Tôi nói lãng: - Tối nay anh có qua nhà em ăn cơm không? - Có chứ. Anh gọi em hỏi xem có cần anh mua gì cho em không? Tôi cười mỉm cho cái tính tinh tế kỷ lưỡng của Đại. Đại là người đàn ông tốt, và sẽ là người chồng tốt, nhưng không hiểu sao tôi gặp anh và đã yêu anh rồi. Tôi cười chọc ghẹo Đại: - Anh hay ghê hén. Dì Tuyết nấu ăn chứ đâu phải em đâu nè? Đại cười khẩn khoản bảo: - Anh biết, anh chỉ chọc em thôi. - Xí. Tôi hí hửng cười thầm. Chúng tôi nói chuyện không lâu thì thằng Khương gõ cửa phòng tôi nói: - Chị Hà nói chuyện xong chưa cho em mượn cái điện thoại. Em cần phải hỏi bài học. Tôi mừng thầm mượn cớ vì thằng Khương cần dùng điện thoại, cho nên tôi cúp máy nói: - Tối 7 giờ gặp lại anh. - Lát nữa gặp lại em sau. Chúng tôi nói chia tay trên máy rồi cúp máy ngay. Tôi không muốn để cho Đại một cơ hội được nói thêm điều gì, dù tôi biết những lời yêu thương ấy cũng chỉ là thường thôi. Đối với tôi bây giờ chỉ là cái gì đó thật ray rứt lòng tôi khó tả. Tôi loay xoay ngồi dậy xuống bếp giúp dì Tuyết nấu cơm chiều. Tiếng điện thoại lại reng lần nữa, Khương bảo: - Sao chiều nay chị có nhiều điện thoại quá vậy? Tôi cầm máy trả lời: - Ai biết! Nói xong, tôi trả lời máy nói “alô” thì bên đường dây tiếng của Nga, bạn thân của tôi. Nga nhập đề ngay: - Chiều mai mày làm gì không? - Tôi có, nhưng cũng có chuyện tìm mày. Nga nói nhanh: - Vậy chiều mai sau đi khi làm ghé đến nhà tao luôn. Tao có chuyện nói với mày đó. Tôi không hiểu Nga có chuyện gì mà nói chuyện có vẻ rất nghiêm túc. Tôi bâng khuâng tự hỏi. Câu chuyện mà Nga sẽ nói ấy có liên quan đến tôi không. Tôi không hiểu điều gì. Tôi thắc mắc hỏi Nga: - Có chuyện gì quan trọng không mà mày nói chuyện dữ dằn quá vậy? Nga cười lớn: - Mày gặp tao rồi sẽ biết. Thôi tao phải đi lo cho con, có gì nói chuyện với mày sau. - Oki được, bye. Mai gặp. - Mai gặp lại. Chúng tôi cúp máy xong và tôi đã suy nghĩ không biết Nga có chuyện gì muốn nói với tôi nữa. Bước xuống bếp, tôi giúp dì Tuyết làm việc cho nên cũng không còn thời gian suy nghĩ nữa. Lúc tôi đang rữa rau và đầu óc đang thả hồn nơi đâu, khiến dì Tuyết gọi lớn: - Hà, con làm gì mà như mất hồn vậy? Tôi cười xòa, e thẹn trả lời: - Dạ không. Đâu có gì. - Dì gọi con hai ba lần mà không nghe trả lời. Lại nghĩ đến thằng Đại chứ gì? Tôi biết dì Tuyết và ba tôi rất yêu mến Đại. Họ đã xem Đại là con rễ ở trong nhà từ lâu nay rồi. Thằng Khương lại càng khoái Đại hơn, vì Khương cũng đang học cùng một ngành điện toán như Đại, cho nên Khương có nhiều thắc mắc và học hỏi ở nơi Đại rất nhiều. Riêng tôi, tôi đã yêu Đại qua những sự săn sóc và thông cảm những buồn lo của tôi, nhưng mà trong Đại không có tâm hồn thơ mộng và lãng mạn như tôi. Đôi khi tôi tự hỏi lòng mình có thể tôi và Đại hòa hợp hai tâm hồn với nhau hay không? Những lúc Đại ngồi bên cạnh tôi, nhưng đầu óc tôi đã xuất đi đâu, khiến cho Đại phải cằn nhằn vì sự lãng đãng ấy của tôi. Đối với Khải, trong thời gian tôi quen biết anh tôi cảm thấy “tâm đầu ý hợp”. Những điều gì tôi muốn nói và muốn kể thì trong anh cũng đã có những ý nghĩ tương tự như thế. Anh đã khiến cho tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Có lúc anh đã cười đùa với tôi rằng “thần giao cách cảm”. Phải chỉ có như thế mà tôi đã yêu Khải. Có lẽ đó là tôi tìm thấy trong anh có những gì tôi đã mong muốn chăng? Tôi nhìn dì Tuyết cười và nói: - Dạ không? Dì Tuyết liền hỏi thêm: - Vậy tối nay thằng Đại vẫn đến ăn cơm với chúng ta chứ? Tôi đùa nghịch: - Dạ có. Ăn cơm chùa mà ai dại không chịu đến. Hai dì cháu chúng tôi cười vui vẻ với nhau. Dì Tuyết cùng tôi soạn đồ chén đũa lên bàn, rồi dì Tuyết kéo tôi lên phòng bảo: - Lên phòng dì, dì hỏi chuyện này. Tự dưng tim tôi đập thình thịch dù tôi cũng chưa biết là chuyện gì. Tôi “dạ” một tiếng rồi bước đi theo dì Tuyết lên lầu. Dì Tuyết bước vào phòng đưa tay ra giấu cho tôi ngồi xuống giường. Dì Tuyết hỏi ngay: - Con dạo này có gì thay đổi phải không? Tôi cũng biết đàn bà thường có giác quan thứ sáu chính xác. Tôi không hiểu dì Tuyết đang hỏi điều gì, về tình cảm của tôi hay là thân thể của tôi. Một chút gì đó làm tim tôi đập loạn liên hồi. Tôi nhìn dì Tuyết trố mắt ngây ngô không hiểu. Dì Tuyết nói thêm: - Dì thấy dạo này con ngủ rất khuya. Còn nói chuyện với Đại thì con rất hờ hững. Có phải hai tụi con có vấn đề gì không? Hú hồ hú vía tôi mừng rỡ vì không phải sự khác lạ trên người tôi. Tôi không biết nói thế nào. Tôi không dám kể cho dì Tuyết nghe về chuyện của tôi và anh, dù dì Tuyết đã thương tôi như con ruột của mình. Tôi bào chữa: - Con ngủ khuya tại vì con đang có chương trình để làm cho công ty. Còn con nói chuyện với anh Đại cũng như thường khi mà. Dì Tuyết tinh tế nhìn thẳng vào ánh mắt tôi, khiến cho tôi phải tránh né cái nhìn xoi mói ấy. Dì Tuyết gật gù đầu an tâm và khuyên nhủ ân cần: - Dì chỉ mong là nếu con có như thế nào thì con cũng nên nói cho dì biết. Dì cũng không muốn con tự ép mình với người mình không hiểu con. Dì nói như vậy con đủ hiểu. Chuyện tình yêu là chuyện của bọn trẻ nhưng ba con và dì vẫn luôn luôn mong hiểu những ý nghĩ của các con. Tôi đã toan tính nói ra chuyện của tôi và anh, vì tôi cảm giác được sự thân thiện của dì Tuyết như mẹ hiền đang lo cho con gái mình. Tôi sủng lòng muốn khóc, nhưng tôi không dám khóc. Tôi sợ bại lộ những chuyện mà tôi đã toan tính. Tôi không dám làm một điều gì khiến cho ba tôi phải buồn lòng. Và tôi biết dì Tuyết rất quí mến tôi. Thật tình tôi đã không làm được gì nữa chăng? Tôi đã không thể thay đổi một định mệnh của đời tôi chăng? “Ôi! Anh Khải, anh không bao giờ hiểu được nỗi lòng của nhỏ đâu? Chúng ta không thể làm một điều gì sai lầm phải không anh?”