Hồi 13
BÍ MẬT QUANH PHO DI ĐÀ

Gà đã gáy sáng, vạn vật đều như thức giấc. Ánh triều dương vàng nhạt, từ bên ngoài soi thẳng vào khung cửa sổ của một gian khách sạn nhỏ...
Mùng màn chăn gối trên giường vẫn chưa thu dọn, nhưng người khách trọ đã dậy từ lúc nào rồi.
Người khách ấy đến ngồi trước một chiếc bàn kê sát cửa sổ, trên tay đang cầm một lưỡi đoản đao dài non chín tấc, quan sát rất tỉ mỉ.
Rẻng. Lưỡi đoản đao đã được tuốt ra khỏi võ.
Ồ. Lưỡi đoản đao ấy sao lại chiếu ngời ánh thép, đến hoa cả mắt người nhìn?
Ánh sáng ấy có một màu xanh biếc, chói ngời nơi nơi, trông chẳng khác nào một cành lá non còn dính sương lạnh vào một buổi sáng mùa xuân.
Nếu đưa tay lên búng nhẹ vào lưỡi đao thì liền nghe ngân lên một tiếng kêu trong trẻo như tiếng ngọc tiếng vàng.
Giờ đây, ông khách ấy lại cầm chiếc vỏ cũ kỹ lên xem thật tỉ mỉ, những bông hoa ngoằn ngoèo bên ngoài. Ồ, đấy chẳng phải là bông hoa, mà chính là chữ Việt theo thể cổ tự, nhỏ li ti như những con kiến.
Những dòng chữ ngoằn ngoèo uốn khúc, xem tựa phụng múa rồng bay đó, có lý nào người khách trọ trẻ tuổi ấy có thể xem được hay sao?
Đúng thế. Trong đời nầy, nhất là trong võ lâm, thì người xem thứ cổ tự nầy thật hiếm có. Nhưng, người thiếu niên ấy chẳng ai khác hơn chính là người con trai của Bát Đẩu Thư Sinh, mà cũng chính là người môn đồ kế nghiệp của Bát Chỉ Phi Ma, một bậc kỳ tài hiếm có trong võ lâm ngày nay, văn võ đều song toàn cả, thì thử hỏi chàng không thể xem được những dòng chữ ấy hay sao?
Ngay từ lúc nhỏ, chàng đã có thiên tư đặc biệt, lại được sự giáo dục của gia đình, do đó, trước tiên chàng nhận thức được nét chữ cổ tự kia rất cứng cáp, tài tình. Và sau đó chàng đã lĩnh hội được cả ý nghĩa bên trong dòng chữ ấy.
Thì ra, trong thời vua Hán Minh Đế, có một vị cao tăng tên là Diệm Lôi, võ học hết sức cao tuyệt, trên đời không có ai sánh bằng. Trước khi vị nầy viên tịch, bèn đem tất cả sở học của mình ghi lại thành một pho sách, rồi lấy loài “Hàm Đàm Bích Ngọc” phong cứng lại. Về sau, ông ta lại dùng thần công tuyệt thê” của mình, lấy lục ngọc đúc thành một pho tượng Di Đà, cất dấu trong núi sâu, để chờ đợi người có cái duyên may mắn.
Chính vì Lục Ngọc Di Đà đã trải qua sức nhào nặn phi thường của ông nên nó còn rắn hơn là sắt đá, không có một thứ vũ khí sắc bén nào chém vỡ nó ra được.
Bởi thế, ông lại lấy những phần tinh túy của loài phỉ thúy và hàn tinh, đúc ra một thứ “thiên cổ thần binh”, chuyên dùng để bổ pho Lục Ngọc Di Đà ấy ra.
Gia Cát Ngọc xem qua hết những dòng chữ trong chiếc vỏ đoản đao, thì mới hiểu rõ được sự tương quan giữa pho Lục Ngọc Di Đà và thanh đoản đao phỉ thúy hàn tinh tỷ.
Đến khi chàng lật qua bề trái của chiếc võ đoản đao, thì lại càng hoang mang không hiểu ra sao cả. Vì, tại nơi ấy tựa hồ cũng có mấy dòng chữ nhưng đã bị ai đó dùng một thứ nội gia chân lực xóa mất đi, mà chỉ còn lại một góc dưới phía trái mà thôi. Tại nơi ấy còn thấp thoáng độ mười chữ nhỏ:
“... vung chưởng đánh đứt ba sợi tơ, thì tình duyên được dứt khoát, tùy người... “ Nét chữ ấy trông thực bay bướm xinh đẹp, chắc chắn là nét chữ của một cô gái viết ra. Qua dòng chữ ấy, đã thấy chứa đựng rất nhiều tình ý rắc rối. Nhất là mấy chữ “Đánh đứt ba sợi tơ” hoàn toàn đúng như việc đã xảy ra vào đêm vừa qua, vậy chắc chắn nó có tương quan đến cuộc đời của chàng. Gia Cát Ngọc không khỏi trầm ngâm nghĩ ngợi:
“ Có lý đâu vị tiền bối đang gởi thân vào không môn nầy, lại còn có một đoạn tình sử bi đát hay sao? Những chữ khắc ở phía bên trái vỏ đoản đao hãy còn mới, chứng tỏ vị cao tăng nầy không muốn người ngoài biết về mẫu chuyện ấy của lảo ta. Nhưng, Phi Long Thiền Sư rõ ràng đến đây là có ý định chiếm đoạt thanh đoản đao. Vậy tại sao ông ta lại được biết về thanh đoản đao nầy?”.
Suy nghĩ đến đây, thì chàng cảm thấy người tăng nhân phái Thiếu Lâm ấy, lòng dạ thự sâu xa khó hiểu, không thể không đề phòng. Vậy, không biết chừng, trước giờ phút quyết định đêm hôm qua, khi chàng vừa vung chưởng giáng xuống sợi tơ thứ ba, thì kẻ đã đánh lén sau lưng chàng, chính là ông ta chăng?
Căn cứ vào những chi tiết vụn vặt để suy đoán tường tận, thì Gia Cát Ngọc bỗng như bừng hiểu ra, pho Lục Ngọc Di Đà bị cướp mất tại Trích Thúy Phong, chính là một pho tượng giả. Trái lại, pho tượng trong tay của Phi Long Thiền Sư, mới là bảo vật di truyền chân chính của Diệm Lôi cao tăng.
Việc nầy nếu chẳng phải là một chủ trương của Thiên Nhất Thượng Nhân, thì chắc chắn là một kế gian manh của Phi Long Thiền Sư. Như vậy, rất có thể cái chết của Ngân Tu Tẩu, có nhiều điều bí mật đáng ngờ.
Trong khi chàng còn tập trung đầu óc để nghĩ ngợi, thì bỗng nghe có tiếng gõ cửa rất lạ. Tiếng gõ cửa ấy cứ hai tiếng nặng thì có một tiếng nhẹ, và đã gõ liên tiếp ba lượt.
Liền đó, lại nghe từ phòng bên cạnh có người hạ giọng hỏi rằng:
– Ai thế?
– Quét cả thiên hạ, gồm thâu bốn biển. Chấp sự số ba mươi chín dưới Ngân Bài Lịnh, có việc cần xin ra mắt.
Gia Cát Ngọc vừa nghe hai tiếng Ngân Bài, thì trong lòng không khỏi ngạc nhiên thầm nghĩ:
“Chả lẽ người này lại có tương quan với Huyết Hải Địa Khuyết hay sao?”.
Trong khi đang suy nghĩ, thì chàng lại nghe có tiếng rảo bước vào, kế đó, lại nghe có tiếng cánh cửa kêu kèn kẹt, tựa hồ như người ở phía ngoài đã xô cửa bước vào phòng.
Chẳng mấy chốc sau, lại nghe có một giọng nói cung kính thưa rằng:
– Bức thư của cô nương, có lẽ đã được gởi đi khắp cả võ lâm rồi, vậy xin lịnh chủ mau đến Lệ Thủy để hội họp, hầu trở về Huyết Hải Địa Khuyết.
Người nói chuyện ấy quả đúng là người có tương quan đến Huyết Hải Địa Khuyết. Xem ra, hai tiếng “cô nương” mà hắn vừa nói, chắc chắn là muốn chỉ cô gái áo trắng thần bí kia. Nhưng, tại sao mười hai cỗ xe ngựa của cô ta, từ Di Thế Sơn Trang xuất phác ra đi, mà cô ta lại bỗng nhiên hiện diện tại Lệ Thủy được?
Gia Cát Ngọc là một con người rất sáng trí, nên vừa thoáng nghĩ qua là chàng đã bừng hiểu ngay. Chắc chắn trong khi bọn người của cô gái áo trắng sang sông, thì cô ta đã mang những rương sắc kia đáp thuyền đi luôn, là cố ý bỏ mười hai cỗ xe trống ở lại, hầu đánh lạc hướng kẻ địch...
Ngay lúc ấy, có tiếng chân từ trong phòng bên cạnh bước ra khỏi cửa, chắc là người vừa mới vào nói chuyện xong thì lại lui ra.
Hai tiếng lịnh chủ người ấy vừa nói là ai thế? Tại sao họ lại gởi giấy tờ chi đi khắp võ lâm làm gì?
Gia Cát Ngọc lại băn khoăn tự hỏi trước những nghi vấn khó hiểu, và hối hả thu dọn hành lý, bước ra khỏi phòng theo dõi số người ấy ngay.
Chàng từ trong khách sạn bước ra khỏi cửa, thì đã trông thấy một văn nhân trên dưới bốn mươi tuổi, đang đưa chân bước nghênh ngang đi về hướng đông.
Gia Cát Ngọc bám sát theo sau lưng người văn nhân ấy, nhưng vì không thấy mặt mũi của đối phương, nên chàng không rõ người văn nhân ấy thế nào. Nhưng, chàng vừa nhìn thấy người ấy mặc áo tía thì đã đoán ra được chức vụ của y trong Huyết Hải Địa Khuyết. Chắc chắn y là người không kém hơn Xuyên Tâm Bạch Cốt Trảo. Nhất là về võ công, thì tựa hồ người nầy còn cao cường hơn Xuyên Tâm Bạch Cốt Trảo nữa là khác.
Người tự xưng là đại vương trong Huyết Hải Địa Khuyết, chẳng rỏ là một nhân vật như thế nào, mà lại có thể thu phục được rất nhiều tay cao cường trong giới giang hồ như thế?
Gia Cát Ngọc còn đang cảm thấy khó hiểu, thì bỗng nghe từ trên một gian tửu lầu ở phía trái, có một tiếng kêu rất quen thuộc, rồi lại thấy một bóng người lướt nhanh ra. Chàng đưa mắt nhìn lên thì thấy người ấy không ai khác hơn là Tích Hoa công tử, một nhân vật tỏ ra rất hào hiệp với chàng tại ngọn Trích Thúy Phong vừa rồi. Y tươi cười nói với chàng rằng:
– Gia Cát huynh đi thực là nhanh, tiểu đệ đi cả ngày lẫn đêm, thế mà vẫn theo không kịp ông anh. Chẳng hay ông anh có đuổi theo kịp bọn hung thủ cướp mất pho Lục Ngọc Di Đà ấy không?
Gia Cát Ngọc trông thấy lời nói của y có vẻ lo lắng đến mình, nên trong lòng rất thiện cảm với y. Chàng nhớ lại trước đây mình có nhiều chỗ ngờ vực y, thực là không xứng đáng. Bởi thế, chàng bèn tươi cười đáp:
– Xin đa ta sự lo lắng của Đặng huynh, tiểu đệ...
Câu nói chưa dứt, thì bỗng nghe từ phía trên tửu lâu, có một giọng cười nhạt bay xuống, rồi thấy một bóng đen cũng từ trên cao phi thân xẹt thẳng tới.
Người ấy đã sử dụng thuật khinh công giữa thanh thiên bạnh nhựt, không hề tỏ ra kiêng dè chi cả, làm cho Gia Cát Ngọc không khỏi lấy làm lạ. Khi chàng đưa mắt nhìn lên, thì thấy người ấy lại là một lão đạo sĩ có ngoài sáu mươi tuổi. Lão ta sau khi đứng yên trên đất, thì sắc mặt bỗng trở thành lạnh lùng, quát to rằng:
– Có phải thằng bé ngươi, chính là Kim Cô Lâu mà giới giang hồ đã đồn đãi đây chăng?
Gia Cát Ngọc chưa kịp trả lời, thì Tích Hoa công tử đã cất giọng the thé, cười nhạt nói:
– Chủ nhân mới của Kim Cô Lâu, tức Thiên Nhai Du Tử Gia Cát Ngọc, gần đây đã làm khiếp sợ cả hai phe hắc bạch, chỉ cần vung chân múa tay, là cả giang hồ đều phải rung chuyển. Lão già vô dụng ông, sống đến ngần ấy tuổi rồi, mà gặp cao nhân lại không biết.
Gia Cát Ngọc vốn chẳng phải là người ham thích hư danh, nên vừa nghe lời tán tụng quá mức của Tích Hoa công tử, thì chẳng khỏi lấy làm khó chịu. Nhưng, người ta tỏ ra tha thiết với mình như vậy, vẫn không làm thế nào trách móc người ta được.
Thực ra, thì chàng nào có hay, Tích Hoa công tử đang có một lòng dạ sâu độc.
Lời nói của y nghe có vẻ tâng bốc, nhưng thật sự là muốn vạch trần lai lịch của Gia Cát Ngọc cho mọi người được biết.
Quả nhiên, vị đạo sĩ ấy nghe qua, liền cất tiếng cười khanh khách nói:
– Ta tưởng đâu ngươi đã trốn xuống âm ty rồi, nào ngờ đâu ngày hôm nay lại được gặp. Hừ, đúng vào ba khắc giờ Ngọ hôm nay, ngươi hãy đến Sơn Thần Miếu ở phía đông thị trấn nầy chờ ta xử trị, nếu ngươi dám cãi lời, thì ta sẽ cho người nếm cái mùi rắn rết rút gân cho biết.
Trước khi mở đại hội tại Di Thế Sơn Trang, Gia Cát Ngọc đã chặt đứt một cánh tay của một đạo sĩ hung ác tại Kim Yết Quan, do đó, giờ đây chính vị đạo sĩ nầy tìm gặp chàng để thanh toán mối thù ấy. Ông ta không ai khác hơn là Huỳnh Phong, chủ nhân ngôi chùa Kim Yết Quan.
Trong giới giang hồ, Kim Yết Quan cũng khá có tiếng tăm. Nhưng, vì Gia Cát Ngọc mới xuống núi chẳng bao lâu, nên dù nghe lão đạo sĩ ấy hăm sẽ cho rắn rết rút gân, nhưng vẫn chưa biết được lão đạo sĩ đó là người thuộc môn phái nào. Do đó, dù trong lòng lửa giận đang cháy bừng bừng, nhưng ngoài mặt chàng vẫn ung dung nói:
– Nếu có thể nếm được mùi vị rắn rết rút gân, thì đấy quả là một chuyện vui trong đời sống. Gia Cát Ngọc tôi rất sẵn lòng chịu như vậy, nhưng xin đạo trưởng hãy nói rõ đại danh cho biết đã.
Tích Hoa công tử có ý muốn ly gián giữa đôi bên, nên không chờ Hoàng Phong đạo nhân kịp trả lời, y đã cất tiếng to cười ha hả nói:
– Kim Yết Quan Chủ, cũng tức là Hoàng Phong Chân Nhân nầy, nghe đâu trước kia ở tại Lãnh Nguyệt Bình, huynh không nghe nói đến hay sao?
Gia Cát Ngọc nghe qua lời nói ấy thì đôi mày lưỡi kiớc một, đặt trên một chiếc dá cao độ ba trượng, trước chiếc dá có để một cây thang, dùng trúc nhỏ làm nấc. Do đó, nấc thang không to hơn một ngón tay, nên sức chịu đựng của nó, thực ra không hơn chỉ một cọng cỏ non.
Riêng cái chuông thì đúc bằng đồng, to ba ôm, cao cỡ đầu người, treo trên dá chuông trông rất nặng nề. Có một điều lạ hơn, là ở phía trước dá chuông ấy lại có một bức tranh thủy mạc to phủ kín cả chiếc chuông ấy lại.
Tất cả mọi người còn đang ngơ ngác chưa hiểu dụng ý của Xích Diện Thần Long ra sao, thì lão ta đã hạ giọng nói:
– Hai trò chơi nhỏ nầy được gọi là “Đăng Lâu Kích Cổ” “Cách Quyển Minh Chung”, vậy vị bằng hữu nào có hứng, thì hãy bước tới ra tay thử?
Sau khi tám tiếng, “Đăng Lâu Kích Cổ, Cách Quyển Minh Chung” vừa thốt ra khỏi miệng Xích Diện Thần Long, thì mọi người đã đoán biết được ý nghĩa của trò chơi nầy. Do đó, có đến quá nữa nhân vật võ lâm hiện diện, đã cảm thấy thối chí ngã lòng.
Nên biết việc đánh trống thì thực dễ dàng, nhưng việc leo lên chiếc thang kia thì thực là hết sức khó khăn. Vì, những người thuật khinh công chưa đến mức cao tuyệt, thì làm thế nào khiến cho thân mình nhẹ bổng, đến những nấc thang yếu mềm như cọng cỏ kia có thể chịu đựng nổi? Nhất là cái trò cách quyển minh chung, thì nếu là người chưa có một trình độ nội công khổ luyện suốt ba mươi năm dài thì chỉ e rằng chiếc chuông kia chưa được đánh kêu thành tiếng, thì bức thanh thủy mạc nó đã bị đánh rách toạt ra rồi.
Sau một lúc im lặng, thì trong đám đông, bỗng có một tiếng cười nhạt vọng đến rằng:
– Tư Đồ trang chủ, ông bày ra những trò khó khăn như thế này, phải chăng có ý muốn tiếp tục giữ pho Lục Ngọc Di Đà làm của riêng?
Xích Diện Thần Long trông thấy người lên tiếng nói đó, là một lão già vừa bé nhỏ vừa gầy yếu, nên cất tiếng cười “khá khá” nói:
– Chỉ cần ông bạn có thể đánh được trống chuông kia kêu lên thành tiếng, và do đó khiếp phục được cả quần hùng, thì dù cho Tư Đồ Uy tôi có ý tiếc rẻ pho Lục Ngọc Di Đà đi nữa, cũng vẫn chẳng làm thế nào giữ cho được kia mà?.
Lão già bé nhỏ ấy cười nhạt nói:
– Ông tưởng tôi không thể làm được những chiện ấy hay sao?
– Được hay không, ông cứ ra tay sẽ biết.
– Hừ. Giang Lộc ta hôm nay sẽ cho ngươi biết tài, và nhờ đó sẽ biết cái chi gọi là võ học chân chính.
Hai tiếng “Giang Lộc” vừa thốt ra khỏi cửa miệng, thì tất cả những người có mặt đều hãi kinh. Thì ra, lão già bé nhỏ nầy chính là Xuyên Vân Yên Giang Lộc, người cầm đầu nhóm Xuyên Trung Tứ Yến, tài khinh công vang dội cả giang hồ suốt mấy mươi năm qua, và mãi cho đến ngày nay.
Tiếng nói của lảo ta vừa dứt, tức thì, lão ta đã vọt người bay thẳng lên, thân hình nhẹ nhàng lanh lẹ, khi rơi trở xuống mặt đất êm ru không nghe một tiếng động. Lão ta bèn đưa tay trái lên kéo gọn vạt áo, rồi dõng dạc bước thẳng tới chiếc dá trống, đưa chân trèo lên thang.
Tài khinh công của lão già ấy quả hết sức phi thường. Lão ta trèo từng nấc thang trông nhẹ nhàng và vững vàng, chỉ trong chớp mắt là lên đến chót thang, rồi khẽ búng ngón tay giữa ra khiến mặt trống kêu “tùng, tùng, tùng” ba tiếng, đồng thời, hai tay vung lên, nhắm hướng cái chuông lướt tới.
Riêng việc “cách quyển minh chung”, thì cần phải có tài nội công cao cường.
Xuyên Vân Yên liền nhắm nghiền đôi mắt lại để tập trung tinh thần và ngầm vận dụng chân lực. Sau độ một thời gian dùng xong một chén trà, thì lão ta mới giương hai ngón tay trỏ và giữa ra, nhắm ngay bức tranh thủy mạc gõ liên tiếp ba cái...
Chiếc chuông tuy theo liền với cử động của lão ta ngân vang lên thành tiếng, nhưng tiếng ngân rất yếu ớt, cách xa một trăm trượng thì không còn nghe thấy được nữa. Nhất là bức tranh thủy mạc kia lại không ngớt bị rung động mạnh, suýt đã rách toạt ra.
Tuy nhiên, với tài nghệ như vậy, cũng có thể nói là không hổ danh một cao thủ bậc nhất của võ lâm rồi. Bởi thế, tiếng chuông ngân chưa dứt, thì tất cả mọi người chung quanh, đã nổ lên một tràng pháo tay tán thưởng nhiệt liệt.
Xuyên Vân Yến đưa tay gạt mớ mồ hôi trên trán, sắc mặt hiện rõ vẻ đắc ý vô cùng.
Xích Diện Thần Long trông thấy thế, thì đôi mày không khỏi cau lại gượng cười nói:
– Xuyên Đông Tứ Yến quả là danh bất hư truyền. Vậy các vị có mặt hôm nay, nếu...
Câu nói chưa dứt, thì từ trong đám đông lách mình bước ra một lão ăn mày đầu tóc rối phờ, mặt mày dơ bẩn, áo quần lôi thôi. Nhưng, bước chân của lão ta đi rất nhẹ nhàng và có hơi chếnh choáng, tựa hồ như chưa tỉnh cơn say, miệng lẩm bẩm qua giọng nhừa nhựa rằng:
– Trời sanh lão hóa tử lọt vào mạng cùng đinh, nên tự biết mình chẳng hề hưởng được vật quí báu hiếm có ấy của võ lâm. Nhưng, ngươi đã gạt ta đến đây rồi, thì ta phải lấy cho kỳ được của báu đó để xem qua chơi cho biết. Nếu chẳng thế, thì ta bị trật chân từ trên ngọn thang té xuống chẳng phải cũng có thể mất mạng hay sao?
Lão già ăn mày đó, chẳng ai khác hơn là vị trưởng lão duy nhất của Cái Môn danh hiệu gọi là Thiết Chỉ Cái Quan Nhạc.
Xích Diện Thần Long trông thấy lão ta, thì không dám chễnh mãng, vội vàng đứng lên tươi cười, nói:
– Thực chẳng ngờ ngay đến Quan lão tiền bối cũng nghĩ tình đến đây. Tư Đồ Uy tôi không dám giấu chi tiền bối, pho Lục Ngọc Di Đà hiện giờ để tại Trích Thúy Phong, và do tệ sư thúc là Thương Lãng Vũ Sĩ cất giữ.
Mọi người nghe qua pho Lục Ngọc Di Đà hiện đang cất trên Trích Thúy Phong, thì không ai bảo ai đều quay mặt lại, đưa đôi mắt đầy ánh sáng tham lam thèm muốn, nhìn chòng chọc thẳng lên ngọn non cao ấy. Đến khi ai nấy nghe nói là, pho Lục Ngọc Di Đà hiện đang được Thương Lãng Vũ Sĩ, bậc trưởng lão của phái Võ Đương đồng thời, cũng là người được khắp cả thiên hạ tôn làm Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm cất giữ, thì tâm thần đêu không khỏi ớn lạnh.
Thiết Chỉ Cái nghe qua, thì liền nhếch môi, nhăn mặt nói:
–Lão nhi ngươi nói thế, thì chẳng hóa ra có ý muốn trêu cợt mọi người hay sao? Thử qua hai cái trò “Kích cổ minh chung” là đã cho nửa cái mạng già của ta có thể mất đi rồi, dù cho tất cả bằng hữu có mặt ở đây thương hại ta, không nở ra tay tranh đoạt với ta đi nữa, thì khi ta bò lên đến ngọn Trích Thúy Phong kia thằng già bất nhơn ấy đâu lại tha cho cái mạng của ta sống còn để mà lấy pho Lục Ngọc Di Đà?
Nói đoạn, lão ta òa lên khóc to, trông chẳng khác nào một đứa bé ba tuổi, chẳng may bị làm hư món đồ chơi của mình vậy. Cử chỉ ấy đã khiến cho mọi người chung quanh phá lên cười to không ngớt.
Xích Diện Thần Long đã biết lão ta là người có tánh đùa cợt phá đời, nên vội vàng nói:
– Xin tiền bối chớ nên sốt ruột, tệ sư thúc chỉ có trách nhiệm xem chừng pho Lục Ngọc Di Đà mà thôi. Vậy, chỉ cần tiên bối có thể khiếp phục được quần hùng hiện diện, thì đến chừng ấy chúng tôi sẽ dâng hai tay lên cho tiền bối vậy.
Thiết Chỉ Cái đưa tay lên chùi nước mắt, rồi lộ sắc vui mừng không thể tả, nói:
– Lời nói ấy thực chứ?
– Hoàn toàn thực.
– Nếu vậy, thì lão hóa tử ta cũng đem cái mạng già ra chơi thử.
Dứt lời, lão ta liền đưa chân bước tới, thân hình lảo đảo, rồi nhảy vọt cả hai chân đạp lên nấc thang, nhưng bất thần bỗng từ trên lão ta lại té quay xuống đất.
Mọi người trông thấy thế, bất giác buột miệng kêu lên một tiếng kinh hãi.
Song, thân hình của Thiết Chỉ Cái liền nhào lộn trở lên đưa tay chụp lấy một que trúc nhỏ của nấc thang, và chỉ dùng sức mạnh một tí, là thân hình lão ta đã quay bổng lên cao ba trượng rồi rớt ngay xuống mặt trống một cách nhẹ nhàng. Liền đó, ba tiếng trống liên tiếp nổi lên...
Và, cùng một lúc với tiếng trống còn đang ngân vang qua màn tai mọi người, thì ai nấy lại thấy bóng đen của lão già ăn mày bay xẹt về phía cái chuông to, rồi tiếng chuông lại ngân vang lên liền theo đấy.
Lão ta đã tập trung chân lực, và khiến luồng chân lực từ đầu ngón tay bắn ra để gõ mạnh vào chiếc chuông đồng, trong khi những đầu ngón tay của lão hãy còn cách xa bức tranh thủy mạc đến năm tấc, khiến cho bức tranh vẫn đứng im lặng không hề bị lay động một tí. Qua tài nghệ ấy, thực không hổ là một bậc kỳ nhân trong võ lâm.
Chẳng những về nội công, tất cả những nhân vật giang hồ khó ai có thể so sánh nổi, mà ngay đến thuật khinh công của lão, cũng cao vượt hơn Xuyên Vân Yến một bậc.
Tất cả mọi người vừa định vỗ tay tán thưởng, thì bỗng trông thấy có một bóng người bay thoắt đến, rồi có một tiếng niệm Phật to ngân vang lên rằng:
– A Di Đà Phật. Thần công của Quan thí chủ thật là tuyệt thế, tiểu tăng trông thấy vậy trong lòng hết sức vui mừng, nên đến đây xin chỉ giáo.
Chừng ấy, mọi người mới kịp nhìn thấy rõ, tại phía trước chiếc trống và chiếc chuông, đang đứng một vị tăng nhân và một người mặc y phục thường.
Người đứng ở phía dưới dá trống, là một tăng nhân đứng tuổi, sắc mặt đỏ gay, mày chổi xuể, ấn đường gồ cao, đôi mắt sáng quắc, chính là Phi Long Thiền Sư, một cao tăng của phái Thiếu Lâm.
Người đứng tại phía trước bức tranh thủy mạc là một gã đàn ông to lớn, mình mặc áo đen, tuổi độ ba bốn mươi, dáng điệu trông rất oai vệ, lưng giắt một lưỡi kích ngắn, trông y chẳng khác nào một pho tượng bằng sắt thép.
Người đàn ông ấy đưa mắt nhìn thẳng Phi Long Thiền Sư, gằn giọng nói:
– Thạch Kinh Thiên, minh chủ Lục Lâm của mười ba tỉnh trong hai vùng Nam Bắc, không ngại chi xấu hổ, nên đã cố gắng theo sát chân đại sư đến đây.
Hai nhân vật ấy vừa xuất hiện, đã làm cho mọi người chung quanh đều im phăng phắc. Ngay đến Gia Cát Ngọc, cũng không khỏi có ý khâm phục trước khí phách của gã lãnh tụ Lục Lâm nầy.
Lúc bấy giờ, Phi Long Thiền Sư bèn mỉm cười, rồi đưa chân bước thẳng lên thang.
Ông ta là người được sự truyền dạy thực thụ của phái Thiếu Lâm, nên mặc dù lúc sử dụng thuật khinh công, nhưng bề ngoài xem vẫn như thường, không có chi khác lạ. Do đó, mọi người trông thấy ông ta đưa chân leo từng nấc thang một, với đôi chân nặng nề như người thường. Tuy nhiên, ông ta đã leo thẳng lên đến đầu thang, đánh kêu ba tiếng trống, rồi lại từ từ tuột xuống từng nấc một, trong khi thái độ vẫn ung dung như không.
Hành động của ông ta rõ ráng khác hơn hai người trước.
Riêng Thạch Kinh Thiên, minh chủ Lục Lâm của mười ba tỉnh, thì cùng một lúc với Phi Long Thiền Sư, đưa chân trèo lên thang, đã ngầm vận dụng chân lực, vung chưởng lên vỗ nhẹ vào bức tranh thủy mạc ba lượt. Chưởng thế của y còn cách mặt bức tranh ba tấc nữa, thì tiếng chuông liền ngân vang rền, trong khi bức tranh thủy mạc chẳng hề bị lay động một tí.
Qua hành động ấy, tựa hồ như về nội lực y còn kém sút hơn lão ăn mày khi nãy một bậc, nhưng riêng về tiếng chuông ngân, thì trái lại, tựa hồ như đã gây được tiếng chuông ngân to hơn. Nếu xét cho cùng, thì tài nghệ giữa hai người, kẻ nữa cân người tám lượng, khó bề định đoạt ai hơn ai kém.
Sau đó, Phi Long Thiền Sư liền đưa chân bước chẫm rãi đến trước dá chuông, trong khi Thạch Kinh Thiên đã vượt nhẹ nhàng lên chiếc thang rồi.
Vì thân hình của Thạch Kinh Thiên to lớn, nên về mặt khinh công không khỏi kém sút hơn Phi Long Thiền Sư chút đỉnh. Do đó dù cho y đã cố gắng vận dụng chân khí trong người, bước lên từng nấc một, và cũng đánh kêu được ba tiếng trống, nhưng, trong khi Y tuột trở xuống, thì chiếc thang bị rung động, và khi đến nấc cuối cùng, thì bỗng nghe một tiếng rắc, thế là nấc thang nơi ấy bị gãy lìa đi.
Mọi người lại đưa mắt nhìn về phía Phi Long Thiền Sư, trông thấy ông ta đang nhắm mắt chấp tay, rồi nhắm ngay bức tranh thủy mạc cúi đầu xá. Chiếc đầu trọc của ông ta, cách xa bức tranh độ bảy tấc. Ông ta xá liên tiếp chín cái, và trong khi bức tranh không hề bị lay động, thì tiếng chuông đã ngân lên vang rền, trong vòng một trăm trượng, màn tai mọi người đều bị rung chuyển đến gần như muốn điếc đi.
Tất cả mọi người có mặt, không ai có thể ngờ đến vị tăng nhân nầy tuổi hãy còn trẻ, mà nội công còn cao cường hơn cả Thiết Chỉ Thần Cái nữa. Do đó, chẳng ai là không thầm kinh hãi. Liền đó có trên mười nhân vật võ lâm, im lặng quay người rút lui đi tuốt.
Gia Cát Ngọc đưa mắt quét qua khắp bốn bên để dò xét, thì trong lòng không khỏi hết sức ngờ vực. Vì, cô gái áo trắng có võ công cao tuyệt, và rất thần bí kia, tại sao đến giờ phút nầy, vẫn không trông thấy hình bóng đâu cả.
Đấy có phải tại vì cô ta không xem pho Lục Ngọc Di Đà vào đâu chăng?
Hoặc giã, cô ta đã thấy khó khăn mà bỏ rút lui đi rồi?
Chàng nghĩ ngợi kỹ hơn, thì thấy hai nguyên nhân ấy đều tựa hồ không thể đứng vững. Vậy, có lý đâu cô ta thừa cơ hội nầy, âm thầm lên Trích Thúy Phong rồi chăng?
Nghĩ đến đây, Gia Cát Ngọc bất giác ngước đầu nhìn lên ngọn Trích Thúy Phong đứng cao chọc trời kia...
Nhưng, bên trên ngọn núi vẫn có vẻ im lặng như thường, hơn nữa, tựa hồ còn trông thấy thấp thoáng được chiếc áo đạo sĩ của Thương Lãng Vũ Sĩ đang bay phất phơ.
Bởi thế, chàng lại càng hoang mang hơn, nhưng, trong khi chàng chưa kịp suy nghĩ để tiềm hiểu ra mọi điều khúc chiết bên trong, thì đã nghe Xích Diện Thần Long nói to lên rằng:
– Còn có vị nào thấy cao hứng, thì xin hãy bước ra thi thố tài nghệ...?
Lão ta hỏi liên tiếp ba lần, nhưng trong đám đông vẫn im phăng phắc.
Gia Cát Ngọc trông thấy thế, liền hú lên một tiếng dài, rồi mọi người trông thấy một cái bóng vàng từ dưới bay vọt lên, trông nhẹ nhàng như một cánh hoa bay theo gió, hoàn toàn không có sức mạnh chi cả, nhưng thực sự thì hết sức nhanh chóng, không thua chi một vòi nước từ dưới đất bắn lên, chỉ trong chớp mắt là đã vượt cao ba trượng.
Mọi người vừa kinh ngạc, thì đã trông thấy được bóng vàng ấy, chính là người thiến niên áo vàng vừa rồi, đã dùng một thế võ hất bay năm gã đàn ông to lớn. Do đó, ai nấy sữa soạn vỗ tay tán thưởng, thì bỗng nghe từ giữa không trung lại có một tiếng hú dài vang lên, tức thì, thân hình của người thiếu niên áo vàng đang trên đà rơi xuống bỗng bất thần nhào lộn một vòng, rồi lại bay vọt trở lên cao ngoài một trượng.
Tất cả những người hiện diện, trước tiên còn tưởng là chàng thiếu niên ấy, đã sử dụng một thứ khinh công, gọi là “Thanh đình điểm thủy”, nào ngờ đâu trước mắt họ bỗng như hoa lên, và một hiện tượng lạ lùng lại xảy đến. Vì, người thiếu niên áo vàng ấy đã xoay vần trên không, rồi nhào lộn đủ chín vòng, nhẹ nhàng như muốn cùng bay theo chiều gió.
Thốt nhiên, gió to nổi dậy, tiếng kêu kinh hoàng muốn điếc tai, và người thiếu niên ấy từ trên cao rơi thẳng xuống mặt đất như vì sao sa...
Tư Đồ Uyển lúc ấy mặt đang che kín bằng một vuông lụa mỏng, đứng sát bên cạnh người cha già. Nàng trông thấy tài khinh công của Ngọc đệ đệ cao tuyệt trong đời, thì trong lòng đang hết sức sung sướng, nhưng chẳng ngờ Gia Cát Ngọc lại bất thần sẩy tay như thế, nên nàng không khỏi giật bắn người, kinh hoàng như trợt chân rơi xuống hố, hay đắm thuyền giữa dòng sông sâu, đưa hai bàn tay lên đè lấy tim, kêu thét lên...
Nào ngờ đâu tiếng kêu của nàng chưa kịp ra khỏi miệng, thì hai tay của Gia Cát Ngọc bỗng lại vung lên, giương thẳng mười ngón tay ra, điểm thẳng vào cả chiếc trống lẫn cái chuông...
Trong khi những ngón tay của chàng hãy còn cách xa mặt trống và chiếc chuông đến ngoài ba trượng, mà lại điểm ra như vậy, nên làm cho tất cả mọi người không ai hiểu được ra sao cả. Nhưng, bỗng đâu tiếng trống, tiếng chuông đã cùng một lúc nổi vang rền, cơ hồ như muốn xé rách màn tai của mọi người.
Qua tài nghệ cái thế ấy, chẳng những số nhân vật giang hồ hiện diện chưa hề nghe nói đến, và cũng chưa hề được trông thấy lần nào, mà ngay như Phi Long Thiền Sư và Thiết Chỉ Cái Quan Nhạc, là những người xuất thân từ nơi võ nghệ cao cường, sư môn lừng lẫy, vẫn trợn mắt há mồm, kinh ngạc khôn xiết.
Tư Đồ Uyển nhìn đến hoa cả mắt, nên cũng không biết Ngọc đệ đệ đã tháo chiếc thang kia xuống từ lúc nào. Kịp khi nàng ngó kỹ lại, thì thấy chàng đã đứng yên trên mặt đất, thái độ ung dung, sắc diện hào hoa tuấn tú. Bởi thế, lòng nàn hết sức sung sướng, sự vui mừng hiện rõ ra nét mặt.
Giữa lúc mọi người cất tiếng hoan hô vang dội, thì Tích Hoa công tử đang ẩn kín một nơi để nhìn, trong lòng không khỏi vừa ganh tị, vừa căm tức, nên bất giác buột miệng “Hừ” lên một tiếng lạnh lùng, rồi quay người bỏ đi, lẫn khuất giữa đám đông.
Chẳng mấy chốc sau, số quần hùng đến phó hội đều lần lượt bỏ rút lui, mặc dầu bảo vật thì ai cũng ham muốn. Xích Diện Thần Long trông thấy thế, cất tiếng cười ha hả nói:
– Nếu các vị giấu tài không muốn đem ra thi thố, thì hôm nay chỉ có năm vị nầy là người tỉ võ để quyết định ai nhận lấy pho Lục Ngọc Di Đà. Riêng về phương pháp tỉ thí, thì sẽ chiếu theo lệ cũ của giới giang hồ, để năm người tự ý khiêu chiến với nhau, ai bại thì bị đào thải, và cứ thế mãi cho đến khi còn lại một người vô địch mà thôi.
Câu nói của Xích Diện Thần Long vừa dứt, thì đã nghe Phi Long Thiền Sư cất tiếng niệm Phật to, nói:
– A Di Đà Phật. Tiểu tăng mạo muội, muốn xin Giang thí chủ chỉ giáo cho vài đường tuyệt nghệ.
Nói đoạn, ông ta khoát tay áo rộng nhẹ nhàng, rồi đưa chân thong thả bước tới.
Xuyên Vân Yến Giang Lập, nhìn qua số người trước mặt, thấy ai nấy võ công đều cao tuyệt không dể chi thủ thắng. Ông ta thấy có một mình Thạch Kinh Thiên, minh chủ Lục Lâm của mười ba tỉnh, tThất Tinh ảo hồn sa”, thì không khỏi giật nẩy mình, kịp khi chàng nghe thêm mấy tiếng Xích Diễm Tàn Chưởng nữa, thì không làm sao dằn được sự xúc động. Bởi thế, chàng vung hai cánh tay lê, phi thân lướt thẳng vào trong ngôi miếu.
Miếu Sơn Thần vốn đã rất nhỏ, lại thêm đã nhiều năm không tu sửa, vách đổ cửa xiêu, nên vừa lọt vào khỏi bức tường, thì chàng đã nhìn rõ được bên trong không còn sót một chỗ nào. Chàng thấy tại hành lang đang có một người ngồi, và người ấy không ai khác hơn là người văn nhân đứng tuổi mà chàng theo dõi vừa rồi. Trước mặt của người văn nhân ấy, đang đứng một gã đàn ông mặc áo đen thân hình gầy bé.
Người văn nhân ấy mặt trắng không râu, dáng điệu hết sức lạnh lùng. Tuy người ấy đã nhìn thấy Gia Cát Ngọc phi thân lướt vào, nhưng vẫn bình tĩnh nói chuyện với người áo đen rằng:
– Ngươi hãy truyền lịnh cho Ngân Bài Tam Hiệu và Cửu Hiệu trong vòng bảy hôm, phải bắt cho được Xích Diễm Thần Chưởng mang về nạp.
Người áo đen khẽ cất tiếng vâng lịnh, rồi quay người lui đi.
Gia Cát Ngọc nào chịu để cho hắn rút lui như thế, thân hình chàng chỉ di động nhẹ nhàng, là đã tràn đến trước mặt người ấy rồi. Người ấy lộ sắc giận dữ, gằn giọng quát to rằng:
– Ngươi cản đường cụ đây để làm chi thế?
– Ngươi đã gặp Xích Diễm Tàn Chưởng ở đâu?
– Cụ đây không buồn nói chuyện với một con người sắp chết như ngươi.
Gia Cát Ngọc giận dữ quát to, nói:
– Bọn tặc tử ngu xuẩn, thực là vô lễ.
Nói đoạn, chàng vung tay ra nhắm điểm thẳng vào xương bã vai của đối phương.
Người ấy không hề nghĩ đến, một con người có vẻ mảnh khảnh yếu đuối như thế nầy, mà lại đánh ra nhanh nhẹn và mãnh liệt đến như thế. Do đó, hắn kêu lên một tiếng kinh hãi, rồi thối lui ra sau liên tiếp ba bước, sắc mặt đầy vẻ khiếp sợ.
Gia Cát Ngọc nào phải muốn đánh nhau với hắn, nên trong khi hai chưởng của chàng vừa chụp được lên bã vai của người ấy, thì bỗng thâu thế võ trở về, giận dữ quát rằng:
– Nếu ngươi không chịu nói, thì chớ mong chi được sống còn rời khỏi nơi đây nữa.
Gã đàn ông đó đưa mắt nhìn về phía người văn nhân mặc áo tía, sắc mặt tái nhợt, trán rướm mồ hôi, tựa như có vẻ e sợ không dám nói thẳng sự thật. Nhưng, khổ nỗi là nếu không nói, thì lại sợ Gia Cát Ngọc xuống tay giết chết đi.
Tâm trạng ấy của hắn lẽ cố nhiên là Gia Cát Ngọc đã nhận ra được, chàng đang định sẽ...
Bỗng, ngay lúc ấy người áo tía cất tiếng cười nhạt nói:
– Các hạ có gan, tại sao không đến đây hỏi tôi?
Thái độ của người áo tía rất kiêu ngạo, giọng nói hết sức lớn lối, xem dưới mắt chẳng hề có ai, vậy thử hỏi Gia Cát Ngọc làm sao chịu được.
Bởi thế, sau khi nghe qua câu nói thì chàng liền nghiêng mặt nhìn về phía người ấy cất tiếng cười nhạt, nói rằng:
– Việc mà ta hỏi ông còn rất nhiều, vậy ông sốt ruột làm gì?
Người văn nhân áo tía tựa hồ lúc bình nhật đã quen tính khoét nạt, nên vừa nghe qua câu nói của Gia Cát Ngọc, thì có vẻ giận dữ, ngửa mặt lên trời cười dài, nói:
– Cái đồ ngang tàn như thế, thực là lần thứ nhất ta mới được gặp. Nầy đại hiệp khách, hãy xưng rõ danh tánh ra cho ta nghe thử để ta xem ngươi là tên nghiệt đồ của con quỉ già nào đã đào tạo ra như thế?
Nghe qua câu nói ấy, Gia Cát Ngọc không còn làm sao đè nén cơn tức giận được nữa, sắc mặt liền thay đổi ngay, cất giọng lạnh lùng nói:
– Ta là chủ nhân mới của dấu hiệu Kim Cô Lâu, cũng tức Thiên Nhai Du Tử, Gia Cát Ngọc đây.
Chàng đã gằn từng tiếng một trong câu nói ấy, giọng lại lạnh lùng như giá băng, vang rền rung chuyển cả mái ngói, cát bụi từ trên nóc nhà tuôn đổ xuống nghe lào xào.
Người văn nhân áo tía ấy không còn giữ được sự bình tĩnh nữa. Y đứng phắt dậy, kinh ngạc hỏi:
– Kim Cô Lâu? Trong giới giang hồ đồn đãi về vị chủ nhân mới của Kim Cô Lâu chính là ngươi đây?
– Đúng thế. Chính là tại hạ.
Người văn nhân áo tía lộ vẻ kinh ngạc một lúc lâu rồi bỗng phá lên cười dài, nói:
– Ha ha. Bát Chỉ Phi Ma tức Càn Khôn Tôn Bá trước đây ta may mắn được gặp một lần, từ đó về sau không lúc nào là không nhớ canh cánh bên lòng. Hôm nay, ta may mắn gặp được ngươi, thực là một dịp tốt để tìm hiểu xem Thiên Ma Chỉ, một võ công tuyệt nghệ bấy lâu vang lừng trong võ lâm nó tuyệt đến đâu cho biết?
Liền đó, chiếc áo tía của y bắt đầu rung động, và nhanh nhẹn tràn liên tiếp tới mấy bước, hất hai chưởng lên, thủ thế sẵn sàng tấn công.
Gia Cát Ngọc đưa chân bước ngang, mặt đầy vẻ khinh bạc, hai cánh tay cũng từ từ đưa lên, mười ngón tay giương ra và không ngớt ngo ngoe trước chiều gió lộng, thái độ ngang tàn ai nhìn đến cũng phải kiêng dè, nào có xem đối phương ra chi?
Người văn nhân áo tía trông thấy thế hết sức tức giận, đang định tràn đến tấn công trước, thì bỗng có một tiếng thét dài vọng đến rồi thấy từ ngoài miếu có một ngọn lửa xanh biếc lóe lên, xông thẳng tận mây cao thẳm...
Y trông thấy thế thì sắc mặt liền biến hẳn, buông thõng hai tay, cất giọng lạnh lùng hừ một tiếng rồi nói:
– Bản chức vì đang bận việc gấp, vậy tạm tha chết cho ngươi ngày hôm nay, nếu ngươi không biết sớm ăn năn hối ngộ, thì mặc dù chốn giang hồ bao la, nhưng ngươi sẽ không có đất vung thân đó.
Tức thì, sau tiếng gió rít, một cái bóng màu tía đã bay vút lên nền trời cao, chẳng khác nào một con diều hâu khổng lồ, nhắm bên ngoài ngôi miếu lướt thẳng đi.
Gia Cát Ngọc cất tiếng cười nhạt, khẽ lắc đôi vai, đang định ra tay ngăn lại...
Thì thốt nhiên, bên ngoài ngôi miếu có tiếng hừ như cuồng dại vọng đến rằng:
– Khá khen cho thằng ranh kia. Muốn bỏ đi sao không đi cho sớm, giờ thì còn kịp nữa hay sao?
Nghe qua câu nói đó, chàng bèn dừng chân đứng lại, rồi quay mặt nhìn về phía ấy. Thì ra, ngay trước cửa miếu đã có hai người đứng sững tóc búi cao, mình mặc áo đạo sĩ, đúng là Hoang Phong Chân Nhân. Nhưng lúc bấy giờ trong tay ông ta có thêm ngọn “Yết dị toản”.
Phía bên trái của lão ta, chính là tên ác ma đầu xỏ ở vùng Lĩnh Nam, mà chàng có gặp ở tại Di Thế Sơn Trang vừa rồi, tức Hắc Y Diêm La Lãnh Ngạc Thu.
Gia Cát Ngọc biết võ công của Hoàng Phong Chân Nhân không kém sút hơn Hắc Y Diêm La. Sở dĩ vừa rồi trong cuộc xô xát ở thị trấn, chàng có thể chiếm được phần ưu thế, là chính nhờ chàng xuất kỳ bất ý tấn công kẻ địch. Giờ đây, nếu hai người hợp sức đánh nhau với chàng, thì chắc chắn trong vòng một trăm hiệp, chàng không thể thủ thắng được.
Quả nhiên, Hắc Y Diêm La tựa hồ như có một sự ỷ lại nào, cất tiếng cười khanh khách đầy ngạo nghễ, nói:
– Con chó nhỏ kia. Mối hận tại Di Thế Sơn Trang, hôm nay ta phải đòi lại đây.
Đôi mắt lão ta chiếu ngời ánh sáng hung tợn, mặt tràn đầy sắc căm thù, vung tay ra sau lưng tuốt xuống một ngọn kim câu dài độ ba thước, nhanh nhẹn vung lên rít gió nghe vèo vèo.
Gia Cát Ngọc chưa kịp nói chi, thì ở bên ngoài lại bất thần có một bóng người phi thân lướt vào. Người ấy không ai khác hơn Tích Hoa công tử.
Khi hắn ta đứng yên trên đất, thì đưa mắt nhìn qua chung quanh, trông thấy Hoàng Phong Chân Nhân đã dẫn người tiếp tay đến, nhưng lại là một lão già xem chẳng ra chi cả, nên trong lòng lấy làm thất vọng. Tuy nhiên, bản tánh của hắn ta vốn gian manh quen thói, liền xem gió trở cờ, đôi mắt xoay qua một lượt, giả vờ tươi cười nói:
– Gia Cát huynh hãy cứ lo thanh toán lão đạo sĩ vô dụng ấy, còn lão già quèn nầy thì để tôi đối phó được rồi Tiếng nói vừa dứt, thì hắn ta đã vung chưởng đánh ra, phần trên nhắm công vào lòng ngực, và phần dưới đánh vào đơn điền của đối phương. Thế võ của hắn ta trong hư có thực, rất là nguy hiểm, đồng thời lại dùng đến bảy phần mười chân lực.
Hắc Y Diêm La gầm to một tiếng như cuồng dại, nói:
– Con chó nhỏ không có mắt kia. Ba tiếng Lãnh Ngạc Thu rung chuyển cả Ngũ Dương Thần, không ngờ chỉ mấy năm vắng bóng ở vùng Trung Nguyên, thì trong giới giang hồ lại xuất hiện một thằng bé ngông nghênh xấc láo như ngươi.
Cùng một lúc với tiếng quát tháo ấy, lão ta đã nhanh nhẹn tràn tới ba bước, thu ngọn kim câu mà chỉ dùng chưởng quét ra một luồng kình phong ác liệt.
Tích Hoa công tử vừa nghe qua ba tiếng Lãnh Ngạc Thu, thì giật nẩy mình, vội vàng vận dụng chân khí trong đơn điền, sử toàn lực vào thế võ đánh ra.
Trong lớp cao thủ trẻ tuổi, Tích Hoa công tử chính là một nhân vật không phải tầm thường, nhưng nếu đem so với Hắc Y Diêm La, thì thực còn kém sút quá xa.
Bởi thế, sau một tiếng nỗ ầm thực to, hắn ta đã cảm thấy đôi cánh tay tê buốt và mỏi rụng đôi chân lảo đảo, đồng thời bị hất bắn ra sau ngoài tám thước.
Gia Cát Ngọc trông thấy thế liền tràn ngay tới, cất tiếng to nói:
– Đặng huynh hãy lui ra, kẻ sát nhơn thì phải đền mạng, kẻ vay nợ thì phải trả tiền, vậy cả hai mối nợ cũ và mới nơi ông ta, xin nhường cho tiểu đệ thanh toán được rồi.
Câu nói ấy thực đúng nay sự mong mỏi của Tích Hoa Công Tử, nên hắn ta khẽ xê dịch thân mình, rồi tiếp tục lui ra sau tám thước nữa.
Hoàng Phong Chân Nhân gầm lên như một tiếng sói tru, nói:
– Thằng ranh kia. Ngày hôm nay vào năm tới, chính là ngay giỗ của ngươi đó.
Vậy, ngươi hãy mau rút binh khí ra đi nào.
Gia Cát Ngọc vừa mới được thanh đoản đao, “Phỉ Thúy Hàn Tinh Tỉ” nên đang muốn có một dịp để thử xem nó sắc bén đến mức nào, nên liền siết chặt trong tay rồi vung lên. Tức thì, sau một tiếng “rẻng” ngân dài trong không gian ánh thép chiếu ngời, thực là một món binh khí hiếm có trên đời, bề ngang rộng không hơn một tấc, nhưng trông sắc bén vô song.
Liền đó, chàng điềm nhiên vung lưỡi đoản đao lên một lần nữa tức thì kình khí cuốn tới như thủy triều đang dâng, ánh thép chói lòa khắp chốn, trong phạm vi mười bước, gió lạnh tung bay tà áo của mọi người, buốt cả da thịt.
Hắc Y Diêm La và Hoàng Phong Chân Nhân đều lộ sắc kinh ngạc, ngơ ngác nhìn nhau.
Tích Hoa công tử đôi mắt chiếu ngời những tia sáng tham lam, lửa đố kỵ cũng cháy phừng phừng trong lòng, cơ hồ không thể đè nén được.
Gia Cát Ngọc đưa mắt quét qua khắp bốn bên, rồi gằn giọng nói:
– Hắc Y Diêm La Lãnh Ngạc Thu. Ông là người tánh tình hung ác, đáng lý ra ông phải chịu sư trừng phạt nặng nê, nhưng ta nghĩ tình trước đây ông đã bị trừng phạt một lần tại Di Thế Sơn Trang, nên chỉ cần hôm nay ông hãy hủy đi món binh khí của mình, và không được phép trở lại vùng Trung Nguyên nữa, thì ta sẽ sẵn sàng tha chết cho.
Giọng nói của chàng lạnh lùng như băng giá, sắc mặt nghiêm nghị phi thường, thực xem lão ma đầu khét tiếng một thời kia như chẳng thắm vào đâu cả.
Hắc Y Diêm La ngửa mặt lên trời, cất tiếng cười giận dữ, vang rền như sấm động, rồi nghiến chặt đôi hàm răng, quát rằng:
– Thằng bé miệng còn hôi sữa. Người mà có tài ba bao nhiêu, lại dám lớn lối như vậy? Chiếc kim câu ba thước nầy của lão phu chả lẻ ngươi cho là nó không bén hay sao?
Tiếng “sao” vừa dứt, thì đã nghe gió rít vèo vèo, đồng thời, bảy đóa hoa vàng chói, liền từ trên cao chụp xuống đầu chàng.
Tích Hoa công tử trông thấy lão ma vung kim câu đánh ra hết sức ác liệt, quả là người có chân tài thực học, nên trong lòng không khỏi thầm khoái trá.
Nào ngờ đâu, Gia Cát Ngọc bỗng “Hừ” lên một tiếng lạnh lùng, rồi vung tay một lượt, tức thì, một vầng ánh sáng màu lục liền cuốn tới, chẳng khác chi một đàn ong vỡ tổ, nhắm ngay bảy đóa hoa vàng bay ập tới.
Ngọn kim câu và lưỡi đoản đao vừa va chạm vào nhau, tức thì, những đóa hoa vàng liền rơi rụng lả tả, trong khi đàn ong màu lục túa ra khắp nơi...
Hắc Y Diêm La hối hả thối lui năm bước, sắc mặt đầy vẻ kinh hãi. Và, ngọn kim câu trong tay lão ta, đã bị chặt đứt đi tám tấc rồi.
Gia Cát Ngọc vẫn điềm nhiên như không trông thấy, xoay nhanh người lại, đưa chân chẫm rãi bước thẳng về hướng Hoàng Phong Chân Nhân, gằn giọng nói:
– Cuộc đánh nhau ở tại Lãnh Nguyệt Bình, ông đã là người có nhúng tay, vậy tại sao không lo tự xử, còn đứng đó chờ đợi chi nữa?
Hoàng Phong Chân Nhân vừa kinh hãi, vừa tức giận, giương cổ gầm lên một tiếng to, rồi vung chưởng trái đánh ra liên tiếp ba chưởng, trong khi ngọn “Yết Dị Toản” cũng nhanh như chớp công thẳng tới, nhắm ngay vào năm đại huyệt trước ngực của Gia Cát Ngọc bay đến vèo vèo.
Lão ta đã sợ hãi vì thấy Hắc Y Diêm La đã bị đối phương chế ngự, nên khi vung tay đánh ra, thì sử dụng một lúc cả chưởng lẫn vũ khí, đồng thời, cũng xử dụng ngay đường võ tuyệt học của mình.
Gia Cát Ngọc cất tiếng “hứ” khẽ, rồi lách mình bước ngang, rùn thấp đôi vai, đưa cao chưởng trái xô nhẹ ra phía trước...
Thân hình chàng thực vô cùng nhanh nhẹn, đôi chân hết sức vững vàng, thế xô ra của chàng có một sức mạnh thổi bay cả núi đồi, cuồng phong cuốn tới ồ ạt, khiến đôi vai của Hoàng Phong Chân Nhân không ngớt chao động, đôi chân không ngớt lảo đảo.
Lão đạo sĩ nầy là tay đối phó nhiều với kẻ kình địch, kinh nghiệm dồi dào, nên tuy sợ hãi, nhưng trong lòng không hề rối loạn. Lão ta nhanh nhẹn rùn đôi chân xuống đứng vững lại, rồi cố sức giữ cho ngọn “Yết Dỉ Toản” được vững vàng, điều khiển nó nhắm ngay bàn tọa của đối phương quét tới.
Nhưng, Gia Cát Ngọc hết sức lanh trí, sự thay đổi thế võ ấy của đối phương, đã được chàng xem thấy ngay từ lúc đầu, nên lưỡi đoản đao của chàng cũng liên tiếp lướt nhẹ theo, nhắm chặt thẳng vào năm ngón tay của lão đạo sĩ...
Chớ nói chi là năm ngón tay bằng xương thịt, mà dù cho đó là những ngón tay bằng sắt thép đi nữa, e cũng chẳng làm sao chống đỡ cho nổi lưỡi đoản đao sắc bén của Gia Cát Ngọc.
Bởi thế, xem ra chỉ trong nháy mắt đây, là lưỡi đao sẽ lướt qua và những ngón tay của Hoàng Phong Chân Nhân sẽ rơi rụng. Do đó, lão ta hết sức kinh hoàng, cơ hồ như hồn đã lìa khỏi xác.
Nào ngờ đâu, trong giờ phút hiểm nguy như chỉ mành treo chuông ấy thì Gia Cát Ngọc bỗng nghe từ phía sau lưng mình có tiếng gió gào sóng động cuốn tới.
Đấy rõ ràng là một luồng kình lực vô cùng mãnh liệt, cuốn tới nhanh như gió hốt, nhắm ngay các huyệt đạo “Linh khiếu” và “Dương kiều” của chàng công tới.
Tuy chàng chưa quay mình trở lại, nhưng đã biết tài nghệ của người ấy còn cao cường hơn cả Hắc Y Diêm La, nên không khỏi giật nẩy mình, không còn để ý đến việc tấn công Hoàng Phong Chân Nhân nữa, mà trái lại, đã nhanh nhẹn xoay nửa thân mình, rồi vung chưởng phản công trả lại luồng kình lực ấy.
Sau khi hai luồng kình lực va chạm thẳng vào nhau, liền gây thành một tiếng sấm nổ rung động cả vùng, cát bụi tung bay mù mịt, đá vụn bắn đi khắp nơi.
Gia Cát Ngọc vì phải đối phó quá bất ngờ, nên bị luồng kình lực ấy hất bắn ra sau ba bước.
Giữa cát bụi mịt mù, Gia Cát Ngọc nhìn thấy đối phương cũng tựa hồ chẳng giành được ưu thế gì qua thế đánh lén ấy. Nhưng thân hình của đối phương sau khi bị đẩy lui, thì liền đứng vững trở lại, rồi thừa cơ hội cát bụi chưa tan, lao mình tới một lần thứ hai nữa.
Gia Cát Ngọc chỉ thấy một cái bóng đen chập chờn, vung tay đánh hết sức nhanh nhẹn, khiến đoản đao “Phỉ thúy hàn tinh tỷ” rít gió nghe vèo vèo, nhắm ngay đốm sánh xanh kia chém thẳng xuống.
Qua một tiếng “loảng xoảng” tức thì đốm sáng xanh kia bị chém vỡ ra làm đôi, và bóng người nọ đã nhanh như chớp, lao vút tới như một cây cầu bắt ngang sông, nhắm hai đốm xanh đang từ trên rơi rụng xuống đất, giương tay ra chụp lấy...
Cát bụi đã tan, nên Gia Cát Ngọc cũng trông thấy được người ấy là ai. Thì ra, đây chính là Phi Long Thiền Sư, một tăng nhân mà hành tung rất đáng ngờ vực.
Bởi thế, trong lòng chàng không khỏi thoáng hiện một ý nghĩ, nên nhanh như chớp công thẳng ra liên tiếp ba chưởng.
Phi Long Thiền Sư cảm thấy kình phong cuốn tới tung bay tà áo, đoán biết đối phương tài nghệ vô cùng cao tuyệt, nếu chẳng sớm lách tránh, thì e nguy hại đến tính mạng ngay. Bởi thế, ông ta liền vận dụng chân khí trong người, ngã ngửa nửa thân trên ra sau, đồng thời, nhanh nhẹn lách ngang ba bước.
Lúc bấy giờ, mọi người hiện diện đã được trông thấy rõ, hai đốm sáng màu xanh kia, chính là pho Lục Ngọc Di Đà mà bấy lâu võ lâm truyền tụng. Nhưng, giờ đây nó được chém bứt ra làm đôi, rớt xuống cách xa nhau ba thước, ngay trước mặt của Gia Cát Ngọc và Phi Long Thiền Sư.
Hoàng Phong Chân Nhân và Hắc Y Diêm La liền chiếu ngời tia mắt sáng quắc đầy vẽ tham lam, thèm muốn. Nhưng, hiềm vì kẻ đại địch còn ở ngay trước mặt, nên không dám thò tay cướp lấy.
Tích Hoa công tử tuy là kẻ có tài nghệ kém cỏi nhất so với mọi người chung quanh, nhưng, đôi lòng mắt của hắn ta cũng không ngớt xoay chuyển, thầm nghĩ bao nhiêu mưu kế, hầu chờ đợi thời cơ ra tay cướp đoạt.
Sự im lặng kéo dài một lúc khá lâu, thì Gia Cát Ngọc đưa mắt nhìn thẳng vào Phi Long Thiền Sư, cất tiếng cười lạnh lùng nói:
– Kẻ đã đánh lén tại hạ tại Kinh Thần Tự hồi đêm vừa rồi chắc là đại sư chớ ai nữa?
Chàng cũng biết lời nói có tánh cách phán đoán ấy, không khi nào Phi Long Thiền Sư lại bằng lòng nhìn nhận, lão điềm nhiên cất tiếng cười ha hả, nói:
– Đấy chính là một tấm lòng vị tha của ựa hồ tài khinh công còn kém cỏi, nên có ý định lên tiếng khiêu chiến với y trước, nhưng chẳng ngờ Phi Long Thiền Sư lại nhanh miệng hơn.
Bởi thế, y bắt buộc phải nhún người nhảy ra, trong khi quả tim không ngớt đập thình thịch. Như thế, y cũng phải đâm liều gượng cười nói:
– Thiếu Lâm Tự là hàng Thái Sơn Bắc Đẩu trong võ học ở Trung Nguyên, vậy tại hạ được so tài với cao nhân, thì thực không uổng công trong chuyến đi nầy.
Vậy, xin mời đại sư.
Tiếng nói vừa dứt, thì y đã tràn ngay người tới, vung đôi chưởng lên tấn công chớp nhoáng ra bảy chưởng.
Y có ý định ra tay nhanh để giũ lấy phần chủ động, nên tuy thế chưởng không phải là cao thâm kỳ tuyệt, nhưng nhờ thân hình nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, nên thế công của y cũng gây thành bóng chưởng chập chờn khắc các nơi, trông chẳng khác chi hoa tuyết bay trên nền trời, chẳng dễ gì phân biệt đâu là hư đâu là thực.
Phi Long Thiền Sư bỗng trợn to đôi mắt, tức thì hai luồng ánh sáng lạnh buốt lên chiếu ngời, trong khi hai tay của ông ta cũng nhanh nhẹn vung lên, xử dụng ngay “Thập Bát La Hán Quyền” mà bấy lâu nay rung chuyển cả giang hồ của phái Thiếu Lâm, công trả lại đối phương.
Tài khinh công của ông ta, vốn đã không kém chi Xuyên Vân Yến, còn về nội công thì có thể nói ông ta đã vượt hơn Xuyên Vân Yến đến mười năm khổ luyện.
Bởi thế, thế võ của ông ta hết sức vững vàng, đôi chân cứng cáp, gây ra những luồng kình phong vô cùng mạnh mẽ, thổi tung cả tà áo của Xuyên Vân Yến, làm cho y phải hốt hoảng cả tâm thần...
Nhưng, bỗng đâu đôi mày của Phi Long Thiền Sư khẽ cau lại, rồi bước chân cũng có vẻ chậm chạp hơn. Đôi chưởng của ông ta đánh ra, tuy vẫn còn gây nên những luồng kình lực mạnh mẽ, nhưng đã để lộ rất nhiều sơ hở...
Gia Cát Ngọc đang lấy làm lạ, thì đã thấy Xuyên Vân Yến nhân cơ hội đó tràn tới giành lại phần chủ động, thân hình của y nhanh nhẹn phi thường, chỉ trong chớp mắt là đã đánh ra được chín chưởng, và đá luôn ba đá.
Chẳng hiểu tại sao Phi Long Thiền Sư bỗng có vẻ như nội lực bị hao hụt, tuy cũng nhanh nhẹn vung chưởng đánh ra để đỡ lấy thế công của đối phương, nhưng tựa hồ ông ta không làm thế nào đỡ thế chưởng cuối cùng của Xuyên Vân Yến.
Bởi thế, sau một tiếng “xoạc” thì tay áo cà sa phía trái của ông ta đã bị Xuyên Vân Yến đánh toạt một đường dài.
Tất cả những người hiện diện đều nhận rằng, vì thân hình của Xuyên Vân Yến quá ư nhanh nhẹn, nên đã làm cho Phi Long Thiền Sư dù cho nội lực có dồi dào đến đâu, cũng không thể ứng phó nổi. Chính vì vậy Xuyên Vân Yến mới có thể thủ thắng được đường võ đó. Đấy chỉ là một thế võ may mà thôi. Ngay như Xuyên Vân Yến cũng có ý nghĩ như vậy.
Nhưng, Gia Cát Ngọc thì nhận xét vô cùng tế nhị. Chàng thấy được hiện tượng đó, thì lòng vô cùng nghi ngờ, đồng thời, cảm thấy băn khoăn khó hiểu. Vì, Thiên Nhất Thượng Nhân trước khi chết, đã trả lại pho Lục Ngọc Di Đà cho Phong Lâm Nhị Lão, vậy tại sao Phi Long Thiền Sư lại đến tham gia cuộc tranh đoạt nầy làm gì?
Tài nghệ của Phi Long Thiền Sư, nếu xét về các mặt đều cao vượt hơn Xuyên Vân Yến một bậc, thế tại sao bị bại trước đối phương? Có lý đâu ông ta lại cố tình nhân nhượng? Nếu đúng như vậy, thì dụng ý của ông ta là gì?
Hơn nữa, trước đây Ngân Tu Tẩu đến Thiếu Lâm Tự để lấy pho Lục Ngọc Di Đà trở về, tại sao người bên ngoài lại hay biết được? Ngân Tu Tẩu tại sao lại bị sát hại dưới ty của Ngũ Đinh Thủ, một gã mà xét về võ công, còn kém sút hơn lão ta rất nhiều. Ngoài ra, lại còn cô gái áo trắng đầy thần bí kia, tại sao đến giờ nầy vẫn chưa trông thấy xuất hiện...?
Chàng đang nghĩ ngợi miên man, thì Quan Nhạc, vị trưởng lảo của Cái Môn, đã bắt đầu đánh nhau với Thạch Kinh Thiên, minh chủ Lục Lâm trong mười ba tỉnh. Kình phong liền nổi dậy ồ ạt, rung cả màn tai, lạnh buốt cả da thịt, đôi bên dùng toàn những thế võ hiểm hóc, ác liệt vô cùng.
Gia Cát Ngọc biết võ công của hai người tương đương với nhau, nên nếu ra tay đánh nhau, thì e rằng đến ba trăm hiệp cũng không thể nào phân được thắng bại. Nếu đôi bên cứ kéo dài trận đánh ra mãi cho đến hoàn toàn bị kiệt sức, thì tất cũng sẽ bị thua dưới ty của Xuyên Vân Yến mà thôi. Như vậy, chẳng hóa ra họ tự chôn vùi tên tuổi của mình oan uổng hay sao?
Vừa nghĩ tới Xuyên Vân Yến, thì chàng bỗng nhớ lại khi nãy y có đánh ra một thế võ rất quen mắt, nên bất giác lại ngửa mặt lên, nhìn về phía Xuyên Vân Yến một lượt...
Nào ngờ đâu, lúc ấy Xuyên Vân Yến đang cùng một lão già trên dưới ngũ tuần, xầm xì nói nhỏ chi với nhau, và không ngớt nhìn về phía chàng. Khi tia mắt của đôi bên chạm vào nhau, thì y lại nhanh nhẹn quay đầu nhìn về phía khác.
Gia Cát Ngọc trông thấy thế, thì trong lòng lại càng ngờ vực hơn nữa. Chàng trầm ngâm nghĩ ngợi, có lý nào...?
Xuyên Vân Yến Giang Lập thừa lúc chàng bận suy nghĩ và không để ý đến họ, đã âm thầm cùng lão già ấy nhanh nhẹn bỏ chạy và cánh rừng phong...
Gia Cát Ngọc nhìn thấy thế, liền âm thầm rút lui, rồi lẻn ra phía trái cạnh đấy mấy trượng, bí mật theo dõi hắn chẳng hề bỏ rơi.
Lời tục có nói, đi hỏng một bước cờ là luống cuống cả ván. Xuyên Vân Yến lúc bấy giờ chính đang ở trong tình trạng như vậy. Y hoàn toàn không hay biết gì đến việc có người đang âm thầm theo dõi mình cả.
Gia Cát Ngọc vừa nghĩ ngợi, nên chẳng mấy chốc sau là đã đi vòng đến phía sau ngọn núi Trích Thúy Phong. Bỗng ngay lúc đó, chàng nghe tiếng chân của số người đi trước dừng lại, rồi lại nghe Xuyên Vân Yến nói nhỏ rằng:
– Nhị đệ, Tam đệ. Các em nên để ý, thằng ranh ấy vừa rồi xử dụng thân pháp rất giống “Vân Long Cửu Chuyển” của Lão ma thuở xưa.
Liền đó, lại nghe có một giọng nói đầy kinh ngạc, tiếp rằng:
– Có lý nào... Thằng ấy lại chính là Thiên Nhai Du Tử, kẻ đãheight:10px;'>
Phong Lôi nhị lão thừa cơ hội ấy tràn nhanh tới, vung chưởng lên rồi vận dụng toàn thể chân lực trong người chụp thẳng về phía nửa mảnh Lục Ngọc Di Đà ấy, và đã chụp vào tay một cách dễ dàng.
Gia Cát Ngọc chẳng những không chống trả lại đối phương, mà trái lại bất thần phá lên cười to ha hả, nói:
– Lão trọc kia. Lão trọc kia. Ông đã tốn bao nhiêu tâm trí, thế mà chỉ cướp lấy được một món đồ giả, vậy thử hỏi chẳng làm cho người ta phải cười rớt cả răng cửa hay sao?
Phong Lôi nhị lão nghe thế không khỏi sửng sốt. Đến khi ông ta đưa nửa mảnh Lục Ngọc Di Đà lên mắt xem kỹ, thì không khỏi lộ ra sắc kinh dị, ú ớ nói không nên lời.
Giữa lúc Gia Cát Ngọc cất tiếng cười to, thì Phong Lôi nhị lão vung tay ném mạnh một lượt, thế là qua tiếng “loảng xoảng” trong trẻo, nửa mảnh Lục Ngọc Di Đà mà theo lời đồn đại rắn chắc hơn cả sắt thép, lại vỡ tan tành thành từng mảnh vụn.

Xuyên Đông Tam Yến tuy cũng thuộc hàng cao thủ trong giới giang hồ, nhưng nếu so với Gia Cát Ngọc, thì thật còn kém sức hơn quá xa. Do đó, sau mấy tiếng “ối chao” liên tiếp, thì Thất Chỉ Yến và Hắc Tâm Yến đã bị hất bắn ra xa ngoài bảy trượng, rồi rơi đánh phịch xuống mặt đất.
Xuyên Vân Yến tuy đã nhanh nhẹn vọt mình bay lên trước, nhưng đôi chân của y vẫn bị luồng chỉ phong quét nhẹ qua, khiến y cảm thấy đau đớn đến tận xương tủy, gót chần gần như gãy lìa, nên gắng gượng vận dụng chân khí trong người buông mình rơi nhẹ xuống đất, rồi nhanh nhẹn lao đi ngoài hai trượng nữa...
Giữa lúc hắn ta có ý định vọt lên lần thứ hai để chạy trốn, thì bỗng nghe một tiếng xé màn tai, rồi kế đó lại có một tiếng “phập”, tức thì, tại một gốc cây to ở phía trước mặt đã xuất hiện dấu hiệu Kim Cô Lâu, nhăn răng chôm chổm trông thực hết sức ghê sợ.
Dưới dấu hiệu “Truy Hồn Đoạt Mệnh Kim Cô Lâu”, từ xưa đến nay chẳng có ai thoát chết được bao giờ. Bởi thế, Xuyên Vân Yến đã hồn phi phách tán, chưa kịp kêu lên một tiếng nào, thì cả người của y đã bị một luồng kình phong hết sức mạnh mẽ, cuốn thẳng lên giữa lưng chừng trời, xương cốt vì thế đều bị gãy nát, máu tươi tung tóe khắp nơi.
Giữa lúc ấy, bỗng trên đỉnh ngọn Trích Thúy Phong bất thần có một chuỗi cười như điên dại vọng xuống. Gia Cát Ngọc nghe thế, không khỏi kinh hãi, nhanh nhẹn vung tay chụp lấy dấu hiệu Kim Cô Lâu, rồi nhắm hướng ngọn núi chạy tới như bay.
Chẳng mấy chốc, chàng đã chay đến chân ngọn núi Trích Thúy Phong, và bất ngờ trông thấy giữa những tảng đá ngổn ngang, cỏ dại um tùm, có mười mấy bộ xương trắng nằm rải rác, nên chàng không khỏi hết sức kinh ngạc, vội vàng men theo vách đá vượt thẳng lên ngọn núi.
Nào ngờ đâu khi vừa lên đến được đỉnh núi, thì tình trạng trước mắt lại càng làm cho chàng hãi kinh hơn nữa.
Thì ra, tại trên đỉnh núi, gió thổi ồ ạt, cỏ dại hoang tàn, và Thương Lãng Vũ Sĩ, một nhân vật được thiên hạ khen tặng là Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm, thì cũng đã biến thành một đống xương khô từ lúc nào.
Thanh trường kiếm của lão ta đang được cắm đứng giữa bãi đá ngổn ngang, chiếc áo đạo sĩ của lão ta cũng bị thủng nát hàng trăm nghìn lỗ, nên tung bay theo luồng gió núi khắp nơi trông như những cánh bướm.
Chẳng cần phải nói, ai cũng có thể biết được là pho Lục Ngọc Di Đà, chắc chắn đã không cánh mà bay đi mất rồi.
Hung thủ là ai thế? Hắn ta đã dùng võ công gì, khiến cho vị Võ Đương trưởng lão nầy không thể nào đối kháng nổi?
Có lý nào, đây chính là hành động của cô gái áo trắng...?
Nhưng, theo sự phán đoán của Gia Cát Ngọc, thì nàng dù cho võ công có cao tuyệt đến đâu, nhưng vẫn không thế nào làm cho Thương Lãng Vũ Sĩ phải bó tay chịu chết...
– Ha ha, người ta đồn đãi Kim Cô Lâu tái xuất hiện trong chốn giang hồ, và đang có ý định tàn sát các nhân vật võ lâm, nhưng giờ đây xem ra lời đồn đãi ấy, có lẽ là không đúng sự thực.
Giọng nói ấy vô cùng lạnh lùng ghê rợn, bên trong dường như chất chứa vô số sự phẫn nộ.
Gia Cát Ngọc kinh hãi đưa mắt nhìn chung quanh. Thì ra, trong khi chàng còn đang trầm ngâm nghĩ ngợi, trên đỉnh núi đã bất thần xuất hiện mười mấy bóng người. Và, mấy mươi tia mắt sáng ngời đều đổ dồn cả về phía chàng...
– Xin các vị chớ có hiểu lầm, tại hạ...
– Hừ. Lão phu đánh nhau đến thiên hôn địa ám, nhưng chẳng ngờ thằng ranh ngươi lại lén vượt lên Trích Thúy Phong như vầy. Ôi, chỉ căm hận là ta đã già nua kém sức, nên tuy đã kịp thời nghe tiếng động vượt lên đây, song chẳng ngờ Thương Lãng Vũ Sĩ đã bị độc thủ rồi...
Người lên tiếng nói ấy chính là Thiết Chỉ Cái Quan Nhạc. Gia Cát Ngọc cười lạnh lùng, nói:
– Vậy, chính mắt tiền bối đã trông thấy Thương Lãng Vũ Sĩ lão tiền bối bị chính tay tại hạ sát hay sao?
Thiết Chỉ Cái trợn to đôi mắt, phá lên cười như điên nói:
– Trong tay ngươi đang cầm dấu hiệu Kim Cô Lâu, mà bấy lâu nay đã làm rung chuyển cả võ lâm, đồng thời, ngươi lại để dấu hiệu ấy lại tại khu rừng dưới chân núi, vậy ta nói thế là oan cho ngươi lắm hay sao? Thực là đáng tiếc, trước kia Bát Chỉ Phi Ma là người lòng dạ ngay thẳng, trong giới giang hồ không ai là không biết, thế mà chẳng ngờ hôm nay lại truyền dạy cho một đứa môn đồ gian manh sâu hiểm như ngươi.
Gia Cát Ngọc chưa kịp lên tiếng giãi bày hơn thiệt, thì bỗng nghe Thạch Kinh Thiên, minh chủ Lục Lâm phá lên cười to như cuồng dại, vang rền như sấm nổ, gây thành những tiếng hồi âm rung chuyển cả núi đồi. Qua một lúc lâu y mới lên tiếng nói rằng:
– Thật là khoái trá. Thật là khoái trá. Lão đệ là người hết sức ngon lành, giết đi một vài tên đạo sĩ già vô dụng nhu thế nầy, thì thử hỏi có đáng chi?
Tiếng nói vừa dứt, thì bỗng thấy Tích Hoa công tử cũng từ trong đám đông lách mình bước ra, mỉm cười gian manh nói:
– Gia Cát huynh chớ nên lo ngại, nếu bọn họ dám vây đánh ông anh, thì tiểu để chắc chắn không khi nào lại chịu khoanh tay đứng nhìn.
Lời nói của y, là có ngụ ý sẵn sàng tương trợ cho Gia Cát Ngọc nhưng thực sự, đấy chỉ là một lời khiêu khích để cho quần hùng bao vây tấn công Gia Cát Ngọc mà thôi.
Quả nhiên, lời nói của Tích Hoa công tử vừa dứt, thì liền có ba bóng người nhất tề tràn tới.
Gia Cát Ngọc trông thấy thế, không khỏi hết sức cuống quít, bất thần hú lên một tiếng dài, rồi vung tay quét thẳng trở ra, gây thành một luồng kình phong vô cùng mạnh mẽ, cuốn thẳng về phía ba người đang lao tới, hất bay cả bọn rơi thẳng xuống hố sâu nghìn trượng.
Gia Cát Ngọc cười ngạo nghễ, nói:
– Ai còn dám ra tay ngăn chặn ta, thì hãy xem gương ba tên đó.
Quần hùng trông thấy thế đều kinh sợ khiếp người, ùn ùn thối lu ra sau mấy bước, sắc mặt tái xanh như tàu lá.
Thiết Chỉ Cái trông thấy thế, thì căm tức đến đỏ mặt tía tai, cất tiếng cười như cuồng dại, rồi vận dụng hết sức mạnh trong người đánh liên tiếp ba chưởng.
Đôi mày lưỡi kiếm của Gia Cát Ngọc liền nhướng cao, định sẽ...
Thốt nhiên, chàng nhìn thấy từ phía tít mù xa của cánh rừng phong bên dưới, có ngoài mười cỗ xe ngựa, đang chạy nhanh dưới ánh mặt trời nóng bức. Những cỗ xe ấy đi đến đâu, thì cuốn cát vàng tung bay mịt mù lên đến đó.
Chàng bỗng sực nhớ đến những chiếc rương sắt chở trong các cỗ xe ấy, nên bỗng có một ý nghĩ lóe lên, cất tiếng nói rằng:
– Gia Cát Ngọc đang có việc gấp phải đi, vậy xin không thể ở nán lại với các vị nữa.
Nói vừa dứt lời, thì chàng đã di động thân mình, tránh khỏi ba thế chưởng đánh tới của Thiết Chỉ Cái, rồi hú lên một tiếng dài, nhắm ngay hố sâu muôn trượng vọt người bay thẳng xuống.
Thiết Chỉ Cái Quan Nhạc là một bực kỳ nhân trong võ lâm thế mà nhìn thấy hành động ấy của Gia Cát Ngọc, cũng không khỏi kinh hoàng ngơ ngác, cất tiếng than dài. Số người chung quanh ai nấy đều cúi đầu ủ rũ, tựa hồ như bị mất đi một vật chi quí báu.
Quần hùng đã tản mác ra về, nên Di Thế Sơn Trang đã trở lại khung cảnh tịch mịch hàng ngày. Bóng tà dương đã lặn về Tây, soi rõ hai bóng người đang đi trở về, đấy chính là Xích Diện Thần Long và người ái nữ của ông ta.
Theo với luồng gió nhẹ, có tiếng than nặng nề của Xích Diện Thần Long vọng đến. Tiếp đó, lại nghe giọng nói dịu dàng của Uyển cô nương rằng:
– Thưa cha, có lý nào ngay đến cha cũng tin Ngọc đệ đệ là hạng người như thế ấy hay sao?
– Ôi. Nếu chẳng phải nó, thì thử hỏi còn ai có một trình độ võ công cao tuyệt, khiến cho Võ Đương Nhất Lão phải bó tay chịu chết như vậy?
Cô gái nghe thế, thì cũng ngơ ngác vì hết sức hoang mang. Đôi môi nàng khẽ mấp máy, nhưng rồi im lặng không nói chi nữa.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Vietkiem
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 18 tháng 9 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
Hồi 10
--!!tach_noi_dung!!--
Hồi 12
--!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Âm Công Ân Thù Kiếm Lục Anh Hùng Vô Lệ Bá Vương Thương Bạch Cốt Lâm BẠCH NGỌC LÃO HỔ Bất Tử Thần Long Bích Huyết Tẩy Ngân Thương Bích Ngọc Đao Biên Thành Ðao Thanh

Xem Tiếp »