.Đóng cửa ra vào lại, Vi thở phào nhẹ nhỏm nằm xuống. Ở đây mát, có thể vừa gặm bánh mì, vừa học bài và giữ mấy cái mền quỉ sứ làm cô mỏi nhừ hai cánh tay kia. Đến chiều cô sẽ đem chúng vào treo lên cho xong chuyện.Ba mớ tài liệu về điện toán quả là khó nuốt, nó khô và cứng hơn khúc bánh mì cô ráng trợn mắt nhai từ nãy đến giờ rất nhiều. Mắt nhắm, mắt mở, đọc được hơn chục trang, Vi đã ngủ, quyển sách vuột khỏi tay rơi xuống đất, cô nghe, nhưng không tài nào gượng dậy để lượm lên nổi. Trong giấc ngủ Vi có cảm giác mơ hồ ai đó đắp mền cho mình, cái mềm êm ái, ấm áp đó làm cô ngủ say thêm. Mãi đến khi có người lay cô, Vi mới hoảng hồn ngồi dậy. Và cô càng hoảng hồn hơn nữa khi thấy “lão” giám đốc khoanh tay đứng trước mặt mình giọng giễu cợt:- Định vào đây ngủ bù cho những buổi sáng phải dậy sớm đi làm sao? Tôi mà không về kịp chắc chuột tha mất sách vở của cô rồi.Nhìn không chớp vào mấy quyển vở trên tay Huy, Vi lắp bắp:- Ở đây làm gì có chuột.ThấY Huy tủm tỉm cười, cô quýnh lên:- Nếu có, nó phải tha bánh mì chớ tha sách làm chi?- Tha hết bánh mì, nó tha đến sách vở và biết đâu nó dám tha luôn cả cô bé nữa. Cô ngủ lâu quá, say quá, có hay biết gì.Vi đỏ mặt khi nhận ra mình đang đắp cái mền. Vậy là... là... Cô hấp tấp đứng dậy và nói lãng đi:- Chết rồi! Mấy cái màn... - Nó vẫn chưa khô đâu. Cô đi rửa mặt đi, rồi vào văn phòng cho tôi hỏi chút chuyện.Vi muốn độn thổ trước câu ra lệnh hơi sỗ sàng của Huy Đúng là quê không chỗ nào trốn được hết. Hình như giữa Vi và ông giám đốc này có duyên với những chuyện đại loại như vầy hay sao ấy.Chẳng đợi Huy nhìn mình thêm cái nào nữa,Vi đi như bay xuống bếp, cô rửa mặt với rửa cái gương mặt mà cô nghĩ trông như mặt mèo của mình Trở lên chỗ kê hai băng ghế, Vi lấy chiếc lược trong giỏ xách ra chải tóc, lòng thấp thỏm lo không biết ông ta cần gì ở cô Cầm cái mền màu hồng mướt như nhung và êm như lông trên tay, Vi rụt rè bước đến phòng giám đốc Dầu cửa mở, Vi vẫn cẩn thận đưa tay gõ nhẹ.- Vào đi! Tôi chờ cô nãy giờ. Tư thế chỉnh tề lắm rồi, khỏi phải giữ ý, giữ tứ gì nũa.Nghe cái giọng móc họng ấy, Vi khó chịu vô cùng, cô ước vô và thấy Huy ngồi tựa vào salon kê trong góc phòng, nơi anh thường tiếp khách làm ănVi còn đang đứng xớ rớ, Huy ra lệnh:- Ngồi xuống đây!Vi ngồi xuống như người máy được điều khiển từ xa, cô thấy mình lọt thỏm trong cái ghế to lớn êm ái màu rượu chát.Tuy vẫn còn ôm cái mền, mắt Vi hơi ngạc nhiên vì trên bàn bày ra nhiều đồ ăn quá. Nào là chả lụa, bò, thịt nguội, một ổ bánh mì san úych to tướng còn nằm trong bao ni lông, hai hộp pấte lạt, cá mòi và chắc cả chục nem và mấy lon bia. Điều làm Vi nhột nhạt nhất là nằm kế bên ổ bánh mì San úych tròn trịa là ổ bánh mì khô cứng,ròm rõi của cô Lúc sáng, Vi mua những hai ổ bánh mì không, cô chỉ mới nuốt nổi một ổ, còn một ổ Vi để kê đầu nằm, thì ra ông ta đã đem vô đâyThấy Vi còn ôm cái mền, Huy càu nhàu:- Giờ này là giờ ăn, chớ đâu phải giờ ngủ mà ôm mền Làm ơn vứt qua một bên dùm tôiNgần ngừ một chút, Vi để cái mền qua cái salon dài, rồi hai tay đan vào nhau,mắt nhìn Huy như dò hỏi.Anh nhún vai:- Ăn nhé!- Dạ... tôi không ăn.- Ủa! sao lại không?- Vì tôi không đói.- Nhưng tôi đói, và thích có người cùng ăn. Hôm nay nhất định tôi sẽ làm cô vui khi ở kế bên tôi.Rồi không để ý tới Vi, anh lót bao ni lông, cắt ổ bánh mì san úych thành nhiều lát mỏng. Anh phết pate, bơ, đặt hai miếng chả, thịt nguội cùng một lát cà chua đã cắt sẵn vào, rồi kẹp thêm một lát bánh mì và đưa cho Vi.Cô lắc đầu:- Cám ơn ông, tôi không đói thật mà.Chẳng ép thêm, Huy để miếng báh mì xuống bàn tiếp tục làm thêm một phần y như vậy nữa.Vừa làm anh vừa nói:- Tôi dám... cá rằng cô đói. Từ sáng tới giờ giặt ngần ấy thứ, làm sao no được.Lừ mắt nhìn Vi, anh nghiêm giọng:- Vả lại phần bánh mì... chuột gặm của cô vẫn còn nguyên đây mà. Cô no tự ái đó thôi. Làm việc nhiều thì phải ăn nhiều chứ.Anh đưa cho Vi miếng bánh vừa làm xong, cô miễn cưỡng cầm lấy nhơi nhơi từng chút, trong khi Huy cắn mạnh bạo nhai thỏai mái thật ngon lành.Với tay khui lon bia. Huy cau mày:- Chà! chắc chắn cô sẽ nói:" tôi không biết uống bia". Đợi một chút nhé Trong tủ lạnh còn nước ngot..Huy săng sái bước vào trong và trở ra với hai lon coca. Anh khui rồi đưa cho Vi, giọng thân mật hơn lúc nãy:- Uống đi! để lâu sẽ hết lạnh đó.Đón lấy lon nước, Vi cố cẩn thận không chạm phải tay Huy Anh nhìn cô ngượng ngập uống một ngụm và mỉm cười hài lòng:-Cứ tự nhiên đi, ăn uống mà giữ kẽ quá sẽ mất ngon!Vi chớp mắt:- chắc giám đốc thường ăn như vậy vào những ngày chúa nhật?- Làm gì có Thật ra thì hôm nay tôi... Ôi mà thôi cứ nghĩ hôm nay chúng ta có lộc ăn là được rồi. À! tại sao cô phải vào đây ngày Chúa nhật? Không lẽ vì ba tấm màn này?Vi gật đầu:- Dạ đúng là vì nó. Chị Cầm nói rằng sáng thứ hai phải treo màn lên, mà hôm qua tôi làm không hết việc.- Chậc! Sao lại quan trọng hoá mọi việc như vậy. Suốt tuần mỏi mệt, chỉ có ngày Chúa nhật thảnh thơi mà phải... Giọng Vi có vẻ cam phận:- Tôi cũng quen cực rồi, cực thêm một chút nữa đâu có sao.Huy nhìn cô dò xét:- Tôi nghĩ cô em không phải người quen vất vả, nặng nhọc. Cô học tới dâu rôi?Vi nhíu mày, chẳng lẽ ông ta không biết Hoa học tới đâu sao? Cô nhỏ nhẹ:- Trong hồ sơ xin việc của tôi có nộp đủ mọi thứ, cả bản sao bằng tốt nghiệp phổ thông như yêu cầu.Huy cười gượng.Anh đã tìm nhưng không thấy hồ sơ xin việc của hai nânh viên mới vào. Rõ ràng là Cầm không hề đưa cho anh như cô ta đà nói. Tại sao vậy nhỉ?Huy lãng sang vấn đề khác:-À quên, cô đang học điện toán văn phòng mà!- Dạ!-Tôi rất thích những người ham học. Bản thân tôi cũng đang học thêm ban đêm đó chớ.Vi ngần ngừ một chút rồi nói:- Dạ... tôi có nghe Hoa nói.Mặt Huy ngớ ra, giọng anh sửng sốt:- Ủa! Vi là bạn của Hoa sao? Tôi cứ tưởng bạn nó là Tường Vi đang bán ở quầy giới thiệu sản phẩm cơ chớ. Sao lại có sự lẫn lộn kỳ cục vậy kìa, lẽ ra cô phải ngồi ở quầy mà!Vi im lặng xoay xoay lon coca trong taỵ.Nếu thật tình Huy không biết cô là bạn Hoa, thì sự nhầm lẫn này do Cầm xếp đặt mà thôi.Huy bứt rứt ra mặt:- Ấy chà!Tại tôi không trực tiếp gặp cô nên mới có cơ sự thay ngôi đổi vị này. Nhưng vì đâu cô không hé môi hỏi tôi một lời chớ. Cô có gặp Hoa chưa?Vi lặng lẽ gật đầu. Lòng cô chợt xao động khi chạm phải ánh mắt lo lắng của Huy Có lẽ cô đã trách lầm anh rồi.Huy tỏ vẻ ngạc nhiên:- Sao tôi không hề nghe con bé nói gì hết vậy kìa? Thường, có việc gì trái ý là nó la làng la xóm chớ đâu để ai yên như vậy.Vi nói ngay:- Hoa vẫn tưởng tôi ngồi quầy như giám đốc đã hứa. Tôi không muốn Hoa bận tâm tới tôi nhiều quá. Vì dù không được việc theo mình tưởng, tôi vẫn có việc làm kia mà.- Không nói với Hoa, Vi vẫn có thể gặp riêng tôi. Tại sao thấy tôi, cò cưa lần lần... Mặt Vi đỏ bừng lên, cô lúng túng giải thích:- Tôi ngại lắm. Biết đâu giám đốc sẽ mắng cho một trận, rồi... rồi cho tôi nghỉ việc luôn thì chết.Huy cũng bối rối. Khi chợt hiểu ra lý do làm Vi ngại gặp mình. Dầu sao cô ta cũng là con gái mới ra đời, xấu hổ là phải rồi, lẩn tránh mình là phải rồi,và biết đi trong suy nghĩ của Vi mình là một giam đốc nuốt lời hứa. Chắc là cô ta nghĩ vậy thôi, nếu không Vi sẽ không nói những lời vừa rồi đâu.Giọng Huy đanh lại:-Tôi sẽ hỏi Cầm cho ra việc này. Cô ấy đâu thể lộn hy hữu như vậy được. Hình như là... Huy bóp lon bia trong tay.Anh không muốn Vân Vi biết mình đang nghĩ gì, nhưng rõ ràng Cầm cố ý qua mặt anh trong việc phân Vân Vi làm tạp vụ, Cầm chưa hề giao hồ sơ xin việc lại cho anh, vì anh không giữ những hồ sơ đó làm gì. Cô ta làm thế, có thể vì Tường Vi làm bà con gì đó của Cầm. Nhưng dù Tường Vi có là gì đi nữa, Cầm vẫn không được quyền lộng hành như vậy.Dằn cơn nóng giận xuống bằng một ngụm bia, Huy ấm ức nghĩ tiếp... Nếu Vi không là bạn của Hoa, nếu tự nhiên anh không có cảm tình... à không phải, nếu tự nhiên anh không lưu ý quan tâm tới nhân viên của mình, thì anh làm sao biết được mình bị lừa. Đúng là anh sơ xuất, tin người, anh chủ quan khi nghĩ rằng Cầm yêu anh và trung thành với anh. Té ra cô ta lợi dụng lòng tin của anh. Nhìn Vi với đôi mắt của người ta cho mình có lỗi, Huy nói với giọng chắc nịch:- Bắt đầu ngày mai, em sẽ không làm tạp vụ nữa. Còn bây giờ cứ vui cái đã.Lòng Vi dịu hẳn xuống khi nghe Huy gọi mình là "em". Không phải là người thủ đoạn, quen tính toán hơn thua, lợi hai,nhưng không hiểu sao trong tâm Vi lại loé lên một suy nghĩ... mình có thể lợi dụng ông ta được không? Giọng Huy trầm ấm vang lên cắt ngang điều cô đang nghĩ ngợi:- Em vừa lòng chưa? Tôi không muốn mang tiếng hứa cuội với con bé Hoa đâu.Vi cười để lộ các đồng điếu nhỏ xíu trên má:-Cám ơn giám đốc, nhưng mà... - Nhưng mà cái gì?- Dạ... ai sẽ làm thế công việc của em. Chưa tìm ra người dọn dẹp, văn phòng, xí nghiệp dơ làm sao chịu đươc... Với lại..Nhíu mày lại, Huy hỏi:- Sao nữa đây cô bé?- Với lại... em sẽ làm gì khi xí nghiệp không thiếu người, em thì không có chuyên môn nào hết. Ở đây chỉ cần tạp vụ thôi. Lúc tới nhận việc, chị Cầm đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần điều đó. Bây giờ tự nhiên giám đốc ra lệnh biểu em ngưng việc cũ đột ngột như vậy, chị Cầm sẽ giận... giám đốc đó. Em thấy ngại khi vì em mà hai người không được vui.-Chậc, lo làm gì chuyện người khác. Nếu được,em ráng tiếp tục công việc này ít lâu. Tôi sẽ tìm người làm tạp vụ mới.-Cám ơn giám đốc, nhưng em sẽ làm việc gì sau đó?Đưa Vi một chiếc nem đã bóc vỏ, Huy nói:- Đừng nôn nóng, sẽ có việc cho em mà. Bây giờ ăn cái đã, nghĩ tới công việc làm chi cho khổ.Lần này Vi không từ chối, cô cầm chiếc nem cắn một miếng ngon lành. Vi có chủ quan không,khi nghĩ ông giám đốc có đôi mắt đa tình này để ý tới mình? Trước đây Vi nhớ Hoa đã vui miệng kể rằng đàn ông nhà nó rất đào hoa, mà đào hoa nhất là ông anh hiện đang làm chủ một cơ sở sản xuất xe đạp. Hoa kể rằng anh nó bồ bịch lung tung, thay nhân tình như thay... dây thắng xe đạp. Hôm ấy Vi và mấy đứa bạn ngớ mặt ra vì không hiểu ý sự so sánh... bí hiểm trên. Hoa cười hì hì giải thích rằng:-Anh tao là vận động viên cấp quốc tế về đua xe đạp. Anh chỉ thả dốc thẳng tới tim của các cô gái đẹp, trên đường thả dốc dĩ nhiên phải rà thắng, nên thắng mau đứt dây, mòn gôm là phải rồi. Anh đẹp trai, lại nghệ sĩ nữa, bảo sao con gái không thi nhau làm... đích cho anh lao tới. Anh làm thơ nhiều lắm chắc mỗi bài thơ tặng một bà... Bỗng dưng Vi tủm tỉm cười khi nhớ gương mặt lém lỉnh của nhỏ Hoa,cô không ngờ Huy đang ngắm mình nên giật mình khi nghe anh hỏi:- Này cô bé, cười gì vậy?- Dạ, dâu có.Dứt lời cô vội vã cắn thêm một miếng nem nữa, cắn phải hạt tiêu, Vi xúyt xoa làm Huy kêu lên thích thú:- Nói dối nên trời phạt đấy cô nhỏ ạ.Đến hồi thấy mặt cô đỏ ửng, mắt rưng rưng, anh mới nhướn mày tỏ vẻ quan tâm:- Cay lắm hả? Uống nước vào đi sẽ bớt ngay.Anh với lấy lon Coca trên bàn đưa sát miệng Vi và cho cô uống. Không hiểu vì tiêu cay, hay vì cử chỉ thân mật của Huy mà mặt cô nóng rát, trong khi Huy tỏ vẻ thích thú vô cùng. Chuông điện thoại vang lên rộn rã nhưng anh vẫn lờ như không nghe. Cô lí nhí:-Thưa giám đốc, có điện thoại.- Kệ nó, mà em đã hết cay chưa?- Dạ... đỡ rồi. Giám đốc nghe diện đi.Mặt Huy bỗng sa sầm xuống:- Mặc kệ nó. Phiền quá! Lúc này tôi không muốn ai phá hết. Tôi một mình ở nơi làm việc vào ngày nghỉ là để trốn sự quấy rầy kia mà. Hừ! Thật là chán!Ở đâu cũng không yên thân.Vi vụt đứng dậy:-Xin lỗi! Em đã làm phiền ông nãy giờ.- Ồ không phải, tôi không phải nói em.- Nhưng em còn nhiều việc chưa làm.Em phải làm cho xong.Giọng Huy bỗng lạnh tanh:-Thôi được, cô muốn làm gì thì làm.Rồi coi như không có Vi ngồi đó, anh khui một lon bia nữa. Tiếng bật nắp khô khan của lon bia nhắc cho Vi biết cô thừa khi ngồi tiếp. Vi Rụt rè:- Xin phép ông, em ra ngoài.Huy làm thinh. Anh ngửa mặt uống một hơi, không buồn ừ hử đáp lời Vi. Cô ngở ngàng bước đi và nhận ra cảm giác cay xé vẫn còn đầy ứ trong mồm. Quả là xấu hổ khi vừa rồi cô sống với ảo tưởng,với giấc mơ cô sẽ biến thành hoa hồng. Trước đây Vi thường ấm ức nghĩ, và không hiểu sao mẹ lại đồng ý yêu thương ba dù bà biết ông đã có vợ con. Bây giờ tô tự giải đáp... Có lẽ vì ba cô ngọt ngào, khéo săn đón, chiều chuộng nên mẹ xiêu lòng. Cũng như Vi vừa rồi đó thôi. Huy mới tử tế với cô một tý ty, Vi đã bay bỗng cùng ý nghĩ sẽ trả thù Cầm rồi.Thật là buồn cười cho kẻ giàu tưởng tượng như cô.Vi bới tóc lại cho gọn,rồi trùm chiếc khăn lên đầu trước khi đội thêm nón lá. Cô cầm chổi quét trần nhà dài bằng hai tay để quét mạng nhện. Ở đây cách phòng giám đốc hơi xa nhưng Vi vẫn nghe chuông điện thoại reo liên hồi... ... Ông ta nhất định không nghe. Điều này chắc chắn không phải của khách hàng. Vì Huy thường nói " Khách hàng là thượng đế", ông ta đâu dám để thượng đế chờ như vậy. Nhưng mắc mớ gì Vi lại tò mò thắc mắc việc người khác chớ. Hãy cho đầu óc thảnh thơi để nhét ba mớ tài liệu điện toán vào thì thực tế hơn.Quét xong dãy hành lang dài, Vi mỏi rụng rời cả hai tay. Vừa dựa vô vách thở phào nhẹ nhõm, Vi đã giật mình thấy một cô gái từ sân xăm xăm đi vào. Chưa kịp hỏi han gì, cô ta đã đứng trước mặt Vi. Nhìn Vi với cái nhìn khinh khỉnh, cô gái hất hàm:- Anh Huy đâu?Vi khó chịu, cô sẵng giọng:- Trong phòng giám đốc.Cô gái liếc cô bằng nừa con mắt mí lót rồi nện gót giày thật mạnh đi một mạch tới phòng Huy. Cô ta vừa khuất dạng,Vi đã nghe cái giọng dễ ghét ấy vang lên:-Anh ở đây mà em gọi điện ba lần bảy lượt anh vẫn làm thinh.Giận em dữ vậy sao?Vẫn không có tiếng Huy trả lời, trả vốn gì hết, Vi tò mò muốn biết Huy nói sao nhưng anh vẫn làm thinh, mặc cho cô gái năn nỉ:- Anh đừng giả say nữa. Sáng nay không đi picnic được em cũng buồn lắm chớ bộ. Tại sao lại giận em? Tuần sau em sẽ đền anh gấp đôi.Vi giật nẩy mình vì tiếng lon nước ngọt vứt mạnh vào tường nghe chát chúa. Cô chưa kịp hoàn hồn đã nghe giọng Huy nạt:- Đi về!Cô tưởng chỉ với cô,tôi mới có một buổi picnic ngọt ngào êm ái sao? Cô lầm rồi, thử nhìn xem,trong phòng này tôi vẫn ngọt ngào đắm say ấy chớ. Tôi vẫn có được một cô nàng dễ yêu ở kế bên,cần gì phải đợi chờ. Đi về đi và nhớ đừng tìm tôi nữa.- Anh Huy, nghe em nói nè. Sáng nay ba em bịnh, em đâu bỏ ba đến với anh được.Huy cười thật to:-Ha ha! đủ rồi, đừng đóng kịch nữa. Dù cô có tài diễn xuất lắm.Chẳng may sáng nay tôi lại gặp ông bố bệnh hoạn của cô, ông ấy cho tôi biết cô mệt trong người. Thật bỉ ổi! Cút ngay đi! cút! đúng là cha nào con nấy. Đi chơi với tôi, tôi bao sòng phẳng,nhưng cô vẫn tham lam dành thời gian cho những gã đàn ông khác xong rồi mới tới đây. Cút ngay đi,từ giờ trở đi đừng gặp tôi nữa.Vi hoảng kinh hồn vía nép sát người vào tường khi thấy Huy lôi xệch cô gái ra cửa. Mặt anh đỏ bừng trông dễ sợ,cô gái cũng chẳng vừa gì, cô ta đấm thình thịch vào ngực anh, miệng tru tréo:- Đồ vũ phu. Đồ khốn nạn. Anh không thể bỏ rơi tôi dề dàng như vậy đâu.Mặc cho cô ta dặm chân, quơ tay, Huy vào phòng đóng cửa lại cái rầm. Cô gái hầm hầm quay đi một nước sau khi xổ một tràng những lời hết ý. Vi bàng hoàng. Trời đất ạ! Không ngờ giám đốc của mình khủng khiếp đến thế. Cô quét vội quét vàng ba mớ bụi bặm từ trần rời xuống, đầu óc lộn xộn với những gì mình đã thấy và đã trải qua.Thì ra ông ta bị bồ cho leo cây, nên bao nhiêu đồ hộp thịt nguội đem dọn ra một bàn hả hê Mình bị xui lây khi ông ta... vớ được... Hừ! Dúng là xui chớ không hên như nãy giờ mình vẫn tưởng.Ông ta xem mình như vay thế cô bồ của ông ta.Thật là tồi tệ. Thật là... là... Tự dưng Vi thấy nghẹn ở ngực,cô bải hoải rã rời khi nghĩ mình bị xem thường, bị lợi dụng để giải sầu. Dẫu ông ta không làm gì Vi, nhưng cô vẫn cảm thấy bị xúc phạm.Nghĩ sâu xa làm gì cơ chứ. Cô chỉ là một nhân viên quèn, nghèo khổ, xấu xí,ông ta có màng gì tới cô Sao lại lắm tự ái thế kia Chỉ nên sợ rằng, lời ông ta hứa sẽ đổi việc khác cho cô, mãi là một lời hứa lúc ông ta bốc đồng thôi.Vân Vi về đến nhà thì trời đã nhá nhem. Cô mệt mỏi gượng cười với mẹ rồi nằm phịch xuống chiếc giường sắt cá nhân. Bây giờ Vi mới thấy người ê ẩm, tay rã rời.Bà Túy lo lắng:- Con làm sao vậy Vi?Lăn một vòng vào sát vách, cô nói như rên:- Đừ quá mẹ ơi!Bà Túy ca cẩm:- Mẹ đã bảo đừng làm ráng, con đâu thèm nghe. Ích lợi gì chớ, đến lúc đau ốm cũng chỉ mình chịu. Ứ hự! Ngoài giờ mà không trả thêm tiền, đúng là bóc lột... Vi vội ngắt lời mẹ:- Tại con muốn làm xong việc cho rồi, chớ người ta có yêu cầu đâu mà trả tiền ngoài giờ, vả lại xí nghiệp này cũng không lớn, đòi hỏi làm gì, mình phải chịu cực lúc đầu mẹ à.Ngoài miệng nói thế, nhưng Vi ngao ngán tận cùng khi nghĩ tới ngày mai, ngày kia với công việc tẻ ngắt nhưng nhọc nhằn và chẳng hảnh diện gì nếu lỡ ai hỏi tới.Thở dài một tiếng, bà Túy bước xuống bếp, rồi như sực nhớ ra, bà dừng lại ở ngưỡng cửa:- À, hồi nãy Hoa có ghé, nghe nói con đi làm nó ngạc nhiên lắm.Vi hơi nhỏm dậy:- Nó có hỏi han gì thêm, hay nói ghé làm gì không mẹ?- Nó bảo buồn buồn ghé rủ con đi ăn kem, rồi về ngay. Hình như có ai đi chung nhưng đứng chờ con bé ở đầu ngõ thì phải.Chẳng lẽ Hoa đi với Phan? Có thể lắm chứ. Và anh ta khinh bỉ không muốn đặt chân vào ngôi nhà này.Vi nhếch môi. Hừ! Như vậy cũng tốt khỏi ai phải khó chịu hết. Nhất là mẹ, bà sẽ không khổ sở, bối rối trước mặt Phan vì bà đâu quen đóng kịch. Còn Vi cô có quen có thích đóng kịch không, mà hôm nay cô đã vội ngọt ngày diễn vai đào thương, vâng dạ, xưng em với giám đốc Huy vậy, để cuối cùng người diễn xuất sắc chả phải cô mà chính là Huy. Ông ta có đánh giá Vi cao như cô tưởng đâu. Cô chỉ là một vai thế mạng cho bà bồ dữ như chằn của ông ta thôi. Thật xấu hổ.Nhăn mặt lại, ôm chiếc gối ôm vào lòng, Vi nhớ tới thái độ dửng dưng của Huy khi cô đem màn vào treo ở phòng giám đốc mà ấm ức. Anh ta làm như không trông thấy cô, cứ nằm ỳ trên phô-tơi nghe nhạc, mãi đến khi Vi leo lên ghế với sợi dây kẽm trên cao rồi trượt chân té nhào, Huy mới nhỏm dậy. Ném cho Vi một cái nhìn bực dọc, anh ta nằm xuống ngay mặc cho Vi vừa đau, vừa sợ bị mắng vì đã dám... té làm giám đốc mất hứng thú khi đang nghe "Những tình khúc bất tử ".Cô vẫn chưa hiểu gì về cuộc đời này đâu, đừng vội vàng ham tiến thân, để trả thù những người cô căm ghét. Coi chừng thiệt về phần mình đó.Uể oải bước xuống bếp Vi hỏi bà Túy:- Thanh đâu hả mẹ?- Con đi một chút là đến nó đi. Tới giờ vẫn chưa thấy về.- Sao mẹ không hỏi coi nó đi đâu?Bà Túy chép miệng:- Chậc! Chắc cũng đi theo ba cái thằng đua xe. Nó ham gì mà ham dữ vậy. Thấy mà tội. Phải ba con đừng chết, chắc chắn nó đã có cái xe cuộc loại tốt rồi. Chớ xe như của nó hiện giờ, chạy lại ai mà đua với đòi cho khổ thân.Giọng Vi lạnh tanh:- Mẹ không rầy thì thôi, lại còn tội nghiệp. Nó phải thực tế chớ, là đàn ông trong nhà này như vô tích sự. Học chả lo học, làm chẳng chịu làm, chỉ ăn rồi đi lo chuyện bao đồng là giỏi. Muốn chiếc xe cuộc cho ngon lành, sao không nghĩ tới việc chịu khó kiếm tiền rồi dành dụm sắm xe, mà cứ nằm tưởng tượng ngày nào đó có ông tiên, ông bụt đem tặng. Con chán lắm rồi, nếu mẹ cứ tiếp tục nuông chiều nó, con sẽ dũa nó một trận rồi tới đâu thì tới.Bà Túy có vẽ dỗi:- Con chưa nuôi em ngày nào, sao đã rầy rà đủ thứ. Nó mê thành cua -rơ, nhưng khổ nỗi nhà nghèo quá, con không hiểu tâm trạng của thằng Thanh bằng mẹ đâu. Kệ nó, cứ cho nó lo chuyện bao đồng cho đỡ buồn, mẹ còn khỏe mạnh ngày nào cứ để nó vui ngày ấy, không cần con lo lắng góp ý ra vào gì hết. Mẹ chịu cực quen hơn em con.Vi phân bua:- Khổ quá! Mẹ không hiểu ý con. Ai không có sở thích, đam mê, ước vọng, nhưng viển vông như thằng Thanh thật đáng trách, nó không biết nghĩ tới người khác, nhưng ít ra phải nghĩ tới mẹ... Bà Túy nạt ngang:- Thôi đủ rồi! Con khỏi phải lên lớp mẹ. Hừ! Mang tiếng là đi làm việc, nhưng con đã nuôi mẹ ngày nào chưa, hay tiền lương lắp hết qua tiền học phí? Mỗi đứa có một đường đi riêng. Mẹ tin thằng Thanh có khả năng riêng cũng như tin con, đừng bao giờ cằn nhằn với mẹ chuyện này nữa.Nhìn mẹ cầm chiếc khăn lau chén đi lên đi xuống trong bếp, Vi biết bà đang bực bội ghê lắm. Cô làm thinh bới hai chén cơm để lên bàn, cố dịu dàng, cô bảo:- Con mời mẹ ăn cơm.- Ăn trước đi, mẹ chờ thằng Thanh.Nói dứt lời, bà Túy bỏ đi lên nhà trên. Vi rơm rớm nước mắt. Cô không hề ganh tỵ với Thanh, nhưng mẹ cô quả là bất công khi luôn luôn giữ quan niệm "trọng nam khinh nữ", ở thời buổi sắp bước vào năm hai ngàn này. Từ hồi còn bé, Vi đã nhận ra rằng mẹ luôn yêu thương Thanh Vi hơn mình nhiều. Tình yêu thương của bà đôi khi mù quáng đến mức việc làm nào của Thanh Vi cũng coi là đúng, là hay. Khi ba cô còn sống, ông cũng vì bà nên cưng chiều Thanh vô cùng. Kế bên Thanh Vi, Vân Vi chỉ là chiếc bóng lu mờ, đơn giản vì cô là con gái. Dưới mắt mẹ, có thể là cả với ba, cô là đứa con không mong mà có, Vi là kết quả đầu tiên của một mối tình vụng trộn, vì sự có mặt của cô, hai người phải ràng buộc với nhau trong khốn khổ. Trái lại Thanh Vi là sự mong đợi của mẹ cô. Bà từng mong có nó để ba cô không bỏ rơi bà để ông phải mua nhà cho ba mẹ con ở rồi phụ cấp tiền bạc hàng tháng. Đã có một thời rất dài, Vi sống nhàn hạ và tương đối đầy đủ về vật chất. Phải chi mẹ là người biết tiện tặn, biết lo xa thì khi ba đột ngột qua đời, hoài cảnh gia đình đâu đến nỗi như bây giờ.Nuốt nghẹn xuống, Vi lùa vội miếng cơm vừa khô vừa nhạt vào miệng. Vi không muốn nhưng không hiểu sao lúc này cô lại nhớ rằng phần thức ăn ngon và nhiều bao giờ mẹ cũng dành cho Thanh Vi. Đã bao nhiêu lần Vi tự an ủi mình khi ngồi nhai cơm rằng: Thanh là con trai, đang tuổi lớn, nó cần ăn nhiều hơn cô, nghĩ như thế Vi mới không phải thêm một lần khổ sở, tủi thân cho rằng mẹ bất công.Mà thật sự mẹ có bất công không? Bổng dưng Vi nhếch môi cay đắng. Cô không đòi tiền mẹ trong chi tiêu như Thanh Vi nhưng cô cũng chưa nuôi mẹ ngày nào kể từ khi cô đi làm. Toàn bộ tiền lương Vi lắp vào tiền học tin học quản lý và Anh văn ở các trung tâm ban đêm. Vi vẫn sống nhờ vào tiền công mẹ cô hàng ngày còng lưng giữ trẻ tại nhà suốt mấy tháng trời nay. Vi không hơn thằng Thanh nhiều lắm đâu để có thể lên mặt mắng mỏ nó.Đã có lần mẹ bảo rằng Vi luôn luôn đòi hỏi quá cao ở người khác. Chắc Vi đã đòi hỏi cao khi nghĩ Thanh là một người đàn ông thực sự với trách nhiệm gia đình nặng trên hai vai, trong khi em cô vẫn là thằng con trai mới lớn ham chơi, mê ngủ không nghĩ tới bổn phận, nhiệm vụ gì gì như cô gán ghép cho nó hết.Đậy lồng bàn lại, Vi đem chén xuống bỏ vào thau, đang lui cui rửa miệng, cô đã nghe mẹ gọi:- Vi à! Hoa tìm kìa.- Con ra ngay.Nhìn mình trong gương, Vi chải sơ lại mái tóc rồi bước lên trên nhà. Hoa đón Vi bằng gương mặt tươi rói:- Chúa nhật tới tìm cũng không có nhà, làm việc như mày bảo sao anh tao chả tiếc lời ca tụng.- Ca tụng à! Mày dùng từ sao nghe ghê gớm quá. Tao có đáng gì để ông anh giám đốc của mày nói như vậy.Hoa nheo mắt:- Mày muốn ổng phải nói hơn như vậy chớ gì? Được rồi. Tao sẽ điện thoại yêu cầu ổng ga lăng hết mình với mày. Chịu chưa?Vi gượng cười:- Thôi đừng đùa nữa. Tao mất chỗ làm thì chết.Nhìn ra sân, Vi lảng sang chuyện khác:- Từ chiều tới giờ mày đi đâu? Khai thật đi. Tao đoán chắc mày không đi một mình.Nhún vai đầy kiêu hãnh. Hoa nói:- Chúa nhật đẹp trời như vầy mà phải đi dạo phố một mình, thà tao ở nhà còn hơn.- Vậy hắn ta đâu rồi?- Trong quán caphe đầu đường.Vi buột miệng:- Phan phải không?Nhân nha chẳng vội trả lời, Hoa bắt bí:- Sao mày lại nghĩ là Phan?- À... Tại anh ta đang là đối tượng chánh của mày.Nhìn thẳng vào mắt Vi, Hoa cười cười:- Chỉ đơn giản vậy thôi sao?Vi trừng mắt nhìn trả, cô đáp cộc lốc:- Ừ!Thấy Vi có vẻ bực mình, Hoa tủm tỉm:- Làm gì căng thẳng dữ vậy? Đừng sùng ông Huy bắt đi làm ngày chúa nhật rồi chém qua tao đấy nhé.- Tao đâu vô ơn bạc nghĩa như vậy. Nhưng Hoa nè, mày để ông Phan ngồi chờ ngoài quán, có kỳ không?- Tại ảnh không chịu vô đây, chớ có phải tại tao bắt đâu mà kỳ.Vi nhăn nhó:- Dắt anh ta theo cho rộn chuyện. Biết có người chờ, chẳng cách chi ngồi chơi lâu được. Mà tại sao mày tìm tao những hai lần. Việc gì vậy?- Có người nhiệt tình muốn mời bằng được mày đi ăn kem đấy.Ngờ vực trước lời nói đột ngột của Hoa, Vi dè dặt hỏi:- Ai chớ!- Nếu tao nói người đó là anh Phan, mày nghĩ sao?Vi không trả lời, cô hơi ngả người ra ghế. Anh ta định dở trò gì đây? Vi bình tĩnh nói:- Mày lại đùa. Tao không tin tự nhiên mình có lộc ăn bất tử như vầy.Hoa cười gượng gạo:- Vậy mà có đó! Đi với tao đi.Vi lắc đầu nhanh chưa từng thấy:- Không được! Mới về tới nhà lại đi nữa, mẹ tao bả mắng tắt bếp.Hoa tỏ vẻ sốt sắng:- Để tao xin bác cho..- Thôi đừng... Thật ra tao mệt nên không muốn đi. Bây giờ tao chỉ thèm ngủ thôi.Thấy Vi vươn vai lười biếng, Hoa giận dỗi:- Để tao về cho mày ngủ. Mới hơn 6 giờ chiều thôi. không khéo mày ngủ sớm hơn gà. Nhưng tao sẽ nói sao với Phan đây?Vi nhún vai:- Cứ nói là tao vẫn chưa về.Trợn mắt lên Hoa nói:- Đi làm từ sáng đến tận giờ này mà chưa về? Ai mà tin điều đó chứ!Nhìn nét mặt vì quá yêu nên đâm khờ khạo của Hoa, Vi kêu lên:- Khổ quá! Chưa về nhà đâu phải nghĩa là còn làm trong xí nghiệp. Tao vẫn có thể chạy chơi rông dài đâu đó chớ! Hoa ơi! Tao thấy mày lậm anh ta quá rồi.Hoa nói như muốn khóc:- Nhưng Phan không để ý tới tao, ảnh chỉ muốn hỏi thăm về mày, quan tâm mày thôi, ảnh yêu mày dù mới gặp một lần.Vi nạt ngang:- Nói tầm bậy! không đời nào có chuyện đó đâu. không đời nào. Người ta vẫn thích hỏi thăm, tìm hiểu về người mình ghét. Phan ghét tao thì đúng hơn.- Ghét mày, tại sao lại nhiệt tình với mày dữ vậy? Tao không tin. không thể tin.Vi tức tối mím môi lại để khỏi phải cãi tay đôi với Hoa. Cô biết tính Hoa xốc nổi, bồng bột và cũng cực đoan cố chấp. Lúc này những tính xấu của con bé đang cuồn cuộn trào dâng, không khéo nó có thể hét to lên những gì đang dằn vặt nó thì khổ.Vi nhỏ nhẹ xoa dịu bạn:- Nếu lập một bản so sáng thì về tất cả mọi mặt: Tài, sắc, tiền, danh vọng, địa vị, tao đều không có gì để so với mày. Làm sao Phan để ý tới tao được. Anh ta hỏi han, thậm chí nhờ mày mời tao đi ăn kem chẳng qua để thử lòng mày đó thôi. Còn ví dụ ở mức xấu nhất là Phan để ý tao thật, thì anh ta thiếu gì cách, làm gì phải chọn cách nhờ mày làm sứ giả thiện chí chớ.Thấy Hoa làm thinh, Vi vỗ vai cô:- Sao! Tao nói đúng không?Giọng Hoa yếu xìu:- Tao đang rối đây, nên chẳng biết phải Phan muốn thử tao như mày nói không.- Dám bảo đảm anh Phan của mày rất ghét, thậm chí không đội trời chung với tao, mày đừng lo chuyện vớ vẩn ấy nữa. Tối nay đi chơi thật vui nghe. Nhớ ăn dùm ly kem phần tao.Hoa ngần ngừ rồi đứng dậy:- Mày chào bác gái dùm tao nhe Vi.- Ờ được mà! Vui nhe! Tao tắm xong là ngủ một giấc ngay.- Vậy thì chúc mày ngủ ngon.- Ôi, khỏi chúc, tao bao giờ cũng ngủ ngon.Nhìn Hoa ngồi trên chiếc Dream chạy nhẹ nhàng ra khỏi ngõ, Vi thấy hận Phan vô cùng. Anh ta thật tồi khi muốn phá vỡ tình bạn giữa cô và Hoa bằng những lời nói lấp lững, lời nói ấy đã làm Hoa đau đớn vì hiểu lầm. Vi làm sao có thể giải thích được, vì cô không muốn Hoa biết mình là con ngoài giá thú, rằng mẹ mình là vợ bé của người ta... Chắc Phan hiểu như vậy, nên cố tình phá cô. Phan quả là tồi và nham hiểm hơn Cầm nhiều. Anh ta có nhiều nét rất giống ba nhưng lòng dạ, tính tình anh ta khác ba hoàn toàn.Vi cố xua khỏi hồn mình hình ảnh Phan cùng nụ cuòi ngạo nghễ, khinh mạn của anh, cô muốn nghĩ tới ba thôi. Nhưng khổ sao với cô lúc này, ông chỉ là một bóng mờ không rõ nét mà Vi chẳng thể hình dung ra được. Ba cô chết chưa đầy năm kia mà, sao cô lại nghĩ rằng mình không hình dung được ông? Chẳng qua tại Vi còn mang trong lòng chút gì như oán trách ba nên nói vậy đó thôi. Trước đây Vi luôn nghĩ hoàn cảnh của ông chật vật về kinh tế, nên cô chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì ngoài tình thương ông dành cho mẹ con cô. Đến khi đứng trước ngôi biệt thự to lớn, sang trọng của ông, vào phòng khách, rồi tới tận phòng ngũ đầy tiện nghi của "gia đình ông", Vi mới cảm thấy chới với, hụt hẫng vì thật sự đâu như cô nghĩ.Thì ra mỗi chiều thứ 7, chúa nhật ông đến thăm mẹ con Vi trong một xóm lao động nghèo, trên chiếc xe Honda 67 cũ kỹ già nua, là ông đóng kịch đó thôi. Còn ở gia đình kia, ông đi toàn bằng xe du lịch đời mới, với kẻ hầu, người hạ đầy đủ. Ông dư sức lo cho mẹ con Vi gấp mười lần so với những gì ông đã lo. Nhưng ba không làm thế. Tại sao vậy? Mẹ cô đã biện hộ cho ba giải thích lý do với cô nhiều lần nhưng Vi đều không thấy thỏa đáng. Cô muốn được nghe ba mình trả lời, nhưng đòi hỏi ấy thật vô vọng. Ba đã chết rồi, đến bây giờ Vi cũng không biết được mộ phần hay xương cốt của ông nằm nơi đâu để viếng thăm cúng bái. Gia đình họ ác lắm, họ muốn cô không có được ba, dù ông chỉ còn là một nấm mồ hay một hủ cốt.- Chị hai!- Á! Đồ quỉ! Làm chị hết hồn. Em đi đâu dữ vậy? Mẹ chờ từ chiều đến giờ.Thanh ngồi phịch xuống ghế, mắt lộ vẻ lo lắng lẫn xúc động:- Chị biết em vừa gặp ai không?-... - Thằng khốn nạn! Phải hồi nảy em đi xế nổ, em đã chơi đẹp nó một cú rồi. Nó mò vào tận đây để làm gì? Muốn kiếm chuyện hả? Em sẳn sàng đập nó phun máu đầu, rồi tới đâu thì tới.Liếc mắt vào nhà bếp, Vi nhỏ nhẹ:- Đừng la lớn được không? Ăn nói lúc nào cũng hùng hổ, mẹ nghe được có hay ho gì đâu... Em gặp ông Phan phải không?Thanh gật đầu, giọng tức tối:- Thằng... chớ ông giống gì? Chị lên chức cho nó hồi nào vậy? Bộ chị quên chính nó để thẹo trên đầu em sao?- Chị vẫn nhớ, vẫn thù, vẫn hận, nhưng đâu phải vì vậy mà phải bẩn miệng gọi thằng này thằng nọ với anh em nhà họ.Thanh cười gằn:- Đúng là đàn bà. Chị khác em xa quá. Nói thật, nơi nào có em là không có bọn chó đó. Máu em đã đổ ra lúc ba vừa nhắm mắt, tình nghĩa gì, ruột thịt gì với chúng cơ chớ. Cứ mỗi lần rờ đụng cái thẹo là lòng em sôi lên với chúng, không nên nói tới tình cảm. Máu trả máu, hận trả hận là chắc ăn nhất.Nhìn vẻ hung hăng của Thanh, Vi chợt thấy sợ, dù rất hận mẹ con Cầm và Phan, nhưng cô chưa khi nào nghĩ mình sẽ liều mạng để trả hận như lời Thanh vừa tuyên bố: "Máu trả máu... "Rùng mình vì lo cho đứa em lì lợm, Vi vội vàng khuyên:- Đừng có ngu dại làm bậy nghe chưa. Họ giàu lắm, chưa đụng tới sợi tóc họ, đã cho em vào tù rồi. Khi ấy chỉ khổ thân mẹ với chị thôi.Thanh khoanh tay trước ngực, lên giọng như cụ non:- Nói là nói cho hả thôi. Nó không đụng tới mình, thì mình cũng không chạm tới nó, như từ trước, lúc ba còn sống. Nhưng nó vào đây chi vậy? Rõ ràng từ hẻm nhà mình, nó phóng mô tô ra mà.- Có thể... hắn có bạn bè ở đây.- Vô lý. Xóm này em quen hết ráo, chả ai... chơi với dân mô tô nhà giàu cả. Hừ! Biết đâu thằng Phan dò la chỗ mình ở, để sau đó nó đưa má nó đến quậy mẹ cho hả lòng ghen tuông của bả.- Chị không nghĩ như em. Làm vậy cũng chẳng hay gì cho danh dự họ. Em tưởng tượng xa quá đấy. Muốn hại mình, họ thiếu gì cách.Bĩu môi như đàn bà, Thanh hỏi vặn:- Chị cho rằng họ tốt, họ sẽ để yên cho mình sao?- Không phải... Nhưng mà... em im đi.Bà Túy từ trong bếp chạy lên khi nghe Vi gắt. Bà nghiêm mặt:- Hai đứa bây gây gổ gì vậy hả?Nhìn Vi bằng cái nhìn sắc lẻ, bà có vẻ trách móc:- Mẹ đã nói với con thế nào hả Vi? Sao lại rày rà nó?Vi làm thinh, Thanh vội lên tiếng:- Chị hai có rày rà gì con đâu mẹ. Tụi con đang nói chuyện mà.Bà Túy ngờ vực:- Nói chuyện gì lớn tiếng vậy?- Chuyện đua xe mẹ à.- Lại đua xe. Xe ở đâu mà đua chớ?Thanh cuòi cuòi:- Xe của người ta. Mình chỉ là người xem và kể lại thôi mà mẹ. Con đói rồi, ăn cơm với con đi.Bà Túy càu nhàu:- Đi thì thôi, về tới nhà là đòi ăn.- Nhưng con không đòi ăn, mẹ lại than khổ, than ế cơm, than... - Thôi đừng bẻm mép nữa. Ăn thì ăn cho rồi, không ai chờ để hầu "cậu" mãi đâu.Thanh đứng dậy:- Ăn cơm, chị hai.- Lúc nãy đói quá, chị ăn trước rồi.- A! Vậy em sẽ vét hết nồi cơm.Nghe giọng Thanh huýt sáo một điệu nhạc vui nhộn, Vi khe khẽ lắc đầu. Em cô quả là vô tư. Nó chưa thể nào là một người đàn ông gánh vác việc gia đình như cô hoài vọng đâu.