Dịch giả: Phạm Bích Liễu, Vũ Thu Hà
Chương 49
Thành Saint-Malo

Nằm giữa một trong số những vịnh hằng hà vô số vịnh tô điểm dải bờ biển nước Pháp, từ Calais đến Brest, giữa vùng Normandie và Bretagne, giữa núi La Hague và mũi Tréguier, đối diện với những hòn đảo lâu đời như Jercey, Guemesey và Aungny, nổi lên trên một đảo đá, giống như cái tổ chim trên biển, là thành phố Saint-Malo nhỏ bé.
 
Ngày xưa, từ thời nguyên thuỷ khi mà Bretagne còn gọi là Armonque, nơi đây bị chia cắt bằng những cánh rừng và thảo nguyên trong đó có các đảo nhỏ bao quanh Saint-Malo và những hòn đảo kể trên cũng có thể thuộc vào số đó. Nhưng một trận địa chấn năm 709 trước công nguyên đã nhấn chìm một phần mũi này, kéo dài đến tận thượng miền mũi La Hague và Tréguier biến Saint-Malo thành một hòn đảo.
 
Những lần xâm chiếm của đám cướp biển Normand khiến vua Charlemagne phải nhỏ lệ trên linh sàng của mình. Chúng buộc dân cư quanh đó phải đi di trú đến đảo Saint-Malo. Từ năm 1143 đến năm 1152, giáo chủ Jean de Châtillon biến nơi này thành trụ sở giám mục sau khi truất quyền các linh mục từ Mannoutier.
 
Kể từ thời kỳ đó, một cuộc sống mới được hình thành: cô con gái của biển hoang này đã phát triển nhanh chóng dưới bàn tay của các thuỷ thủ tài ba và dưới sự lãnh đạo của đức giám mục cùng tập đoàn tu sĩ. Tổ chức này ưu tiên nguyên tắc cộng đồng và quyền dân tộc, phát triển dân cư bằng cách biến nơi đây thành miền đất tị nạn. Nó tạo thành một vùng Cộng hoà độc lập giữa miền Bretagne.
 
Quyền bất khả xâm phạm trên mảnh đất tị nạn đã cứu được mạng sống của bá tước Richemont trẻ tuổi khỏi nhà Lancastre, sau này trở thành vua dưới cái tên Henri VII. Ngoài ra còn có Edouard Đệ tứ vua đầu tiên của nhà York cũng đến cư trú trong nhà thờ Saint-Malo năm 1475.
Có một điều lạ lùng là ban đêm, khi thuỷ triều hạ, các con thuyền được một toán khoảng hai mươi tư con chó nhập từ nước Anh canh giữ.
Tập quán này được hình thành từ năm 1145 theo sự nhất trí của tập đoàn giáo sĩ và cả cộng đồng. Đội quân Anh này phục vụ liên tục đến năm 1770 vào thời điểm này, có một sĩ quan trẻ coi thường đội quân bốn chân vẫn nghênh ngang khi đã có lệnh giới nghiêm nên bị lũ chó xâu xé. Từ đó, hội đồng quyết định đầu độc chúng.
 
Về tường thành, người đảo Saint-Malo chỉ tin vào sự bảo vệ của chính mình. Đây là một câu chuyện dài đầy vinh quang được truyền tụng trên khắp các con tàu lướt trên sóng trước mũi tàu để vượt qua các chiến hạm Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Không một quốc gia nào lại có những cuộc chiến oanh liệt như cái dân tộc nhỏ bé mà người ta đi hết tường bao quanh thành chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ này.
Ngay từ năm 1234, người dân đảo Saint-Malo đã cày những lớp sóng bạc trên đại dương. Chính Matthiew Paris đã phải gọi họ là những đội quân tinh lẹ trên biển.
Saint Louis tiếp tục mở mang chiến công của những tay đua táo bạo này. Ông tập hợp họ, chiến đấu với tàu chiến Anh do đô đốc Dubourg chỉ huy. Viên Đô đốc Anh quốc bị đánh bại phải kéo quân về cầu cảng quân sự của mình.
 
Ngày tháng Tư năm 1270, Saint Louis lại tiếp tục cuộc thập tự chinh cuối cùng đội chiến thuyền Saint-Malo trung thành với lời kêu gọi đã đến nơi đúng hẹn ở Aigues-Mortes.
Chiến hạm Saint-Malo được vinh hiển cho đến trận Écluse thì chịu thua trước liên quân Anh và người Flamand. Người Malo thoả thuận với kẻ thù, nhưng khi công tước Jean de Montfort bị đuổi khỏi chính quyền và đi sống lưu vong tại Anh thì đảo Saint-Malo chịu sự cai trị dưới tay vua Charles Đệ ngũ. Thế là công tước Lancastre muốn chiếm toàn bộ Saint-Malo. Ông ta hy vọng có thể dựa vào lực lượng pháo binh của mình nhưng người dân Malo đã tập kích ban đêm hạ thủ những binh lính ẩn dưới hầm. Froissart cho rằng cuộc tấn công này khiến cho Lancastre và toàn bộ quân đội của ông ta phải hổ thẹn.
Công tước Jean, sau khi lấy lại đất phong của mình cũng muốn chinh phạt Saint-Malo. Nhưng người dân Malo đâu dễ để bị chiếm. Giống như đã đồng ý để vua Charles Đệ ngũ cai quản, họ tiếp tục đứng về phía vua Charles VI và bắt đầu dưới sự trị vì mới này bằng việc đưa thuyền tiến sang bờ biển nước Anh.
Ngày 25 tháng Mười năm 1415, giờ định mệnh trận Azincourt đã điểm. Nước Pháp thất bại. Công tước nước Anh chiếm lại Saint-Malo, dân chúng nơi đây đón nhận điều đó bằng việc treo cờ đốm lông chồn và mặc váy trắng.
Nước Anh thắng trận mở rộng việc cai trị trên toàn lãnh thổ Pháp. Cờ hiệu bay phấp phới trên đỉnh nhà thờ Notre-Dame và trên tất cả các pháo đài miền Normand. Chỉ duy nhất trên đỉnh đồi Saint-Michel, lá cờ ba bông huệ còn chống lại sự thất bại của chúng ta. Một con tàu đã cập bến đến nơi anh hùng ấy, giáo chủ Guillame de Montfort đã dội vũ khí lên đội hải quân Anh. Dù ít hơn về số lượng và tầm cỡ, những con tàu cột buồm đảo Saint-Malo vẫn đánh giáp mặt với tàu chiến Anh. Cuộc chiến đấu ấy vô cùng ác liệt và vô vọng. Cuối cùng chiến hạm Anh bị thua, hạm đội bị tiêu diệt. Trước lời reo hò chiến thắng của người Malo, nước Pháp thua cuộc đã phải ngẩng đầu ngạc nhiên và thở phào.
Người ta cứ tưởng tất cả phần lãnh thổ ấy của mình đã bị tuyệt diệt, còn Saint-Michel được cứu trợ nhân lực và thực phẩm kịp thời.
Ngày 6 tháng Tám năm 1425, vua Charles VII tuyên bố tàu thuyền Saint-Malo được miễn mọi áp đặt cữ trong vòng ba năm.
Quyền độc lập này lại được nhân lên gấp đôi nhờ vua François Đệ nhất của Bretagne.
 
Năm 1466, với ý định khôi phục lại dân số ở Paris đã bị giảm trong cuộc chiến tranh công ích, vua Louis XI đã lấy mô hình tự do và miễn phạt của thành phố Saint-Malo để áp dụng cho Paris.
Vào năm 1492, cùng thời điểm Christophe Colomb tìm ra châu Mỹ, người dân Saint-Malo cùng với người Dieppois và Biscaiens đã tìm ra đảo Đất Mới và vài vùng biển hạ lưu Canada.
Năm 1505, công chúa Anne, con gái của vua François Đệ nhị là vị hôn thê của ông hoàng xứ Gall (từng treo cổ chú mình là Gloucester) là người liên tiếp kết hôn với hai ông vua nước Pháp là Charles VIII và Louis XII đã đến Saint-Malo. Bà cho tiếp tục xây lâu đài đang dang dở mặc cho hội đồng linh mục phản đối. Để chứng tỏ ít khi phải chịu sự chống đối như vậy, bà ta cho khắc lên tháp pháo đài hướng vào thành lời thách thức "Bất kỳ ai phàn nàn! Việc sẽ là vậy! Đó là ý thích của ta!"
 
Cùng năm mà người dân Saint-Malo có được toà thị sảnh trên tức là có quyền tự trị của mình thì Jacques Cartier, tức Christophe Colomb của Canada ra đời. Đó là người đầu tiên mang về cho Saint-Malo loài cá quý hiếm tạo thành một nền thương mại làm giàu cho một phần ba châu Âu.
Kể từ đó, người dân Malo đi thám hiểm khắp nơi, họ theo chân Charles Quint đến châu Phi khi ông sắp lập ngai vàng Moulay Hassan, tức vua Tunis và trang bị vũ khí đi đến Đại Ấn sau người Bồ Đào Nha.
 
Một người Saint-Malo khác là phó giám mục Ébard đã dám mang gửi trả lại vua Henri VIII bản án ly khai mà Paul Đệ tam đã chống lại ông.
Cuộc chiến Anh - Pháp năm 1512 lại nổ ra rất ác liệt. Người Saint-Malo lại cầm vũ khí chống lại quân Anh đang đổ bộ trên đảo Cézembre, làm tiêu hao một số và buộc số khác phải lên tàu quay về.
Đến đời vua François Đệ nhất, trong cuộc chiến với Tây Ban Nha, ai là người ông kêu gọi giúp cho đô đốc Arinebaut? Chính là người Saint-Malo.
 
Cuộc thảm sát Saint-Barthélemy diễn ra nhưng người Saint-Malo từ chối tham gia nên không một giáo đồ Calvin nào bị sát hại ở Saint-Malo. Nhưng năm sau, khi xảy ra vụ Bell-Isle họ lại cầm vũ khí, chuẩn bị lực lượng đuổi Montgomery với cái giá sáu mươi mạng người trong số họ.
 
Người Saint-Malo trở thành liên minh cũng nồng nhiệt như cách họ làm những việc khác. Chẳng hạn khi họ được tin vua Henri Đệ tam bị sát hại và vua nước Pháp hiện tại là Henri Đệ tứ, cả thành phố tiếp nhận cả hai sự kiện bằng sự im lặng ủ ê. Chỉ riêng ngài Fontaine, người đứng đầu là bày tỏ mong muốn được đặt dưới quyền một ông vua thừa kế. Ngay lập tức, người Malo cầm khí giới thề rằng thành phố và nhân dân chỉ chịu sự quản lý khi "Chúa ban cho nước Pháp một ông vua theo đạo Cơ đốc" mà thôi.
Nhưng khi đến vua Henri Đệ tứ sớm bị truất ngôi. Không có tiền, đức vua không thể đến Bretagne đành chịu khuất phục công tước Mercoeur. Được tin, dân Saint-Malo lại giúp cho vua số đại bác, thuốc súng, tiền bạc như ngài yêu cầu. Họ góp 12 nghìn êcu vào khoản đó.
Thế mà cũng chính họ đã giết chết người đứng đầu toà lâu đài ông Fontaine, vì ông này phản bội lại lợi ích của họ, phản bội lại những gì họ dự đoán, ông ta nói rằng nếu vua Henri Đệ tứ muốn vào thành, ông ta sẽ tiếp ngài ở lâu đài. Nhưng như chúng tôi đã nói ở trên, chỉ khi vua Henri Đệ tứ bị truất ngôi, dân Malo lại trở thành người ủng hộ tin cẩn nhất của ngài, sẵn sàng bắt đầu một cuộc chiến chống lại quân đồng minh.
Cũng chính vua Henri Đệ tứ đã viết về họ rằng họ là "Những người trung gian thân cận, thẳng thắn và đứng đắn nhất mà người ta có thể mong đợi" và ngài cũng can thiệp với nữ hoàng Elisabeth chống lại bọn cướp biển Anh.
Khi bắt đầu thế kỷ XVII, Saint-Malo đã trở thành một miền biển phồn thịnh và lớn mạnh. Năm 1601, hai trong số tàu của họ là Le Croissant và Le Corbin đã đáp đến mũi Hảo Vọng. Năm 1603, ba tàu khác khởi hành "đi thông thương và phát hiện ra miền đất Canada và các xứ lân cận". Năm 1607, bá tước Choisy, cháu của công tước Montmorency được giao nhiệm vụ đi thám hiểm hàng hải với một đội gồm năm tàu lớn là L'archange, Le Choisy L'affection, L'espnt và L'ange. Ông đã nhắm Saint-Malo và coi những người ở đây là các thuỷ thủ giỏi nhất.
 
Sau khi vua Henri Đệ tứ bị sát hại, vua Louis XIII lên ngôi đã lập tức khẳng định bảo đảm cho người dân Saint-Malo được hưởng mọi đặc quyền như họ đã được hưởng từ cha mình. Ngài còn bảo vệ tàu của người Saint-Malo trong kỳ đánh bắt đến tận đảo Đất Mới.
Ngay cả giáo chủ Richelieu cũng coi trọng Malo trung thành khi ông quyết định đặt trụ sở tại La Rochelle. Lúc ông cần một đội thuỷ quân tương xứng với hạm đội của Buckingham thì ông chỉ có ba mươi tư tàu đánh cá voi. Thế là đảo Malo mang đến cho ông thêm hai mươi hai tàu nữa. Với số dân khoảng tám nghìn người, một thành phố nhỏ bé, một cảng khiêm tốn thế mà cảng Saint-Malo lại được chọn làm trụ sở của Bộ tư lệnh hải quân. Khi Richelieu qua đời, Mazarin lên thay ông ta. Năm 1649, chính quyền đã chọn tàu Saint-Malo để chuyển đến Canada một lượng lớn gái nhà chứa đến miền thuộc địa mới. Đến nơi, cô nào cũng tìm được chồng. Sau mười lăm ngày, không cô nào còn độc thân. Họ mang của hồi môn cho chồng là những con bò, lợn, gà, thịt muối, súng hay mười một đồng êcu.
Giá trị của người Saint-Malo là hiển nhiên đến nỗi các đô đốc có thông lệ chọn thuỷ thủ đoàn cho mình là người Saint-Malo. Ngay cả vua Louis XVL cũng đưa điều đó vào luật.
 
Lực lượng hàng hải của Saint-Malo bao gồm một trăm năm mươi thuyền buồm, sáu mươi chiếc dưới một trăm tấn, chín mươi chiếc từ một trăm đến bốn trăm tấn. Vào thời điểm đó, các tên tuổi lớn lần lượt xuất hiện. Từ năm 1672 đến 1700 phải kể đến Duffresse des Saudrais, Le Fer de La Bellière, Goin de Beauchesne (người đầu tiên đến mũi Horn), Alain Porée Legoux… Rất nhiều trong số các ngôi sao này đã tắt hoặc mờ đi, chỉ duy nhất còn một vì sao như thần Zeus đó là Duguay-Trouin.
Năm 1704, trong giai đoạn chiến tranh liên miên quá tàn khốc với nước Pháp, Saint-Malo đi chiếm 81 lần trong đó mua đi bán lại kiếm được 2.422.652 livre. Nó mở rộng thông thương đến Moka, chinh phục Rio-Janeiro, chiếm đảo Maurice, khiến đảo này mang tên đảo Pháp, mở mang thành trì, xây dựng tường thành Khi Duguay-Trouin qua đời, Mahé de la Bourdonais tiếp tục quản lý các đảo Pháp.
 
Trong thời kỳ chiến tranh dưới sự trị vì của vua Louis XV, cuộc chiến kết thúc bằng hiệp ước đáng hổ thẹn năm 1763, Saint-Malo đã chịu tổn thất nặng nề về thương mại. Mặc dù những hy vọng dưới triều vua Louis XVI dành cho nó, sự tăng trưởng luôn đi xuống. Trong cơn bão cách mạng từ 1794 đến 795 thì sự tăng trưởng trở về số không: Cuối năm 1793 nó chỉ còn đôi ba thuyền chở hàng và không có thuyền chặn địch nào.
Cuối tháng Sáu năm 1793, sự ra đi của thái thú Le Carpentier mới khiến Saint-Malo thở phào. Người ta lại có năm tàu chặn nhỏ, từ 1796 đến 1797, con số này đã tăng lên 30. Nhưng nhiều trong số đó chỉ được trang bị súng loe nòng và súng hoả mai. Năm sau, người Saint-Malo đã trang bị được 28 tàu chặn mới. Con số này duy trì đến tận hoà ước năm 1801 với nước Anh.
Nhưng như chúng ta thấy, hoà bình đó chẳng kéo dài được bao lâu. Ngay từ năm 1803, hiềm khích đã bắt đầu gay gắt.
Những anh hùng trong giai đoạn này phải kể đến Le Même, nhà Lejolif, nhà Tréhouart và Surcouf.
Cái tên cuối cùng ấy lại đưa chúng ta về với câu chuyện trong cuốn sách này.
 

Truyện Hiệp Sĩ Sainte Hermine Giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Chương 75 Chương 76 Chương 77 Chương 78 Chương 79 Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Chương 102 Chương 103 Chương 104 Chương 105 Chương 106 Chương 107 Chương 108 Chương 109 Chương 110 Chương 111 Chương 112 Chương 113 Chương 114 Chương 115 Chương 116 Chương 117 Chương 118 Phần II - Claude Schopp Chương 119 Chương 1 Chương 2 Chương Kết