Lã Tuyết Cừu và Phi Quỳnh ra tới giao lộ. Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ phải về Thiên Trượng cốc mà chữa bệnh cho Cốc chủ. Ý của tiểu thư thế nào?
Phi Quỳnh nói:
- Đó là việc cần làm trước. Nhưng ta có thể đi với ngươi đến đó được không?
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ đã nghĩ về điểm này rồi. Quỷ Vô Môn Quan là nơi cấm người lạ đến. Chúng ta cứ đến nơi miệng hố, tiểu thư ở đó vài ngày chờ tại hạ. Nếu xin phép được thì tại hạ ra đưa tiểu thư vào. Còn không được, tại hạ sẽ chữa cho bà xong, rồi cùng tiểu thư đi.
Phi Quỳnh trầm ngâm không nói gì.
Dọc đường, họ nghe được nhiều tin cũng đáng chú ý. Có sáu thiếu nữ đẹp như tiên đã đánh chiếm mấy trạm của Nga Mi và giang hồ. Thỉnh thoảng có Tiểu Sát Tinh Lã Tuyết Cừu xuất hiện và yểm trợ cho họ. Họ lập thành những phạn điếm, tửu điếm để bán cho những người lương thiện. Ai đứng về phía Lã Tuyết Cừu thì được họ tiếp đãi tử tế còn khách giang hồ theo Nga Mi hoặc đệ tử của Nga Mi đều bị họ tiêu diệt.
Nga Mi nhiều lần phái các cao thủ đến nhưng không có một ai sống sót trở về. Đường đi đến Nga Mi bây giờ cỏ mọc hoang vu. Dần dần, các cô đó chiêu mộ được một số đông cao thủ giang hồ đứng về phía họ. Cuối cùng, Nga Mi phải mở một lối đi khác.
Các cô dọa:
- Rồi đây Nga Mi sẽ không còn một lối đi nào khác. Cho đến hôm nay quả thật, không còn người giang hồ nào dám qua lại với Nga Mi.
Nghe đâu khoảng mười thiếu nữ trẻ đẹp đã qui tụ về đó, và hơn trăm cao thủ khác chia làm ba trạm đóng trên các trục lộ hướng về phái Nga Mi cách nay chừng ngoài nửa tháng.
Lã Tuyết Cừu nghe những tin như vậy chỉ thở dài lòng tỏ ra phiền muộn chứ không nói gì.
Phi Quỳnh nói:
- Nghe những tin như vậy sao công tử lại thông vui?
Tuyết Cừu nói:
- Vui làm sao được? Đó là cái họa cho võ lâm mà thôi. Bất kỳ một đám đông nào cũng có những kẻ lợi dụng làm việc tư lợi cho mình. Đó là chưa kể họ sẽ phao những tin thất thiệt làm tốn hại huy tín những nhân vật chánh phái.
Phi Quỳnh gật đầu nói:
- Như vậy, sau khi chữa bệnh cho Bạch cốc chủ xong, ta nên trực chỉ đến Nga Mi mà giải quyết việc này.
Tuyết Cừu nói:
- Không được! Theo chỗ tại hạ biết các cô đó hầu hết là có cảm tình với tại hạ mà làm như vậy. Chả lý khi tại hạ đi, họ đi theo, tại hạ không cho thật khó xử? Cứ để họ sống như vậy một thời gian nữa, chắc chắn họ sẽ có đôi có cặp, chừng đó ta sẽ tính sau.
Phi Quỳnh nói:
- Hoặc một ít lâu sau, ta phóng tin Lã Tuyết Cừu chết là xong việc!
Họ vừa đi vừa nói chuyện.
Mãi đến trưa, họ đến một xóm nhà, hai người dừng lại đầu xóm mà ngồi nghỉ dưới một cội cây. Con trẻ lối xóm thấy Phi Quỳnh mặt rỗ chẳng rỗ chịt dễ sợ, ghê tởm, chúng vừa chạy vừa la:
- Ma tử nữ! Ma tử nữ (cô gái mặt rỗ).
Những người trong xóm nghe chúng la lại hiểu theo nghĩa con ma cái, liền cầm gậy chạy ra...
Phi Quỳnh tủi thân vô hạn. Nàng nhớ hồi trước khi đi, Lã Tuyết Cừu đòi cải trang cho nàng, nhưng nàng không chịu. Mục đích cũng là để dò xét tâm lý của chàng. Cho đến mẫu thân nàng cũng không dám nhìn thì còn ai dám nhìn?
Người trong xóm chạy ra thấy hai người. Người thanh niên tuấn tú, còn thiếu nữ mặt mày hung dữ như quỷ, đang ngồi bình tịnh dưới cội cây mà nhìn họ.
Có người đánh bạo đến gần hỏi:
- Công tử và cô nương đi về đâu?
Lã Tuyết Cừu lễ phép mà nói với họ:
- Huynh muội tại hạ đi làm ăn xa, nay trở về quê quán ở Nam Thị.
Một người nào đó nói:
- Vị ma nương (cô gái rỗ) có muốn chữa bệnh không, ta biết một vị lão sư chữa chứng ma chẩn này hay lắm.
Lã Tuyết Cừu đứng lên chắp tay nói:
- Lão bá có thể chỉ cho vãn bối vị lão sư đó không?
Một người nữa đứng ở bên cạnh nói:
- Khó lắm! Vị lão sư ấy ở trên núi Linh Nham, nằm về phía Tây xóm nhà này. Đường lên núi rất khó đi. Người có lòng thành và hiền hậu thì từ đây đến đó mất nửa ngày, còn người hung dữ đi cả đời không đến...
Lã Tuyết Cừu hỏi:
- Phải cần lễ vật gì đến gặp lão sư?
Người kia đáp:
- Lễ vật gặp lão sư là tấm lòng thành, ngoài ra còn một điều quan trọng nữa là bệnh nhân và người đưa bệnh đi không phải là người võ lâm. Đừng tưởng là người võ lâm mà mạo nhận là không thì cũng không qua mắt lão sư ấy được!
Tuyết Cừu và Phi Quỳnh thầm than khổ. Cả hai đều nghĩ rằng là dị nhân chắc chắn phải có một vài nét đặc dị.
Chàng chắp tay xá một cái nói:
- Cảm ơn chư vị lão bá. Bây giờ bọn vãn bối xin phép cáo từ để đến đó.
Các lão gìa nhìn nhau rồi nói:
- Không được đâu, đường đi trăn, rắn, hổ báo rất nhiều, lại nhiều ngõ ngách, phải nhờ người đưa đường mới được.
Phi Quỳnh nói:
- Nhờ chư vị lão bá giúp cho tiểu nữ một người hướng đạo.
Một thanh niên gần đó nói:
- Muốn đi ngay bây giờ, tại hạ xin dẫn lộ cho công tử.
Lã Tuyết Cừu cả mừng móc ngay mừng giết người, để người giết mình?
Lão nói gọn:
- Có thể hiểu như vậy cũng được.
Tuyết Cừu lại ngửa mặt nhìn trời. Chàng nói:
- Hãy đem điều ấy mà dạy đám tử tôn của lão.
Lã Tuyết Cừu nói xong thì bước đi.
Bất ngờ có nhiều ánh kiếm chớp lên phía sau. Nhưng người ta chỉ nghe nhiều tiếng cạch, cạch. Mỗi tiếng cạch như vậy là một thanh kiếm bị gãy.
Tuyết Cừu vừa bước đi, vừa cho đao vào vỏ. Chàng không quay lại, nhưng biết đám người kia đang sợ mất mật.
Vừa lúc ấy, một bóng người từ trên cây cổ thụ đáp xuống trước mặt chàng.
Người vừa đến, vận y phục màu trắng, bao mặt, lưng đeo trường kiếm, bình tịnh đứng nhìn chàng một hồi, nói:
- Võ công cao, khí sắc lạnh... Bạc phúc.
Tuyết Cừu trầm giọng:
- Muốn đón đường ta, hãy báo danh đi!
Người bịt mặt đáp:
- Bát Tý Na Tra Lý Độc.
Tuyết Cừu với giọng lạnh như băng:
- Hai mươi năm trước, tại Thiên Trượng cốc, các hạ là người đứng đầu trong việc truy sát vợ chồng Huyết Thủ. Oan oan tương báo. Rút kiếm ra!
Lý Độc chớp người lên, người ta nghe tiếng khua leng keng trên không thành chuỗi...
Lã Tuyết Cừu thi triển Long Phi đệ nhất thức. Chiêu đã đi qua, mà vẫn chưa hạ được đối phương.
Tuy không nói, nhưng chàng thầm phục Bát Tý Na Tra.
Bát Tý Na Tra Lý Độc nhìn chàng sững sờ. Lão không ngờ rằng một gã mới hai mươi tuổi đầu mà mình mang tuyệt học như vậy. Trong đệ nhất thức vừa rồi, kiếm lão suýt rơi.
Còn Tuyết Cừu thấy lão là người phá được chiêu thức đầu tiên của chàng, đâm ra có chút cảm tình với lão. Giá không có mối huyết cừu kia, chắc chàng sẽ chẳng đi tới chỗ tuyệt tình.
- Nếu các hạ đỡ được Long Phi tam thức của ta, ta sẽ để cho các hạ đi tự do, nhưng đừng chường mặt ra giang hồ nữa. Gặp ta lần nữa thì hết sống.
Tuyết Cừu chớp người lên...
Lại những tiếng đao kiếm chát chúa vang vọng. Khi đáp xuống, thanh kiếm của Bát Tý Na Tra Lý Độc chỉ còn lại hai phần, lão đưa tay chặn ngực và ụa ra mấy búng máu.
Tuyết Cừu tiếp tục phóng người lên, thân ảnh của chàng trở thành một bóng mờ...
Và Bát Tý Na Tra Lý Độc cũng mất hút ngay lúc đó.
Bao nhiêu người có mặt ở đây đều kinh tâm. Bát Tý Na Tra Lý Độc gần như một nhân vật tuyệt đỉnh, Chưởng môn của các đại bang phái đều trải chiếu mời lão ngồi. Thế mà... Sắp đến đây, người ta chưa dám đoán việc gì xảy ra cho lão.
Cạch cạch, tiếp theo một tiếng ôi, một người từ trên không rơi xuống.
Người đó là Bát Tý Na Tra Lý Độc. Trên tay Lý Độc còn chuôi kiếm, toàn thân lão đẫm máu tươi.
Lã Tuyết Cừu lặng lẽ bước đi. Lần đầu tiên chàng tha chết cho một kẻ đại thù.
Tuyết Cừu tự nhũ thầm:
- “Võ học của lão đáng gọi là Tử công phu”.


Hồi 3
Thiên Trượng cốc

Trời tháng tám im ắng lạ thường. Khắp non sông cây cối một màu vàng thắm. Không riêng gì màu hoa cúc mới vàng. Lã Tuyết Cừu trên đường đi Côn Luân, chàng cần phải ghé qua Thiên Trượng cốc. Bởi vì nơi đó đúng hai mươi năm, cũng vào tháng tám... trên hai trăm cao thủ đã truy sát một cặp vợ chồng tuổi trên dưới ba mươi.
Vấn đề được đặt ra:
- Tại sao toàn thể võ lâm lại truy sát hai người này?
Theo lời người nhũ mẫu, vợ chồng Lã Đạo Nghi là những người nghĩa hiệp, thấy việc bất bình là ra tay, không kể gì đến danh nghĩa chánh phái hay tà phái.
Thiếu Lâm đã vu khống cho họ là đệ tử của Huyết Ảnh Thần. Võ Đang lại quả quyết họ liên hệ với Quỷ Vô Môn Quan. Nga Mi thì nói Phù Dung Tiên Tử là truyền nhân của Mê Hồn cốc... Nhưng Huyết Ảnh Thần là ai? Quỷ Vô Môn Quan là thứ gì? Trong khi Quỷ Vô Môn Quan chẳng qua là một nghiệm thuyết của nhà Phật. Còn Mê Hồn cốc là phái nào? Lại còn nhiều truyền thuyết khác nữa, ví dụ như bộ bí kíp Vô Ảnh ma chiêu.
Thực ra chàng chỉ nghe hai câu của nhũ mẫu đọc:
- Vô Ảnh Long Phi tàng quỷ thức. Tuyệt Hình Hổ Dực kiến ma chiêu, mà thôi.
Nhờ hai câu đó khiến chàng phải moi tung hai trận nhỏ Long Phi và Hổ Dực mới thấy được tam quỷ thức và Thất Tuyệt ma chiêu Còn Vô Ảnh thì đi với quỷ và ma là cùng.
Lã Tuyết Cừu vừa đi vừa suy nghĩ...
Bất chợt chàng thấy từ xa, một lão gìa áo quần rách rưới, tật nguyền, một chân gác trên nạng gỗ, còn chân kia đạp đất, đi ngược đường về phía chàng. Thế đi rất ung dung nhàn hạ.
Đường hơi chật, Lã Tuyết Cừu nhường cho lão đi qua. Nhưng lão gìa đến giáp mặt chàng liền dừng lại, nhìn chăm chăm dung mạo chàng và nói:
- Thiếu hiệp! Ta là một lão ăn mày chuyên nghiệp, lại tật nguyền. Hiện giờ bụng ta rất đói, đã ba ngày rồi chưa có hạt cơm. Thiếu hiệp có thể giúp ta vài hào để kiếm một bữa ăn không?
Lã Tuyết Cừu vốn rất ghét những kẻ hý lộng, chàng nhìn vào mặt lão hỏi:
- Lão trượng là người Cái bBang chăng?
Lão lắc đầu, nói:
- Ta là tên hành khất lang thang, chứ không phải khất cái của Cái bang.
Chàng lại hỏi:
- Trông thần sắc của lão trượng là người có võ công cao, sao lại có ý hý lộng như vậy?
Lão xì một tiếng nói:
- Một vài hào đối với ta là lớn, nhưng đối với thiếu hiệp thì không tới đâu, vậy mà thiếu hiệp tra gạn nhiều quá. Gọi ngươi là thiếu hiệp, ta thật hồ đồ.
Lã Tuyết Cừu cũng cảm thấy xấu hổ thật. Nhưng chàng nghĩ:
- “Khắp nơi chàng đều có kẻ thù, nên phải thận trọng để tránh sự lừa lọc của bọn chúng”.
Chàng moi trong bọc ra một nén bạc đưa cho lão, nói:
- Lão trượng cầm lấy chút đỉnh tiêu đỡ.
Lão ăn mày cười mát, nói:
- Bây giờ ta hết cao hứng để lấy rồi. Ngươi hãy nhớ lời này: Cho ai mà cho một cách sốt sắng thì của một đáng giá mười. Còn cho mà cho một cách miễn cưỡng thì của mười chỉ đáng giá một.
Lão nói xong cất bước đi ngay.
Lã Tuyết Cừu nghe lão ăn mày dạy khôn, chàng không giận lão mà buồn cho mình. Chàng chận lão lại, nói:
- Lão trượng khoan đi! Sở dĩ tại hạ phải hỏi kỹ như vậy, vì chung quanh tại hạ nhiều kẻ thù lắm...
Lão ăn mày đưa tay chận lại rồi cười sặc sụa, nói:
- Ý ngươi muốn nói không lý lấy bạc giúp cho kẻ thù, có phải vậy không? Quan niệm đó không có gì là anh hùng cả. Đối với kẻ thù, nhất là kẻ đại thù cũng phải nghiêm túc như đối với kẻ đại ơn. Trượng phu là ở chỗ đó.
Lão nói xong lại đi.
Lã Tuyết Cừu trong một thoáng đã nhận được hai bài học lớn. Chàng cảm thấy hổ thẹn cho chính mình. Lúc trước đây, Mộc Thúy Hương đã nói:
- Võ công càng cao thì lòng độ lượng càng lớn cũng là một ý vậy.
Lão ăn mày đã đi khá xa, Lã Tuyết Cừu chạy theo gọi giật lại, nói:
- Tiền bối khoan đi đã! Vãn bối có lời muốn thưa.
Lão dừng lại nói:
- Ta có nghe ngươi xưng với ai là vãn bối đâu. Tiếng đó ngươi dùng để xưng với lão ngụy quân tử Nam Mã Nguyện đó chứ. Tên đó vốn là họ Nam Phương, nhưng hắn bỏ họ cha mẹ hắn đi chỉ lấy là Phương thôi.
Lã Tuyết Cừu chết điếng trong lòng. Chàng kiểm điểm lại, thấy quả lối xưng hô của chàng là như vậy.
Lại thêm một tin nữa, Phương Mã Nguyện chính là Nam Phương Mã Nguyện, lão ăn mày gọi hắn là Nam Mã Nguyện. Hắn là một ngụy quân tử. Nếu lão đã biết Nam Mã Nguyện là một ngụy quân tử, có lẽ lão ăn mày còn biết nhiều việc khác có liên quan tới vụ án Thiên Trượng cốc.
Lã Tuyết Cừu xuống nước nói:
- Tiền bối như thánh thần, biết rõ hết mọi việc. Xin tiền bối nói qua vụ án Thiên Trượng cốc của hai mươi năm trước đây.
Lão ăn mày nói:
- Theo ta, đó chưa phải là vụ án.
Tuyết Cừu ngạc nhiên hết sức, hỏi:
- Tại sao vậy tiền bối?
Lão ung dung nói:
- Gọi là vụ án khi nào việc đó có liên quan đến luật lệ, công lệ, luật pháp, công đạo, công lý. Đây chẳng qua là một âm mưu của những tên đầu nậu giang hồ, của những gã ngụy quân tử... Nhưng ngươi đừng hỏi gì nữa cả, ta hết muốn nói rồi!
Tuyết Cừu càng kinh sợ lão, nên khẩn khoản:
- Tiền bối có thể cho biết cao danh?
Lão đáp gọn:
- Ta họ Lý.
Lã Tuyết Cừu là người rất mẫn học, nên có kiến thức. Chàng nhớ đứng đầu Bát Tiên có người họ Lý cũng bị thọt chân, cũng có lối đi khập khiễng như lão. Lý tiên trượng là bậc cái thế kỳ nhân. Suy ra, Lý... Độc cước này cũng là nhân vật ngoại hạng.
Chàng muốn nói thêm nữa, nhưng Lý độc cước đã đi mất.
Kết quả nén bạc của chàng vẫn còn, nhưng chàng lại nhận được ba bài học lớn để cuộc gia nhập giang hồ của chàng thêm phần lịch lãm.
Mãi đến chiều, Lã Tuyết Cừu mới đi đến địa phận Thiên Trượng cốc.
Thiên Trượng cốc là một vùng đồi núi trùng điệp phía Đông thoai thoải, phía Tây vách đá dựng cheo leo.
Tuyết Cừu chưa biết đích xác cái “hang ngàn trượng”, nơi mà song thân chàng rơi xuống ngay ở chỗ nào. Chàng cần phải đi dọc theo đó độ vài chục dặm để nghiên cứu và xác định vị trí.
Dĩ nhiên khó mà đoán định được vị trí chính xác. Trời quá khuya, chàng phải ngồi dựa vách đá mà dưỡng thần.
Tuyết rơi bay bay, Lã Tuyết Cừu thấm lạnh.
Không có hang nào để chàng chui vào đó trú đỡ. Cũng may, nhờ có mấy tàng cây che bớt tuyết.
Lã Tuyết Cừu đang mơ màng, bỗng nghe có tiếng động nhẹ. Chàng bàng hoàng mở mắt ra, thấy thoáng một bóng người mặc y phục đen, dường như đó là một nữ nhân, tay cầm một cọng cỏ đang quất vào mình chàng...
Người ấy chỉ đánh bằng cọng cỏ thôi, thế mà chàng thấy bả vai đau buốt.
Chàng vừa vươn vai đứng lên thì người ấy đã xa ngoài năm trượng.
Tuyết Cừu trầm giọng:
- Vị cao nhân nào đó, xin hãy dừng lại!
Nhưng chỉ loáng cái, người kia đã xa ngoài mười trượng.
Tuyết Cừu đuổi theo...
Bất ngờ một vật đen bay thắng về phía chàng. Tuyết Cừu đưa tay bắt, thì ra là một đóa hoa.
Chàng giật mình tự nhủ thầm:
- “Một đóa hoa bay tới với một sức mạnh như thế, thì công lực của người này rất cao thâm”.
Chàng lại đuổi theo, nghe có tiếng cười khúc khích ở phía trước. Tiếng cười ấy trong và trẻ trung. Bóng nữ nhân mất dạng sau một tảng đá.
Chàng tới nơi quan sát, sau tảng đá ấy là một khoảng đất bằng phẳng, có vài cây cổ thụ và tận đằng xa kia mới là bờ vực.
Chàng lẩm nhẩm:
- Không lý là ma. Nếu không phải là ma, thì ai mà có khinh công cao thâm như vậy? Thăng thiên hay độn thổ?
Tuyết Cừu ra khỏi nhà tranh đã giết hai cao thủ, và hơn mười vị cao tăng, đó là chưa kể những người bị chàng đả bại mà tha chết. Lần này gặp hắc y nữ sao lạ lùng đến thế? Từ đóa hoa cọng cỏ vẫn có chất cao thâm kỳ bí.
Chàng quyết định ngồi lại để mai sáng khám phá ra khu vực này mới nghe. Giờ này đã quá canh ba, bốn bề im ắng chỉ có tiếng thì thầm của rừng núi và hơi thở điều hòa của chàng.
Bỗng nghe tiếng vụt ngang đầu, chàng mở mắt. Không có gì cả, có lẽ là tiếng chim đêm. Suốt đêm ấy, chàng cứ lẩn quẩn mãi.
Bây giờ bình minh đã về.
Ban ngày chắc không còn bóng ma nào quấy phá chàng nữa. Chàng bẻ vài nhánh lá lót nằm.
Chàng thật sự ngủ một giấc thật sâu dù thời gian có ngắn.
Tiếng chim ríu ra ríu rít trên cành đã đánh thức chàng dậy. Lã Tuyết Cừu quan sát quanh gộp đá không phát hiện được gì. Nơi nào cũng còn chất thiên nhiên chưa có bàn tay con người nhúng vào.
Ngước lên tàng cây rậm, chàng tức mình nói:
- Sao ta ngu dốt, hồi khuya không khám phá những ngọn cây này?
Khi tự mắng mình là ngu dốt, chàng lại nhớ đến lời của Mộc Thúy Hương:
- Kẻ ngu thường hay bạo sát.
Lời mắng ấy bây giờ chàng thấy hơi có lý.
Lã Tuyết Cừu phi thân lên quan sát mấy ngọn cây, những nơi tàn nhánh không có gì đáng để ý.
Chàng tức mình nhảy xuống nói:
- Bí mật ấy sẽ nằm ở dưới tuyệt cốc.
Lã Tuyết Cừu bước lại bờ vực.
Từ trên cao nhìn xuống, quả là hố sâu ngàn trượng. Vách đứng thẳng, thỉnh thoảng có vài cây lớn đâm nhánh ra. Chân vách thoai thoải trơn trợt bởi rêu phong. Cứ nhìn vách đá mà suy nghiệm, những ai rơi lọt xuống đó đều phải chết, dù người đó là cao nhân.
Chàng hỏi nho nhỏ với chính mình:
- Không biết song thân ta có rơi xuống chỗ này không?
Chàng tìm cách xuống bên dưới, nhưng không làm sao xuống được. Suốt một dải dài thẳng tắp cùng một kiểu như vậy.
Chàng nhủ thầm:
- “Vậy nữ nhân hồi khuya biến đi đường nào?”
Chàng kiên nhẫn đi dọc theo vách hang, nhưng không khám phá thêm được gì.
Lã Tuyết Cừu trở về vị trí cũ. Vì chàng tin rằng, nữ nhân hồi khuya không phải là ma quỷ, không chun xuống đất, không bay lên trời, chỉ có trượt vách mới mất thân ảnh của nàng thôi. Không lý nàng tự tử?
Chàng nhìn xuống vực một vài cây cổ thụ đâm tàng ra ngoài. Từ đây xuống đó cũng vài mươi trượng sâu, chàng có dám nhảy không? Khinh công của chàng cũng tuyệt cao, nhưng nhảy xuống đó muốn an toàn không phải dễ. Chỉ còn cách vận công bám đá mà leo xuống, kiểu leo của một con thằn lằn núi. Nhưng như vậy cũng không ổn, bởi vì vách đá có nhiều nơi phẳng lì như bức tường.
Cuối cùng, chàng quyết định nước liều là... Nhảy. Còn việc kiếm đường lên thì không có gì là khó.
Cái bọc nơi vai thanh đao... Là những vật làm cho chàng nặng thêm, nhưng không thể bỏ chúng ra được.
Dĩ nhiên chàng đắn đo trước khi quyết định mạo hiểm sinh tử một phen.
Lã Tuyết Cừu nhìn lại phía sau lần nữa rồi phóng mình xuống.
Ngay lúc đó, có tiếng nữ nhân thảng thốt hét lên:
- Dừng lại!
Nhưng đã muộn mất rồi...
Trong chớp mắt, chàng đã thấy tàng cây cổ thụ phía dưới, bèn lộn người một cái để giảm tốc độ rơi, thì chàng cũng vừa đụng nhằm cây.
Tuyết Cừu nhẹ nhàng bám vào cành cây.
Khi ổn định tinh thần xong, chàng nhìn bao quát thấy dưới chân vách vẫn còn xa thăm thẳm. Không có một cây nào khác nằm giữa khoảng không đó. Đã vậy, ngang với cây chàng đang đứng, cách hàng chục trượng mới có một vài cây khác.
Lã Tuyết Cừu than thầm:
- Thật là ngặt nghèo cho ta!
Ngước lên trên miệng vực, chàng thấy nữ nhân đêm qua đang nhìn xuống.
Nữ nhân ở trên nói lớn:
- Ngươi liều quá! Tự nhiên giam mình ở giữa chừng không. Nếu bái ta làm... Sư mẫu, ta sẽ kéo lên giùm cho.
Lã Tuyết Cừu tức quá nói với lên:
- Quỷ nữ! Ta chết cũng được, không ai thèm nhờ đâu.
Chàng không nhìn nữ nhân ấy nữa. Nhưng tiếng nữ nhân tiếp tục vọng xuống:
- Nếu không gọi ta là sư mẫu, thì ta liệng đá xuống cho ngươi chết luôn.
Lã Tuyết Cừu cả kinh. Nếu quả nàng làm vậy thì có nước chết thật. Tâm niệm chưa dứt thì một vài mẩu đá nhỏ đã nhắm chàng ném tới.
Lã Tuyết Cừu than:
- Ác quá! Ta không thù oán với nàng kia mà tiểu thư ơi! Tiểu Sát Tinh này mà lên được thì... Ngươi sẽ biết tay ta.
Chàng than nhỏ nên nữ nhân không nghe.
Bỗng chàng nghĩ được một cách vừa mạo hiểm vừa thú vị. Chàng nói hơi lớn một chút:
- Quỷ nữ! Chừng vài hơi thở nữa thôi, thì tha hồ cho người ném đá.
Chàng rút đao đốn cây liền. Vài nhát đao thần đưa lên, cây cổ thụ lìa gốc rơi tăm tắp xuống. Chàng bám vào cây một cách khéo léo mà rơi theo.
Có những đoạn cây trở mình đảo lộn, chàng thay đổi vị trí cho thích hợp... Và cuối cùng thì chàng tới nơi an toàn.
Không rõ nữ nhân đứng trên bờ vực có cảm tưởng gì?
Lòng hang là một con suối. Hơi nước và sương mai làm mờ đục không khí chung quanh.
Lã Tuyết Cừu ngồi định thần một chút để nhớ đến hình ảnh song thân rơi xuống vực này.
Chàng nhớ đến nhũ mẫu, người đã từng nuôi dưỡng chàng suốt hai mươi năm và dạy dỗ chàng rất nhiều.
Giờ đây chàng có thể kết luận được, nhũ mẫu là người có sức học uyên thâm. Võ công các bang phái, bà đều nắm vững, tinh thông đủ mọi môn, cho đến tam giáo cửu lưu bà đều nghiên cứu rất kỹ.
Mỗi khi chàng hỏi tại sao bà chịu làm nhũ mẫu, thì bà chỉ cười mà không nói. Thậm chí, cho đến cả tên bà, bà cũng không nói nốt.
Chàng mở mắt nhìn ra... Cái ngạc nhiên nhất của chàng là bên kia bờ suối có mấy đám khoai. Như vậy nơi đây phải có người. Có người trong lòng suối là có sự sống.
Chàng nhớ lại lúc nãy trên đồi, chung quanh không có nhà, nữ nhân nọ từ đâu xuất hiện trong đêm?
So sánh hai trường hợp chàng kết luận: Chắc chắn có con đường bí mật thông từ dưới lên trên.
Lã Tuyết Cừu vươn vai đứng lên, bắt đầu đi dọc theo bờ suối. Không một hang nhỏ nào chàng không dòm vào đó, nhưng tuyệt không thấy điểm gì khả nghi.
Chàng chợt vỗ tay một cái nói:
- Sẽ có đường mòn bên kia mấy đám khoai đỗ ấy.
Và chàng băng mình qua suối. Bên kia, vùng bằng phẳng của nó rộng hơn, và cũng có một vách đá nghiêng thoai thoải, không có đường lên. Bốn bên đám ruộng ấy không có đường mòn.
Chàng tự hỏi:
- Không có đường mòn, không lý người chủ những đám ruộng biết bay?
Lã Tuyết Cừu nhìn đám khoai đỗ, động tâm nhủ thầm:
- “Khoai đỗ còn non, tạm thời ta có thể sống được”.
Nhưng vốn bản tính ngay thẳng, chàng nghĩ thầm:
- “Không xong rồi. Của ai, đâu phải của ta”.
Bỗng chàng giật mình bởi tiếng động mạnh.
Lã Tuyết Cừu quay lại, một con sấu rất lớn, bề dài ba sải tay, bề ngang một người ôm không hết. Với độ lớn cỡ đó, bất kỳ mãnh thú nào cũng không phải là đối thủ của nó.
Thấy nó đang trườn tới, coi chàng như một miếng mồi tự nhiên.
Lã Tuyết Cừu rút đao và nói:
- Ngạc ngư! Đao ta chỉ có giết kẻ thù và băm nát mọi chướng ngại. Ta không muốn giết người và vật vô tội. Ngươi hãy lánh xa chỗ này!
Sấu không nghe được tiếng người chăng?
Bỗng nó quất đuôi sang, khí thế mạnh như đá lăn núi lở. Quả đá lăn thật.
Tuyết Cừu nhảy thóc lên gộp đá cao nhất, đuôi sấu va vào mấy tảng đá nhỏ, làm rời khỏi vị trí và lăn xuống suối. Sức mạnh như vậy khó mà tiếp cận được nó.
Lã Tuyết Cừu lượng sức mình, nói:
- Công lực ta tuy rằng chưa được một nửa của ngươi, nhưng ta tin rằng nếu ngươi tấn công ta, thì kẻ chết là ngươi chớ không phải là ta.
Sấu vẫn thản nhiên nhe bộ răng lởm chởm mà tấn công một cách dữ dội. Đuôi nó quất qua quất lại, đập lên đập xuống. Khi nó bò thì chậm chạp, khi nó tấn công thì nhanh không tưởng nổi.
Lã Tuyết Cừu cũng vận công chống trả quyết liệt với sấu. Có khi đồng bộ, có khi nghịch bộ, chàng phóng tới, phóng lui, mục đích làm cho sấu mệt sức. Thỉnh thoảng, chàng dùng Quỷ thức hoặc Ma chiêu làm cho sấu bị thương.
Trong cuộc đấu với sấu long trời lở đất, chàng rút được một linh nghiệm:
- Sấu tấn công bằng đầu chỉ là hư chiêu, mà tấn công bằng đuôi mới là thực chiêu.
Cuộc đấu kéo dài hơn nửa giờ, cuối cùng Lã Tuyết Cừu chém phăng đầu sấu bằng một Ma chiêu.
Lã Tuyết Cừu xem bộ da sấu, chàng nảy ra ý định lột bộ da này, lấy thịt để dùng, lấy da để may một bộ áo giáp chẽn hoặc để may một cái túi. Và Lã Tuyết Cừu mổ bụng sấu...
Thịt sấu còn nhiều hơn thịt của một con bò mộng. Số thịt này dẫu ba trăm người ăn trong một ngày cũng không hết.
Khi mổ bụng sấu, chàng động tâm khôi hài. Con vật to lớn thế này, tuổi của nó cũng vài trăm năm, không chừng bao tử của nó là một... Kho tàng châu ngọc.
Lã Tuyết Cừu mổ bao tử ra, đầu tiên là chàng thấy ngay một thanh kiếm. Chàng chưa biết thanh kiếm này như thế nào. Những chuyện tình cờ và hoang đường thường hay có một kết quả hết sức lạ lùng.
Lã Tuyết Cừu mang thanh kiếm đi chùi rửa sạch sẽ. Xong, chàng xem xét kỹ lưỡng.
Chuôi kiếm thấy khắc năm chữ: Long Tuyền Thái Kha kiếm. Chuôi kiếm màu đen huyền, lóng lánh. Lưỡi kiếm có màu sáng tía.
Lã Tuyết Cừu ôm kiếm vào lòng, bồi hồi nói:
- Nhũ mẫu ơi! Cừu nhi thường được nghe nhũ mẫu giảng về các loại kiếm quý: Quý nhất là cây Thanh hồng tử diện (thép kiếm có ba màu xanh, hồng, tía) là vua của các loại kiếm, nên gọi là Thiên Tử kiếm. Hán Đế gọi nó là Thiên tử chi kiếm (kiếm của vua). Tiếp theo là Long Tuyền Thái Kha, gọi là Tể Tướng kiếm.
Thanh kiếm thứ ba là Can Tương. Hôm nay Cừu nhi có được thanh Long Tuyền, không biết Cừu nhi có làm được gì cho nhũ mẫu và song thân vui lòng không?
Chàng trở lại bên xác sấu, moi tiếp trong bao tử sấu ra, có nhiều châu ngọc thật sự. Lại có thêm một vật hình tháp bằng chất gì nặng lắm, đáy là một hình vuông...
Tất cả chàng đều đem ra suối chà rửa sạch sẽ. Bốn mặt bên có bốn chữ Bá vương tài đức, khắc theo chữ chân phương. Bốn chữ ấy đọc làm bốn cách: Bá vương tài đức, Vương tài đức bá, Tài đức bá vương, Đức bá vương tài. Đáy tháp có sáu chữ: Võ lâm Minh chủ di ấn, khắc nổi theo lối đại triện.
Khi nhận định được đầu đuôi, đọc lại bốn chữ trên, thì phải đọc: Bá vương tài đức.
Lã Tuyết Cừu không ham tước vị Võ lâm Minh chủ, nhưng chàng biết ấn này có từ lâu lắm. Những vị Võ lâm Minh chủ sau này đều tự khắc ấn để dùng. Đã có ấn kiếm trong tay, người anh hùng mặc sức tung hoành.
Cái mớ châu ngọc kia chẳng qua chỉ là những món trang sức cho đẹp mắt, có đói thì bán một vài viên mà xài. Chàng nghĩ tiếc cho lão ăn mày Lý độc cước gặp chàng sớm quá.
Lã Tuyết Cừu trở lại vị trí cũ, nổi lửa vừa nướng thịt vừa hơ da. Nắng dưới lòng suối rất yếu, nên không thể phơi da. Chàng phải hơ da để sau này khỏi trở mùi.
Tuyết Cừu rất tháo vát và kinh nghiệm nhiều vì cuộc sống tự lập. Chàng lấy một vài chất dầu trong cây, lá ướp vào da, để da sấu không còn mùi tanh của thịt.
Ăn thịt sấu mà ngăm nghĩ sự đời. Nữ nhân trên miệng hang là ai mà đùn đẩy ta xuống lòng suối này?
Mãi đến chiều, da sấu mới đem dùng vào công việc được, và việc đầu tiên là chàng may bao kiếm.
Da sấu dày, chắc, vảy sấu lóng lánh, thanh Long Tuyền vốn là kiếm quý, gặp bao kiếm này hẳn linh lắm.
Trong khi cao hứng, chàng lấy thanh Long Tuyền kiếm đi bài Long Phi tam quỷ thức.
Long Phi gặp Long Tuyền chẳng khác gì Thanh long ngộ lưu hà. Đúng là rồng gặp mưa, Thật là linh hiển!
Bảy thức kiếm đó điễn ra trong hào quang chói lòa mắt. Đối phương sẽ thấy như trời sầu đất thảm. Hiệu lực của nó so với đoạn đầu đao còn hơn thập bội.
Chính tai chàng nghe âm kiếm phát ra hoan ca, nhưng tại sao hoa lá chung quanh lại có vẻ héo úa? Héo úa thật sự. Đó phải chăng là dấu hiệu của sự thảm khốc?
Múa xong bài Long Phi đệ tam quỷ thức, Lã Tuyết Cừu múa tiếp bài Hổ Dực thất ma chiêu.
Kết quả, chàng biết Quỷ thức và Ma chiêu gặp Long Tuyền thì linh diệu vô cùng. Một điều làm chàng cảm thấy kỳ dị là thịt sấu chàng ăn, cũng như nhiều loại sấu khác chàng đã ăn khi còn ở Loạn Thạch, tuy nhiên thịt con sấu này có mùi vị rất lạ. Phải đến nửa ngày mới thấy cái lạ đó.
Chàng phát hiện ra cơ thể nóng rần, nhịp tim đập rất nhanh, tay chân khiến phải cử động...
Chàng ngỡ mình ngộ độc, liền ngồi xuống điều tức và suy nghiệm hồi lâu mới thấy không phải độc.
Một lời suy đoán có vẻ hợp lý:
- Chất kiếm quý và chất châu ngọc đã thấm vào da thịt con sấu làm tăng khí lực. Nhưng chàng làm sao có thể tiêu thụ hết khối thịt này?
Bỏ qua thì uổng, còn ăn quá độ sẽ bị bội thực. Dù gì, ngày bốn cử chàng ăn ngót nốt.
Mãi đến khuya, chàng vẫn ngồi nướng mấy miếng thịt sấu để dành ăn bữa khác. Chàng chợt giật mình, bởi nghe tiếng tiêu từ đâu vẳng lại. Tiếng tiêu lúc gần lúc xa, khi trầm khi bổng. Ý nghĩa hòa trong âm điệu, chàng cảm thấy như vơi như đầy, như mờ như tỏ huyễn hoặc kỳ quái vô cùng...
Chàng đứng lên nghe thứ tiếng tiêu phát xuất từ đâu, nhưng không tài nào phân biệt được. Có lẽ trong lòng suối nên âm thanh bị dội.
Có điều chàng chú ý, người sử dụng tiêu này có hai phần tuyệt kỹ:
- Một là nghệ thuật thổi tiêu rất điêu luyện, người ta có thể mê man vì tiếng tiêu. Hai là công lực của người này cao thâm không biết ở mức độ nào.
Chàng không rõ người ấy đã phát giác chàng chưa, nhưng tiếng tiêu có vẻ như trêu ghẹo, thách thức. Và Lã Tuyết Cừu làm một cuộc thí nghiệm, chàng lấy tấm da sấu chắn bên tai trái, âm thanh bây giờ rõ hơn một chút.
Chàng lại chắn bên tai phải, âm thanh kia rõ hơn trước nhiều.
Từ đó, chàng kết luận:
- Người thổi tiêu ở về phía phải.
Lã Tuyết Cừu lập tức phi thân về hướng đó. Chàng đi rất xa mà tiếng tiêu vẫn cách một quãng nhất định. Chàng hít vội một hơi chân khí dùng thuật khinh công đến mức thượng thừa đuổi theo tiếng tiêu, nhưng tiếng tiêu vẫn cách chàng một quãng như cũ.
Lã Tuyết Cừu lấy làm lạ, tự hỏi:
- “Người kia dù khinh công nhanh đoán xuất quỷ nhập thần thì thân thể cũng phải lắc lư, cớ sao tiếng tiêu vẫn chính xác. Ma tiêu, tiên tiêu thì tin được, chứ con người mà sử dụng đến thuật đó thì thuộc loại siêu nhân rồi!”
Chàng lại đặt tiếp câu hỏi:
- Tại sao người kia có ý dẫn dụ ta. Thiện ý hay ác ý? Nếu là thiện ý tại sao không chờ ta đến gặp? Nếu là ác ý thì với võ công cao vào hàng tuyệt đỉnh như vậy, sao lại không đối mặt với ta?
Nhắm đuổi theo không kịp, chàng dừng lại suy nghĩ cách gặp vị cao nhân đó. Chàng vận mục lực quan sát thấy bốn bề tối đen, bỗng chàng dùng thuật khinh công chạy ngược về, và chàng phóng mình ẩn vào gộp đá.
Bấy giờ tiếng tiêu càng lúc càng gần lại.
Lã Tuyết Cừu bế hô hấp để đối phương không phát giác. Bỗng chàng thấy một người vừa tầm, không rõ nam hay nữ lướt qua phía chàng đứng.
Lã Tuyết Cừu toan đánh ra một chưởng, nhưng kịp nghĩ, chàng dừng tay lại. Đánh lén không phải là tư cách của bậc trượng phu.
Và kẻ kia đột ngột dừng lại, rồi quay nhìn chung quanh, tiếng tiêu cũng im bặt ngay từ đó.
Khi người kia hướng mặt về phía chàng, Lã Tuyết Cừu đứng lên nói:
- Các hạ là cao nhân, cũng là quái nhân. Thiết nghĩ, đời rất cần những người tài hoa như các hạ, tại sao các hạ nỡ vào suối mà ẩn dật?
Người kia lặng thinh một hồi rồi hỏi:
- Sao ngươi dám giết con đại ngạc của ta mà ăn thịt?
Chàng giật mình kinh ngạc, vì đó là giọng của một thiếu nữ.
Chàng nói:
- Ủa! Té ra là cô nương!
Cô gái xẵng giọng hỏi:
- Ngươi quen biết với ta bao giờ thế?
Nàng hỏi vậy cũng đúng. Bởi vì câu của chàng nói như người quen mới gặp lại nhau.
Tuyết Cừu hỏi:
- Xin cô nương cho biết quý danh?
Thiếu nữ lạnh lùng đáp:
- Ngươi chưa trả lời câu hỏi của ta.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Ạ! Té ra đại ngạc là của cô nương nuôi. Tại hạ đâu muốn giết nó. Tại hạ đã nói với nó nhiều lần, nhưng nó vẫn không nghe, cứ tiếp tục tấn công. Nếu của cô nương, tại sao nó không có dấu hiệu hiểu hay nghe tiếng người lại thuần tính man dã? Và tại sao cô nương không xuất hiện sớm? Hay là cô nương đùa với tại hạ?
Cô gái mắng:
- Té ra ngươi còn ngốc hơn những người ngốc. Bất kỳ vật gì ở dưới nước lâu ngày cũng phải đóng rong rêu, mà ở trên khô lâu ngày thì bụi bám. Con đại ngạc vảy nó lóng lánh như ngọc, không phải ta kỳ cọ thường xuyên cho nó là gì? Ta vừa hay kịp thì ngươi đã chặt đầu nó rồi còn đâu.
Lã Tuyết Cừu nghĩ thầm:
- “Té ra những bảo vật đó không thuộc về mình nữa!”
Chàng nói:
- Thưa cô nương! Mời cô nương trở lại bên xác sấu, tại hạ có lời phân giải.
Nàng lộ vẻ giận dữ nói:
- Ta không muốn thấy cảnh đau lòng đó. Ta chỉ muốn bắt ngươi chặt đầu, lột da, mổ bụng moi bao tử ra rồi lóc thịt nướng... Mới cam.
Lã Tuyết Cừu thấy nàng nói hung dữ, chàng suy nghĩ thật lâu, nói:
- Có thể cô nương bỏ qua việc này cho tại hạ. Một là tại hạ có quyền tự vệ. Hai là tại hạ không biết nó là của cô nương nuôi. Ba là mạng người bao giờ cũng lớn hơn mạng của một con vật. Bốn là rủi tại hạ bị nó ăn thịt, thì ai đền mạng tại hạ đây?
Thiếu nữ đáp:
- Ngươi có lý của ngươi, ta có lý của ta. Bây giờ ngươi chuẩn bị chiến đấu để tự vệ.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Việc động thủ động cước khoan đã. Tại hạ lấy từ trong bụng sấu một thanh bảo kiếm, một ấn Võ lâm Minh chủ, và một số châu ngọc, xin giao hết lại cho cô nương.
Nàng lặng thinh.
Lã Tuyết Cừu đánh lửa lên, nàng lánh mặt sang nơi khác, nói:
- Nếu ngươi muốn trả, thì hãy để tất cả những vật đó xuống, tắt lửa đi.
Lã Tuyết Cừu làm theo lời nàng, nhưng lòng có nhiều thắc mắc.
Chàng tự hỏi:
- “Tại sao nàng không cho ta thấy mặt? Mặt nàng tuyệt đẹp hay cực xấu. Hoặc có điều gì khác?”
Tuyết Cừu hoàn trả những bảo vật lại cho chủ nhân, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Chàng muốn hỏi thăm đường ra khỏi nơi này, hoặc một vài việc khó hiểu ở lòng suối này, nhưng thấy nàng lạnh lùng, chàng không muốn hỏi nữa.
Chàng nhũ thầm, giá như chàng ở tại đây lâu ngày mà có người lọt xuống, có lẽ chàng mừng lắm. Chẳng lẽ thiếu nữ kia lại có trái tim bằng đá?
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ xin cáo biệt. Chúc cô nương vạn sự tốt lành!
Chàng nói xong nhắm phía trước mà đi, tức là chàng thông quay về chỗ cũ.
Đi được năm, bảy bước, bỗng nghe tiếng thét:
- Ngươi đứng lại đó! Ta nói rồi, ngươi phải chiến đấu để tự vệ.
Lâ Tuyết Cừu nổi giận hỏi:
- Đánh đến một mất một còn hay sao? Tại hạ là kẻ giết người không gớm tay, nhưng không hề giết những người vô tội. Cô nương sống khắc nghiệt và lạnh lẽo hơn băng giá. Xin mời!
Chàng dứt lời liền rút bảo đao ra thủ thế, vì chàng đoán võ công của thiếu nữ này vô cùng bá đạo, nhất là môn khinh công.
Thiếu nữ lấy bảo kiếm của chàng vừa trao, nói:
- Mời!
Lã Tuyết Cừu đã định tâm, chàng vận dụng mục lực quan sát, thấy thiếu nữ đẹp như ngọc nữ, tuổi khoảng mười bảy, mười tám, chàng lấy làm lạ.
Với tuổi ấy mà võ công cao thâm, ắt phải có dị nhân truyền thụ, và chắc chắn nàng phải gặp lỳ duyên trong võ học nữa.
Chàng nói:
- Xin lỗi...
Lã Tuyết Cừu chớp người lên... Một tràng đao kiếm khua leng keng, ánh lửa do vũ khí chạm nhau tung tóe.
Hai bóng người bay dạt ra. Cả hai cùng nhìn nhau với sự kinh ngạc.
Thiếu nữ nói:
- Té ra ngươi sử dụng Ma pháp.
Lã Tuyết Cừu đánh tiếp chiêu thứ hai, chiêu thứ ba, chiêu thứ tư...
Nàng đều đón đỡ ung dung.
Thân pháp của nàng cũng thuộc loại vô ảnh. Cả hai cùng mất bóng, và cùng lúc hiện thân.
Thiếu nữ biết chàng đánh Ma chiêu, nhưng chàng không biết nàng sử dụng môn công phu gì.
Những loại bảo khí chạm nhau phát ra những âm thanh trong vắt, ngân nga mà không phải tiếng bội ngọc minh loan. Kẻ có định lực và thẩm âm cao nghe như có tiếng sắt, tiếng vàng...
Lã Tuyết Cừu sử dụng đến chiêu thứ năm, thứ sáu... Điều mà chưa bao giờ chàng sử dụng đối với bất kỳ người nào, và thiếu nữ bây giờ mới biết gặp phải cao nhân.
Cuối cùng, nàng vẫn vượt qua khỏi sáu chiêu.
Lã Tuyết Cừu cả sợ. Còn một chiêu cuối cùng mà nàng vẫn qua được, thì chàng dùng tới môn nào đây? Vì Ma chiêu còn cao hơn Quỷ thức một bậc. Hơn nữa, riêng Quỷ thức cũng đã vượt hẳn những điều mà nhũ mẫu đã dạy chàng.
Chàng chưa vội dùng tới sát chiêu thứ bảy, vì chiêu nay đưa ra là một trong hai người phải chết. Nếu đối phương không chết, thì đối phương là người có võ công tuyệt luân, chàng không phải là đối thủ, dĩ nhiên sẽ bị đối phương giết chết.
Lã Tuyết Cừu quay sang dùng Tam Tuyệt quỷ thức, tuy rằng về mặt nghệ thuật, Quỷ thức không sánh bằng Ma chiêu, nhưng nó cũng có cái hay riêng của nó.
Quỷ thức cũng có những biến hóa ảo diệu, uy lực phi thường. Biết bao nhiêu kẻ địch đã chết dưới chiêu Quỷ thức.
Lã Tuyết Cừu nghĩ thầm:
- “Nếu cuộc đấu này cho ta dùng Long Tuyền kiếm, chưa chắc ai đã hơn ai!”
Nhìn lại trận đấu, thiếu nữ với thanh Long Tuyền kiếm dường như làm chủ cuộc chiến.
Hai người chớp lên chớp xuống một hồi, Lã Tuyết Cừu ngày càng rơi vào vị trí bại địa.
Đã gần hết thức thứ ba rồi, chàng vẫn chưa thấy một chút sinh khí xuất hiện. Nỗi tuyệt vọng bắt đầu len nhẹ trong cảm thức của chàng. Sự việc có thể đúc kết:
- Hoặc dùng chiêu thứ bảy trong Ma chiêu, hoặc dùng những chiêu thức của nhũ mẫu đã dạy?
Vừa hết thức thứ ba, chàng thấy sát khí từ trong kiếm đối phương tỏa ra lạnh thấu tâm can. Trong giây phút cầu sinh, chàng đành sử dụng đến sát chiêu thứ bảy.
Âm thanh trong bảo đao phát ra ồ ồ như tiếng suối và cũng cùng lúc đó kiếm âm của đối phương phát ra trong trẻo như tiếng chuông ngân. Âm của kiếm là âm “thương” thuộc Kim, âm của đao là âm “vũ” thuộc Thủy.
Trong Ngũ hành tương sinh, thì Kim sinh Thủy, do đó đao bị kiếm khống chế.
Vừa hết chiêu thứ bảy, chàng quay ngược thanh đao lại... Toan tự sát theo song thân nơi Thiên Trượng cốc này.
Bỗng keng, lưỡi kiếm đã chận lưỡi đao lại.
Thiếu nữ nói:
- Võ học của ngươi tìm khắp ở nhân gian được thêm một người nữa, cũng khó như tìm trong sa mạc một viên kim cương vậy. Không phải ngươi thua ta, mà chính bảo đao thua bảo kiếm. Ngoài ra, trong Ma chiêu, ngươi đem cả thiện tâm mà sử dụng, bảo sao ngươi phát huy hào khí, sát khí được. Xin cho biết quý danh?
Lã Tuyết Cừu lặng im nghe nàng giảng giải một hồi, chàng thở ra, nói:
- Cảm ơn cô nương đã tha chết. Tại hạ là Tiểu Huyết Thủ.
Thiếu nữ nghiêm giọng:
- Ta muốn nghe tên thật của ngươi. Còn tên ta là Hoa Như Tuyết, mười chín tuổi.
Chàng nói:
- Tại hạ là... Lã Tuyết Cừu, hăm mốt tuổi.
Nàng á lên một tiếng rồi lặng thinh. Không rõ nàng phát hiện gì về chàng qua cái tên đó.
Cả hai lại im lặng.
Tiếng suối vẫn róc rách chảy...
Hồi lâu, Tuyết Cừu lên tiếng:
- Hoa cô nương ở đây một mình sao?
Cô gái không trả lời mà nói:
- Sương xuống lạnh rồi. Ngươi nhóm lửa lên ngồi cho ấm.
Tuyết Cừu đánh lửa lên, rồi nhặt củi khô làm thành một bếp lửa giữa lòng suối. Hai người ngồi lại.
Hoa Như Tuyết nhìn Tuyết Cừu, một thanh niên khôi ngô tuấn vĩ, diện mạo đầy vẻ anh tuấn.
Tuyết Cừu nhìn Hoa Như Tuyết, quả đúng là... Như tuyết.
Chàng lặp lại câu hỏi khi nãy. Như Tuyết nói:
- Ở trong lòng suối này chỉ có ba người. Ngoài công tử ra gồm có sư nương, sư muội và ta.
Tuyết Cừu chợt nhớ tơi nữ nhân áo đen. Chàng hỏi:
- Giữa đêm qua, tại hạ thấy một nữ nhân áo đen, không biết đó là tiểu thư hay lệnh muội? Hồi giữa buổi mai này, tại hạ lại thấy một lần nữa, nhưng cách xa quá nên không rõ mặt.
Như Tuyết nói:
- Chắc là sư muội rồi. Nhỏ ấy thường bỏ suối đi ra ngoài lắm. Sư muội tên là Dương Tiểu Kha, võ công cũng không kém ta chút nào.
Lã Tuyết Cừu nói:
- Võ công của tiểu thư cao quá, dĩ nhiên võ công của lệnh sư phải đạt mức vô lượng. Nhưng sao lệnh sư phải sống biệt lập thế này? Và làm sao nhị vị biết mà vào đây bái sư?
Như Tuyết cười:
- Chúng ta có phải tầm sư học đạo đâu. Sư nương thấy trống vắng quá, nên đi tìm chúng ta đấy chứ. Còn ngươi, ta chưa thấy ai liều lĩnh như ngươi. Hồ sâu cả ngàn trượng mà ngươi dám nhảy xuống. Ngươi xuống đây với mục đích gì?
Tuyết Cừu nói:
- Năm xưa, vợ chồng Huyết Thủ bị hai trăm cao thủ võ lâm đánh rơi xuống hồ này. Nhân tại hạ qua đây, muốn xem thử dưới lòng hang này.
Như Tuyết chân lại nói:
- Chắc chắn sư nương ta sẽ sai Tiểu Kha đi tìm ngươi về cho gia sư hỏi thăm mọi việc. Ta dặn ngươi một điều... Nên nhớ, đừng nói gì về sự liên hệ giữa ngươi và Huyết Thủ. Nhớ nhé? Còn bảo kiếm, ngọc ấn, châu ngọc... Đây, ngươi nhận lại!
Tuyết Cừu lắc đầu:
- Không phải của tại hạ, tại hạ không nhận đâu.
Như Tuyết trợn mắt:
- Trong suối có ba người, nhưng Tiểu Kha thường đi ra ngoài, gia sư thì ở một chỗ, còn ta thì hay đi dạo suối. Ta với đại ngạc là bạn thân thật, nhưng ta không biết bên trong nó có linh kiếm. Nay nó chết cũng có phần số của nó, và đó cũng là lòng trời muốn giúp ngươi. Hãy nhận lại tất cả những món này, đừng làm ta phật ý.
Lã Tuyết Cừu đứng lên chắp tay nói:
- Tại hạ không nhận. Tại hạ không muốn lợi dụng lòng tốt của ai, cũng không muốn mang ơn ai, e ngày sau có việc khó xử. Chung quanh tại hạ toàn là kẻ thù, và tại hạ sẽ không diện kiến lệnh sư...
Như Tuyết cũng đứng lên, nói:
- Không phải ta khờ như ngươi đâu mà để ngươi lợi dụng ta. Cũng không phải ta có lòng tốt với ngươi đâu. Đây là khổ công của ngươi. Nếu ngươi không dùng nó thì hãy trả lại con đại ngạc cho ta, vậy thôi.
Nàng vừa nói vừa cài kiếm vào người chàng và bỏ vào bọc chàng những món bảo vật kia.
Hai người lại ngồi xuống.
Giờ này cũng đã sang canh tư.
Thiếu nữ áo đen xuất hiện trước mặt hai người. Thiếu nữ áo đen, tức Dương Tiểu Kha đeo nhiều đồ trang sức, cườm tay cổ tay.
Như Tuyết giới thiệu cho hai bên biết nhau.
Dương Tiểu Kha nhấp nháy con mắt nói:
- Sư nương gọi tỷ tỷ và công tử.
Tuyết Cừu nói:
- Tại hạ không đi.
Tiểu Kha, Như Tuyết mặt mày tái nhạt, nói:
- Không được, ngươi phải đi!
Tuyết Cừu ngần ngừ không quyết định.
Cuối cùng, hai nàng nắm tay lôi chàng. Cặp người ngọc dìu chàng trai tuấn tú về nơi... Đầy bất ngờ.