Tôi đặt cho người đàn ông biệt danh này, bởi vậy mọi người có thể dễ dàng nhận ra ý vị của câu chuyện và thầm nghĩ “à, mình truyện hài hước đây mà”. Nhưng có lẽ cái tên N.N cũng hoàn toàn tương xứng với ông ta, tuy rằng chẳng có cái tên nào như vậy được gọi trong đám tang cử hành liên quan đến cái chết của ông.Sự thực là tôi quên mất tên ông ta, hay đúng hơn là chưa bây giờ biết đến nó cả. Nhưng có hề gì cơ chứ? Như các bạn biết đấy, đã có một cái tên khác mà tôi vừa nói ở trên, cái tên này mới thực sự là quan trọng, điều đó chúng ta sẽ nhận ra ngay khi đọc xong câu chuyện này. Đó là một câu chuyện rất dài. Quả thực nó dài đến mức mỗi khi bắt nghĩ về nó, tôi lại cảm thấy đầu óc choáng váng…Nhưng nó lại được bắt đầu bằng một giai điệu ngắn nhất mà tôi từng nghe. Thực ra khó có thể gọi đó là một giai điệu. Nó giống hơn là một phần của giai điệu, hay nửa cuối của một giai điệu ngắn, với phần chủ đạo là nốt đơn. Nhưng nốt nhạc ngân dài đến mức, theo chuẩn mực về sự hài hoà, có thể đánh giá như là đoạn kết của một bản giao hưởng vĩ đại, do một nhà soạn nhạc thiên tài sáng tác nên. Với những kiến thức âm nhạc đầy ắp trong đầu, tôi lắng nghe khúc nhạc, chợt nghĩ tới một người quen, người mong mỏi được trở thành nhạc sĩ, có lẽ anh ta có thể sử dụng nó vào một bản giao hưởng trong tương lai khi anh ta đã gặt hái được những thành công đáng kể nào đó, hay khi thế giới bắt đầu quan tâm đến kiểu giai điệu đặc trưng này của những người xứ Snefellsnes.Nào, biết chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện. Khi ấy tôi là một sinh viên sống ở Reykjavik, trong một tầng hầm nhỏ, tồi tàn, chỉ ngăn với phòng sưởi bằng một tấm vách mỏng. Vào một mùa đông nọ, tôi chợt nhận thấy một giai điệu thường vang lên vào buổi chiều muộn khi lò sưởi được đốt lên sưởi ấm cho đêm đông giá lạnh, giọng hát trầm, khàn rung lên như những gợn sóng lăn tăn hay một dãy lên bị xoắn, và ở nốt nhạc cuối, dường như ca sĩ quên không lấy hơi nên nó tắt lịm dần rồi im bặt như thể người hát Constantin lịm đi cùng bản nhạc. Một lúc lâu sau, vẫn là sự im lặng. Nhưng rồi một âm thanh rất nhỏ khe khẽ vang lên, thật khó gọi đó là một bản nhạc với quãng dừng dài đến như vậy, nhưng rõ ràng giai điệu ấy vẫn đang tiếp tục ngân lên trong lồng ngực người ca sĩ, dù rằng giọng ca ấy khàn khàn, run rẩy, chỉ khẽ rung lên trong dây thanh quản. Nhưng không bao giờ người hát lại bỏ dở giữa chứng giai điệu ngắn ngủi với nốt nhạc kéo dài lê thê đó, một giai điệu chắc hẳn là để dành cho một bản giao hưởng hoành tráng. Vậy là giọng hát bí ẩn ấy đã cất lên suốt cả mùa đông, hết đêm này sang đêm khác, trong một bầu không gian tĩnh mịch. Cho đến khi quyết tâm tìm hiểu rõ hơn bản nhạc chiều ấy, tôi mới phát hiện ra đó là giọng hát của một người coi lò sưởi. Nhưng cứ vào lúc nửa đêm ông ta lại ra đi.Một buổi chiều, tôi bước vào góc phòng nhỏ, nơi đặt lò sưởi. Than hồng đỏ rực lên trong bóng đêm sau cánh cửa khép hờ. Phía trước lò sưởi Nebuchadnezzarson đang ngồi, trong bóng tối và hát.- Xin chào! - Tôi nói.- Xin chào! - Lời đáp vang lên trong bóng tối, khàn khàn, già nua.- Ở đây ấm thật. - Tôi nói.- Tôi phải đi đây. - Giọng đó nói.- Đây không phải là phòng của ông sao? - Tôi hỏi.- Không. - Ông ta trả lời.- Không phải à? - Tôi nói - Nhưng tôi thường nghe thấy ông hát ở đây vào buổi chiều cơ mà?- Tôi không hát. - Ông ta nói.- Nhưng rõ ràng là tôi nghe thấy. - Tôi phản đối.- Không! - Ông ta nói - Tôi không bao giờ có thể hát được.- Tôi có nghe một giai điệu. - Tôi nói.Ông ta lầm bầm câu gì đó, rồi cố gắng trườn ra phía cánh cửa sau lưng tôi.- Tôi không muốn quấy rầy ông. - Tôi nói.- Đến giờ đi ngủ rồi. - Ông ta nói rồi biến mất.Một lần trong tuyết lạnh và sương mù, tôi nhìn thấy một chiếc hộp đàn piano ở một góc khuất, bên cạnh cột xà nhà. Đó là nơi Nebuchadnezzar sống. Có lẽ người đàn ông này có được niềm say mê với âm nhạc là nhờ sống trong chiếc hộp đàn này chăng? Tôi nghĩ thầm. Vài buổi chiều qua đi trong yên ả. Nhưng một hôm, như quên mất sự hiện diện của tôi, ông ta lại bắt đầu hát, cũng vẫn giai điệu ấy, cũng vẫn nốt nhạc kéo dài, chết lặng ấy. Tôi liền bước vào phòng.- Chào ông. - Tôi nói.- Chào anh. - Ông ta đáp.- Ông đang hát. - Tôi nói.- Không. - Ông nói.- Ông đã đọc khúc nhạc này ở đâu vậy? - Tôi hỏi.- Khúc nhạc ư? Chẳng có khúc nhạc nào cả.- Nhưng ông thường xuyên hát điệu nhạc này mà?- Tôi không hát. - Ông ta nói - Tôi không bao giờ hát cả.- Thì ông đang lầm rầm vậy. - Tôi phản đối.Sau đó ông ta nói:- Trước đây tôi có thể hát. Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Giờ thì tôi thậm chí không nghĩ đến điều đó nữa. Tôi chỉ ngồi đây, trước cái lò sưởi này chốc lát sau khi nhóm lò. Bây giờ tôi phải đi đây.- Ông đến từ đâu vậy?- Tôi hỏi.- Miền Tây. - Ông ta trả lời.- Ở vùng nào ở miền Tây?- Olafsvik.- Nơi đó đẹp chứ?- Biển ở Olafsvik cũng dữ dội như bất cứ nơi nào. - Ông ta nói.- Ông có bà con ở đó à?- Họ chết cả rồi.- Thế ông làm gì ở miền Tây?- Tôi làm gì à? Thì đi bất cứ đâu tôi thích, đôi khi xuống biển, đôi khi lên núi. Tuỳ hứng thôi.- Tại sao ông đến Reykjavik?Im lặng một lúc lâu, cuối cùng ông ta đáp:- Tất cả cũng chỉ vì miền Tây. Đúng, miền Tây.- Không nghi ngờ gì, ông hoàn toàn đúng khi quyết định đến Reykjavik - Tôi nói - Theo tôi sống ở dễ chịu hơn bất cứ nơi nào trong cái đất nước này.Ông ta im lặng một hồi lâu và ngồi lên trên cái hòm để trước lò sưởi. Lần này căn phòng nhỏ lờ mờ sáng, bởi vậy ông ta cứ nhìn chăm chăm xuống mấy lỗ thủng chỗ đầu ngón chân trên đôi ủng của mình.- Đêm đầu tiên ở đây tôi đã ngủ ngoài nghĩa địa. - Ông ta nói.- Có thật không?” - Tôi kêu lên đầy kích động - Rất nhiều người cảm thấy hài lòng khi ngủ đêm ngoài nghĩa địa”.- Đúng thế. - Ông ta nói. Má ông ta lấm bụi, còn bộ ria màu xám trông như thể lâu lắm rồi không được cạo rửa.- Giầy ông hỏng rồi. - Tôi nói.- Chẳng hề gì. - Ông ta nói - Tôi nhặt được nó ở Vatnsmyri một năm trước. Ai đó đã để quên trên bãi than bùn.Ông ta đứng dậy, bỏ mũ ra, treo lên cái đinh phía sau lò sưởi. Đó là loại mũ quả dưa các thương gia thường đội khi chúng còn mới, nhưng chỉ cần một lỗ thủng nhỏ xuất hiện khoảng giữa chóp và vành mũ, hay khi một đứa trẻ nghịch ngợm rạch một đường lên trên chóp mũ thì nói chung chúng thường bị quẳng ngay vào sọt rác.- Tôi có thể xem cái mũ của ông chứ? - Tôi nói. Lỗ thủng trên chóp mũ to đúng bằng nắm đấm một đứa trẻ. - Cái mũ này cũ quá rồi. - Tôi nói rồi nheo mắt nhìn trần nhà qua lỗ thủng. - Nhưng vào thời trước, chắc chắn cái mũ này cũng khá đấy.Tôi đưa trả ông ta cái mũ. Ông ta cầm lấy rồi cùng nheo mắt nhìn qua lỗ thủng.- Không phải ai cũng có thể đọc được Kinh Thánh qua cái mũ này. - Ông ta nói, nhăn nhó, để lộ một chiếc răng duy nhất.Rồi mùa xuân đến. Chẳng ai hơi đâu mà ló đầu qua cửa sổ, nhìn chăm chú mọi việc diễn ra ngoài phố, nhất là khi toàn những chuyện tầm phào, đâu đâu, bởi vì vào mùa xuân biết bao kỳ thi còn đang chờ đợi phía trước. Chỉ cần ngồi trong nhà, tưởng tượng ra mọi chuyện diễn ra bên ngoài cùng còn thú vị hơn nhiều. Một hôm, có một gia đình mới chuyển đến căn hộ ở tầng giữa ngôi nhà. Cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại nhận ra chuyện ấy, nhưng tất nhiên là nó cũng chẳng hề làm tôi bận tâm chút nào. Đó là một cặp vợ chồng. Họ có một cô con gái chừng tám tuổi. Tên cô bé là Lily và qua dáng bên ngoài tôi đoán họ là những người tỉnh lẻ, bởi cô bé tóc tết bím, đôi bím tóc vàng hoe, và đi đôi tất len tự đan lấy. Cô gái nhỏ chơi với bọn trẻ trong sân ngay ngoài cửa sổ phòng tôi và bà mẹ thì không hề rời mắt khỏi cô, dù chỉ một giây. Bà ta đứng tựa vào cánh cửa sổ tầng 2 hầu như cả ngày, chỉ đạo cô bé như một vị chỉ huy với những mệnh lệnh cương quyết: “Cẩn thận, ôtô kìa! Chú ý, có tên say rượu đấy! Chó, Lily lily, cảnh sát đấy!” Thời bấy giờ vẫn còn những hàng rào bằng đá cũ kỹ ngăn giữa các lô cốt đất trong thị trấn và ở phía bên kia dãy phố cũng có một hàng rào như vậy, che khuất một khu vườn nhỏ phía sau. Đó là một khu phố khá yên tĩnh, và trên hang rào, trong ánh nắng mùa xuân xanh mướt, Nebuchadnezzar đang ngồi ngắm nhìn bọn trẻ nô đùa trong sân. Sự ngưỡng mộ lộ rõ trên gương mặt lấm lem và bộ ria mép lờm xờm. Một ngày qua đi, lũ trẻ mệt nhoài chạy về nhà kiếm chút gì đó để ăn. Chỉ còn lại một mình Lily trong sân, chơi lò cò, Nebuchadnezzar liền cất tiếng gọi- Lily.Nhưng cô bé giả đò không nghe thấy, tiếp tục dán mắt xuống chân như thể chiến thắng trong trò chơi mới là điều đáng quan tâm nhất. Nebuchadnezzar lại gọi:- Lily bé bỏng.Cô bé vẫn tiếp tục giả đò không nghe thấy, một lát sau cô mới ngước nhìn lên cửa sổ xem mẹ còn ở đó không, nhưng bà mẹ vừa mới rời vào bếp nấu ăn.- Chẳng lẽ bé Lily không có gì để nói với lão già Nebuchadnezzar hôm nay sao?Ông ta hỏi vọng ra từ bờ rào. Rồi rút trong túi ra một gói giấy nhỏ được giấu kín suốt từ nãy tới giờ. Lúc này cô bé đã bước ra đường, có vẻ hơi nghi ngờ, tay chắp sau lưng, ngó nhìn vào túi giấy. Sau đó cô ta lại ngước lên cửa sổ. Trong túi đầy ắp nho khô. Cô bé tỏ vẻ chẳng ngạc nhiên chút nào, hoặc chỉ chút ít, và cũng chẳng đáng bận tâm. Nhưng cuối cùng thì hai người đã cùng ngồi trên hàng rào nhai nho nhóp nhép. Lúc đầu cô bé chỉ đưa chân một cách rụt rè, nhìn một cách đầy phê phán bộ râu ria lờm xờm của ông ta. Nhưng rồi cô lại tiếp tục chơi lò cò trên phố, ngay trước mặt ông. Mẹ cô từ trên cửa sổ gọi cô về ăn tối. Nhưng chỉ chớp mắt sau cô lại xuất hiện vì cô biết rằng vẫn còn nho trong túi.Rồi mùa xuân cũng trôi qua, nhưng từ trước đó rất lâu Lyli đã không còn nghi ngại Nebuchadnezzar nữa, cô thường chạy lại gặp ông mỗi khi trông thấy ông đi đến, thò tay vào túi ông, lôi ra một túi nho khô. Đôi khi vào buổi chiều, họ ngồi lại rất lâu trên bờ rào, tôi đoán chắc rằng ông ta đang kể chuyện cho cô bé nghe, bởi vì trông cô như đang nuốt chửng từng lời ông nói.- Họ có họ hàng gì với ông không? - Tôi hỏi, chỉ đôi vợ chồng mới đến.- Họ từ miền Tây. - Ông ta đáp.- Thế ông có biết gì về họ không?- Có chứ! - Ông đáp - Đó là bé Lily.Tôi không thể được người đàn ông này. Với tôi ông ta có vẻ khá xa lạ, nhưng tôi cũng chẳng băn khoăn về điều đó. Chẳng can hệ gì đến tôi cả. Tôi còn khối việc phải lo nghĩ. Và thậm chí nếu tôi đột nhiên phát hiện ra rằng những người này không phải từ miền Tây đến mà là miền Đông, thì tôi cũng chẳng hơi đâu cãi nhau với ông già lẩn thẩn này. Khi ấy ông ta 20 tuổi, tôi nghe thấy ông nói như vậy, và họ thường gặp nhau. Cô ấy trẻ hơn ông vài tháng. Ông đã hứa sẽ xây cho cô một ngôi nhà nhỏ ở Snout, ngôi nhà có thảm cỏ nhỏ và một khoảnh vườn rau xinh xắn. Bấy giờ, ông đang đi tàu đánh cá cùng Gudmundur, cựu thuyền trưởng con tàu “Hy vọng". Công việc khá suôn sẻ. nhưng ông không thể hát được. Tên cô ấy là Lily.- Rồi mọi chuyện thế nào? - Cô bé hỏi.Nhưng tôi chẳng có đủ thời gian để nghe lỏm câu chuyện của hai người người lâu hơn nữa. Tôi nghĩ thầm: Chắc lại kể cho cô bé nghe một câu chuyện cũ rích của miền Tây đây. Mùa thu, tôi trở lại nơi đó từ phương Bắc. Một hôm, tôi đang đứng tán gẫu với mấy người bạn ở góc phố, tôi nhận ra có một người đàn ông gần đó đang nhìn tôi chằm chằm. Ông ta đợi tôi chia tay với họ, và sau khi tôi làm vậy, ông ta lại gần, chìa ra một bàn tay lem luốc:- Nebuchadnezzar Nebuchadnezzrson”.- Có gì mới không ông? - Tôi hỏi.- Thế ông muốn điều gì phải không?- Không” - Ông ta nói - Tôi chỉ muốn thử xem anh nhận ra tôi không?- Tất nhiên - Tôi nói - Hơn thế, tôi vẫn còn nhớ khúc nhạc của chúng ta. Thế cô bạn nhỏ của ông thế nào rồi?- Họ đã cắt mất khoản tiền dưỡng lão của tôi rồi” - Ông nói - 30 đồng curon”.- Tại sao?- Joseph nói là tôi chỉ dùng nó để mua nho khô thôi. Nhưng anh chắc là anh hiểu rõ luật pháp chứ”.- Gã Joseph đó là ai?- Một người bà con họ với tôi. Thỉnh thoảng hắn lại mang cho tôi vài con cá hay những thứ đại loại như vậy.- Ông nghe này, - Tôi nói - Ông nên gặp Ngài thị trưởng hỏi việc đó. - Bởi tôi cũng chẳng có thời gian.- Tôi không biết nữa - Ông ta nói - Cũng chả khác gì. Mùa đông này tôi có thể sẽ có nhà đấy.- Thế ông không lại trông lò sưởi trong ngôi nhà năm ngoái nữa à?- Không - Ông ta nói - “Mọi chuyện trong căn nhà đó đã chấm dứt rồi. Hoàn toàn chấm dứt.- Chuyện thế nào?- À, tôi bị đòi nợ. - Ông nói. - Chào anh. Cám ơn lòng tốt của anh. - Ông ta đội mũ lên.Mãi nhiều năm sau tôi mới gặp lại ông. Khi ấy tôi đã là một sinh viên trường Y. Ông ta được mang vào nhà xác, quấn trong một tấm ga. Tôi nhận ngay ra ông, mặc dù ông đã được lau rửa sạch sẽ. Trước cái chết của một con người bị xã hội ruồng bỏ như ông, tôi cũng không cảm thấy quá mức xúc động. Và cũng chẳng phải đợi đến sau đám tang ông tôi mới nhận ra sự tương xứng trong cuộc đời và cái chết của ông. Ông thuộc típ người không ai có thể đoán trước được. Người ta tìm thấy xác ông trong chiếc hộp đàn. Không ai biết tên tuổi của ông, ông từ đâu đến, và tất nhiên cũng chẳng ai hay biết điều gì từng là mục đích trong cuộc đời ông.Vào ngày khám nghiệm tử thi, tôi thậm chí không nhớ ra nổi giai điệu mà ông từng hát. Nhưng có một điều chắc chắn là: ông đã bị cắt xẻ ra thành nhiều mảnh nhỏ và chúng tôi xem xét chúng với một sự chăm chú và chắc chắn ông chưa bao giờ được hưởng khi còn sống, trong suốt cuộc đời mình. Nhưng vì sao tôi lại kể chuyện này ở đây nhỉ? Đã lâu lắm tôi mất niềm say mê Y học và chuyển sang nghề khác. Cũng chính vì đã nhiều năm trôi qua, đã có một sự gian trá nho nhỏ được tiến hành trên cơ thể ông, dưới một cái mác nhân danh khoa học. Sự thực là, toàn bộ xương của ông đã được tháo rời và đánh bóng. Hộp sọ giờ được dùng làm mẫu vật khoa học, tôi sẽ không nói ở đâu, những phần còn lại của thi thể đều bị vứt bỏ. Đây là một bí mật, mưu đồ khoa học. Chúng tôi đã nhét sỏi vào trong quan tài. Một nhóm được giao phụ trách việc này và chính chúng tôi đã đưa tiễn quan tài ra mộ. Trông chúng tôi, một số ít người là sinh viên, có nhiệm vụ ngăn không cho bất cứ ai nhìn vào linh cữu giây phút cuối. Chúng tôi đã khiêng quan tài vào nhà thờ rồi sau đó lại khiêng ra. Đó quả thực là một ngày trớ trêu tồi tệ, xảy ra đúng hai ngày trước Lễ giáng sinh. Đám tang được cử hành vội vã trước khi trời tối, và một điều khiến nó trở nên vô cùng khác thường là vì đúng vào thời điểm ấy, cả nhà thờ đang bao trùm trong tấm nhiễu đen đang trang trọng vì buổi chiều hôm đó người ta đã chôn cất một vị tổng trưởng đáng tôn kính của thành phố. Có thể nói, Nebuchadnezzar Nebuchadnezzrson đã được nhét chung vào đó là do hành vi bất cẩn của những nhân viên trông coi nghĩa địa, những người này cứ khăng khăng cho rằng Lễ Giáng sinh đã gần kề rồi nên người đàn ông này hoặc phải được chôn ngay hôm ấy hoặc là không bao giờ cả. Đó đích thị là một vụ scandal khi mà đám tang của một kẻ vô gia cư lại được cử hành trong những nghi thức tôn nghiêm nhất. Một cơn giông ập tới. Chúng tôi vội vã khiêng quan tài vào nhà thờ với làn mưa đá. Vị nhóm trưởng của chúng tôi lo rằng đáy quan tài có thể bục ra và những viên sỏi sẽ văng toé tung trên sàn nhà thờ ngay giữa buổi lễ vô cùng trang trọng và u buồn này. Đi được nữa đường, tôi cảm thấy quá hồi hộp bởi những tiếng kẽo kẹt của cỗ quan tài mục nát đến mức không thể nào không thì thào vào tai vị nhóm trưởng phụ trách việc khâm liệm sỏi. Hơn nữa chúng tôi gần như bị đè đẹp bởi cỗ quan tài nặng trĩu.Chúng tôi ngồi xuống hàng ghế đầu như những bà con thân thiết của người đã khuất. Vị mục sư từ phòng lễ phục vội vã bước ra, mặt thoáng vẻ ngượng ngập do buộc phải mặc nhầm tang phục, đọc một bài cầu kinh ngắn gọn đã được ông chuẩn bị cách đó một tuần, trong lễ tang một người phụ nữ bình dân ngoài tỉnh lỵ. Cũng dễ hiểu thôi khi đáng ra phải nói là “người anh vô cùng yêu quý của chúng ta” nhưng trong bản cầu kinh trước lại được viết là “người chị vô cùng yêu quý của chúng ta. - Thậm chí ông còn thốt ra rằng “Người chị vô cùng yêu quý của chúng ta giờ đang được khóc thương bởi người chồng, và những đứa con nơi phía bên kia của thị trấn.Tôi lo sợ ai đó sẽ phát hiện ra những lời nói vô nghĩa này và ngó nhìn vào nhà thờ. Thật may là trong suốt buổi lễ, trừ người chủ sự ra chỉ có duy nhất một người đàn bà già cả, ngồi tít mãi cuối nhà thờ. Tôi cố gắng trấn an mình rằng bà ta chỉ vào đây để trú mưa thôi, chứ không hề để ý xem ai là người được chôn cất. Nhưng khi chúng tôi khiêng cỗ quan tài ra ngoài, chiếc xe tang bắt đầu chuyển bánh, vậy ai sẽ tiễn đưa nó ra tận nghĩa trang nếu không phải chính là người phụ nữ trong chiếc khăn san chủ nhật màu đen quấn quanh khuôn mặt nhăn nheo và chiếc tạp dề màu xanh ấy? Bởi vậy tôi và hai người đồng sự buộc phải theo sát gót, để mắt đến mọi việc, phòng khi cần thiết phải ngăn ngừa người đàn bà già cả này khỏi gây chuyện ầm ĩ, huyên náo ngoài nghĩa địa. Chúng tôi chưa thể thở phào nhẹ chừng nào huyệt mộ còn chưa lấp kín. Cuối cùng hai người đồng sự của tôi, do quá kiệt sức vì phải cuốc bộ đã sà vào một quán cafe bên đường, bỏ mặc tôi phải trông coi buổi lễ suốt quãng đường còn lại. Chúng tôi lê bước sau cỗ quan tài, người đàn bà già và tôi, vị mục sư và người chủ sự, cả hai đều đội những chiếc mũ lụa chóp cao vút. Sau khi huyệt mộ đã được lấp kín, vị mục sư và người chủ sự đã ra về, người đàn bà già nua vẫn đứng chôn chân tại đó, mắt nhìn xuống mặt đất, trong cơn mưa đá. Tôi nấn ná ở cổng nghĩa địa, nhưng bà ta vẫn chưa ra, tôi đành quay lại huyệt mộ lần nữa.- Bà đang đợi gì vậy, người phụ nữ tốt bụng? - Tôi hỏi - Bà có biết người đàn ông này không?Bà ta nhìn tôi hơi hoảng hốt, sau cùng bà cố cất tiếng trả lời, mặt bà co rúm lại vì đau đớn, đôi môi run run, khoé miệng trễ xuống, tôi chợt nhận ra rằng bà ta chẳng còn lấy một chiếc răng. Đôi mắt già nua, đỏ ngầu của bà ta chan chứa nước mắt. Trước đây tôi đã từng nghe miêu tả đâu đó rằng thật đáng sợ khi phải chứng kiến người già khóc.- Xin bà đừng khóc nữa, người phụ nữ tốt bụng? - Tôi nói - Ông ấy đã về với Chúa.- Vâng. - Bà nói rồi lấy vạc tạp dề lau khô nước mắt.- Bà phải về nhà thôi kẻo cảm lạnh. - Tôi nói và quả thực chẳng muốn người đàn bà này nấn ná ở đây lâu thêm nữa.Chúng tôi đi bộ cùng nhau trong nghĩa địa.- Xin lỗi, bà từ đâu đến? - Tôi hỏi.- Tôi từ miền Tây đến. - Bà ta trả lời.- Từ Olafsvik chứ?- Đúng vậy.- Chắc bà có biết ông ta?- Vâng, chúng tôi cùng tuổi nhau. Sau đó tôi lấy chồng ở miền nam. Tôi đã sống 40 năm ở Keflavik.- Xin được hỏi, tên bà là gì?- Lily.- Chồng bà còn sống không?- Không, ông ta mất lâu rồi.- Bà có con không?- Tôi đã sinh cả thảy 13 đứa. - Bà đáp bằng một giọng cam chịu đến mức tôi đoán ngay rằng bà chắc chắn phải có tới không dưới 60 đứa cháu gọi bằng bà.- Trên đời quả có nhiều chuyện lạ - tôi hỏi - Ông ta đã luôn luôn cô đơn.Bà ta lê bước câm lặng bên tôi, qua những nấm mồ, và tôi khó có thể mong đợi bà cất lời thêm một lần nào nữa. Một trận bão nữa lại sắp đổ vào Skerjafjord. Tôi chuẩn bị chia tay bà ở cổng nghĩa trang, tôi bỏ mũ xuống.- Tạm biệt bà. - Tôi nói.Bà chìa một bàn tay gầy guộc, nhăn nheo ra và nhìn thẳng vào tôi, người tham dự duy nhất và nỗi đau khổ của bà, nói:- Tôi cũng luôn luôn cô đơn. - Và không kiềm chế được, một lần nữa bà lại nâng vạt tạp dề lên khoé mắt, rồi quay đi. Đó cũng chính là phần kết được của câu chuyện về Nebuchadnezzar Nebuchadnezzrson, con người đã từng ngủ chỉ một đêm ngoài nghĩa địa.