Đường quyền cuối mãnh liết xé gió tới sát đối thủ vụt khựng lại. Điền nhảy tới đỡ lấy người võ sư Lê, hỏi cuống: - Thầy có sao không? Con gọi Hương nhé? Đưa tay khoát khoát, võ sư Lê hướng mắt về căn phòng riêng. Điền xốc ông lên rảo bước nhanh vào đó, đặt ông lên giường, quay ra và trở vào với thau nước nóng và khăn. Điền lau khô người võ sư Lê thật sạch, thay nước nhiều lần và sau cùng giúp ông thay đồ võ ra. Đến lúc ấy Điền mới hé môi: - Đừng giấu con nữa, phải đến giai đoạn cuối rồi không? Môi ông thoáng cười, da mặt hơi rung duy ánh mắt vẫn bình thản, an nhiên - Có lẽ thế. Cơn đau đến thường xuyên hơn, nhưng ta đang rất mãn nguyện vì anh tiến bộ rất nhanh, vì những gì anh nói với ta. - Chốc nữa cô ấy sẽ đến gặp thầy. - Tốt lắm, tôi muốn nghỉ một chút. Điền khép cửa phòng, lùi ra đi về nhà. Anh tắm xong thay quần áo chỉnh tề,xuống dưới đi quanh khu nhà vườn, đầu lan man nghĩ về những điều xảy ra. Cứ như có định mệnh vậy. Điền chua xót lẩm bẩm - Người thầy bên bờ vực cái chết. Cô gái có tên Linh Mộc Vĩnh Thủy. Xương cốt dưới những nấm mồ. Tất cả thành một trong ta, thật không thể tin được. Điền hơi cúi đầu,đếm từng viên gạch nung dưới chân mình. Có quá nhiều việc mà anh muốn dành hết thời gian ở bên cạnh võ sư Lê cho tới khi ông qua đời. Còn bao nhiêu ngày tháng nhỉ? Điền thở hắt ra ngẩng lên khi thấy cô. - Cô đến sớm quá đấy! Nói vậy, nhưng anh vui trong lòng. Chưa bao giờ Điền thấy sợ sự trống vắng như hôm nay. - - Tôi nghĩ ông chẳng hẹp hòi gì dành chút thời gian cho riêng tôi. Điền lắc đầu, tay chỉ về ngôi nhà nhỏ cuối vườn: - Người cô cần gặp là thày tôi. Ông ấy vừa qua một cơn đau, cần thời gian nghỉ ngơi. Cô muốn hỏi, nhưng rồi im lặng đi về hướng Điền vừa chỉ. Điền theo sau và rồi họ ngồi ở bậc tam cấp phía ngoài. Khá lâu, Điền lên tiếng:- Có một lần sếp tôi đến Bộ ngoại giao, nhờ đó tôi nghe tên cô và câu chuyện lưu vào bộ nhớ. Người sếp tôi gặp là... - Người ấy là đại sứ Trần ở Đông Đức vào những năm 70 đến 80, tôi rất muốn biết câu chuyện. - Không có gì nhiều ngoài chuyện cả hai có chung người bạn gái hồi công tác sang Trung Quốc, tên Lưu Vĩnh Hoa. Đại sứ Trần kể, ông gặp lại cô bạn Trung Quốc của họ ở Đông Đức, sau đó làm quen với chồng cô, một người Nhật lưu vong, kỹ sư địa chất Linh Mộc Vĩnh Bình và cô con gái Linh Mộc Vĩnh Thủy. - Vì sao chuyện riêng giữa họ lại trở thành chuyện chính của buổi gặp mặt? - Mãi đến hôm qua tôi mới biết.Vì ông Trần muốn nhờ sếp tôi tìm một người hoặc những ai liên quan đến người đó... - Yudizi Mixunari. Mắt Điền gặp mắt cô xuyên suốt và rồi anh gật đầu - Tôi sẽ nói với cô điều nữa không kém phần quan trọng, nhưng giờ tôi muốn nghe cô nói về Mixunari ở Nhật Bản. - Tôi không thể. Giọng cô nhẹ như gió, nhưng khiến Điền hiểu rằng cô không được phép nói. Mắt họ vẫn gặp nhau. Cô hé môi: - Vì sao ông quan tâm đến chuyện của tôi? Điền so vai. Trái ngược với vẻ bề ngoài sôi nổi, bộc trực, ồn ào, trong lòng Điền là đại dương sâu thẳm. Anh cười cười: - Vì tò mò, cô rất ấn tượng. Còn hiện tại vì cô liên quan đến một tâm nguyện của người sắp chết. Người ấy là thầy tôi, võ sư Lê. - Ông ấy bệnh gì? - Ung thư tụy, thời kỳ cuối. Tôi vì muốn hoàn thành tâm nguyện của thầy trước khi người nhắm mắt, nên đọc trước chúc thư: Ra điều ấy lại liên quan đến... ông nội cô, Yosidizo Tôkugaoa. Chỉ đôi bàn tay nhỏ xoắn xoắn và nhau ở cô khiến Điền hiểu được cô đang bàng hoàng, bối rối - Cho tới lúc này, tôi bắt đầu tin cái người ta gọi là định mệnh. Định mệnh khiến tôi nghe về cô, thấy cô và chắc rằng sẽ còn gắn bó dài lâu vì những gì liên quan. - Ông hãy trao lại cho tôi và rũ bỏ. Điền rùn vai - Ồ! Không thể được nữa rồi, thưa Machiko Tokugaoa. Gương mặt nhỏ nhắn, thanh tú chợt nhợt xanh rồi ửng đỏ vẻ giận: - Ra ông tìm hiểu kỹ về chúng tôi. Điền nhìn ngoái vào cánh cửa, phòng võ sư Lê còn khép kín - Một câu chuyện và ba cái tên. Cha cô có cho biết vì sao lại trở thành Linh Mộc Thái Bình thay vì là Dzyunichi Tôkugaoa. Im lặng. Điền gật gù định nói vụt nín bặt và đứng lên, cúi đầu - Thưa thầy, đây là cô... - Linh Mộc Vĩnh Thủy, thưa sư phụ Lê. Kính chào ông. Cô đứng thẳng, mong manh lả lướt như thân liễu trong bộ váy trắng mềm rũ thướt tha. Cô khẽ cúi đầu, duy đôi mắt một mí cứ tròn xoe nhìn võ sư Lê như cố ghìm câu hỏi. Đôi mắt sâu thẳm từ ông như có tia lửa nhỏ, mất đi vẻ lờ đờ, trở nên rạng rỡ tinh anh. Ông đưa tay mời cô rất trang trọng và ở giữa phòng khách, khi cả ba ngồi trên những tấm thảm nhỏ hình tròn, võ sư Lê pha trà mời xong nói: - Gần năm mươi năm trước, tôi hân hạnh gặp được ông Yosidzo Tokugaoa thực hiện nghi thức trà đạo mới trở thành tri kỷ. Tình bạn giữa chúng tôi rất ngắn ngủi nhưng với tôi không thứ gì đáng quý hơn. Tôi còn nhớ đêm cuối cùng chúng tôi gặp nhau, ông ấy bảo tình bạn của tôi và ông ấy là nghiệp duyên, còn tôi khẳng định là phúc duyên. Vĩnh Thủy cúi đầu thật thấp, đôi vai thoáng run lên. - Thưa sư phụ Lê, hôm nay Vĩnh Thủy gặp ông là phúc duyên một đời chỉ có một lần. - Với tôi cũng thế. Thật không ngờ vào giờ phút cuối đời, tôi có thể tròn di mệnh của Yosidzo Tôkugaoa. Gương mặt võ sư Lê đầy thanh thản, ông nhấp ngụm trà, lim dim mắt nhìn Vĩnh Thủy, từ tốn hỏi - Cô muốn tôi bắt đầu từ đâu? - Thưa sư phụ Lê, người biết ông nội tôi là người thế nào? - Giọng cô nhẹ như gió thoảng. - Lúc đầu, tôi biết Tôkugaoa kà viên sĩ quan trong quân đội Nhật, thuộc giai cấp Xamurai, bởi ông mang hai kiếm ( Trường kiếm Kanata, kiếm để giết và đoản kiếm Oakidasi, để chiến đấu và tự sát theo truyền thống võ sĩ đạo ). - Có phải tự mổ bụng? - Điền buột miệng. Vĩnh Thủy khẽ gật đầu - Đó là Xeppuku nghĩa là thiết phúc, tự sát theo nghi thức. Điền rởn gai ốc trước vẻ bình thản kỳ lạ trong câu nói của cô. Võ sư Lê tiếp tục: - Lần gặp thứ hai, tôi biêt Tôkugaoa là người con của danh dự, của đất nước Hoa Đào, là một võ sĩ chân chính. Đó là một đêm không trăng ngoại thành Hà Nội, Yosidzo Tôkugaoa đã dùng trường kiếm Kanata giết chết người vệ binh của ông khi bắt gặp hắn hãm hiếp rồi giết chết một cô gái ném xác xuống ruộng. Hành động ông vô tình cứu mình thoát khỏi hàng chục cây mã tấu đang chực vung lên. - Sau đó. tôi tìm cách tiếp cận Tôkugaoa. Lúc ấy trại binh ông ta đóng ở Hàng Cỏ. tuy rất khó khăn vì người phó của Tokugaoa rất quân phiệt và đa nghi. Nhưng sau cùng chúng tôi đã gặp nhau. - Ông nội tôi biết ông làm cách mạng chứ? - Không, lúc ấy tôi chỉ là người trí thức yêu nước. Tôi từ Pháp về, biết võ vẽ tiếng Nhật là rất tò mò về giai cấp Xamurai. Sau ba lần chuyện trò, tuy bất đồng ý kiến trên quan điểm chính trị, trên đường lối võ học và cả ba lần đấu kiếm thuật, quyền thuật, tôi đều bại nhưng Tôkugaoa, vào một buổi sáng đã dùng nghi thức trà đạo tiếp tôi trong gian nhà cỏ của anh. Nhà mở cửa hướng đông, là chốn riêng tư của người võ sĩ đạo để mỗi sáng đón mặt trời và luyện kiếm. - Theo như lời cha tôi nói, ông nội tôi là đệ tử nhất kiếm thủ đất Phù Tang thời ấy. - Phải, và Tôkugaoa dù mặc quân phục, chiếm đóng đất nước này, nhưng anh cư xử với đồng bào tôi với tư cách người võ sĩ chân chính. Cuối cùng... Võ sư Lê lẳng lặng lấy từ ngực áo ra chiếc hộp gỗ nhỏ thoảng mùi trầm hương. Ông nâng chiếc hộp bằng hai tay hướng tới Vĩnh Thủy trầm giọng: - Tôi không có mặt khi ông dùng nghi thức Xeppuku mổ bụng tự sát để bảo toàn danh dự người võ sĩ. Lúc ấy, tôi ở khá xa Hà Nội và trước đó một ngày,Tôkugaoa trao cho tôi cuốn nhật ký của anh. Với lời dặn dò như sự báo trước:" Chắc rằng người ta muốn tôi chết trong ô nhục.Nếu có ngày ấy, anh hãy vì tình bằng hữu chúng ta, dù hai mươi năm hay năm mươi năm sau, giúp con cháu tôi lấy lại danh dự dòng họ Tôkugaoa ". Thưa cô Vĩnh Thủy, tôi đã không tròn lời hứa với nội cô.tôi thật hổ thẹn. Đưa tay đỡ hộp gỗ, Vĩnh Thủy run người gập đầu: - Thay mặt dòng họ Tôkugaoa, tôi chân thành đa tạ ông, sư phụ Lê. - Cô đọc trong ấy sẽ hiểu rõ nguyên nhân sâu xa về cái chết của ông nội cô. Hiểu về kẻ thù dòng họ cô, kẻ đã tìm đủ mọi cách để làm ô nhục ông trên đất nước quê hương ông. Hai tay để ngửa lên đùi, võ sư Lê thẳng lưng cúi đầu. Khá lâu sau, Vĩnh Thủy lên tiếng: - Thưa sư phụ Lê, người biết chút gì về nơi an táng của nội tôi chăng? - Rất lâu sau đó, tôi mới về lại Hà Nội. Cuộc đời tôi luôn là sự dong ruổi không ngừng nghỉ vì nhiệm vụ, chính vì thế, không thể trọn lời hứa với bằng hữu. Mãi sau này, ở Trung Quốc, tôi nghe tin ông nội cô tự sát, lần hỏi nhiều năm vẫn không biết được chỗ người ta an táng ông. Nhìn vẻ mặt của Vĩnh thủy, Điền bất nhẫn lên tiếng: - Thời ấy chiến tranh rất khốc liêt, chẳng ai để tâm đến một người Nhật chết chôn xác chỗ nào, nhưng cô lo gì chứ,chẳng phải cô đang đào xới những nấm mồ đó sao? Những nấm mồ duy nhất còn lại thời chống Pháp. - Vâng, tôi hy vọng thế. Vĩnh Thủy lấy lại vẻ bình thản, nhổm người lên và và khựng lại khi gặp cái nhìn xuyên suốt ở võ sư Lê. - Cô có thể cho tôi biết chuyện gì xảy ra với những người dòng họ Tôkugaoa sau khi Yosidzo chết không? Tôi sang Nhật nhiều năm, cố tìm cha cô, nhưng không một ai hé môi khi nghe hỏi về dòng họ Tôkugaoa. Vĩnh Thủy cúi đầu: - Xin lỗi sư phụ Lê, tôi mong được sớm nhất hoàn thành nhiệm vụ để được phép trình bày với ông, với cả chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. - Mong rằng tôi đợi được đến ngày ấy - Võ sư Lê nhìn sang Điền mỉm cười nói - Cảm ơn anh đã vì tôi làm việc này. Những gì còn lại, anh nên trao đổi luôn với Vĩnh Thủy. Cô nhìn Điền - Ông đã nói về võ kiếm Katana của dòng họ Tôkugaoa? Bỗng dưng hắn toét miệng cười, khiến cho không khí trang nghiêm đột nhiên biến mất, hắn nói với võ sư Lê - Chỉ cần thầy xác nhận trước khi ông Yosidzo tự sát, hai thanh kiếm của dòng họ Tôkugaoa luôn ở bên mình ông ta. Võ sư Lê gật đầu - Đúng thế. Hôm nôi cô dùng nghi thức trà đạo tiếp tôi, đã có nhã ý cho tôi xem hai thanh kiếm của ông. Đó là đôi kiếm cổ, rất cổ,có mũi hơi cong, vỏ kiếm chẳng phải thép, không phải đồng, sáng ngời với gia huy dòng họ, có nhiều chữ đến kín cả vỏ kiếm. Đại trường kiếm Katana dài gần tám tấc, kiếm Oakidasi dài hơn năm tấc. Theo ông nội cô kể, ông là người trưởng tộc dòng Tôkugaoa, một dòng nổi danh từ đầu thế kỷ 16, một dòng họ lớn nhất trong lịch sử nước Nhật. Năm 18 tuổi, ông được cha ông truyền lại đôi kiếm này, đôi kiếm của Ieyatxu Tôkugaoa, người đem vinh quang cho dòng họ Hedeyoshi với sự giúp đỡ dòng Mitxunari tại lâu đài Ôxaka. - Nội tôi mất và đôi kiếm không còn - Vĩnh Thủy nói như than. Điền đứng lên nói với võ sư Lê - Bây giờ thầy có thể thanh thản nghỉ ngơi, những gì còn lại giao cho con. Võ sư Lê đứng lên, Vĩnh Thủy đứng theo trang trọng gập người chào ông, không nói gì thêm ngoài lời từ biệt, thế nhưng trong ánh mắt cô, người võ sư ấy ở giây phút cuối đời nhìn thấy rõ một điều... Điều ấy khiến cõi lòng ông thênh thang hướng về cõi vĩnh hằng không còn gì vướng bận. " Yosidzo! Ta sẽ gặp lại nhau một khi tôi hoàn thành di mệnh cuối của anh, không lâu nữa ". Bằng linh cảm nào đó Vĩnh Thủy dúi chiếc hộp gỗ trầm hương vào tay Điền khi nhác thấy bóng người đứng ở sân luyện võ, cô nói nhanh: - Hãy giữ kín hộ tôi... về mọi điều. Điền gật đầu, gương mặt biến mất vẻ trầm lặng ngay sau khi giáp mặt Thiên và Bình. Bình nhìn cả hai bằng ánh mắt che dấu mọi cảm nghĩ, xởi lởi nói sau khi chìa tay bắt tay Điền: - Phạt nặng nhé! Anh để chúng tôi chờ nửa giờ đấy. chẳng buồn nghe Điền trả lời, Bình quay sang Vĩnh Thủy: - Anh đến đón nhưng bác bảo em đi từ trưa. Vĩnh thủy sau cái nghiêng đầu chào Thiên, đáp nhã nhặn: - Xin lỗi đã làm phiền ông. Tôi có chút việc ở chỗ làm, cần giải quyết gấp. Thiên có hơi thắc mắc trong lòng, nhưng không lộ ra, chỉ hỏi bạn: - Tình hình ông ấy thế nào? Cậu còn hứng cho buổi chiều nay không? Điền toe toét cười: - Ổn cả, làm gì mà không hứng. Hôm nay tớ không chỉ biểu diễn cho các bạn xem mấy ngón nghề học lóm, mà còn biểu diễn nghề nấu món ăn Tàu bậc thầy. Nào, vào giang sơn riêng của tớ thôi. Nơi đây chốc nữa rất ồn. Cả bốn người đi trên lối đi lát gạch vào ngôi nhà gác đối diện nhà luyện võ của võ sư Lê. Bình nhìn chằm chằm vào chiếc hộp gỗ trầm hương trên tay Điền hỏi: - Anh có chiếc hộp trông hay thế? - Hay chỗ nào? Thiên hỏi vẻ ngạc nhiên, chiếc hộp trông cũ kỹ đơn sơ chẳng có gì nổi bật. - Hay ở chỗ nó không dùng bất cứ thứ gì ngoài nguyên liệu gỗ vẫn thành chiếc hộp. Anh nhìn xem những chỗ nối nhau không hề có, nắp ở dạng kéo, qua một rãnh nhỏ. Nó được làm thủ công tinh tế và bằng trầm hương. Điền cười nheo mắt: - Ông nói cứ như tay chơi đồ cổ chuyên nghiệp. Nếu còn là tay kinh doanh đồ cổ tôi không mấy ngạc nhiên. Bình rùn vai - Tôi sợ ở tù lắm. Còn đồ cổ giả thì tôi không ham. Họ dừng trước cánh cửa khép kín, Điền đẩy mạnh cho cửa mở rộng, anh bước vào huơ tay: - Bên kia là phòng tập. Mời quý vị tự nhiên, tôi sẽ trở lại ngay. Anh lên gác, qua hai lớp cửa vào phòng riêng, mở hộp gỗ lấy cuốn sổ cũ màu đỏ bên trong ra cho vào túi nilon, lật ngược tấm nệm lò xo, nhét vào giữa. Sau đó anh lấy cuốn sổ cũ ở đầu giường cho vào hộp gỗ để trả lại chỗ đó rồi thay võ phục đi xuống phòng tập. Họ như cách ly với đám võ sinh léo nhéo bên ngoài bằng mấy lớp cửa. Điền nhìn mọi người ngồi theo hình vòng cung vẻ chờ xem biểu diễn, bèn oang oang bốc phét. - Vấn đề là mình muốn nghiên cứu võ học gia truyền, chớ cóc phải học làm đếch gì, Thế nhưng phái Khai Sơn này có ngón nghề chữa nội ngoại thương rất giỏi và chuyên về tự vệ bằng chính những đòn tấn công của đối phương. Tất cả tròn mắt, Điền đắc chí tuôn sạch, - Muốn thế phải luyện phản xạ chân tay và mắt cực nhạy, luyện cách nhìn đối tượng ra đòn và biết đòn kết thúc như thế nào trong tâm ý. Để học được các đòn bậc thầy, tớ phải mất một năm trao đổi võ thuật với viên võ sư ở đó, kết nghĩa bạn bè và học chữa bệnh. Giờ ai tình nguyện làm đối thủ của tớ? Này, sao tất cả lõ mắt nhìn tớ thế? Môn này phải có đối thủ mới biểu diễn được. Thiên chán ngán phủi tay đứng lên: - Tôi nghĩ cậu nên đi làm bếp thôi. Và xem võ thuật Khai Sơn chắc phải đợi khi nào cậu chính thức biểu diễn ở các nhà thi đấu. Điền xịu mặt, còn Bình bật cười: - Anh tưởng ai cĩng biết võ ư? - Chứ ít cũng phải biết vài đòn hộ thân chứ? - Điền rên rỉ. Thiên thở hắt lắc đầu quầy quậy: Tớ chẳng hơi đâu. Tớ chỉ cần nhấc điện thoại hoặc la lên. Vĩnh Thủy hỏi thực tế: - Vậy ông làm bếp có cần phụ bếp không? Điền toét miệng cười trở lại: - Ồ không cần, thật đấy. Rồi anh biến mất, để ba vị khách ngồi nhìn nhau. Bình rùn vai, đưa hai tay vẻ không hiểu nổi với Vĩnh Thủy rồi nói: - Cô đến lâu chưa? Cô hững hờ đáp: - Trước các ông khoảng mười lăm phút. Tôi có được hân hạnh đến chào bề trên của ông ấy đang bệnh nặng. - Ai thế? - Bình buột miệng. Thiên đứng lên nói kiểu qua quýt: - Người thân duy nhất của nó. Điền lại hiện ra, trên tay thêm chiếc khay cổ khá xưa, trong khay có rượu, nước, trái cây và đò nhắm. Anh đặt khay xuống chiếc bàn thấp, nói: - Lai rai trước, tớ xong ngay thôi. Bình mở lon nước rót vào chiếc cốc thủy tinh đưa tận tay Vĩnh Thủy vẻ chu đáo, ân cần với cái nhìn trìu mến. Cô nhếch môi nói tiếng cảm ơn, thầm nghĩ về buổi nói chuyện hôm rồi. Bình rất phong độ,tự chủ, không chút buồn giận khi nghe cô nói lời từ chối, cũng chẳng hỏi tại sao, mà rất tự tin nói rằng:" Thời gian sẽ giúp em hiểu, với em anh rất chân thành bằng con người thật của anh ". Và xem ra lời Vĩnh Thủy nói, Bình không để tâm, anh ta vẫn lui tới thăm viếng hệt như trước kia, chỉ không để lộ những tia nhìn cô đầy si mê khát vọng. " Mặc xác hắn ". Cô quyết gạt hắn ra khỏi đầu cô, xem như chưa từng tồn tại một gã đàn ông giàu có, hào hoa tên Bình. Cô thong dong hớp từng ngụm nước, phóng tầm mắt nhìn từng thứ binh khí treo trên tường hoặc cắm ở giá. Bình không bỏ sót cử động nhỏ nào ở cô, hỏi ân cần và rất dịu dàng. - Cô thích xem những thanh kiếm kia ư? Cô lắc đầu: - Tôi đang tự hỏi vì sao con người cần những thứ đáng ghét này. Nhìn chủ nhân, tôi thấy anh ta thích chúng như trẻ con thích đồ chơi vậy. Thiên tựa tường, nhâm nhi rượu và món gỏi ngó sen bò khô của bạn. Nghe nói vậy góp chuyện: - Với bạn mọi thứ đều thành đồ chơi. Cô nói đúng đấy. Nó không thể nghiêm chỉnh với bất cứ điều gì, mọi thứ hôm nay nó thích có thể biến mất sạch vào ngày mai. - Anh muốn khiến tôi nghĩ rằng anh Điền khoái chơi ngông. Bình cười cười nâng ly rượu lên ngang tầm mắt ngắm nghía. - Nó thật sự là như thế mà, bù lại tính rất tốt. Thiên so vai. Mùi thức ăn khiến cả ba đều nhìn ra chỗ cửa. Điền lại hiện ra với một mâm đầy thức ăn, miệng bô bô: - Thằng Thiên, mày đỡ hộ chứ, ngồi lo ăn thế à? Sau cùng cả bốn quây quần bên chiếc bàn. Sơ giao thành thân thiết qua vài chung rượu. Điền muôn thuở mồm miệng ba hoa trăng cuội, khiến không khí sôi động, Thiên vạch mặt chỉ tên anh là thằng láo toét khiến đang chưa kịp nuốt trôi ngụm rượu, Điền suýt sặc, đỏ mặt tía tai hét: - Tớ láo toét gì nào? Tớ mời bảo có ăn, có rượu, thì rõ ràng có rượu. Tớ muốn biểu diễn mấy món nghề học lóm, là do cậu không cho tớ cơ hội... - Nhưng cậu bảo nấu món ăn Tàu bậc thầy. Điền tình bơ chỉ vào mâm thức ăn: - Thế không ngon à? - Ngon, nhưng đâu phải món Tàu. Điền phẩy tay: - Vớ vẩn, Làm sao cậu biết nó không phải món ăn Tàu? Tớ ở bên ấy một năm toàn ăn mấy món này. Thiên ngớ ra, Bình phì cười vỗ vai Thiên: - Ông phải đi Tàu một chuyến xem sao? Vĩnh Thủy chỉ nhúng đũa gọi là, nhưng cô uống rượu rất điệu nghệ, phong thái, tao nhã. Nghe ba gã đàn ông nhặng sị chợt lên tiếng: - Món ăn ở nhà hàng Việt Nam, pha trộn nhiều món ăn Trung Hoa, mẹ tôi nói thế. Cô lại trầm ngâm nhìn vào ly rượu có màu vàng trong suốt, một lúc uống cạn. Cả ba người đàn ông vụt im lặng nhìn cô. Hôm nay thật là bất ngờ, họ nhìn thấy con người khác ở Vĩnh Thủy, không co chút gì mong manh, thanh thoát như họ từng gặp, cô trông ngạo nghễ, bất cần và không nhìn ai trong mắt. Bình rót cho cô ly rượu nữa, theo dõi từng cử chỉ của cô. Vĩnh Thủy lại uống, trầm mặc thả hồn chơi vơi. Điền lấy thêm chai Whisky, bắt đầu bữa rươu thật sự và chính anh đổ trước tiên. Chuệnh choạng đứng lên, anh múa may tay chân, gật gù nói: - Để tớ trổ tài biểu diễn mấy ngón nghề, các cậu thích xem gì? quyền cước hay binh khí? - Kiếm! Bình chỉ vào thanh kiếm treo trên tường. - Kiếm thì kiếm. Điền kấy kiếm, tuốt khỏi vỏ. Ra đó là một thanh kiếm mộc hoàn mỹ ở độ trau chuốt bóng loáng có màu đen nhánh. Điền liu xiu ra giữa phòng, cố đứng thẳng, cú kiếm dựng thẳng đứng ngang tầm ngực, hoành kiếm chào xong tạt kiếm, tung người xoay tròn, lướt kiếm hoa lên mạnh đến nghe cả tiếng xé gió. Thiên nhìn bạn biểu diễn chăm chú, vẻ ngạc nhiên thích thú. Bình reo hò với chút chán ghét thoáng qua mặt. Thiên thấy điều đó, ngạc nhiên hỏi: - Cô không thích nghệ thuật kiếm đạo ư? Người Nhật hầu như ai cũng thích. - Hầu như chẳng phải tất cả. Và tôi chỉ có một nửa là người Nhật. Tôi ghét mọi thứ vũ khí chẳng trừ kiếm, dù giờ đây kiếm như một thứ để trang hoàng mà thôi. - Cô nghĩ thế à? - Ông nghĩ khác ư? Cô nhìn Bình qua hơi thở nặng, hàng mi khép hờ, bay mùi rượu. - Không, tôi chẳng có khái niệm về vũ khí như cô... Ánh tia chớp đen tuyền chỉa tới, Bình nhoài người đẩy Vĩnh Thủy dạt ra. Bản thân lăn một vòng nhổm lên,hét: - Giời ạ! Gì thế? Muốn giết người sao? Điền ngật ngưỡng ném thanh kiếm vào góc lầu bầu: - Ông cóc nhìn tôi biểu diễn, chỉ nhìn Vĩnh Thủy. Bình há miệng, chợt ngậm lại. vẻ tức giận qua nhanh, cười: - Thế ông sửng cồ lên vì tôi không nhìn ông biểu diễn hay... - Thôi đi... Cô cắt ngang lời Bình, đứng lên, gương mặt hồng men rượu trở nên khép kín lạnh lùng, duy lời nói ôn tồn - Thưa ông Điền rất cám ơn sự đón tiếp hôm nay của ông. Tôi xin phép. - Để tôi đưa em về. Điền loạng choạng. Thiên lắc đầu đứng dậy nói nhanh: - Để tôi, nhìn cậu xem. Bình im lặng chờ đợi giấu niềm thất vọng khi thấy Vĩnh Thủy khẽ nghiêng đầu chào anh, thong dong ra cửa không hề ngoái lại. Dăm phút sau, chỉ còn mỗi Điền. Anh ngồi tựa tường, ngửa mặt, mắt nhắm nghiền, một lúc chuệnh choạng đi ra tung các cửa lớn nhỏ. Bên ngoài hoàn toàn im ắng, trời đêm đã rạng rỡ những vì sao nhấp nháy, khu vườn trong bóng tối thỉnh thoảng hắt lên quầng sáng bởi đèn xe chạy ngang. Điền lần ra cửa, chân thấp, chân cao, đi đến sân luyện võ, vụt té sấp nằm dài một lúc ngáy pho pho. Cô ngồi mãi trong đêm chờ bình minh lên. Tiếng chim sẻ ríu rít trên cây hoa sữa ở bên ngoài cửa sổ khiến cô bé hé mắt đón nhận bầu trời mờ sáng, nhận không khí tinh sạch vào buồng phổi lẫn chút hương hoa sữa. Cô sẽ sàng đứng lên, đi như lướt trên nền gạch ra ngoài. - Vĩnh Thủy! Cô khẽ xoay người: - Vâng, thưa mẹ. VÀ ngạc nhiên khi thấy bà sẵn sàng để ra ngoài. Hôm nay chúa nhật, mẹ cô không phải đi làm. Thường thì ở nhà bà mặc trang phục thời Dân Quốc, còn bây giờ âu phục chỉnh tề. Bà vẫn đẹp nền nã trong lứa tuổi năm mươi với nét đặc trưng của phụ nữ Trung Hoa. - Mẹ định qua bác Trần ư? - Sau đó con hãy đưa mẹ thăm sư phụ Lê. Mẹ muốn biết thấu đáo hơn về nội con. Vĩnh Thủy khẽ lắc đầu. Cô nhớ những hình ảnh chiều qua, biết rằng gặp ông là điều khó mà xem ra Điền không để ai quấy nhiễu ông ở những giây phút cuối đời. - Hôm nay mẹ đến bác Trần cũng vô ích. Bác chưa về. Còn sư phụ Lê để con thu xếp đã. Thấy mẹ có vẻ ngạc nhiên, cô nhẹ nắm tay bà bước ra ngoài, hai mẹ con dạo quanh sân, trò chuyện, Vĩnh Thủy nói: - Cho đến hôm qua với cả đêm dài con tĩnh tâm suy nghĩ, chợt thấy rõ thời điểm này, con phải hoàn thành tâm niệm của cha, rửa sạch vết nhơ, lấy lại danh dự cho dòng họ Tôkugaoa. - Dựa vào lời nói của võ sư Lê ư? - Không đâu thưa mẹ. Sư phụ Lê là sự khởi đầu cho nghiệp duyên đã tới. Phúc, họa con chưa lường, nhưng chắc rằng gánh nặng này đến thời điểm... Cô bé bỏ lửng câu nói, thở hắt ra nhè nhẹ nhìn mẹ chợt mỉm cười: - Cả bốn con người ấy là nghiệp duyên, là số mạng của người thuộc dòng họ Tôkugaoa. Người mẹ cau mày, để nhìn cái nhìn thấu suốt tâm tư con. - Phải cẩn thận con ạ. Bóng ma kẻ thù luôn đeo đẳng. - Vâng, con nhìn thấy điều ấy trong tiềm thức. Con luôn cẩn thận. - Cẩn thận chưa đủ. - Phải biết rõ kẻ thù, thân cận để tìm hiểu và rồi tận diệt. - Không để bất cứ ai ngã xuống vì dòng họ Tôkugaoa. - Vâng, lời trăn trối của cha, con luôn ghi nhớ. Vẻ hài lòng thoáng lên gương mặt mẹ: - Con đọc hết chưa? - Những gì nội viết đã in sâu vào trí nhớ con. Vĩnh viễn không gì xóa nhòa được, cho dù bằng cái chết " Và những gì người ấy làm vì con, càng minh tâm khắc cốt ". Tiếng lòng cô vang lên, mắt cô lại thấy Điền hiện ra giữa đêm khuya trong trang phục đen hòa vào đêm tối " Tôi biết cô muốn đọc ngay di bút của ông nội nên đem đến cho cô "... " Một điều điên rồ, ông có thể đem đến vào sáng mai "... " Tôi biết hoặc gặp cô ngay nơi này, hoặc trong phòng ngủ của tôi, chỉ trong đêm nay, nên chọn cách mà người tốt phải làm "... "Ông là ai?"... " Là duyên nghiệp, là công lý, thưa cô...Machiko Tôkugaoa "... " Ông đã đọc ư?" Cô rít lên đầy phẫn nộ. " Ông... " " Để trở thành chiếc bóng của cô cho tới khi cô hoàn thành di lệnh ". " Tại sao "... " Đó là điều duy nhất, tôi có thể làm cho thầy tôi ". " Ông không thể... " " Hãy chờ xem... Tạm biệt ". - Con đang nghĩ đến cậu ta Vĩnh thủy? Người mẹ lo lắng. Cô đi trở lại vào nhà: - Mẹ đừng lo, con đang mang sứ mệnh. Người mẹ bần thần nhìn theo, tay vịn vào thân hoa sứ cúi đầu nghĩ ngợi. Đêm qua bà nhìn thấy gã đàn ông ấy khi lẫn mình trong bóng đêm. Ở hắn toát ra hấp lực mãnh liệt khiến bà không dám thở và bà cảm nhận được sự mạnh mẽ không gì khuất phục nổi từ con người hắn. Giác quan bà rung lên sự báo hiệu về hắn. Bạn hay thù?Bà tin vào sự phán đoán của con nhưng lại có linh cảm mất mát. Hốt nhiên bà chợt nhớ đến giọt nước mắt của mẹ, nhớ ngày gặp Linh Mộc Thái Bình. Đó là một ngày định mệnh, một ngày của mùa đông trắng xóa, tuyết phủ ngập Dresden. Cô sinh viên Lưu Vĩnh Hoa mệt đến không lê bước nổi, đành ngã đại xuống một gốc cây tùng phủ đầy tuyết. " Nghỉ một chút thôi, chỉ còn vài trăm mét nữa là về đến nhà. Nghỉ một chút thôi, sau đó...". Cô gần như thiếp đi dưới bầu trời băng giá. Cô cố mở mắt, cố đứng lên, nhưng cô lại không điều khiển được mình. Cô sợ hãi, biết rằng nếu không đứng lên được,sẽ mãi mãi không thể nào đứng lên. Cô muốn gọi to lên, muốn kêu cứu, nhưng miệng cô tê cứng. Cô gào trong tiềm thức " Cứu tôi, cứu tôi ". Và người ấy hiện ra. Thật lạ lùng... Anh không giống bất cứ ai cô từng gặp, độc bộ võ phục trắng và viền vải thắt ngang vầng trán. Tuyết bay lất phất vào tóc, vào áo anh. Anh cúi xuống nhẹ nhàng nhấc bỗng cô lên trong đôi tay mạnh mẽ. Anh ở trong ngôi nhà gỗ có nhiều cánh cửa kéo vẽ đầy hoa anh đào, anh khơi lò sưởi, cho thêm củi nên trong chốc lát căn phòng ràn rụa hơi ấm. Anh nhẹ nhàng tháo mũ, khăn quàng và áo ngoài của cô đem giũ tuyết rồi móc lên giá. Anh bế cô để qua chiếc ghế xếp thả nằm sát lò sưởi rồi bắt đầu chà sát chân tay cô. Sau đó anh đổ vào miệng cô một chất lỏng ấm nóng, cay xé khiến cô ho sặc sụa, anh vỗ vỗ vào lưng cô mấy cái, gương mặt bình lặng không chút cảm xúc thoáng nét cười, khi cúi xuống đưa tay gạt nước mắt cô ràn rụa... Và hé môi: - Em là người Việt Nam ư? Anh hỏi bằng tiếng Đức. Lạ làm sao, ngay khi ấy, cô nhớ đến Trần Phương và Hoàng văn Thái,hai người bạn lớn Việt Nam cô quen khi họ sang Trung Quốc học. Cô gọi bạn lớn vì họ hơn cô nhiều tuổi, học nhiều cái đại học, còn cô sinh viên năm đầu tiên cùng trường. Có chút gì thất vọng, cô sẽ sàng đáp bằng tiếng Đức: - Không. Tôi người Trung Quốc, tên Lưu Vĩnh Hoa, nhưng tôi có nhiều bạn Việt Nam lắm. Hai câu nói đầu tiên họ nói gì với nhau phải sau cả giờ đồng hồ, từ khi cô thấy anh qua rèm mi cố hé lên tìm sự sống, và cô cũng không chút gì phản ứng, để mặc anh chăm sóc mình theo cách của anh. Rất lâu sau đó, cô tự hỏi mình: Vĩnh Hoa, sao thế? Sao trước người ta, dễ dàng đánh mất chính mình. Cô không dám tìm câu trả lời bởi tận đáy lòng cô biết rõ tại sao. Nhiều ngày sau đó, cô cố quên những gì trong căn nhà gỗ vẽ đầy hoa anh đào, thế nhưng càng bắt mình quên, cô lại càng nhớ rõ đến từng chi tiết của đêm hôm ấy. Ánh mắt anh, đôi mắt một mí sắc bén thỉnh thoảng ánh lên vẻ dịu dàng qua tròng mắt đen láy, bờ môi mỏng mím chặt thấp thoáng nét cười khi nhìn sâu và đôi mắt cô hốt hoảng trốn lánh. Đêm ấy họ nói với nhau không nhiều, khi anh kề ly sữa vào môi cô chỉ nói: - Tôi tên Dzyunichi Tôkugaoa. Cô lại suýt sặc, buột miệng: - Tôi khó thể gọi tên cho đúng. - Hãy gọi tôi là Linh Mộc Thái Bình và quên Dzyunichi Tôkugaoa đi. Anh rời đi, khuất sau cánh cửa vừa khép lại. Tim cô nhói lên cảm giác mất mát, dội lên tiếng gọi: - Linh Mộc Thái Bình. Anh đừng đi. Nhưng đó chỉ là tiếng gọi thầm ở con tim. Anh trở lại, trên tay khay gỗ đầy thức ăn. Anh đặt lên chiếc bàn thấp, bê để trước cô, còn anh ngồi lên chiếc thảm tròn đối diện. - Tôi nấu đấy, em ráng ăn nếu không vừa miệng. - Tôi phải về. - Em ăn xong tôi đưa về. Cô không cần phải ráng, cô ăn rất ngon, ăn sạch hết mọi thứ anh san vào chén cô, anh có vẻ hài lòng. Cô đứng lên, thấy mình khoẻ hơn nhiều, định dọn dẹp bị anh cản lại nói: - Để đó, hoặc cô về nhà, hoặc nghỉ ngơi thêm một lát. Cô chợt hoảng sợ: - Tôi muốn về. - Được! - Anh lại biến mất, rồi hiện ra trong bộ âu phục chỉnh tề. Anh choàng lại đồ ấm cho cô, tay xách chiếc cặp đầy sách vở, tay nắm tay cô dắt ra khỏi căn nhà đầy bóng dáng hoa anh đào. Cô bước đi, mặt ngoảnh lại, lòng nghe trống vắng tái tê. Anh và cô ngồi vào chiếc xe du lịch nhỏ, không nhìn cô, anh hỏi: - Em ở đâu? Có phải vì trễ chuyến xe buýt cuối cùng? Cô còn mải nhìn căn nhà hoa anh đào: - Vâng. Xe chạy đi, cô thờ thẩn. Anh chợt nói: - Những gì hiện hữu trong em, sẽ không bao giờ mất cả. Cô thu mình lại, giấu kín con tim kiêu hãnh vừa rướm máu. Thế nhưng khi cô bước xuông xe, cúi đầu định nói lời cảm ơn và từ biệt, anh nói một câu khiến cô bối rối, bàng hoàng. " Từ nay mỗi khi gặp khó khăn, nguy hiểm, em hãy gọi tôi như đã gọi " - Tôi đã gọi ông? - Phải. Em đã gọi tôi. Lúc ấy, trong ánh chớp kiếm phong, trong hoa tuyết, tôi thấy em vẫy tay nhìn tôi, gọi mãi: " Thái Bình, cứu tôi! Cứu tôi! " Và tôi đi theo tiếng gọi, theo cái vẫy tay để rồi thấy em dưới bóng tuyết tùng. Cô chết lặng. Anh quay đầu xe, biến mất, chỉ để lại câu nói sau cùng: - Em chẳng lẽ là mệnh duyên của tôi? Em tin không? Cô rất muốn tin điều ấy, cô đã chẳng đợi chờ từ... rất lâu sao? - Mẹ lại nhớ cha rồi! Vĩnh Thủy từ đằng sau ôm lấy mẹ nói nhỏ, cô không hay không biết, đã đưa bà ra khỏi dòng hồi tưởng đẹp nhất đời bà. TRÍCH NHẬT KÝ YOSIDZO TÔKUGAOA Di mệnh. Hõi Yosidzo! Con phải luôn nhớ mình là ai và phải sống bằng tinh thần một Xamurai cao thượng. Và đừng quên đề phòng kẻ thù. Chúng vẫn còn đâu đó trong bóng tối, lẩn khuất như những hồn ma với những lời nguyền:" Dòng họ Mixunari ô nhục bởi dòng họ Tôkugaoa, Hãy dùng máu kẻ thù, cho đến tên cuối cùng rửa mối hận này " Yosidzo! Hãy tin chính dòng máu Xamurai chảy trong huyết quản mình, cho dù hơn nửa thế kỷ qua, công cuộc duy tân của Minh Trị Thiên hoàng đã xóa bỏ truyền thống, khiến đẳng cấp Xamurai không còn quyền lực. Hãy tin rằng tổ tiên ta không hề có lỗi, họ chỉ làm đúng tinh thần võ sĩ đạo khi loại bỏ dòng họ Mixunari ra khỏi chỗ đứng danh dự ( bởi họ không còn danh dự họ đã tự ô nhục mình bằng hành động dã man, cưỡng hiếp và giết chết những phụ nữ, trò chơi săn thú người không nhân tính ) bằng Đại trường kiếm Katana của dòng họ Tôkugaoa. Hỡi Yosidzo! Hãy kuôn mang theo di mệnh này, hãy truyền lại cho con cháu đời sau. Dòng màu võ sĩ chân chính luôn chảy trong huyết quản những người thuộc dòng họ Tôkugaoa. Hãy sống bất khuất, cao thượng, thẳng tay tiêu diệt mầm tội ác và hãy chết trong danh dự. Di mệnh gửi con trai ta Yosidzo Tôkugaoa.