Dịch giả: Phạm Bích Liễu, Vũ Thu Hà
Chương 57
Tàu buôn nô lệ da đen

Dù Surcouf và René lên boong, dấu vết của trận chiến hầu như đã được xoá sạch. Những thương binh được đưa xuống phòng cấp cứu, các xác chết đã bị ném xuống biển, vết máu cũng được lau sạch.
René truyền đạt lại sự mong muốn của hai cô gái muốn thi thể cha mình không bị ném xuống biển mà được chôn cất ngay bên mảnh đất đầu tiên họ gặp. Điều này trái với mọi quy định hàng hải, tuy nhiên trong một số trường hợp, ưu tiên như vậy vẫn được áp dụng, chẳng hạn như trường hợp của phu nhân Leclerc tức Pauline Bonaparte đã mang thi thể chồng mình từ đảo Saint-Domingue trở về.
- Được rồi, Surcouf đáp - vì thuyền trưởng tàu Standard đã chết, Bléas sẽ chỉ huy nó và ở phòng của ông ta. Nếu còn một phòng sĩ quan nào trống thì cho hai chị em tiểu thư Sainte-Hermine ở đó cùng thi thể của cha mình nhưng phải để thi thể ấy kín trong quan tài bằng gỗ sồi.
René báo lại quyết định ấy cho hai cô gái trẻ, lập tức hai chị em muốn đến cảm ơn thuyền trưởng Surcouf. Họ xưng tên, cô chị là Hélène và cô út là Jane. Hélène hai mươi tuổi còn Jane mười bảy tuổi. Cả hai cùng đẹp nhưng mỗi người một vẻ.
 
Hélène là một cô gái trẻ có làn da trắng chỉ có thể so sánh với màu trắng của một loại hoa được Camelli mang về từ Nhật Bản từ ba năm nay và đang phát triển mạnh trong những nhà kính dưới cái tên hoa trà mi. Nàng có mái tóc vàng óng ả, mỗi khi mặt trời định khiến nó nhạt đi thì nó lại rực rỡ tạo thành một vành hào quang ôm lấy trán như thể mùi hương bao lấy bông hoa vậy. Đôi bàn tay nàng trắng trẻo, mũm mữn, các móng tay hồng tươi, dáng nàng như một nữ thần còn đôi chân nàng thì như chân trẻ em.
 
Có thể Jane không quốc sắc thiên hương như chị mình song lại có nét quyết rũ hơn: miệng nàng chúm chím tươi như một bông hồng mới hé, chiếc mũi với hai cánh phập phồng không Hy Lạp cũng chẳng La Mã mà đặc người Pháp; đôi mắt sáng như những vì sao màu ngọc saphie, làn da không nâu mà giống như đá cẩm thạch phơi lâu dưới nắng mặt trời Ten.
Hai chị em đều nhận ra mối quan tâm đặc biệt mà thuyền trưởng Surcouf dành cho họ và đặc biệt là cảm xúc của René khi thấy thi thể cha họ, cả những giọt nước mắt của chàng thanh niên khi anh hôn lên trán cái xác cũng không qua được mắt họ. Hai cô nói với thuyền trưởng Surcouf rằng trong hoàn cảnh của mình, các cô không có quyền đưa ra ý muốn mà tuỳ ông làm điều mà ông cho là tốt nhất.
 
Thuyền trưởng Surcouf đã cho lau dọn phòng của thuyền phó tàu Standard, mời hai cô gái vào vĩnh biệt cha. Dưới thời tiết ấy việc đưa thi thể vào quan tài vĩnh viễn là điều rất cần thiết.
 
Quan tài sẽ đặt trong phòng nơi có cái xác còn hai cô sẽ sang ở trong phòng thuyền phó. René được Surcouf giao việc đưa hai chị em và phục vụ bất cứ những gì trong quyền hạn của anh.
Hélènevà Jane đi vào phòng nơi cha họ nằm, René đứng ngoài, anh không muốn quấy rầy họ trong giờ phút đau đớn ấy.
Một tiếng sau, hai cô gái đi ra, ngực cuộn lên các cơn nấc nức nở, nước mắt đầm đìa. Jane không thể bước tiếp được, cô phải vịn vào tay René, chị của cô bé mạnh mẽ hơn, tay cầm hộp nữ trang và chiếc ví của cha. Cả hai đều hiểu sự tế nhị của René khi anh để hai cô một mình không quấy rầy họ trong cơn đau dâng trào ấy. Nhưng chỉ mình Hélène còn có thể nói lời biết ơn anh, những cơn thổn thức không để Jane thốt được lời nào.
René đưa hai chị em vào phòng dành cho họ rồi để họ một mình, anh muốn tự tay chăm sóc những phần việc cuối cho cha họ. Hai tiếng sau, người thợ mộc đã đóng xong cỗ quan tài bằng gỗ sồi, họ cho thi thể tử tước Sainte-Hermine vào trong.
Khi nghe những tiếng búa đầu tiên vang lên các cô gái muốn chạy sang phòng cũ để nhìn mặt cha lần cuối nhưng René đã ở ngưỡng cửa ngăn họ lại, anh đã lường trước nỗi đau thương ấy và muốn tránh cho họ cảm xúc đó. Họ ôm lấy nhau khóc nức nở trên thảm. René cầm lấy tay Jane và Hélène trân trọng đưa lên môi rồi đi ra.
Trong mọi cử chỉ của hai cô gái đều toát lên vẻ trong sáng và lòng biết ơn. Hoàn cảnh khủng khiếp ấy khiến Hélène, Jane và René đều không nhận ra giữa họ đã nhanh chóng nảy sinh tình cảm thân thiết gắn bó như anh em.
 
Ngày hôm sau, hai con tàu lại cưỡi sóng tiến về đảo Pháp. Bốn mươi thủy thủ tàu Revenant đã sang tàu Standard. Bléas nhận lệnh của thuyền trưởng Surcouf chỉ huy con tàu vừa chiếm được ông cho rằng sự hiện diện của một người bạn hay ít ra là một người có trái tim nhân hậu rất cần thiết cho hai thiếu nữ nên ông ra lệnh René được phép theo Bléas.
Ngày hôm sau nữa, tàu Revenant phát hiện một tàu Slúp một cột buồm và lập tức họ đuổi theo. Ban đầu, chiếc tàu đó định chạy trốn nhưng khi có tiếng hét "Hãy đầu hàng tàu Revenant" kèm theo một phát đại bác thì tàu Slúp dừng lại.
Vừa áp tàu đó vào mạn trái, René đứng cùng hai chị em trên khoang thượng đã chứng kiến vào một cảnh hãi hùng: Hai kẻ xấu số đang mê man gần như sắp chết mặc dù có một anh chàng da đen đang cho họ uống một thứ thuốc do mấy phù thủy da đen làm ra. Cách đó một chút là năm phụ nữ da đen gần như mình trần đang phơi dưới cái nắng như thêu như đốt có thể giết chết người phụ nữ châu Âu còn họ lại rất khoan khoái đón nhận. Một trong số họ gắng sức chìa bầu vú cạn sữa cho đứa con trên tay và đứa bé ra sức mút vô ích vào chiếc vú quắt queo ấy.
 
Vừa nhìn thấy các thủy thủ tàu Revenant nhảy lên, bốn trong số năm phụ nữ vội đứng dậy chạy trốn, người thứ năm cũng muốn làm như vậy nhưng không đủ sức nằm vật xuống ngất xỉu trên boong, hai tay rời đứa bé ra. Một sĩ quan bế nó đưa lại gần mẹ. Anh ta đi tìm thuyền trưởng của con tàu này. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhất là qua cột buồm của nó, anh ta đoán ngay đây là tàu buôn nô lệ da đen.
 
Quả nhiên, dưới khoang, người ta phát hiện ra hai mươi tư kẻ bất hạnh da đen bị xích lại với nhau nằm trong một tư thế hầu như không thể. Qua tấm nắp đậy, từ dưới xộc lên một mùi khó chịu muốn ói, khi chiếc ca nô rời con tàu có lá cờ chứng tỏ nó là tàu Mỹ, Surcouf từ trên boong tàu Revenant ra hiệu cho Bléas và René lên đó. Hai cô gái lo lắng hỏi dấu hiệu đó là gì và tại sao phải gọi như thế, René giải thích thuyền trưởng Surcouf muốn xử lý kẻ buôn người da đen ông không muốn có quyết định riêng nên sẽ mở một hội đồng xét xử trên tàu Revenant.
- Thế nếu bắt được thủ phạm - Jane run run hỏi - anh ta sẽ chịu hình phạt gì?
- Hắn sẽ có nguy cơ bị treo cổ.
Jane kêu lên kinh hãi nhưng vì chiếc ca nô chờ Bléas và René đã ở dưới và Bléas đã leo xuống nên René cũng chỉ kịp vịn vào lan can đi theo các sĩ quan đã tụ tập đủ trong phòng vuông khi Bléas và René bước vào. Họ dẫn tên thuyền trưởng Mỹ vào phòng: đó là một người đàn ông cao lớn, có sức khoẻ vô địch và chỉ nói được tiếng Anh. Có lẽ vì lý do này mà Surcouf cho gọi René vào làm phiên dịch. Với câu nói "Thuyền trưởng đã chết, hãy hạ cờ xuống bằng tiếng Anh" thì ông ta đã biết René có thể nói tiếng Anh thành thạo như tiếng mẹ đẻ.
 
Việc thuyền trưởng người Mỹ mang theo giấy tờ chứng nhận ông ta là người Mỹ và là thương nhân, nhưng khi hỏi giấy cho phép hành nghề đưa người vượt biển sang châu Âu, một trong tám con tàu nước Mỹ được châu Âu cho phép, thì ông ta lại không có. Mãi sau ông ta mới thừa nhận mình không được cấp loại giấy đó. Thế là họ buộc ông ta nhận tội. Khi nhận tội xong, ông ta bị kết án tử hình.
 
Cái chết dành cho kẻ buôn nô lệ da đen vừa tàn bạo vừa ô nhục. Họ bị treo lên lên xà buồm trên tàu của mình hoặc tàu chiếm. Bản án đã tuyên. Họ dành cho thuyền trưởng Mỹ một tiếng để chuẩn bị cho cái chết. Ông ta nghe hình phạt mà không mảy may xúc động. Người ta cho ông ở phòng bốn cửa, mỗi cửa đều chẹn chặt vì sợ phải chịu hành phạt ô danh ông ta sẽ lao xuống biển.
 
Ông ta xin giấy, bút lông ngỗng và mực để viết thư cho vợ con Trong mười dòng đầu tiên, khuôn mặt ông ta vẫn bình thản nhưng dần dần vẻ bối rối hiện lên, nó như một đám mây mù cho đi các đường nét rồi ông ta cắm cúi viết, vài giọt nước mắt nhỏ lã chã xuống lá thư vĩnh biệt. Sau đó, ông ta xin được gặp thuyền trưởng Surcouf.
Thuyền trưởng Surcouf vội vã đến cùng René, người làm nhiệm vụ thông ngôn cho ông.
- Thưa ngài, tôi vừa định viết thư cho vợ và con tôi để nói lời từ biệt nhưng vì họ không biết công việc xấu hổ tôi đang làm vì tình yêu với họ nên tôi đã viết lá thư khác kể về cái chết của tôi và nhất là nguyên nhân dẫn đến cái chết ấy, giúp họ đỡ đau buồn.
- Tôi cầu xin ngài một điều. Ngài sẽ thấy trong phòng tôi một khoản năm nghìn phăng bằng vàng. Tôi hy vọng bán được những nô lệ kia với giá năm mươi nghìn nữa. Đó là một khoản đủ để bắt đầu ở đó một cơ nghiệp cho một người lương thiện giúp tôi quên đi vết nhơ do chính bản thân vấy lên cuộc đời mình. Chúa đã không muốn điều ấy trở thành sự thật. Giờ đây cả con tàu và nô lệ của tôi thuộc về ngài nhưng năm nghìn kia là của tôi. Tôi van xin ngài hãy chuyển số tiền ấy cho vợ và con tôi theo địa chỉ ghi trên thư này với vài chữ "Gửi từ thuyền trưởng Harding, chết vì tai nạn trên biển". Hy vọng cách ứng xử này của tôi sẽ là lời xin tha thứ đến những con tim đồng cảm vì hành động đó chỉ xuất phát từ ý muốn cứu một gia đình đông con rất đáng yêu. Ít ra từ nay tôi sẽ không thấy nó phải chịu đựng nữa. Chưa bao giờ tôi có ý định nộp mình cho cái chết nhưng vì người ta ban cái chết cho tôi tôi sẽ chấp nhận nó không phải như một hình phạt mà như một ân huệ.
- Ông sẵn sàng chưa?
- Tôi sẵn sàng rồi.
- Ông ta đứng dậy lắc lắc đầu cho những giọt nước mắt cuối cùng rứt khỏi mi và ghi địa chỉ của vợ: "Bà Harding ở Charlestoron" rồi trao lại lá thư đó cho thuyền trưởng Surcouf.
- Tôi muốn được nghe lời hứa của ngài, liệu ngài có thể hứa với tôi không.
- Tôi xin hứa trước danh dự của một thủy thủ - Surcouf đáp - điều ông muốn sẽ được thực hiện.
Surcouf vẫy tay ra hiệu: một hồi trống vang lên, giờ hành quyết đã điểm, đối diện với cái chết, viên thuyền trưởng Mỹ lại lấy lại vẻ bình tĩnh. Không để lộ cảm xúc nào, ông ta cởi cà vạt, thả ống tay áo xuống rồi vững vàng bước ra hành quyết.
 
Một sự im lặng chế ngự khắp boong tàu, không khí chuẩn bị cho cái chết đè nặng lên khắp các thủy thủ ngay cả với các thủy thủ tàu cướp biển: Một sợi dây thắt thòng lọng lủng lẳng, đầu lúa có bốn người nắm giữ, đang chờ ở xà buồm và không chỉ tất cả thủy thủ đoàn của tàn Revenant đã lên boong mà cả hai con tàu khác cũng neo lại, trên boong, khoang thượng hay các xà buồm đều đầy người.
Viên thuyền trưởng Mỹ tự chui đầu qua nút thòng lọng rồi quay sang phía Surcouf nói:
- Đừng bắt tôi phải chờ thưa ngài, với tôi chờ đợi là sự tra tấn.
Surcouf đi lại phía ông ta, tháo đầu dây thòng lọng ra khỏi đầu:
- Ông đã thật sự ăn năn. - Surcouf nói - Đó là điều tôi muốn, hãy bình tĩnh lại đi, ông đã chịu đủ hình phạt rồi.
 
Viên thuyền trưởng Mỹ đặt bàn tay run rẩy lên vai Surcouf, ngước cặp mắt dại đi nhìn ông rồi gần như ngất xỉu. Cái điều đôi khi xảy ra với những con người kiên cường đã xảy ra với ông ta: mạnh mẽ trước nỗi buồn ông lại trở nên yếu đuối trước mềm vùi.

Truyện Hiệp Sĩ Sainte Hermine Giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Phần II - Claude Schopp Chương 119 Chương 1 Chương 2 Chương Kết