Tia nắng dọi qua ô cửa sổ bị gẫy vào tầng hầm của một ngôi nhà nằm tại góc phố giữa khu Do thái của thành phố Vacsava. Trước kia, đây là hiệu bánh nhưng bây giờ chỉ còn vài vết tích xưa. Sau khi quân Đức chiếm thành phố này, chúng đã tập trung toàn dân Do thái ở đây vào một khu phía Bắc thành phố. Xung quanh chúng xây tường cao 10 bộ và đặt 14 trạm gác để kiểm soát người ra vào.- Hôm nay thế là đủ, các em về nhà nhưng phải đi một mạch không được la cà.- Thưa cô, vâng.Anna nhìn đám trẻ, lòng thắt lại. Khi chưa xảy ra chiến tranh, tan học bao giờ cũng là lúc náo nhiệt nhất, nhưng hôm nay đám học sinh đi lầm lũi, cặp mắt trống rỗng, đôi vai trễ xuống. Sống trong khu tập trung Do thái này, bọn trẻ già nhanh trước tuổi.Sau khi trường học Do thái bị đóng cửa, người ta đề nghị Anna tổ chức cho trẻ nhỏ được học theo cách bí mật, nàng đã nhận lời nhưng hôm nay nàng cảm thấy làm việc này chính nàng có lợi nhiều hơn lũ trẻ. Mới cách đây 8 năm nàng còn là sinh viên Viện Mỹ thuật Manhattan bên Mỹ và sống với cha nàng, một bác sỹ lành nghề tại New York. Vậy mà, nghĩ lại thời đó sao như đã mấy trăm năm.Năm đó, nàng 15 tuổi. Với làn tóc nâu thẫm, khuôn mặt tinh tế, nàng dược các thầy giáo khen là “có vẻ thanh thoát”. Nhưng năm sau, khi nàng 16 tuổi, cha nàng được mời đến Ba lan làm bác sỹ viện trưởng một bệnh viện lớn và ông đã nhận lời. Cha nàng vốn là người áo gốc Do thái. Mẹ nàng gốc Ba lan. Và khi sống ở Mỹ, ông đã không chuyển quốc tịch cho nên khi chiến tranh nổ ra, ông không được hưởng quyền lợi của kiều dân Mỹ mà phải chịu số phận của những người dân gốc Do thái. Ông cũng bị tập trung vào khu Do Thái và chịu sự đối xử vô cùng tàn bạo. Mẹ nàng là y tá, giúp việc cho chồng. Cả hai tiếp tục làm nghề y và trông nom khu bệnh xá nhỏ trong khu tập trung.Năm nay, Anna 23 tuổi và sau 4 năm sống giam hãm trong khu tập trung Do thái, nàng vẫn giữ được vẻ đẹp “thanh thoát”nhưng già đi khá nhiều so với tuổi. Nàng bí mật tham gia tổ chức Do thái kháng chiến (ZOB) làm chân liên lạc. Nàng giấu cả cha mẹ vì nếu biết, hai ông bà sẽ cấm nàng tham gia, bởi nếu bon Quốc Xã biết, nàng không thể thoát khỏi bị treo cổ.Người đưa nàng vào tổ chức ZOB tháng 8 năm 1942 là Kandalman, phân đội trưởng dưới quyền chỉ huy của Anielewicz, một thanh niên mới 24 tuổi nhưng là tổng chỉ huy của Tổ chức bao gồm ngàn rưỡi thành viên.Kandalman trạc ba mươi tuổi, vóc người vạm vỡ. Trước kia anh là chủ một hộp đêm làm ăn phát đạt. Sau khi quân Đức chiếm đóng Ba lan, anh không muốn bán rẻ cho những tên đầu cơ Ba lan chuyên lợi dụng tình hình ăn chặn của người Do thái, nên đã nhường quyền sở hữu hộp đêm đó cho Genevieve, một cô gái Pháp xinh đẹp và tháo vát, vốn là nhân viên tiếp tân của một hộp đêm và đã làm việc dưới quyền anh nhiều năm.Tuy bị tập trung trong “Khu Do thái ”, Kandalman vẫn tiếp tục làm giàu được bằng cách lén lút buôn bán bên ngoài. Hàng hóa, tiền bạc được chuyển qua hệ thống cống ngầm. Anh điều khiển một bọn gồm vài chục tên, đa số là trẻ con, luồn lách qua các đường cống và những khe hở của bức tường rào cao 10 bộ. Kandalman thu mua đồ trang sức bằng vàng bạc, đá quý của dân Do thái trong trại tập trung, chuyển ra ngoài đổi lấy thực phẩm, thuốc men rồi đem vào bán lại cho họ. Genevieve vừa kinh doanh hộp đêm bên ngoài vừa giúp người chủ cũ làm công việc đổi chác hàng hóa và cung cấp cho dân Do thái trong khu tập trung. Anna đã gặp Genevieve nhiều lần và có ấn tượng rất mạnh về người phụ nữ này. Tuy vóc người nhỏ bé nhưng Genevieve có một thân hình tuyệt mỹ và vô cùng gợi cảm. Lần đầu mới gặp, Anna thoáng có một chút ghen tỵ với Genevieve, cảm thấy cô khôn ngoan và thành thạo hơn mình nhiều quá, đặc biệt trong quan hệ với đàn ông về mặt tình dục, mặc dù Genevieve mới tròn 20 tuổi. Nhung dần dần nỗi ghen tỵ chuyển thành cảm phục khi nàng thấy cô gái Pháp hết sức thông minh và đối xử khéo léo với bọn chợ đen.Giúp việc cho Genevieve còn có một phụ nữ trẻ khác tên là Keja. Mặc dù đã gần 30 tuổi, trông cô vẫn rất trẻ với làn tóc vàng óng và cặp mắt to đầy vẻ thơ ngây. Keja là con gái một người Digan, bị bắt vào trại tập trung phát xít từ năm 1937. Cô đã bí mật thoát ra được, tìm đến Vacsava cùng với hơn một chục người Digan khác. Họ đã tìm được kế sinh nhai tại đây bằng cách giúp vui cho hộp đêm của Kandalman và anh đã giúp cô xoay được hộ chiếu là công dân Thụy điển. Nhờ làn tóc vàng óng ả, cô không bị ai nghi ngờ gì hết và đàng hoàng làm vũ nữ cho hộp đêm của anh.Anna không sao biết được mối quan hệ thật giữa Kandalman với hai người phụ nữ trung thành và đắc lực kia của anh. Thỉnh thoảng, cần nơi an toàn, cả hai người phụ nữ đó đã lẻn vào khu Do thái, ở với anh vài ngày liền. Họ có phải là nhân tình của Kandalman không? Một hay cả hai? Hay không người nào cả? Anna không sao hiểu được. Nàng cũng không dám đi sâu vào tìm hiểu, bởi nàng biết tính Kandalman, khi bị ai ngáng trở có thể trở thành rất tàn bạo. Còn bản thân anh thì kín như bưng, không bao giờ tâm sự điều gì cho ai hết.Trừ với một người, đó là Halevi, một thanh niên có thân hình hộ pháp, trước đây làm trân bảo vệ cho hộp đêm của Kandalman và sau khi bị bắt vào trại tập trung Do thái vẫn tiếp tục sống cùng anh. Tất cả những ai tiếp xúc với Halevi đều phải công nhận y hết sức trung thành với chủ. Halevi thi hành mọi mệnh lệnh của Kandalman và dư luận nói y còn thi hành quá mức. Y đã giết số người nhiều hơn số kẻ cản chân Kandalman.Đến cuối năm 1942 công việc buôn bán lén lút của Kandalman phát đạt đến mức anh trở thành giàu có, xây được ngôi nhà riêng sang trọng ngay trong khu tập trung. Anh bóc lột tàn nhẫn những người Do thái nghèo. Một số người rất ghét anh, tuy nhiên vẫn phải thừa nhận anh khôn ngoan. Không ai thuộc đường đi lối lại trong khu tập trung Do thái bằng anh, kể cả những ngóc ngách và những đường cống ngầm.Chính do thấy anh có tài đặc biệt ấy mà Anielewicz, thủ lĩnh ZOB đã mời anh tham gia tổ chức kháng chiến. Họ rất cần vũ khí và chỉ có Kandalman mới biết cách kiếm được. Họ không thiếu tiền vì Anielewicz giỏi huy động tiền bạc của những người Do thái giàu có. Khi bị đưa vào trại tập trung, họ đã bí mật mang theo rất nhiều vàng, kim cương và các thứ đá quý giá trị hàng trưm triệu Zloti.Khi Anielewicz đưa ra quyết định kết nạp anh, rất nhiều thành viên đã can, bởi họ cho rằng Kandalman hết sức ích kỷ và vụ lợi. Anh ta sẽ chỉ làm những việc gì có lợi cho anh ta. Nhưng Anielewicz không nghe và sự thực đã chứng minh, những thành viên kia lo ngại không đúng. Trong những giờ phút hiểm nguy nhất, Kandalman đã có cách xử sự buộc mọi người phải cảm phục.Tiếng súng nổ gần đó cắt đứt dòng suy nghĩ của Anna. Nàng vội vã bước lên bậc thang, rời khỏi hiệu bánh cũ bước ra đường phố. Mặc dù không khí ảm đạm thê lương của khu tập trung Do thái, nắng chiều hôm nay vẫn rất đẹp và hoa vẫn nở các chân tường.Nàng bước vào sân bệnh xá nơi cha nàng làm việc. Dừng lại ngoài cửa một phòng bệnh nàng ngắm bác sĩ Maxell đang khám cho một bệnh nhân. Nào trào nước mắt khi thấy gương mặt cha hốc hác trên đôi vai xương xẩu, trong tấm áo choàng nhàu nát. Nàng biết cha nàng đang vô cùng đau khổ vì bệnh xá không có thuốc men dụng cụ gì để chữa bệnh và ông đành bó tay trước nhiều căn bệnh hết sức đơn giản.Cho đến ngày hôm nay, đã chứng kiến bao hành vi tàn bạo của bọn đức quốc xã, ông Maxell vẫn không bỏ lòng tin vào bản chất tốt của con người. Ông ngây thơ tin rằng bọn cúng không dại gì tiêu diệt hết người Do thái trong khu tập trung này, bởi chúng cần nhân lực làm việc trong các khu hầm mỏ và nhà máy sản xuất vũ khí của chúng. Nghe cha nói thế, Anna không cãi lại, biết rằng ông là tín đồ chân chính của đạo Do thái, không đời nào chấp nhận những gì trái với giáo lý của đấng Jehova.Vô tình ngẩng đầu nhìn ra cửa sổ, ông Maxell nhìn thấy con gái. Tuy hết sức mỏi mệt, ông vẫn cố mở một nụ cười với con rồi lai quay sang với bệnh nhân. Đứng đằng sau ông là cô y tá Janet, một cô gái Anh, đã giúp việc cho ông từ năm 1939 và vì quý ông nên đã tự nguyện theo ông bác sỹ vào khu tập trung Do thái tiếp tục giúp ông. Phải chăng cũng một phần vì cô không muốn dời khỏi đất nước này, nơi cô cùng với người yêu đã hưởng bao nhiêu ngày hạnh phúc. Anh là người Ba lan và đã bị bọn Đức quốc xã giết trong một trận chiến đấu với chúng. Anh là Đảng viên Đảng cộng sản Ba lan và đã thuyết phục được Janet đi theo khuynh hướng cộng sản.Anna chưa hiểu mấy về chủ nghĩa cộng sản, nhưng rất quý Janet. Cô chỉ hơn nàng một tuổi và hai người đều tích cực hoạt động trong tổ chức kháng chiến Do thái. Tuy nhiên nàng vẫn chưa biết gì nhiều về Janet. Vốn nhút nhát nên Janet không hề thổ lộ gì về gia đình cô bên Anh và tại sao cô lại lưu lạc sang đất Ba lan này.Anna tiếp tục đi theo hành lang, tới một gian nhỏ. Đây là “nhà” của nàng. Mẹ nàng đang nấu nồi súp loãng. Nhìn thấy con gái bà cau mặt:- Tại sao con không cho mẹ biết con đi đâu?- Mẹ đã biết là con đang dạy lũ trẻ nhỏ.- Cha đã nói như thế mà con không chịu nghe à?Anna không trả lời mẹ. Nàng bước vào trong nhà, đi ngang qua chiếc giường thảm hại nơi mẹ nàng ngủ chung với Janet, đến chỗ có tấm nệm rơm, giường của nàng. Đột nhiên nàng nghe thấy:- Anna!Nàng ngẩng đầu lên, nhìn thấy Janet. Khuôn mặt cô lúc này bình thản và tự tin, dù gặp chuyện gì nguy hiểm đến mấy, cho nên Anna chưa thể đoán chuyện gì. Janet hơi mỉm cười, bước đến, nói nhỏ:- Kandalman cần gặp hai chúng mình.- Mẹ ơi, con phải đi một chút - Nàng nói.- Tôi nhờ Anna cùng đến thăm một bệnh nhân sốt ác tính- Janet đỡ lời.Ra đến ngoài, Anna hỏi ngay:- Có chuyện gì?- Tôi chưa biết. Nhưng có tin bọn Quốc xã tập trung quân bên ngoài bức tường rào, có thể chúng sắp tàn sát chúng ta chăng?Họ tới nhà Kandalman, hiện là trụ sở bí mật của ZOB. Thái độ của anh hôm nay nghiêm nghị đặc biệt. Anh nói:- Hai cô bị buộc tội là đã mua vũ khí giả.- Nhưng chúng tôi chỉ liên lạc, chúng tôi không mua, chúng tôi chỉ chuyển về. Người mua là Genevieve.- Các cô có nhìn thấy người giao hàng cho Genevieve không?- Có- Anna đáp.- Hình dạng hắn- Kandalman hỏi- Để râu và chòm râu có sợi bạc.- Vậy cả hai cô đi với tôi.Kandalman vớ khẩu súng ngắn Mauser nhét vào bao nhét thêm hai quả lựu đạn vào hai túi áo. Rồi không nói gì thêm, anh ra hiệu cho hai cô gái trẻ đi theo. Vừa lúc ấy Halevi bước vào, Kandalman trao một cái túi nặng bằng vải bạt cho y. Halevi vác lên vai. Họ ra khỏi nhà.Bên ngoài trời đã tối đen, bốn người chui vào một đường cống ngầm. Họ đi một lúc lâu. Cống chạy ngang bên dưới lòng phố. Anna nghe thấy tiếng xe xích của lính quốc xã chạy trên đầu và biết họ đã ra khỏi khu tập trung Do thái.Ho ra khỏi cống, bước lên một căn hầm. Halevi bấm đèn pin soi những bậc đá. Khi vào đến gian phòng tần rất thấp, y tắt đèn và xung quanh tối đen như mực. Bỗng nhiên Anna kinh sợ. Nàng không biết đây là đâu, nhưng biết một điều rất rõ là Kandalman không bao giờ nhẹ tay với kẻ nào phản bội anh.Janet vừa mở miệng nói gì đó. Kandalman đã chặn ngay.- Im- giọng anh đầy giận dữ.Tiếng chân người lúc đầu nghe rất xa, dần dần đến gần và ở ngay phí dưới chân họ. Rồi tiếng mở chốt và một cửa bí mật mở ra ngay dưới sàn ở góc phòng. Ánh sáng mờ mờ tỏa lên, rồi một cánh tay cầm nến từ từ thò lên theo. Anna nhận ra khuôn mặt của người mới đến có chòm râu có sợi bạc, chính là tên buôn lậu đã giao vũ khí cho Genevieve hôm qua. Đi theo hắn là một đứa bé chừng 13- 14 tuổi vác một bao tải nặng. Hắn đỡ bao tải trên vai đứa, quăng xuống sàn rồi định bỏ đi.- Đứng yên đấy- Kandalman nói.Tiếng anh vang lên trong bóng tối và tên buôn lậu để râu cằm vội đặt tay vào báng súng ngắn đeo bên sườn định rút ra. Nhưng Halevi đã bật đèn pin rọi vào mặt hắn, quát khẽ:- Mi coi như đã chết.- Thế này là sao?- tên buôn lậu hốt hoảng- Các ông mua súng của tôi và tôi đã giao súng…Kandalman hỏi:- Súng thế này ư?- Vẫn còn bọc trong mỡ bảo vệ.Kandalman giăng ngọn đèn pin trong tay Halevi rồi ra hiệu cho y đến chỗ bao tải. Halevi rút con dao găm to bản trong ống quần, bước đến rạch lớp vải bạt. Y quỳ một chân xuống, lôi ra một bọc dài, rồi mở ra. Trong là một khẩu súng, mỡ bôi kín bên ngoài.- Súng vẫn lấy thẳng từ nhà máy ra.- Tên để râu cằm nói.Kandalman không đáp, bước đến cạnh Halevi, giằng lấy khẩu súng trong bàn tay hộ pháp của y, rồi bằng động tác thành thạo, nhét bằng đạn vào hộp súng, rồi nhanh như chớp, bóp hàm dưới cua tên buôn lậu, cho miệng mở ra và nhét nòng súng vào họng hắn. Một tiếng “cách”, anh đã bóp cò. Đúng lúc đó tên buôn lậu hoảng hốt ngửa đầu ra phía sau. Súng không nổ nhưng Kandalman thọc sâu thêm nòng súng vào họng hắn. Định bóp cò lần nữa, nhưng lại nghĩ thế nào, anh lại buông bàn tay nắm hàm hắn rồi từ từ rút khẩu súng ra khỏi miệng tên buôn lậu.- Hãy vì chúa- Tên buôn lậu quỳ xuống lạy.- Trói hắn lại- Kandalman nói.Halevi quặt hai tay thằng cha ra sau lưng và ấn nó quỳ xuống sàn. Kandalman nhìn, rồi lấy trong xắc ra một cái chai, mở lắp kim loại rồi tưới lên đầu tên buôn lậu. Mùi xăng bốc lên khiến Anna như bị sặc. Nhưng nàng chưa kịp ho thì Kandalman đã bật que diêm quăng ra.Ngọc lửa bùng cháy, phủ kín cả nửa người trên của tên bịp bợm. Hắn gào thét, tiếng gào đập vào bốn bức tường, dội lại. Hắn đập đầu liên tục lên sàn nhà, cố gắng dập tắt ngọn lửa vẫn bùng bùng cháy. Mười giây đồng hồ sau, Kandalman ra hiệu và Halevi lấy áo gi lê dập tắt ngọn lửa.- Giá bắn thì đỡ đau cho hắn hơn- Janet thều thào giọng thương tâm.- Nhưng hiệu quả thì sẽ bị giảm sút.Kandalman nói, rồi bước tới chỗ tên buôn lậu đang nằm quằn quại trong cơn hấp hối. Vừa cắt dây trói sau lưng hắn, Kandalman vừa quay mặt nhìn đứa trẻ 13-14 tuổi.- Mày hãy kể cho những người Ba lan cùng bọn nghe là chúng tao trừng trị hắn như thế nào và vì sao chúng tao trừng trị. Chúng tao cần mua vũ khí và trả giá hời nhưng phải là hàng thật.Anna nhìn đứa trẻ kéo tên buôn lậu vẫn còn thoi thóp lê ra lỗ hổng ở góc nhà để chui xuống góc hầm. Nàng nghe thấy tiếng chân chúng xa dần và cả tiếng rên rỉ của kẻ bị thương. Chúng đã đi rồi nhưng mùi thịt khét vẫn còn nồng nặc trong căn phòng khiến nàng thấy buồn nôn.Kandalman nói:- Các cô phải quen dần với những chuyện này thôi… Chúng ta sẽ ở lại đây một lúc nữa.Nàng không hỏi tại sao. Nàng cũng không định giải thích nàng buồn nôn không chỉ do mùi thịt cháy. Thái độ tàn bạo và lạnh như băng của Kandalman đáng lên án. Nó làm nhơ bẩn những mục tiêu cao cả mà các chiến sĩ của tổ chức kháng chiến Do thái hiến dâng tính mệnh.Họ nằm xuống sàn nhà nghỉ ngơi. Khoảng trước khi trời sáng một tiếng đồng hồ, Kandalman ra lệnh rời khỏi đây và dẫn mọi người ra phố. Trời còn tối. Những ánh đèn pha tuần tra từ những tháp canh quyết xuống đường phố đã tắt. Họ có thể di chuyển an toàn qua thanh chắn vào khu tập trung Do thái.Về đến nhà, Kandalman và Halevi đi khuất vào hầm cố thủ, bỏ mặc hai chị em bên ngoài. Hai cô gái tiếp tục bước chân lặng lẽ dọc theo đường phố vắng tanh. Đến một ngôi nhà, Janet nói:- Vị trí của mình đây rồi.Không buồn nhìn bạn đi khuất. Anna đi tiếp. Vị trí của nàng được phân công là phố bên kia.Đột nhiên, Janet quay mặt lại.- Sao lại đi lối ấy?- Tôi về bệnh xá- Anna rầu rĩ nói- Sau chuyện đêm qua tôi không còn hào hứng công tác nữa.- Anna giống hệt bác sỹ- Janet nói.- Nghĩ như ba tôi cũng chưa phải là xấu- Anna đáp.Nàng hôn nhẹ vào má cô bạn rồi bước nhanh đi, trong lúc trời bắt đầu hửng sáng.