“Lên non thiếp cũng lên theoTay vịn chân trèo hái trái nuôi nhau”Đó là quyết tâm của mẹ tôi. Từ Vân Đình chạy vào Đốc Tín. Tôi chỉ còn nhớ một bên là sông sâu, nhìn thấy bà con gánh nước phải lần theo rất nhiều bậc. Một bên là nhà cửa lấn sau vườn cây xanh um. Sau nhà nào cũng có nương dâu, bãi mía… Hai gia đình tôi và chú Di vào ở nhờ một gia đình của vợ chồng nông dân trẻ. Chắc là anh chị thuộc hạng trung lưu ở vùng này vì có nhà gạch ba gian, lại có một phòng trên gác, nhà có sân gạch, bể nước rất to. Một dãy nhà ngang là 5 gian nhà lá rộng dùng để các giá nuôi tằm. Sau vườn là bãi mía và nương dâu thẳng tắp. Anh chị nhường chỗ cho các gia đình tản cư ở toàn bộ khu nhà chính còn chủ nhà thì ở trên gác nhỏ. Trẻ con đi theo chị chủ nhà hái dâu, về nhà chị lại thái sợi to, sợi nhỏ li ti rồi rắc trên nong tằm. Nong thì lúc nhúc tằm to, nong thì lúc nhúc tằm nhỏ tí. Chị lại cho chúng tôi những giấy trứng tằm tròn như miệng bát để chúng tôi bắt chước “nuôi tằm”. Mía nhà chị chủ nhiều vô kể. Cô Di và mẹ tôi mua cho ăn, chúng tôi thì cứ theo chị ra vườn chặt về. Chúng tôi ăn bao nhiêu mà chẳng thấy vườn mía bớt đi chút nào! Chiều chiều cả hai nhà trải chiếu trên nền gạch ngoài sân ăn cơm.Đêm sáng trăng, chúng tôi trải chiếu giữa sân gạch ngồi đếm sao. Chờ xem sao đổi ngôi để ước. Mẹ tôi dạy xem ông Thần Nông trên trời… Người ta nói Đốc Tín gần Chùa Hương lắm, họ “đi củi” mang về những con sâu đá to bằng quả mận, tròn như hòn bi, bóng nhoáng. Bỏ ra khỏi túi một lúc nó bò dài bẹt nhiều chân như con cuốn chiếu. Cô Quý còn giữ nó trong ba lô mang lên tận Việc Bắc! Tôi xin mẹ lên Chùa Hương chơi, mẹ tôi bảo: “Không được, ngộ nhỡ Tây lên không kịp về đâu!”.Rồi một hôm tôi và Thể Lan đã lần mò ra Bến Đục. Hôm ấy Lan mặc bộ quần áo có đủ ba màu xanh, trắng, đỏ. Chúng tôi dắt díu nhau đến giữa chiếc cầu cheo leo bằng mấy cây tre thì phải quay trở về. Bởi vì mặc áo quần như Lan mà qua chợ sẽ bị người ta cho là Việt gian và bị bắ ngay. Chúng tôi vội quay ngay về nhà mà chẳng còn dịp nào bước qua chiếc cầu cheo leo trên dòng sông ấy nữa.Ở Đốc Tín trẻ con bị ốm cả lượt. Đang mùa sởi, thuỷ đậu nên đã lây nhau. Mẹ tôi lại một phen vất vả. Ở Đốc Tín không bao lâu lại thấy người lớn bàn phải đi Phú Thọ. Mẹ tôi còn do dự chờ cha tôi.Tôi đã được đọc một bức thư còn lưu trong hồ sơ gia đình như sau: “Ngày 14-3-1947. Anh Huyên, tôi đã lên đến Phú Thọ. Tôi có vào Đốc Tín gặp chị và các cháu đê bàn về việc lên Phú thọ. Nhưng ý kiến của chị là đợi anh về mới quyết định. Vậy anh nên trở về. Chị đợi”.Ký tên không rõ, nhưng tôi biết sự việc này qua nhật ký của mẹ “Trung ương cho anh Ty và một anh nữa về đón lên Phú Thọ. Nhưng tôi thấy không có anh Huyên nhất định không đi. Nói với các anh là: “Một là anh Huyên viết giấy về, hai là anh Huyên về đón cùng đi… Thế là 3 hôm sau anh về đón”.Quả là “Thiếp đã theo chàng lên non”.Đêm ấy gia đình đến Hoà Xá. Ngổn ngang sân đình là vải trắng trải giường, màn, bông, băng, hộp hấp dụng cụ có tới hàng chồng, sáng loáng. Băng ca xếp thành hàng, sinh viên, y tá đang thu dọn đóng hòm để mang theo. Ai mang được gì cố mang cho hết. Ở đây, tôi gặp anh Tùng xách chiếc đèn bão chạy ngược chạy xuôi giải quyết công việc khẩn trương. Sau này khi lên đến Chiêm Hoá tôi lại nhận ra những tấm vải trắng có in chữ HY màu đen đó chính là dấu hiệu của Bệnh viện.Tại đây hai gia đình tôi và chú Di gặp lại anh chị Tùng, Hồ và Bách. Thế là cả ba gia đình lại tiếp tục lên đường.Người lớn sau này hay nhắc tới câu: “Có ngờ đâu mình rồi sẽ trải qua con đường kháng chiến dài hàng trăm, hàng nghìn cây số, lâu tới hơn ba nghìn ngày đêm để rồi 9 năm sau mới trở về. (Hồi ký của Giáo sư Hồ Đắc Di).Nhật ký bác Yến còn viết: “Cả đoàn cứ thế mà đội trời mưa đến Đoan Lữ cách Vân Đình mấy cây số thì chia tay nhau”. Bác Kim Yến quay trở về để lo việc tản cư. Theo dòng người tản cư bằng ca nô, sang bên kia sông, gia đình chúng tôi lại tiếp tục chặng đường gian nan vất vả mà chưa ai có thể lường trước.Đoàn người gồng gánh, kẻ đi bộ, người thì chất đầy hàng lên xe kéo. Xe kéo, đi bộ, gồng gánh đầy dọc đường. Chúng tôi 6 - 7 đứa trẻ của ba gia đình lặng lẽ theo mẹ nhưng vẫn không hiểu được nỗi khổ của người lớn: cô Di tôi lại đau tim nặng. Rời Hà Nội thứ gì cũng thiếu, lại kèm theo bao nỗi lo âu! Huy mới 7-8 tháng, Bách còn nhỏ hơn, lỉnh kỉnh nào sữa, nào bầu sữa, nồi niêu xoong chảo… Bỗng có tiếng hô: Máy bay! Máy bay! Xe tay dừng lại, gồng gánh vứt bên vệ đường, người đổ xô xuống hai bên đường. Chúng tôi theo mẹ chạy vào một bụi sim mua để nấp. Sau này mỗi khi nhìn thảm cỏ có những bụi sim và những bông hoa tím của những cây mua tôi lại nhớ cái cảnh chạy máy bay hôm đó: mẹ tôi thấy chúng tôi nằm yên trong bụi vội vàng rũ chăn chiến Nam Định ra và chùm vội lên cho chúng tôi, rồi ôm năm chúng tôi (cả cô Quý) vào lòng. Tiếng “Bà già” rè rè trên đầu nhưng chúng tôi chẳng nhìn thấy gì hết và yên tâm nằm trong vòng tay của mẹ dưới tấm chăn ghi xám trải rộng trên thảm cỏ xanh rờn! Sau này mỗi lần nhớ lại cuộc hành trình gian truân của một thời “qua ba bể” mẹ tôi lại kể đoạn này và chúng tôi lại cùng nhau rúc rích cười sự ngây thơ của mình khi mới tản cư ' “Thế là lạy ông tôi ở bụi này rồi còn gì nữa!”.Chú Trần Bá Kỳ, sinh viên theo Trường Y lên Việt Bắc, sau này lấy cô Quý, nhớ lại những ngày đầu các anh sinh viên được phân công theo tuyến của cụ Di chuyển toàn bộ thuốc men dụng cụ y tế đưa vào Đốc Tú nay lại chuyển ra bến để đưa lên Việt Bắc. Trên đường vận chuyển vào ban đêm còn thấy bên kia sông rực sáng do Tây càn đốt phá nhà dân. Các anh qua cả khu vực gia đình tôi và chú Di đã ở. “Lấy cả xe xích lô của bà Huyên để vận chuyển thuốc”. Họ đồn vậy chứ nếu có xe xích lô thì chắc chúng tôi đã cùng các xe tay để theo đoàn tản cư đi Mông Phụ.Nhật ký bác Tú Cương viết: “Chợt nhớ khi tiễn chân 3 gia đình 2 em Kim Ngọc, Kim Phú và cháu Hồ, lúc chia tay nhau ở làng Đoan Lũ đến lúc các em đi khuất tôi mới quay về thì thấy chú Huyên quay lại bảo tôi “Anh Tú không tham gia gì với Chính phủ thì đi xa làm gì! Mẹ tôi đang ở làng Mông phụ, Sơn Tây quê của ông Phan Kế Toại, anh chị lên đấy rồi kết hợp với gia đình mẹ tôi tìm cách về Hà Nội”.Câu nói gợi cho tôi suy nghĩ, chú cho tôi ý kiến rất hay. Về Vân Đình bàn lại với ông Cương mọi người đồng ý, lại thu xếp đồ đạc thuê gồng gánh hơn 10 gánh hành lý, vẫn còn một chiếc xe kéo, mục đích giữ xe để có đi đâu thì chở cụ Huyện, Vi Long và bé Nghi, bé Thuỷ (lúc ấy bé Nghi 3 tuổi bé Thuỷ 12 tháng tuổi). Còn mọi người lếch thêch đi bộ đến bên đò “Ba Thá” thì khoảng 1 giờ trưa. Chiếc xe kéo lại bị gẫy trục, mọi người đành dừng lại để đi đường thuỷ vậy!Ra bến sông thuê thuyền thì chẳng thấy có chiếc thuyền nào! Được mọi người cho biết “Tất cả các thuyền hôm nay bị trưng dụng cả rồi, đoàn Y tế sử dụng hết! Tôi lo quá không biết làm sao đây. Mọi việc vẫn là tôi phải lo, tôi và cháu An loanh quanh ở bến đi qua một hàng nước thì thấy anh Tôn Thất Tùng đang ở đấy sắp sửa chuyển đoàn đi, cả đoàn có đến gần 100 người! Tôi thấy Tùng mừng quá, may ra Tùng giúp được gì chăng. Tôi nói với Tùng là tôi cũng lên Sơn Tây đi đường bộ, nhưng đến đây chẳng may xe kéo bị gãy trục, nay phải đi đường thuỷ vậy, nhưng tất cả các thuyền hôm nay Y tế trưng dụng cả; anh có thể cho bọn tôi một thuyền được không? Anh Tùng trả lại ngay không còn cách nào mà lấy được, vì đoàn đông quá thuyền không có nhiều! Tôi thấy anh trả lời thế nên không hy vọng gì anh Tùng giúp được, tôi hơi bực mình, liền quay di ngay không chào nhau, tôi lo quá lại thêm còi báo động có máy bay mọi người tìm chỗ trú ẩn! Máy bay đi rồi tôi và cháu An lại ra bên tìm thuyền. Tại sao lúc nào cũng có cháu Ngô Đăng An bên tôi? Cả đoàn, lúc đó chỉ có tôi làm người chỉ huy, cháu An lớn hơn, còn các em còn bé cả nên cháu An là cánh tay phải của tôi. Ngồi ngoài bến mãi cho đến gần 5 giờ chiều hôm ấy, thì may ơi là may, có một thuyền mới lạ thuỷ, nhiều người cũng đang tìm thuyền như tôi tranh nhau thuê, tôi trả giá cao hơn nên thuê được với giá 1500đ, tất cả mọi người khuân vác đồ đạc vào thuyền, lúc đó là hơn 5 giờ chiều, sẩm tối, để hành lý gọn gàng mọi người bước vào thuyền thì xa xa nghe tiếng súng phía sau tại làng Thạch Bích, chúng tôi sợ quá thúc chủ thuyền chuyển lái đi nhanh, khỏi bên Ba Thá độ 30 phút thì trời tối hẳn! Tháng ấy là cuối tháng hai âm lịch nên trời chóng tối, nhìn lại Thạch Bích, tiếng súng càng rộn rã cháy sáng rực vùng trời. Đi cả đêm hôm ấy tới 8 giờ sáng hôm sau mới đến Sơn Tây. Thanh toán tiền thuyền xong, tất cả đi bộ, lại phải tìm người gánh đồ đạc, lục tục kéo nhau đi qua “Công” là trại lính của Pháp đã bị tiêu thổ, nhà cửa không còn gì, ngổn ngang những đống gạch”.Sau này chúng tôi gặp lại anh Ty lúc dó đã là bác sĩ mổ xẻ của Bệnh viện Việt Đức. Chúng tôi cùng nhau ôn lại chặng đường đã đi qua. Từ Vân Đình ra đi, đoàn tản cư không theo đường quốc lộ vì bấy giờ Tây đang rục rịch tấn công bằng hai gọng kìm một từ Hà Nội lên, một từ Nam Định đổ về. Nghe anh kể lại thì qua xã Phương Trang, Văn La đến Võ Lao vào ban đêm. Vùng này cách Trúc Sơn 2 km. Mọi người nói là quân pháp đã đến Mai Lĩnh định đánh Trúc Sơn rồi về Phùng qua Quốc Oai… Đối với một trí nhớ của một đứa trẻ như tôi thì chẳng cần biết tên làng là gì chỉ bằng trực quan mà hay rằng: Sâm sẩm tối mới tới một nhà dân để ngủ và tang tảng sáng khi chưa nhìn rõ mặt người thì đã bị đánh thức để tiếp tục cuộc hành trình. Sở dĩ tôi còn nhớ được đôi chút là bởi lúc ra đi tôi thấy chuồng vịt nhà chủ có chú bé (thực ra lớn hơn tôi) đang lùa cơ man nào là vịt ra đồng, tôi ngoái nhìn thấy một đám trắng xoá. Trong đêm tối, mẹ tôi giục tôi đi mau rồi nói để tôi biết đám trắng ấy là trứng, vịt thường đẻ vào ban đêm. Anh Ty còn kể cho chúng tôi biết, các gia đình tản cư phải vượt nhanh qua Quốc lộ 6. Bấy giờ Trúc Sơn đã trở thành một vùng hoang tàn, trên mặt đường ngổn ngang những dấu vết của một trận càn vừa mới đây thôi. Người lớn thấy máu đọng thành vũng trên mặt đường phải ôm đầu trẻ nhỏ để khỏi nhìn thấy cảnh tàn khốc của chiến tranh? Tiếp đó chúng tôi qua Ngọc Than cũng lại chứng kiến cảnh tan hoang nhà cửa, vườn tược hơi lửa của những ngôi nhà bị cháy trụi còn phả ra!Tới chùa Tây Phương thì cả đoàn dừng chân và theo anh Ty dẫn ba gia đình vào ở nhờ ấp bà Ký Chân, người quen của gia đình anh cũng tản cư về đấy.Ngày 8-7-1948 nhật ký của mẹ tôi có đoạn hồi tưởng những ngày “theo chàng lên non” như sau: “Trải bao gian nan thử thách của cuộc đời từ nơi những lúc lên xe xuống ngựa, nay lại ngược chạy xuôi bê tha cực nhọc… Nhớ lại qua trạm đỗ chỉ có bốn bức nứa và mái lá che mà bảo tôi và các con dừng chân nghỉ tạm đấy! Ôi! Trông thấy mà lạnh cả người! Sao ta đến cảnh này?! Đây là nơi cho người tha phương cầu thực, cho người không cửa không nhà. Ta và các con ở đây ư?… Ta có đi đường đường ta chọn không? Lúc này ta phải có nghị lực và sáng suốt để dẫn dắt các con thơ ngây!”.Mẹ tôi viết tiếp: “… Một đoàn tản cư 17 xe tay, 5-6 xe đạp rồi lại xe ngựa, rồi thuyền… ôi kinh khủng của cuộc hành trình thời chiến!… Đêm qua, cứ ôn lại ngày đầu lên Việt Bắc mà mất ngủ. Đặt bao niềm thương chồng con mà xót xa cả lòng! Ôn lại quãng đường từ Vân Đình lên Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Chiêm Hoá, làng Ải…”. Cuộc hành trình qua Quốc lộ 11 qua Sơn Tây rẽ vào nghỉ chân ở Mía lại gặp bao gia đình tản cư từ Hà Nội về đây. Một bà ngồi xổm đang xi con đái người nhỏ nhắn, tóc hơi xoắn, thấy mẹ tôi nói: “Chào chị ạ” rồi bảo: “Con chào bác đi”. Tôi theo mẹ: “Cháu chào bác ạ”, rồi nhìn kỹ thấy bác gái đẹp lắm, mắt sâu, lông mi contản cư di chuyển Bệnh viện, chuẩn bị phương tiện thuốc men và cứu chữa thương bệnh binh, đồng thời chăm lo cho nền Đại học Y Dược khoa được từng bước phát triển và củng cố.Gia đình tôi luôn tản cư cùng hai gia đình chú Di và anh Tùng, nên hàng ngày mắt thấy tai nghe mà lấy làm cảm phục mối tình thầy trò, bằng hữu họ hàng ruột thịt của mấy gia đình.Cách mạng mới thành công, cha tôi được Cách mạng giao trách nhiệm Tổng Giám đốc Đại học vụ. Khi Bác Hồ giao trọng trách làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì Bác ký Sắc lệnh (Số 22, HSAQ4/A144 năm 1946) bổ nhiệm chú Di tôi giữ chức Tổng giám đốc Đại học vụ. Sự gặp gỡ của cha tôi và chú Di là sự gặp gỡ của hai nhà khoa học xã hội và tự nhiên, sự gặp gỡ của hai tâm hồn có chung lẽ sống vì hạnh phúc và hoà bình cho con người. Đối với chú tôi: “Người thầy thuốc cần có óc khách quan vô tư của nhà khoa học, nhưng không bàng quan lạnh nhạt mà biết xúc cảm trước đau khổ của người bệnh. Trong nghĩa cao cả của người thầy thuốc, chỗ dành cho trái tim cũng không kém gì trí tuệ thông minh”.Trong “Văn minh Việt Nam” xuất bản năm 1944, cha tôi viết: “Nếu như xưa kia ở Việt Nam có một kỷ luật tinh thần thì lại chưa hề có một nền giáo dục liên tục, một sự phát triển liên tục việc trau dồi trí thệ. Người ta đưa quá nhiều vào trí nhớ của trẻ em, điều đó làm thui chột một số năng lực não bộ người Việt, óc suy diễn, rất cần thiết cho nghiên cứu khoa học. Chưa bao giờ được phát triển một cách có hệ thống”.Thành ra “người Việt có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy. Nhà nho xưa kia ra làm quan sau khi học nhiều kinh sách chứa đầy trí nhớ, phần lớn chẳng còn nghĩ đến trau dồi trí tuệ nữa. Họ già trước thổi. Hoặc là họ cam chịu nhẫn nhục để khỏi bị ai đó ganh tị mà kiếm chuyện lôi thôi. Hoặc là họ sa vào một thú chói ngông, đôi khi cũng tinh tế đấy, nhưng dễ làm cạn kiệt đi ở nòi giống cái năng lực phát minh hoặc thậm chí năng lực lập luận khoa học”. (Văn minh Việt Nam, 1944).Thấu hiểu nhược điểm của nền giáo dục cũ khi bắt tay xây dựng nền giáo dục mới, cha tôi cùng chú tôi cộng lực xây nền đại học đầu tiên của đất nước sang trang sử mới thì có sự đồng nhất về quan điểm… Cha tôi đã nói về thầy cô giáo: “… Nếu chỉ làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật mà thôi thì chưa đủ, còn phải làm cho khoa học kỹ thuật không những ăn sâu vào trí tuệ mà còn thâm nhập vào cội rễ của tình cảm, tâm hồn của học sinh sinh viên” (Phát biểu tại Đại hội Nhà văn lần thứ ba).Đối với cha tôi thì một nền giáo dục dân chủ mới phải làm cho học trò “thấm nhuần tinh thần yêu nước, yêu nhân dân, tin tưởng ở khoa học, tôn trọng sức lao động. Làm cho học sinh thấy ích lợi của nhân dân, tương lai của Tổ quốc là lợi ích là tương lai của bản thân mình” (trang 13 “Những bài viết về giáo dục của Nguyễn Văn Huyên”).Còn chú tôi, trước sinh viên bàn về nhiệm vụ của trường Đại học dã nói: “Dạy khoa học chưa đủ, nhà trường đại học phải là nơi hình thành khoa học. Trường không phải là để nhồi nhét kiến thức mà người thầy phải biến dạy ít mà trò thì phải học được nhiều, hiểu được sâu, thấy được rộng”.Trên núi rừng Chiêm Hoá những bài nói trước cuộc mít tinh đông đảo sinh viên, quần chúng, chú tôi luôn nhắc về nền giáo dục: “Thầy dạy cho học - hiểu - hành, còn ra trường làm việc trò phải hành - hiểu - học, phải tiến lên bằng sự lao động không vụ lợi, không nhờ cậy ai suy nghĩ hộ…”.Với tư cách của một Bộ trưởng Giáo dục, cha tôi đã kêu gọi các nhà văn học nghệ thuật hãy cùng cộng tác với các nhà giáo để giúp học sinh dược học, được đọc những tác phẩm và nhận thấy cái đẹp quyến rũ của khoa học kỹ thuật do đó mà say mê tha thiết đi vào nguồn cảm xúc mới và những nguồn sống giầu có, đem lại lạnh phúc hoà bình cho con người”.Tôi đã chứng kiến biết bao lớp sinh viên học năm thứ hai, thứ ba ra chiến trường phục vụ quân đội rồi lại trở về học, rồi thi, rồi lại lên đường với vốn kiến thức năm thứ tư, thứ năm rồi lại về học, thi, tốt nghiệp… Từ những bài diễn văn chú tôi đọc bằng tiếng Pháp cho đến sau này, chú đã cùng cha tôi và biết bao đồng nghiệp khắc phục để biến nhà trường thật sự trở thành trường dạy cho người Việt Nam bằng tiếng Việt.Hai anh em đồng hao này một người sôi nổi nhiệt tình và nóng nảy, một người trầm tĩnh, kín đáo và ôn hoà lại hết sức gắn bó với nhau trong sự nghiệp trồng người. Hai anh em chung một suy nghĩ về nghề thầy thuốc và nghề dạy học là hai nghề cao thượng. Một mang lại nguồn sống cho con người, một mang lại trí tuệ cho con người, cả hai đều đòi hoi lương tâm trong sạch. Cả hai đều không bị ảnh hưởng của duy lý giầu chất ích dụng của Phương Tây mà đã khéo kết hợp triết học Phương Đông lấy nhân nghĩa để giúp thế hệ trẻ “thành nhân” trên cơ sở nền học vấn tiên tiến của Phương Tây mà không bị lối học vẹt sáo rỗng, từ chương làm tê liệt óc sáng tạo của con người. Còn anh Tôn Thất Tùng trong cuốn “Đường vào khoa học” của mình đã viết: “Tôi là một thanh niên học ở trong nước, chỉ có học vị trong nước, điều đó sẽ khuyến khích anh chị em trẻ tuổi đi vào nghiên cứu những vấn đề thực tiễn của nước nhà đặt ra hơn là chỉ nghiên cứu qua sách hay lý luận phương Tây…”Anh Tùng cũng như cha tôi lớn lên trong gia đình mẹ goá. Anh viết: “Cha tôi qua đời lúc tôi mới được ba tháng… Mẹ tôi muốn cho tôi đi học để làm quan, nhưng tôi chán ngấy cảnh tượng những quan lại ở Huế: một mặt thì sợ Tây hết vía, một mặt thì chà đạp nhân dân lao động của mình; vì thế tôi đã sớm rời nhà để ra Hà Nội vào khoảng năm 1931, theo học Trường Bưởi, rồi Trường Y, mong muốn mai sau sẽ làm một nghề “tự do” không phụ thuộc vào đám quan lại hay chính quyền thực dân… Lúc tôi vào năm thứ ba, thì cụ Hồ Đắc Di, bác sĩ mổ xẻ là người Việt Nam duy nhất lúc ấy được công nhận là chính thức, cũng đền làm việc tại Bệnh viện Phủ Doãn… Tôi suy nghĩ nhiều trong bốn bức tường của Bệnh viện và trong nhà xác: dân ta khổ vì ta bị đế quốc xâm lược và bóc lột, không phải tài năng mổ xẻ của tôi sẽ cứu dân ta mà phải xoá bỏ chế độ thực dân bóc lột. Đi vào khoa học như tháp ngà để giải sầu cho sự tủi nhục vì mất nước, khoa học lại đưa tôi trở lại sự tủi nhục vì mất nước. Con đường đi vào cách mạng đã hé mở cánh cửa cho tôi, một thanh niên làm công tác khoa học vào thời ấy…”.Cùng một tâm hồn, cha tôi và anh đều mượn lời của Paul Valéry làm lời tựa: cha thì cho luận văn Tiến sĩ của mình: “Gió đã nổi lên!… Phải cố mà sống!”, còn anh Tôn Thất Tùng trong “Lời cuối” của cuốn sách “Con đường vào khoa học của tôi” cho rằng: “Bền bỉ, bền bỉ trong lòng xanh, mỗi hạt nhân về trầm lặng có thể sinh quả chín cành”.Trong suốt 9 năm Kháng chiến và sau này khi hoà bình lập lại, ba anh em, chú cháu Huyên, Di, Tùng luôn sát cánh bên nhau cùng trí thức đương thời của ngành Y tế và Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ xây dựng 2 ngành trở thành hai bông hoa sáng giá của vườn hoa xã hội chủ nghĩa”.Mối tình giữa ba anh em chú cháu cha tôi; đã viết trong Bản tự thuật lý lịch: Vợ tôi sinh ra trong một gia đình Tổng đốc, hai chị em nhỏ tuổi nhất lớn lên sau thế gian chiến tranh thứ nhất, trong thời kỳ giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đương ngoi lên vượt ra ngoài giai cấp phong kiến, có anh đi học Pháp, nên đều ghét quan lại, khinh bọn trí thức: muốn ngoi lên làm quan. Chúng tôi gặp nhau ở đó. Em thì lấy bác sĩ Hồ Đắc Di. Sau này vợ chồng tôi và vợ chồng Di và Tôn Thất Tùng chơi với nhau thân mật cũng do đó. Không ai có bạn nào trong đám quan lại địa chủ. Nề nếp sinh hoạt ảnh hưởng Âu Tây nhiều; chỉ dính líu đến gia đình lớn với mức độ tối cần thiết thôi; cố gắng giúp đỡ nhau không làm sai trái; còn công việc trong gia đình đều uỷ thác anh em cả”.