Ngài Bonaparte rất tán dương buổi gặp Chateaubriand. Về phần mình, nhà thơ kể lại trong tập Hồi ký rằng những câu hỏi của Bonaparte nối tiếp nhau nhanh đến mức ông không kịp trả lời.Đó là những lần gặp mà ngài Bonaparte thích thú, những cuộc gặp mà chỉ có mình ông chủ trì không cần biết Chateaubriand có đồng ý hay không. Trong nháy mắt, ông xác định ngay địa điểm ở đâu và người này có thể có lợi cho ông ra sao. Ông cho rằng một cái đầu luôn "biết thì không cần phải học".Thật vĩ đại thay một nhà phát hiện con người như Bonaparte. Nhưng ông muốn tài năng của những con người do ông tìm ra chỉ thuộc về một mình ông mà thôi. Một con ruồi bay không có sự cho phép của ông đi yêu một kẻ khác thì đó là con ruồi phản nghịch.Nhưng Chateaubriand luôn chỉ tâm niệm trở thành một ai đó và trở thành một người vĩ đại chứ không nghĩ đến việc trở thành cái gì đó nên ông từ chối thẳng thừng.Đức giám mục Émery có nghe nói đến việc từ chối này. Cha Émery là giám mục bề trên toà thành Saint-Sulpice vốn có tư tưởng thân Bonaparte. Ông đến khuyên Chateaubriand chấp nhận chức bí thư đại sứ quán mà Bonaparte mời vì lợi ích của tôn giáo.Ban đầu, cha Émery cũng thất bại, nhưng do thuyết phục nhiều, cuối cùng Chateaubriand cũng chấp nhận. Mọi chuẩn bị của ông đã hoàn tất, Chateaubriand chuẩn bị lên đường đi làm thư ký đại sứ quán tại Rome . Theo thông lệ, những đại sứ thường bắt đầu con đường sự nghiệp của mình, từ những thành phố lâu đời nhưng Chateaubriand lại bắt đầu sự nghiệp của ông từ những rừng già châu Mỹ, lịch trường cho các nền văn minh tương lai.Không có gì mỹ lệ hơn chuyến đi được kể lại bằng giọng văn về đạo Cơ đốc mà chỉ tác giả mới có. Một văn phong vừa tráng lệ lẫn lạ lùng tạo thành một trường phái mà sau này Arlincourt là học trò và đã sáng tác nhiều tác phẩm. Song điều làm lên sức mạnh lớn lao của Chateaubriand mà những người bắt chước ông không có được đó chính là sự hoà quyện giữa các đơn giản và cái vĩ đại. Lần đi qua đồng bằng Lombardie, ông đã tạo nên một nguyên mẫu về phong cách mà không đâu có được ấy. Đó là một bức tranh về những người lính Pháp ở nước ngoài. Người nước ngoài vừa yêu vừa ghét chúng ta khi những người lính này đi qua."Quân đội Pháp được dựng lên ở Lombardie như một doanh trại quân sự. Đây đó có vài người lính canh đi lại, những con người này đội một chiếc mũ quân cảnh, lưng đeo gươm có hình như lược hai bên ngoài áo khoác khiến họ có vẻ là những thợ gặt bận rộn và vui vẻ. Họ ném đá, đẩy đại bác, lái xe thồ, nâng các thùng hàng. Những con ngựa nhảy choi choi, lồng lên trong bầy hoặc thủng thằng như những con chó dụi người vào chủ của chúng. Những người Italie bán hoa quả trên sạp hàng của mình ở chỗ giữa đám lính. Những người lính mang đến tẩu, quẹt lựa làm quà tặng cho họ và nói với người thương của họ giống như những người Barbare đã từng nói: Anh là Fotlad, con trai ông Eupe, dân tộc France, nghiêng mình bên sắc đẹp của em, anh trân trọng trao cho em ngôi nhà anh ở phố Pins.Quân nhân của chúng ta là những kẻ thù đặc biệt: ban đầu người ta thấy chúng ta hơi cao ngạo rồi hơi vui tính rồi quá vui nhộn. Những người lính năng nổ, thông minh, trí tuệ dần dần trở thành chỗ thân quen nơi dân cư họ sống. Họ múc nước từ giếng lên, đi săn, lùa cừu vào chuồng, bế các em bé hay ru chúng ngủ trong nôi. Tính khí hoà nhã và các công việc thường ngày giúp họ thêm gần gũi, người ta quen dần việc nhìn nhận họ như thành viên trong gia đình. Trống hành quân vang lên ư? Họ lại rời các mái tranh để các thiếu nữ chủ nhà khóc thút thít bên cánh cửa và họ không nghiên các mái nhà ấy cho đến khi họ bước vào Viện Quân Nhân danh dự đến Milan, một thành phố đông dân cư đang thức giấc, nước Italie vừa ra khỏi cơn mê và đang nhớ lại về lãnh tụ thiên tài của mình như một giấc mơ thần thánh. Nước Áo đã từng đến, nó khoác lên người Italie tâm áo chì, buộc họ trở vào quan tài, thành Rome rơi vào đổ nát còn Venice chìm dưới biển. Venice đã tô điểm bầu trời bằng nụ cười hắt hiu cuối cùng của nó. Nó đã ngủ một giấc êm ái dưới các lớp sóng như một vì tinh tú không bao giờ thức dậy". Tối ngày 27 tháng Sáu, Chateaubriand đến Rome . Đó là hai hôm trước ngày lễ thánh Saint-Pierre, một trong tứ đại lễ của thành Bất tử.Ngày 28, ông đi thăm thú khắp cả ngày như mọi du khách khác ném cái nhìn đầu tiên vào Colisée, điện Panthéon, cột Trajane, lâu đài Saint-Ange. Buổi tối, ông Artaut, người tiền nhiệm của ông, đưa người mới đến tới một ngôi nhà gần quảng trường Saint-Pierre. Họ nhìn thấy một đống lửa lớn trước vòm Michel-Ange ở giữa những vòng vây điệu vai, những quầng pháo hoa từ nóc Adnen, lụi tắt ở Saint-Onuphre hay trên lăng mộ Tasse. Sự im lặng, sự quên lãng và bóng đêm đã bị lùi lại. Ngày hôm sau, ông tham dự buổi lễ thánh Saint-Pierre có Đức Giáo hoàng Pie VII đọc kinh cầu nguyện. Hai ngày sau, ông đến trình diện, giáo hoàng Pie VII mời ông ngồi cạnh. Đây là một vinh hạnh hiếm hoi vì các giáo hoàng thường để khách đứng, chắc chắn cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc đã được mở trên một chiếc bàn nào đó của giáo hoàng.Giáo chủ Fesch thuê lâu đài Lancelotti cạnh lâu đài Tibre làm trụ sở. Người ta dành cho chàng trai thư ký đại sứ tầng cao nhất trong lâu dài. Vừa vào đến nơi, một số lượng không ít bọ chét nhảy lên quần, lên chân biến nó thành toàn một màu đen kìn kịt. Ông cho giặt chiếc quần ngay tại phòng ngoại giao và bắt đầu công việc tối quan trọng của mình. Ngược với tôi, người luôn tự tin với chữ viết của mình, nét chữ của Chateaubriand trở thành thứ cản trở tài năng của ông. Giáo chủ Fesch nhún vai khi nhìn chữ ký ấy và giống như chưa từng đọc Atala cũng như Thần đồng đạo Cơ đốc, ông ta tự hỏi tại sao một người tài năng lại phải có chữ ký rộng hết một trang như thế.Hầu như chẳng có việc gì cho cái vị trí thư ký cao quý ấy làm ông đành ngắm nhìn từ trên cao các mái nhà xung quanh một mái nhà bên cạnh có những người phụ nữ giặt quần áo ra hiệu cho ông, một nữ ca sĩ tương lai cất giọng hát những hợp âm vĩnh hằng ấy cứ đeo đẳng ông mãi, khi nhớ đến cái chết, thật sung sướng thay khi có vài đám tang đi qua khiến ông khuây khoả. Thế là từ trên cao, ông thấy dưới phố cao hun hút có một đám tang một người mẹ trẻ, người ta khiêng chị ta và cả đứa bé mới chào đời đầu đội một vành hoa nằm cạnh mẹ. Trong những ngày đầu mới đến, Chateaubriand đã mắc một lỗi lớn Cựu hoàng đế Sardaigne đã bị Bonaparte truất ngôi đang ở Rome . Chateaubriand đã đến thăm và bày tỏ lòng tôn kính của mình, những trái tim lớn thường vẫn hay hướng về những thứ đổ nát rất tự nhiên. Nhưng cuộc viếng thăm đó đã biến thành cơn bão ngoại giao nổ ra trong toà Đại sứ. Tất cả các nhà ngoại giao đều tránh ông và họ vừa kéo cúc áo cổ vừa thì thào.- Hắn thua rồi!"Không một kẻ ngu ngốc trong ngoại giao đoàn nào lại không cho là hơn tôi - Chateaubriand nói - Người ta rất hy vọng tôi sẽ đổ dù tôi chẳng làm gì cả và cũng không tính toán gì. Mà thế cũng có sao, khi có ai đổ chẳng phải điều ấy rất vui đó ư? Tôi vốn đơn giản, tôi không nghĩ mình phạm tội gì cả. Với tôi, những ông vua, những người mà người ta tưởng tôi đặc biệt quan tâm, chỉ đơn thuần là những người bất hạnh. Thế mà khắp từ Rome đến Paris , người ta viết những câu châm chọc đáng sợ, thật may là tôi làm việc với Bonaparte, người đáng dìm chết tôi đã lại cứu tôi”. Chateaubriand buồn đến chết đi được. Cái vị trí mà người ta cứ tưởng giết chết tài năng và trí tuệ của ông lại khiến bút của ông trở nên sắc sảo qua những lá thư văn học. Cuối cùng, nhiệm vụ quan trọng do ông đảm nhiệm cũng được trao lại cho Borghèse. Chateaubriand đã quyết định rời bỏ công việc nhàm chán và vô vị ấy. Khi trở về, ông được phu nhân Beaumont đón tiếp. Đó là con gái bá tước Montmorin, đại sứ nước Pháp tại Madrid , một tướng Bretagne từng làm trưởng sứ dưới triều vua Louis XVI. Dưới đây là bức chân dung người bạn gái của ông qua ngòi bút của mình:"Phu nhân Beaumont, có khuôn mặt xấu hơn là đẹp, rất giống với một bức hoạ của phu nhôn Lebrun. Khuôn mặt bà gầy gò và tái xanh, đôi mắt hạnh đào như một tia sáng dịu lại qua lớp nước pha lê. Tính cách của bà hơi cứng nhắc và nóng nẩy cho thấy sức mạnh tình cảm và nỗi đau nội tâm của bà. Một tâm hồn cao thượng, trí tuệ vĩ đại, bà sinh ra trong một thế giới mà trí tuệ của bà đành rút lui trong sự lựa chọn và bất hạnh. Nhưng khi một giọng nói thân tình vọng lên kêu gọi từ phía bên ngoài trí tuệ đơn độc ấy thì bà đến và sẽ nói vài lời từ chốn cao xanh". Các bác sĩ khuyên phu nhân Beaumont nên đi nghỉ ở miền nam. Sự có mặt của Chateaubriand ở Rome khiến bà quyết định đến đó. Ngay những ngày đầu, họ đã cảm nhận điều tuyệt vời.Ngài Chateaubriand lấy xe ngựa đưa bà đi thăm thành Rome mỹ lệ nhưng phải mất cả cuộc đời mới thấy hết, yêu và đam mê nó được. Một hôm, thi sĩ đưa bà đến Colisé. Đó là một ngày tháng Mười chỉ có thể thấy được ở Rome . Người phụ nữ ngồi lên một tảng đá đối diện với một trong số điện thờ đặt xung quanh công trình. Bà ngước mắt chầm chậm nhìn theo những hàng hiên từng chứng kiến nhiều người và vật chết đi và ngay bản thân chúng cũng chết từ lâu rồi. Đống hoang tàn được trang trí bằng những cây ngấy, cây cỏ bồ câu đẫm sương thu và ánh sáng. Người phụ nữ thở dài đi xuống từng bậc thang đến sân. Bà dừng trước cây thập tự và nói:- Chúng ta đi thôi, tôi thấy lạnh! Ngài Chateaubriand đưa bà về nhà, bà đi ngủ và không bao giờ dậy nữa. Dưới đây, tác giả cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc kể lại cái chết của người phụ nữ ấy:"Nàng bảo tôi mở cửa sổ ra và nàng thấy khó thở. Một tia nắng mặt trời chiếu đến giường hình như làm nàng rất vui. Nàng nhắc tôi dự định đi nghỉ ở nông thôn mà chúng tôi thỉnh thoảng bàn bạc rồi nàng khóc.Từ hai đến ba giờ chiều, phu nhân Beaumont đòi chuyển sang giường của ba phục vụ người Tây Ban Nha tận tuỵ là Saint-Germain, nhưng các bác sĩ không đồng ý vì sợ nàng tắt thở trong lúc di chuyển thế là nàng nói với tôi nàng thấy gần đến lúc hấp hối. Đột nhiên, nàng hất chăn ra, nắm lấy tay tôi siết thật chặt, đôi mắt mơ màng. Nàng ra hiệu với một ai đó ở cuối chân giường rồi đặt tay tôi lên ngực và nói:- Đó! Đó!Tôi rụng rời, hỏi nàng có nhận ra tôi không: một nụ cười thoáng hiện trên môi giữa lúc mê man, nàng khẽ gật đầu vì nàng không còn nói được nữa. Các cơn co giật kéo dài vài phút. Chúng tôi lôi bác sĩ và bà hầu ôm nàng vào lòng, một tay tôi đặt lên trái tim nàng, nó rung rung thật nhanh như một chiếc đồng hồ tháo tung cuộn dây cót.Đột nhiên, tôi thấy nó dừng lại. Đầu nàng ngục trên gối, vài lọn tóc xoà ra trán, đôi mắt khép lại, bóng đêm vĩnh hằng đã buông xuống. Bác sĩ đưa gương và ngọn nến lại gần miệng nàng. Gương không bị hơi thở làm xỉn mờ, và ngọn nến vẫn cháy nguyên. Tất cả đã kết thúc.Trên một bia mộ bằng tiếng Hy Lạp có ghi: Ta sẽ yêu nàng mãi mãi, nhưng nàng ở nhà thần Chết, nàng đang uống nước của nữ thần Léthé, nó sẽ khiến nàng quên tất cả những tình yêu đã có". Ít lâu sau, ngài Chateaubriand nhận được tin rằng ngài Tổng tài thứ nhất bổ nhiệm cho ông làm đại sứ ở Valais. Bonaparte đã hiểu rằng tác giả của Thần đồng đạo Cơ đốc cũng thể hiện tài năng trong chính trường cũng như trên văn đàn.Chateaubriand trở về Paris , biết ơn ngài Bonaparte về sự đánh giá cao tài năng của mình. Ông viết đề tặng tác phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc cho ngài. Chúng ta sẽ thấy lời đề tặng đó khá hiếm thấy như sau:"Kính gửi ngài Đệ Nhất Tổng tài, tướng quân Bonaparte,Thưa tướng quân, Ngài đã rất muốn đặt ấn phẩm Thần đồng đạo Cơ đốc dưới sự bảo trợ của ngài. Đó là một minh chứng cho ân huệ ngài dành cho sự nghiệp tôn nghiêm được vinh quang nhờ sức mạnh của ngài. Chúng ta không thể không nhận ra định mệnh của ngài trong tay Thượng đế, Người đã phái một người để hoàn tất mong muốn phi thường của mình. Cả dân tộc ngắm nhìn ngài, nước Pháp thêm mở mang nhờ những chiến thắng mà Người đặt vào tay ngài từ khi ngài dựa vào giáo lý mà xây dựng đất nước.Hãy tiếp tục giang tay đến ba mươi triệu con chiên dang cầu nguyện cho ngài dưới chân điện thờ mà ngài trả về cho họ. Từ tận đáy lòng tôi vô cùng kính trọng tướng quân.Kẻ phục vụ thấp kém và rất tuân lệnh của ngài.CHATEAUBRIAND" Đó là buổi ngài Tổng tài đón tiếp tác giả cuốn Thần đồng đạo Cơ đốc Buổi gặp gỡ này đã bị lui lại hai tiếng đồng hồ vì ông còn mải làm về công tước Enghien. Trong lần gặp mặt ấy, ngài Bonaparte đã bổ nhiệm cho Chateaubriand làm bộ trưởng ở Valais.