Khi mở mắt, Janna nhìn thấy trước mắt nàng là một con khỉ đột, ba tấm da hổ, một con rùa hai đầu và một con vịt bốn chân. Nàng hoảng hốt kêu thét lên, định vùng dậy thì một tiếng người nói vọng đến tai nàng:- Nằm im đấy!Janna khẽ nhấc đầu lên, thấy người đàn bà đã cứu nàng thoát khỏi cuộc ẩu đả. Bà đang ngồi bên chiếc bàn đặt nàng. Bà nói:- Cô không được cử động gì hết.Toàn bộ ánh sáng trong phòng chỉ do một ngọn đèn dầu treo trên cao, nhưng cũng đủ nàng nhìn thấy vết dao trên bụng đã được khâu gọn gàng. Vết rạch không sâu, dài chừng bốn, năm in sơ và chạy ngang bụng, ngay dưới rốn một chút.Ai đã cạo một nửa lông mu của nàng, phần phía trên. Khắp vùng thương tích được bôi một thứ nước đặc, lấp lánh dưới ánh sáng đèn. Janna đưa mắt nhìn gian phòng, nhìn những lọ thuỷ tinh đặt dọc theo bờ tường. Nàng tự hỏi, đây là đâu?Người đàn bà vẻ mặt phúc hậu bước tới bên nàng, bà nói:- Tôi vừa mới khâu và bôi thuốc cho cô. Cô phải nằm im một lúc nữa.Janna đoán chính bà đã khâu kín miệng vết thương ở bụng cho nàng và nàng lấy làm lạ là sao mình không cảm thấy đau khi khâu.Người đàn bà nói:- Cô có thể ngồi dậy được rồi.Janna thò chân xuống một bên bàn đang nằm, định nhấc người lên nhưng đột nhiên cảm giác đau nhói ở ngực làm nàng thét lên.- Nhẹ nhàng thôi! - người đàn bà nói rồi đỡ Janna ngồi dậy - Ngực cô xây sát nhưng tôi nghĩ chưa bị gẫy cái xương sườn nào.Janna nhìn thấy phần bụng trên rốn được quấn chặt bằng một dải vải khá to bản.Người đàn bà nói:- Tôi quấn để đề phòng thôi. Anna sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi nếu tôi để chuyện gì sơ suất.- Bà biết Anna? - Janna sửng sốt hỏi. Nàng thầm nghĩ, hay mình đã nghe lầm.- Biết khá rõ nữa kia, mặc dù hai chục năm nay chúng tôi không được gặp nhau.Người đàn bà nở nụ cười phúc hậu:- Bác là Janet Taylor.Phải một lúc sau, Janna mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói và khi đã hiểu ra, nàng quên sạch mọi đau đớn trong người.Nàng khẽ nói:- Vậy chính là bác đã cứu cháu!- Ngày cháu ra đời cũng chính bác đã giúp ông bác sĩ đỡ cháu.- Và bác đã có mặt lúc mẹ cháu qua đời?- Đúng thế, mẹ Keja của cháu là một trong những người gan góc nhất trên đời mà bác đã gặp.Janna nói:- Ôi, cháu đang rất thèm được nghe bác kể về tất cả những gì mà bác đã từng biết về mẹ cháu. Bác không thể biết cháu đã mong chờ cuộc gặp gỡ này đến mức nào đâu, bác Janet! Mẹ Anna cháu bảo sẽ viết thư cho bác, báo cho bác biết là cháu sang đây. Không biết bác có nhận được thư của mẹ Anna cháu không?Janet nói:- Anna đánh điện, cho biết cháu ở khách sạn Raffles. Từ hôm đó bác cứ tính xem làm cách nào liên lạc được với cháu. Bởi đám người âu Châu ở Singapore không mấy người biết bác.- Ông chủ của cháu, ông Wong chắc hẳn quan tâm đến vấn đề này. Ông ấy cứ gặng hỏi là cháu đã gặp bác chưa.- Đấy là thủ đoạn của ông ấy đấy - Janet nói, hình như tự nói với bản thân - Nhưng bây giờ bác đã gặp được cháu rồi.- Và gặp đúng lúc..- Cháu cần cảm ơn ông Soong. Chính ông đã báo cho bác biết tin cô gái da trắng bị nạn.Janet Taylor quay về phía người Hoa vẻ mặt thông thái đang đứng sau lưng Janna. Ông Soong bước ra chỗ bóng đèn sáng, cặp mắt kính của ông lấp lánh.Ông dịu dàng nói:- Tôi rất mừng được giúp cô.Janet nói:- Ông Soong còn là luật sư của bác. Bác với ông ấy là hàng xóm kể từ khi bác về sống ở Singapore.Janna định chìa tay ra cho người đàn ông Trung hoa nhưng bụng nàng lại nhói đau khiến nàng phải rụt tay lại, ôm bụng rên rỉ.Janet nói:- Cháu sẽ sắp đau nhiều đấy.- Bà nói trong lúc bỏ một nắm cỏ thuốc vào cối để giã.- Novocain sắp hết tác dụng, phải không, thưa bác?- Sao lại là Novocain?Janet nói, trỏ vào chín chiếc kim nhỏ, mảnh và dài, nhiều cỡ khác nhau cắm trên chiếc khăn bông gấp lại. - Bác chỉ gây tê bằng thứ này thôi. Đó là phương pháp châm cứu. Châm những cái kim kia vào những chỗ nhất định trên cơ thể sẽ giảm được đau cho bệnh nhân.- Phương pháp mới được phát minh đấy ạ?- Janna hỏiNgười phụ nữ Anh bật cười:- Trái lại thì có. Châm cứu tồn tại ở châu á hàng ngàn năm nay rồi, nhưng đến nay giới y học phương Tây mới biết tới.Janna hỏi:- Nhưng vết thương này có bắt cháu phải ngồi yên một chỗ không ạ?- Không đâu.Janna nói:- Chẳng là nhiệm vụ của cháu là trong tuần tới phải làm quen với thành phố này.Janet cười:- Tìm hiểu mà đêm qua đi lạc như thế ư? Lẽ ra cháu phải có ai đó dẫn đường. Tốt nhất là ở đây với bác vài ngày. Vừa để vết thương lành lại vừa đi thăm bệnh nhân với bác quanh thành phố, chính cũng là một cách để hiểu thêm nơi này.Janna nói:- Được thế thì còn gì bằng. Nhưng cháu phải về khách sạn để lấy quần áo thay đổi.- Việc ấy bác sẽ lo cho.- Janet quay về phía ông Soong, hỏi - Bác làm ơn bảo Teo Kah đưa xe của cháu Janna vào nhà xe hộ. Để ngoài thì chỉ từ giờ đến sáng là tan tành ngay.Khi ông luật sư người Hoa ra khỏi nhà, Janet kéo tấm lưới sắt che cửa, khoá lại rồi đưa Janna lên một cầu thang hẹp, tới một căn phòng nhỏ. Phòng chỉ rộng một chiều ba mươi, một chiều hai mươi bộ, kê một chiếc giường, góc làm bếp và bầy biện vài thứ hết sức đơn giản. Tuy vậy trong phòng sạch sẽ đến mức khó có thể tưởng tượng nổi.Trên giá có khá nhiều sách, cả tác phẩm văn học lẫn sách y. Cạnh đó treo một ống nghe thầy thuốc và một sợi dây chuyền băng vàng, đầu dây là một chiếc lắc. Tò mò Janna cầm chiếc lắc xuống xem. Hai mặt lắc đều có khắc một chữ K.Janna hỏi:- Nghĩa là gì vậy, thưa bác?- Bác đoán một bên là Keja, còn bên kia là Kandalman.- Josef Kandalman phải không ạ?- Vậy là cháu đã có biết bác ấy?- Mẹ Anna đã kể cháu nghe tất cả những gì bà biết hôm sinh nhật thứ mười ba của cháu. Rồi thời gian cháu học ở trường bác Geneviene, bác ấy cũng kể lại nhiều điều nữa về mẹ đẻ cháu và bác ấy. Có phải Kandalman là người đã cử bác làm nhiệm vụ liên lạc phải không ạ?Janet gật đầu.- Bác tháo cái lắc này ở chỗ cổ bác ấy. Ngực bác ấy bị cháy khủng khiếp và bác cùng với mẹ cháu đã chữa chạy cho bác ấy. Cái lắc này để lại một vết sẹo trên ngực bác ấy.Janna hỏi:- Bác Kandalman còn sống không ạ?- Từ ngày đó bác không được gặp bác Kandalman lần nào. Bác ấy ở lại cùng với tổ chức Khãng chiến Do Thái, nhưng họ chỉ cầm cự được với bọn Đức ít ngày. Đấy là một cuộc chiến đấu vô hy vọng.Janet đỡ lấy sợi dây chuyền, quàng vào cổ Janna. Bà nói:- Bác đã giữ cái này suốt hai chục năm qua. Đầu tiên đấy là thứ quà me Keja cháu tặng cho Kandalman.- Bác Geneviene bảo cháu rằng bác ấy không tin mẹ Keja cháu và bác Kandalman yêu nhau.- Bác Geneviene tất phải biết rõ hơn bác. Bác chỉ biết mẹ Keja cháu từ lúc rời khỏi khu tập trung. Mẹ đẻ cháu là một phụ nữ kỳ lạ. Làm sao Keja chịu được chuyến đi cực kỳ vất vả vượt dãy Pyrenees, chính bác cũng không hiểu nổi. Bác nghĩ, có lẽ động lực duy nhất giúp cho mẹ Keja cháu đủ sức chịu đựng chuyến đi khủng khiếp ấy là muốn sinh cháu an toàn, muốn cháu được sống, muốn cháu được ra đời.Giọng nói của người phụ nữ Anh lạc hẳn đi:- Mẹ Keja cháu tin rằng tấm lắc này có phép thiêng. Cho nên trước khi chết, mẹ Keja cháu đã đưa bác giữ và bắt bác thề rằng sẽ trao nó tận tay cháu..Janna nói rất khẽ:- Bây giờ thì cháu hiểu mẹ Keja cháu rồi.Janet lấy một bức ảnh lồng trong khung bằng bạc đã xỉn, chụp bốn người phụ nữ đứng trước một cỗ xe ngựa, thành xe làm bằng những thanh gỗ ghép lại. Bà nói:- Ảnh này chụp năm 1943 tại Steinach ở Áo. Các bác đi cùng với một người đàn ông Digan tên là Tibere. Bác ấy thuê thợ ảnh đến chụp chân dung mọi người để làm hộ chiếu giả và các giấy tờ cần thiết khác. Người tóc vàng chính là Keja mẹ cháu, lúc này đang mang cháu trong bụng, nhưng bấy giờ các bác đều chưa ai biết.Nhìn bức ảnh, nước mắt Janna đầm đìa trên hai má.Nàng cố trấn tĩnh để hỏi thêm những câu nàng đã âm thầm tự hỏi suốt bảy năm qua. Cuối cùng nàng thốt lên được, nhưng giọng nói vẫn còn đầy nước mắt:- Vậy ra mẹ Keja cháu không lần nào kể với bác cha đẻ cháu là ai!?Người phụ nữ Anh trìu mến quàng hai tay ôm cô gái trẻ. Bà nói:- Đấy là điều bí mật mà mẹ Keja cháu sống để bụng chết mang theo. Bác rất tiếc, nhưng bác không thể..Hai người phụ nữ, một già một trẻ ôm chặt nhau trong gian phòng đơn giản. Janna vẫn khóc nức nở trong vòng tay Janet. Cuối cùng nàng lau nước mắt. Janet với chiếc lọ trên giá, rót thứ nước mầu nâu vào chén. Bà nói: - Uống chút thuốc này đi. Cháu sẽ ngủ được.Lần này Janna ngoan ngoãn uống cạn chén thuốc, không chút ngập ngừng. Rồi nàng đứng lên, giúp Janet trải tấm nệm lên sàn nhà. Bà xem lại vết thương rồi nhẹ nhàng đắp tấm chăn mỏng lên người cô gái. Sau đó bà thổi tắt đèn dầu hoả.Janna hỏi:- Bác biết bác Geneviene đã chết rồi chứ ạ?- Mẹ Anna có kể bác nghe về tai nạn khủng khiếp ấy.Hai người phụ nữ vẫn còn trò chuyện cho đến lúc chén thuốc phát huy tác dụng.Janna tỉnh dậy, ánh nắng bên ngoài đã dọi vào căn phòng nhỏ.Nàng nhìn sang chỗ Janet nằm nhưng đã không thấy bà. Chăn chiếu được cuộn lại gọn ghẽ, xếp dưới chân giường. Nàng chống khuỷu tay lên, nhìn căn phòng gọn gàng sạch sẽ và nhớ lại, mới cách đây một tuần, nàng sống trong phòng khách sạn Vua George đệ Ngũ sang trọng hết mức.Janna nhớ đến Elke, không biết bạn mình đã yên ổn ở California chưa? Nàng nghĩ, có lẽ sau khi có công việc làm ổn định, Elke sẽ thay đổi tính tình, không còn sống bừa bãi như những ngày ở Paris nữa.Một mảnh giấy rơi ra trong cuốn “Dưới con mắt người phương Tây ” của Conrad. Janna ngồi dậy định nhặt. Nàng đinh ninh sẽ phải chịu nỗi đau đớn, nhưng không, nàng chỉ thấy cảm giác tê bại trên ngực và đau âm ỉ nơi bụng, chỗ vết khâu thôi. Nhặt tờ giấy lên, nàng đọc thấy:- Bác đi công việc. Chỗ bếp đã có cơm và trà sẵn. Ăn xong cháu hãy xuống nhà.Janna vào bếp, thấy than vẫn còn hồng, nàng đặt chảo cơm lên hâm lại. Nghe tiếng ồn ào dưới nhà, nàng bước ra đầu thang gác ngó xuống. Hiệu thuốc của Janet Taylor đang rất đông khách, người đến mua thuốc, người đến nhờ bắt mạch kê đơn. Họ thuộc đủ lứa tuổi, từ ông bà già cho đến trẻ con. Đa số là người Hoa nhưng cũng có cả người Malay. Đứng trên thang gác nhìn xuống, Janna thấy Janet đang bắt mạch và khám cho bệnh nhân. Thật khó tưởng tượng nổi thái độ tin tưởng, thậm chí thành kính của những bệnh nhân kia đối với người phụ nữ Anh. Bà bắt mạch, châm cứu, kê đơn, bốc thuốc, vẻ bình thản và tự tin. Khách trả công bằng tiền hoặc bằng vật phẩm, có khi là rổ hoa quả, trứng gà và Janna nhận thấy đối với khách dù giầu hay nghèo, Trung Hoa hay Malay, Janet Taylor đều có thái độ phúc hậu, tận tuỵ như nhau.Giữa trưa, Janet mới kết thúc buổi tiếp bệnh nhân, nhưng bà không lên nằm nghỉ mà báo cho Janna biết bà đi thăm bệnh nhân tại nhà, những người ốm nặng không đến hiệu thuốc của bà được. Bà rủ Janna cùng đi.Giao lại hiệu thuốc cho người giúp việc đồng thời là học việc, một chàng trai Trung Hoa, bà Janet ra hè gọi xích lô. Quàng tay giữ Janna trên nệm xe, họ đi đến cuối phố Hork Lam, ra đường phố lớn tấp nập. Cuối cùng họ xuống xem, trả tiền người đạp xe rồi bước vào xóm Kampong Kuchan, một xóm bao bồm những ngôi nhà sàn dựng bên trên dòng nước đầy rác rưởi hôi hám.Mọi người dân trong xóm nghèo này đều tỏ ra rất quý Janet.Janna nhận xét:- Cháu thấy ai ở đây cũng vui mừng thấy bác đến.- Vì họ đã quen biết bác từ lâu. Đối với họ bác vẫn là vợ của Tak Chen. Chen đã hy sinh trong cuộc đấu tranh vì lý tưởng. Dân ở đây tin rằng bác được hồn thiêng của Tak Chen phù hộ cho nên chữa bệnh thành công. Bác cũng cố gắng làm hết sức mình, nhưng bác nghiệm thấy dân lao động ở đây không phải chỉ cần bác chữa bệnh. Họ còn cần nhiều thứ khác mà bác không đủ sức giúp cho họ.Janna thích thú xem Janet bắt mạch, cho thuốc, chăm sóc các bênh nhân tại nhà của họ. Một lần trong một túp nhà tồi tàn bước ra, Janna nói:- Cháu thấy nhiều bệnh nhân không có khả năng trả tiền cho bác!- Bác làm công việc này không phải vì tiền.- Mẹ Anna đã kể rất nhiều về bác, hồi cháu lớn lên ở New york. Mẹ cháu nói bác đã tình nguyện ở lại thành phố Vacsava bị chiếm đóng để giúp việc cho bác sĩ thân sinh ra mẹ cháu..Janet lảng chuyện:- Cháu kể về mẹ Anna cháu cho bác nghe đi. Tuy Anna viết thư đều cho bác nhưng chỉ toàn nói về cháu, hầu như không kể gì về cuộc sống riêng của bà ấy.Janna kể về cuộc sống của gia đình nàng ở Mỹ, rồi đến vụ án mà cuộc sống hai mẹ con nàng bị đảo lộn như thế nào sau cái chết của Mark. - Mẹ Anna cháu bây giờ nghèo khổ lắm, sống trong một căn hộ chỉ có một phòng ngủ và làm công cho một hãng chế tạo đồ nữ trang.Mãi chiều chủ nhật, Janna mới trở về khách sạn Raffles. Nàng đột nhiên cảm thấy như lạc sang một hành tinh khác. Sau mấy ngày cùng Janet Taylor sống giữa không khí ồn ào náo nhiệt và lam lũ của khu phố Hork Lam, trở về khách sạn sang trọng này, nàng cảm thấy sao ở đây lạnh lẽo và khô cằn đến thế.Nàng ngồi viết bưu thiếp cho Elke Kruger, nhờ bà công tước chuyển, trong đó nàng báo cho bạn biết địa chỉ của nàng và tỏ ý tha thiết mong bạn gửi thư cho nàng. Sau đó Janna ngồi viết thư cho Anna, kể tỷ mỷ những chuyện xảy ra với nàng trong một tuần qua, đặc biệt là nàng gặp được Janet Taylor và kể cho Anna nghe về người phụ nữ Anh kỳ lạ này. Janna tin rằng mẹ nàng ở New york rất muốn biết những tin tức ấy. Trong lúc Janna mải mê viết, thỉnh thoảng dừng lại nghĩ xem dùng những từ ngữ nào để miêu tả chính xác hoạt động của Janet tại đây, tình cảm của dân chúng đối với bà cũng như phương pháp chữa bệnh của bà, nàng càng thấy rõ công ơn của ba người phụ nữ đã giúp cho nàng ra đời, lớn lên. Không có ba người đó nàng không thể được như thế này.Janna dừng bút suy nghĩ miên man. Mọi sự diễn ra như thể ngẫu nhiên. Nếu mẹ đẻ nàng không chết, hôm nay cuộc đời nàng không như thế này. Ra sao thì nàng không thể hình dung nổi. Hoặc hôm ở toà án thành phố Pamplona, Janet Taylor không nói dối viên mõ toà rằng nàng là con gái của Anna thì sự đời cũng lại sẽ khác hẳn. Hoặc hôm đó Janet khai với mõ toà rằng là con gái bà thì lúc này chắc hẳn nàng vẫn sống với bà.Janna đặt bút, nhấc sợi dây chuyền cùng cái lắc bằng vàng lên ngắm nghiá. Chiếc lắc này ngày xưa là của mẹ Keja nàng, một thời gian lại là của Kandalman, con người đầy bí hiểm mà nàng nghi rất có thể là cha đẻ của nàng.Buông chiếc lắc vàng xuống, Janna bước ra cạnh cửa sổ, nhìn xuống phố xá đang nhộn nhịp. Xa xa là công trường xây dựng nhà cao tầng của Wong. Những ngôi nhà cao hai mươi tầng. Một số đã xây xong, trắng lấp lánh dưới ánh nắng buổi chiều tà. Janna nhớ lại câu nhắc nhở của Janet:- Theo bác đoán thì lão dùng cháu làm quân bài để gây thêm sức ép.Janna nhớ lại một điều khiến đến nay vẫn còn ám ảnh nàng: tại sao Wong và cả bà công tước lại biết Geneviene bị giết chứ không phải chết do tai nạn? Rồi vụ án của Mark cũng như thể bị môtk kẻ xấu nào đó dựng lên. Ông đã không chịu nổi uất ức bị vu oan và đã quyên sinh.Những ý nghĩa rối bời ấy bám theo Janna đến tận khuya, cho đến khi mệt mỏi quá nàng thiếp vào một giấc ngủ li bì.