Tủ Sách Tuổi Hoa
Chương Một
ĐÔI GIÀY CAO GÓT ĐẦU TIÊN

Có anh em trai thật lắm chuyện! Tôi không hiểu tại sao các em bé tí xíu thật dễ thương lại lớn lên làm con trai làm gì. À! Mà giá có làm con trai thì cùng không đến nỗi tệ hại lắm, nhưng có nhiều lúc tôi cứ không hiểu tại sao những trẻ nít dễ thương lại thành các anh em trai nhiều chuyện.
Nói thật với các bạn chứ tôi lại cảm thấy vui thích vì trên đời này có mặt con trai, nhất là loại con trai như Trần Quốc Danh. Anh ấy thật là thiệt hay, dễ thương vô cùng. Tiếc thay Tuấn, em của tôi thì không được như vậy, nó không như anh Trần Quốc Danh chút nào. Tuy vậy, cô bạn của tôi là Trần Mộng Thu lại cho rằng thằng Tuấn thật dễ thương, nhưng dĩ nhiên tôi nghĩ khác. Có lẽ thằng Tuấn hay kiếm chuyện làm tôi bực mình. Cũng có thể vì tôi chưa hết lòng quí trọng đứa em sinh đôi của tôi.
Nhưng thật ra Tuấn khôi hài lắm. Không phải lối khôi hài làm mình cười được đâu, nó có kiểu khôi hài khác kỳ cục lắm kìa. Có lúc nó cười cợt vẻ chế nhạo bất cứ việc gì tôi làm, rồi sau đó nó lại nhờ tôi giữ bí mật dùm một chuyện gì cho nó.
Sáng Chủ nhật tuần trước, nó đã có một dịp cười nhạo tôi nữa. Lần đó, sao mà nó cười thỏa thích thế, còn tôi tức muốn phát khóc lên được.
Chuyện xảy ra bắt đầu từ hôm thứ bảy cơ. Số là các bạn gái trong lớp học của tôi đã bắt chước nhau cái mốt đi giày cao gót và quần dài phét đất, vì thế tôi mới xin Bố Mẹ sắm cho tôi một đôi giày cao gót. Lúc tôi nêu vấn đề này ra, Bố Mẹ đã trả lời bằng một mẫu câu như thường lệ:
“Để Bố Mẹ nghĩ xem đã".
Nghe câu trả lời, tôi biết ngay là còn lâu tôi mới có giày cao gót mà đi. Tôi đã từng kinh nghiệm rằng, mỗi khi Bố Mẹ trả lời như vậy: "Để Bố Mẹ nghĩ xem đã”, thì thật sự Bố Mẹ muốn nói rằng: "Cứ để từ từ, không có gì phải vội vã". Ít ra, tôi cũng đoán được ý nghĩa câu nói của Bố Mẹ là như vậy.
Nhưng cuối cùng, đến ngày thứ Bảy tuần rồi, là ngày tôi được dẫn đi mua đôi giày cao gót. Tôi không biết rõ chuyện, nhưng có lẽ Bố Mẹ thấy tôi đã đề cập đến vấn đề này từ lâu, nên Bố Mẹ không muốn để từ từ nữa. Vì vậy, hôm đó Bố đã dẫn tôi đi ra phố. Khi đến tiệm giầy, tôi nhìn chăm chăm vào tủ kính rồi chỉ cho Bố thấy đôi giày mà tôi rất thích.
- Ủa, con thích đôi giày này thật à? - Bố nói với một giọng đầy ngạc nhiên - Gót giày cao quá mà.
Tôi mở tròn to đôi mắt và cười thật tươi, rồi uốn giọng:
- Thưa Bố, vâng ạ.
Bố hơi cau mày làm như bố sợ bị lãng trí hay sao ấy.
Bằng một giọng nghiêm nghị, bố nói:
- Không hiểu làm saocó người đi được loại giày cao như đi cà kheo vậy. Chắc phải khó chịu lắm.
Ồ, có thể Bố không hiểu tại sao người ta mang loại giày đó làm gì, nhưng riêng tôi, cứ muốn có một đôi như vậy để đi. Tôi hình dung ra những đôi mắt chứa đựng ghen tuông của mấy cô bạn trong lớp học với tôi. Cứ nghĩ đến  lúc tôi có được đôi giày cao nhất, hơn hẳn những đôi giày của họ. Thích biết bao!
Lúc Bố dắt tôi vào trong tiệm, người bán hàng đưa chúng tôi lại ghế ngồi. Rồi ông bán hàng hỏi tôi muối loại giày như thế nào.
- Loại giày để đi phố, mang với áo dài.
Tôi trả lời ông ấy minh bạch như vậy, làm ra vẻ như mình đã từng quen thuộc với việc đã mua giày lắm rồi. Nhưng khi người bán hàng đem một lô giày ra, thì Bố tôi chỉ lo chọn những đôi giày kiểu cổ lổ sĩ, gót thấp lè tè. Tôi thầm nghĩ có lẽ mình nói chưa rõ nên ông bán hàng không hiểu chăng. Tôi đâu có muốn mua những đôi giày đế thấp như vậy! Tôi chỉ thích những đôi giày thật cao kia mà.
Cuối cùng, ông bán hàng cũng đã mang ra một đôi giày mà tôi thật ưng ý. Khi ông ta thử giày vào chân tôi, tôi đã suýty chút nữa kêu lên “úi da". Sao nó nhọn bó lại ở phía trước và đâm vào ngón chân tôi đau quá. Nhưng sau đó nó lọt gọn vào gót chân tôi. Ôi! Trông tuyệt đẹp! Tôi muốn mua đôi giày này ngay lập tức.
Ônb bán hàng đề nghị:
- Sao em không thử xem có đi nổi không?
Tôi hơi cau mày nhìn ông ta. Việc gì ông ta phải nói: "Thử xem có đi nổi không?" Bộ ông ta không nói được rằng: “Cô thử đi đi lại lại trong phòng thử xem sao?". Tôi không biết ông ta có hiểu rằng đây là đôi giày cao gót đầu tiên mà tôi mang hay không, nhưng qua cách cư xử của ông, chắc ông biết như vậy. Tôi đứng lên, và cảm thấy loạng choạng trân sàn nhà, như muốn nghiêng đằng trước, ngả đằng sau.
Ông ta hỏi tôi:
- Em thấy thế nào?
- Ồ, được lắm.
Tôi nói nhưng có lẽ hơi ngập ngừng. Có lẽ đôi giày không thật sự “được vừa vặn cho lắm”, nhưng cũng tạm gọi là được đi. Trong khi đứng ngắm mình trong gương, tôi tưởng như có thể thấy được vé mặt và ý nghĩ của các cậu con trai khi họ thấy tôi mang đôi gìay cao gót kiểu mới này. Tư tưởng đó làm tôi nôn nao, khó có thể chờ đến Chủ nhật, dù chỉ mai này là tới.
Khi tôi trở lại chỗ ngồi, Bố tôi hỏi đi hỏi lại:
- Có chắc thật là con thích đôi giày này không?
Không biết lý do tại sao Bố tôi không tưởng tượng được là có người là thích loại giày như vậy.
- Thưa Bố, đôi giày này đúng là kiểu con ưa thích.
Tôi biết mình phải nói một cách quá quyết như vầy, vì tôi chắc rằng Bố tôi không muốn mua kiêu giày như vầy. Dù sao Bố cũng là người chi tiền trong vụ này.
Bố tôi hỏi:
- Có vừa vặn không?
Mới đầu Bố nhìn tôi rồi Bố nhìn lên ông bán hàng. Tôi đang định cam đoan với Bố rằng đôi giày vừa khít chân tôi thì ông bán hàng đã nói dùm tôi.
Ông ấy đáp:
- Thưa ông, đúng là số chân của cô bé đó ạ. Chắc cô bé phải bỏ ra một ít thời giờ để tập đi kiểu giày này, nhưng các cô gái mới lớn nào cũng phải trải qua giai đoạn đó.
Tôi tức muốn chết, định cấu cho ông ấy  một cái vì câu nói vô duyên của ông ấy. Trước tiên là ông ta không được nói: "phải trải qua giai đoạn đó” như kiểu mẹ tôi ở nhà vẫn nói; và sau nữa là ông ta làm như tôi không biết cách phải mang làm sao cho vững nữa.
Nhưng lúc đó, ông bán hàng đã làm một việc đáng khen khiến tôi muốn tha thứ cho ông ấy ngay. Ông đã đem ra một đôi giày khác cao hơn đôi giày đang thử này khoảng một ngàn đồng. Đôi giày ấy cũng có gót cao như vậy và trông lại đẹp hơn đôi giày tôi mang thử nữa. Nhưng khi Bố tôi nhìn thấy giá tiền mắc hơn như vậy. Bố liền quyết định ngay rằng nên mua đôi giày tôi đang thử đó mà thôi. Lúc tôi thấy đôi giày đẹp và mắc hơn kia; tôi mừng quá định nắm tay ông bán hàng để tỏ lòng cám ơn ông ấy; nhưng vì ông ta là người lạ, nên tôi biết chắc Bố tôi không muốn tôi tỏ bày tình cảm thân mật như vậy. Vả lại, tôi cũng cảm thấy mắc cỡ nữa.
Sau đó, Bố tôi lấy tiền để trả cho ông bán giày, rồi cha con tôi dắt nhau về nhà. Tôi mở ngay họp giày ra để khoe với Mẹ đôi giày mới. Chà, tôi cứ tưởng rằng cha tôi là người khó có thể thuyết phục được, nhưng bây giờ tôi mới thấy Mẹ tôi còn khó tính hơn nữa, và nếu Mẹ dắt tôi đi mua giày, thì chắc chắn còn rắc rối hơn nữa. Lúc nhìn thấy đôi giày, Mẹ tôi chẳng nói gì với tôi ngay, mà Mẹ chỉ nhìn Bố rồi nói như khiển trách Bố.
Me hỏi:
- Sao mình lại để cho con bé nó chợn kiểu giày như vậy nhỉ? Khổ quá, mình thử nhìn lại đôi gót cao như tháp kia kìa.
Tôi ngắt lời Mẹ:
- Con mà còn bé sao ạ? Lúc nào Mẹ cũng nói như vậy không à. Mẹ coi, con đã mười lăm tuổi rồi chứ còn bé bỏng gì nữa đâu ạ.
Mẹ tôi cầm một chiếc giày lên, nhìn kỹ càng. Rồi Mẹ tôi lăng lặng bỏ vào hộp.
- Sao Mẹ vẫn thấy gót giày gì mà kinh khủng thế.
Mẹ tôi lắc đầu rồi quay vào bếp sửa soạn dọn bữa ăn.
Mãi đến sáng Chủ nhật, tôi mới khám phá ra lý do tại sao người ta lại nói rằng các bé gái phải "học" cách đi đôi giày cao gót như thế nào. Mới đầu, khi lấy đôi giày mới ra để mang, tôi thấy dường như chân tôi to hơn lúc thử giày ở tiệm hôm qua, nếu không, sao nó lại chật kinh khủng thế này. Tôi cởi ra, xem lại bên trong coi số giày là bao nhiêu. Biết đâu người bán hàng đã để lầm đôi giày số nhỏ hơn vào hộp. Nhưng không, số giày vẫn y như đôi tôi đã thử hôm qua.
- Ô, thảo nào - tôi kêu to lên, nhưng lại nhớ rằng đâu có ai ở đây mà nói chuyện với. Có lã bây giờ giầy chật hơn và bó vào chân tôi như vầy là vì tôi chưa mang thêm đôi vớ mỏng cho trơn tru hơn. Tôi nhớ lúc ở tiệm giày, người bán hàng có đưa cho tôi một miếng gì để lót vào chân cơ mà. Tôi nhảy vội lên, chạy lại ngăn kéo tủ, lôi ra được một đôi vớ. Xỏ vội đôi vớ vào chân rồi mang giày vào, tôi mới thấy đôi giày thật quá chặc. Tôi vặn vẹo bàn chân đẩy tới đẩy lui mãi, mệt cả hơi mới cho được đôi chân lọt vào giày. Lúc tôi nhìn xuống đôi chân seo tôi thấv "quê" quá chừng. Trông hình mình đang mặc bộ đồ nhăn nhúm, lại mang vớ với giày cao gót, kỳ cục ghê.
Khi tôi thử đứng lên, tôi cảm thấy khó có thể bước đi được. Chao ôi, sao mà chật bó tay chân thế này! Tôi không biết hồi Mẹ còn trẻ như tôi, Mẹ có trải qua giai đoạn khó khăn như vậy khi mẹ mới bắt đầu mang giày cao gót không. Rồi tôi cừ thắc mắc không biết bây giờ Mẹ tôi có còn cảm thấy như vậy không, hay là lớn lên thì phụ nữ sẽ thấy quen dần với đôi giày cao gót.
Nghĩ một lúc, tôi nhất định cho rằng, nếu bỏ vớ ra, tôi sẽ dễ chịu hơn. Vì vậy, tôi bèn ngồi lên giường, cởi bỏ đôi vớ nặng chình chịch đó ra,  rồi xỏ giày vào chân lại. Lần này tôi cương quyết đi xuống dưới nhà để đánh răng, rửa mặt.
Có lẽ như người bán hàng đã nói, tôi phai tập đi cho quen dần. Tôi mở cưa phòng rồi đi xuống dưới nhà. Thật ra, tôi nào có bước đi tự nhiên được, tôi loạng choạng từng bước mới xuống được tới nơi. Lúc bước vào phòng tắm, tôi thấy như mình bị say sóng, Trong chốc lát, tôi phải sẵn sàng công nhận rằng tôi chọn đôi giày quả có hơi cao. Suốt lúc tôi chải răng, tôi thấy dường như gót giày cứ nghiêng qua nghiêng lại.
“Eo ôi" - tôi tự nhủ, rồi nhổ hết chất kem đánh răng trong miệng ra - “Đôi gót giày này sao lung lay dữ quá. Chắc phải đóng lại cho chặt mới được”.
Tôi tháo một bên giày ra rồi xem thử chiếc gót. Đâu có sao, nó vẫn chắc chắn như thường mà. Tôi cảm thấy e ngại khi phải trở lại phòng vì tôi sợ thằng Tuấn bắt gặp tôi, chắc chắn thế nào nó cũng cười nhạo tôi cho mà xem. Tôi mở cửa phòng tắm thật khẽ. Tôi mông cả nhà còn ngủ, nhưng chắc cũng có người thức rồi. Tôi bắt đầu bước lảo đảo từng bước cẩn thận để về phòng. Nhưng không tránh  khỏi được thằng em. Nó đã nhìn thấy tôi. Kìa, nó đang đứng ở ngay trên lối đi, nhìn tôi cười nghiêng ngã, làm như nó được nghe một câu chuyện chọc cười hay nhất thế giới vậy.
- Hay quá ta! - Nó vừa nói vừa cười ầm ĩ, rồi tiếp tục trêu chọc tôi - Hôm nay chắc phải là một ngày Chủ nhật đi bằng cà kheo đây mà. Em phải đi kiếm lại mấy cây cà kheo hồi năm ngoái mới được. Em cá với chị rằng thế nào em cũng đi nhanh hơn là chị di bằng đôi giày cao “quê” như vậy đó.
Tôi cố tìm một câu gì để quật lại cái thằng Tuấn này, nhưng nó cứ liến thoắng cái miệng.
- Không biết bố có chịu đi bằng cà kheo không. Cha cha, Bố mà đi như vậy chắc cao lêu khêu, nổi bật cho mà coi.
Càng nghe thằng Tuấn nói, tôi càng bực tức. Đó mà, tôi nói có sai đâu. Tuấn nó cứ trêu chọc tôi hoài, làm gì nó cũng phá được, nếu không như vệy, thì chị em tôi đã chơi hợp với nhau quá rồi. Nhưng phần lớn, nó cứ kiếm chuyện trêu chọc tôi.
Tôi ráng bước loạng choạng cho thật mau tới phòng, ráng bước với đôi giày mời đó. Rồi đóng ngay cửa lại. Thật ra là tôi đã đóng một cái ầm. Tôi chợt nhớ đã có lần tôi bị phạt vì đóng cửa mạnh như vậy, nên lần này tôi liền hé cửa ra độ một phân, như tỏ vẻ xin lỗi, rồi mới dám đóng cửa lại. Dĩ nhiên lần này tôi đóng thật nhẹ nhàng.
Tôi ngồi thật lâu bên giường để chờ đợi. Phải chi Tuấn đi xuống nhà dưới rồi, để tôi có thể ra ngoài tập đi cho quen với đôi giày mới. Tôi chắc rằng mình sẽ đi thạo nếu có dịp đi qua lại thử trong vài phút. Nhưng tôi biết ngay rằng tôi mà mở cửa đi ra, thì Tuấn cũng thế nào ở đó nhìn tôi chằm chặp cho mà xem. Rồi chắc chắn tôi sẽ bị bối rối và luống cuống đến nỗi đi có thể té dập mặt xuống sàn mất. Tôi đảo mắt nhìn quanh phòng. Phải chi cái giường không chắn nhiều lối đi, chắc tôi có thể tập đi quanh phòng để quen dần với cảm giác đi bằng đôi giày cao, quả thật cao lênh khênh như cà kheo vậy. Tôi sẽ không bao giờ nói cho Tuấn biết như vậy đâu, nhưng chính lúc này tôi thật có cảm tưởng như mình đang cà kheo vậy. Tôi nhớ lại hồi hà na8nm ngoái, tôi có dịp đi đôi cà kheo của Tuấn; đi cà kheo mà dễ thăng bằng hơn đôi giày cao gót này nhiều, vì ít ra cà kheo còn có chỗ cho mình vịn tay vào.
Thế mà đôi giày oái oăm này. Chao ơi, mang nó vào bạn sẽ có cảm tưởng như bị treo lơ lửng trên không. Giá mà tôi được buột vào một chiếc dù hay một vật gì khác để biết chắc rằng mình sẽ đặt chân an toàn trên mặt đất thì đỡ cho tôi biết bao. Nhưng tôi chẳng có vật gì cả, ngay dù đó là một chiếc gối êm mà ngày xưa tôi hay dùng để kê lúc tập lộn đi lộn lại.
Tôi đi tới tủ  kính, nhìn vào tấm gương soi để thấy đôi chân đau ê ẩm của tôi. Trông thật kỳ cục làm sao. Nhưng có lẽ tôi tôi mang giày cao gót mà lại mặc đồ ngủ nên trông mới kỳ như vậy, chứ có ai ăn mặc như thế bao giờ.
Khi cởi bỏ đôi giày ra khỏi chân, tôi lấy một chiếc khăn sạch lau cho thật bóng. Rồi tôi lấy giấy gói riêng từng chiếc một, rồi cất vào trong hộp đựng gìay còn nằm trên giường, giữa đống chăn màn chưa xếp dọn. Bây giờ nhìn đôi giày, tôi thấy nó kỳ khôi làm sao, nhưng lạ thật, lúc nó nằm trong tu kính ở cửa hàng thì trông đẹp tuyệt. Đem để vào hộp giày thấy cũng không đến nỗi nào, vậy mà, ui cha, lúc đi vào chân mới đau kinh khủng.
Suýt chút nữa, tôi đã nhất định sẽ mang đôi giày có gót thấp lè tè để đi nhà thờ sáng Chủ nhật này. Nhưng tôi biết nếu tôi làm như vậy; Bố tôi sẽ không tha tôi về tội đã bắt Bố tôi đã trả nhiều tiền để mua cho tôi được đôi giày mới cao gót kia. Trong lúc này không phài là lúc tôi nên làm Bố Mẹ bực mình vì tôi, lý do là tại tôi có một điều muốn xin Bố Mẹ tôi. Từ buổi tan học chiều Thứ Sáu, tôi đã lần lữa về chuyện này, chưa dám đem ra hỏi Bố Mẹ. Vậy mà mấy cô bạn cứ giục tôi phai trả lời cho họ biết sớm. Chao ơi, tôi thật mong muốn được cùng đi với họ.
Số là Kiều và Thu định rủ tôi tới Phú Lâm trong mấy ngày nghỉ cuối tuần. Ở Phú Lâm, ba má Kiều có một căn nhà để không nên họ cho phép chúng tôi đen ở chơi trong ba ngày thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ nhật tuần sau. Chúng tôi muốn đi xe đạp tới đó và chỉ chỉ ba đứa tụi tôi ở trong căn nhà đó mà thôi, Kiều cho biết là có một khu phố ở gần nhà, chúng tôi có thể ra đó mua sắm đồ đạc, thức ăn và những thứ cần thiết.
Bố Mẹ cứ coi Tuấn và tôi như những đứa con nít. Ít ra, Bố Mẹ đã làm cho chúng tôi có cảm tưởng như vậy. Vì mỗi lần Bố Mẹ phảii đi đâu có việc vào buổi tối, Bố Mẹ luôn luôn nhờ một bà nào tới ở coi chúng tôi. Trong khi đó chúng tôi vẫn cho rằng mình đã đủ khôn lớn để ở nhà một mình, không cần ai coi giữ như vậy, nhất là chúng tôi thấy mấy đứa cùng tuổi với chúng tôi đã thường ở nhà một mình lúc cha mẹ họ có việc đi khỏi.
Vì thế nên tôi thấy thật khó để xin phép Bố Mẹ cho đi chơi cuối tuần ở Phú Lâm với hai cô bạn. Tôi biết thế nào Mẹ tôi cũng tưởng tượng ra hàng trăm điều rắc rối và cứ lo nghĩ mãi về việc tôi không thể làm gì cho chính tôi được.
Đầu đuôi là như vậy đó các bạn ạ. Đó là lý do khiến tôi không muốn làm cho Bố Mẹ phai  bực mình về chuyện đôi giày mới này của tôi.
Bỗng nhiên tôi chợt nhớ một điều quan trong. Đi đôi giày cao gót mới như vậy thì tôi phải có một cái quần dài để mặc cho nó đi đôi với nhau chứ. Ai lại mang giày cao gót mà mặc cái quần ngắn tới mắt cá như mấy cái quần cũ mà tôi vần mặc khi đi dép, trông sao được.
Chắc chắn là không ai coi được  rồi. Tôi bèn mở cửa phòng nói vọng sang phòng Mẹ:
- Mẹ ơi, con mặc cái gì bây giờ?
Tôi cho rằng Mẹ đoán được điều tôi đang nghĩ.
Nhưng Mẹ tôi trả lời ngay, làm như không có chuyện gì rắc rối cả:
- Ơ kìa, thì con cứ mặc chiếc ào dài để dành đi nhà thờ chứ sao nữa.
Tôi nói rõ hơn:
- Không phải ạ, con muốn nói là mặc gì để đi đôi với giày cao gót kìa.
Bố nói ngay:
- Con mặc cái quần nào dài dài một chút. Chứ còn muốn mặc gì nữa?
May mà người nói câu đó là Bố, chứ nếu Tuấn nói như vậy, thế nào tôi cũng chun cái mũi lại, nói một câu gì cho bõ ghét. Nhưng đối với Bố thì tôi đâu dám. Có lần tôi cũng đã lỡ làm kiểu đó, Bố liền có biện pháp kỷ luật với tôi ngay. Mà biện pháp kỷ luật của Bố nghĩa là bóp tai hoặc bắt tôi nằm sắp xuống giường, “phết” cho mấy roi vào mông.
Một lát, Mẹ tôi bước vào, tay cầm chiếc quần dài của mẹ đưa cho tôi. Tôi cầm ngay lấy, ướm thử vào người. Chu cha ơi, quần gì mà dài quá thế này, trông buồn cười ghê. Chắc không làm sao vừa với tôi được.
Mẹ bảo:
- Đó, con mặc tạm cái quần của mẹ đi.
Tôi kêu lên:
- Thôi Mẹ ơi! Quần của Mẹ dài quà chừng, con phải kéo lên tới ngực sao.
Mẹ ngắt lời tôi:
- Làm gì mà dài tới ngực được, chỉ hơi dài một chút thôi.
Tôi chống chế:
- Nhưng mẹ ạ, con không mặc vừa đâu.
Mẹ tôi nghiêm giọng:
- Vậy con định làm sao?
Tôi nhìn lên Mẹ. Tôi thấy mẹ có vẻ giận. Mà mẹ tôi có lý thật. Bây giờ tôi không có quần dài để mặc đi với với đôi giày cào gót, nên tôi muốn đi giày mới, thì phải mặc đỡ quần của mẹ chứ sao. Nghĩ vậy tôi liền xỏ thử quần mẹ vào. Mẹ tôi căn dặn kỹ càng:
- Con phải cẩn thận đấy, đừng làm rách cái đường viền ren của mẹ, nếu không thì…
Mẹ tôi bỏ lửng câu nói. Tôi biết mẹ rất ghét thấy đườg ren viền ống quần bị sứt. Nhớ một lần nọ, lúc đang ngồi trong nhà thờ, tôi thấy có một mối chỉ tua ra ờ gấu quần viền ren của mẹ, cái quần sa tanh mẹ vừa mới may. Tôi liền ngồi xuống đất, kéo sợi chỉ ra. Tôi càng kéo, chỉ càng tuột ra. Thình lình, mẹ tôi cúi xuống, nhìn thấy tôi đang kéo sút đường may ra, khiến cả nửa ống quần tuột khỏi đường viền ren. Mẹ tôi bối rối và ngượng chín cả người. Dĩ nhiên lúc về nhà, tôi bị một trận đòn nên thân.
Khi nghĩ lại buổi hôm đó, tôi đã định rằng sẽ không bao giờ mặc quan dài viền ren cả, nhất là quần như của Mẹ. Vậy mà bây giờ tôi lại “vi phạm” cả hai điều đó; đã thế còn phải làm bộ như mình rất vui thích được mặc chiếc quần dài của Mẹ.
Mẹ vừa ra khỏi phòng thì tôi cũng vừa mặc xong chiếc quần dài kinh khủng này. Lớp sa tanh mềm mại và bóng láng thật đẹp nhưng cái quần không vừa vặn với tôi chút nào. Chỗ thì lùng bùng rộng phình ra, chỗ lại xếp thành nhiều “banh", dồn về một phía. Tôi thấy mình ăn mặc như một người nhà quê mới ra tỉnh.
Phải chi tôi đừng có quá nài nỉ xin Bố Mẹ sắm giày cao gót cho bằng được như vậy, thì chắc bây giờ tôi đỡ bị rắc rối biết bao. Nhưng lỡ rồi.
Lúc tôi đang còn cố sửa đi sửa lại chiếc quần cho dễ coi hơn, thì Bố đã gọi xuồng ăn sáng ngay cho kịp giờ. Tôi vội diện thêm chiếc áo dài vào rồi ráng xỏ chân vào đôi giày mới tinh, cao như cái thang đó. Tôi phải cố làm bộ như đôi giày mang vô làm tôi dễ chịu lắm, và tôi rất vui thích được có đôi giày mới kinh khủng này. Nhưng thật ra, sâu tận trong tâm khảm tôi, tôi chẳng thích thú chút nào. Tôi nhìn khá lâu vào đôi giày cũ thấp gót của tôi trên  sàn nhà một lần nữa, rồi mở cửa đi xuống nhà ăn sáng. Khi nhìn chiếc cầu thang dẫn xuống nhà dưới, tôi tưởng mình không thể nào đi hết được. Làm sao đi nổi hết mấy bậc thang đó với đôi giày cao gót này! Nhưng tôi biết rõ rằng mình phải cẩn thận từng bước một. Nếu không, tôi dám bị té lộn đầu xuống trước cho mà xem. Vì thế tôi ráng nắm chặt vào tay vịn cho chắc ăn.
Chợt có tiếng Tuấn vang lên:
- Đôi giày cao gót mới coi điệu quá ta!
Vừa nói nó vừa cười khúc khích.
Tôi cắt ngang:
- Thôi mà, nói hoài.
Nhưng rồi tôi lại thấy nó đâu có lỗi gì trong chuyện đàn bà con gái của tôi, dù sao, làm thân con trai như nó cũng sướng.
Tôi nói tiếp để bào chữa cho mình:
- Đôi giày mới này hơi trơn một chút, nhưng kiểu mới là như vậy.
Tuấn vẫn cười, nói thêm:
- Dĩ nhiên rồi.
Nói xong nó quay vào bếp. Tôi mừng thầm. Ít ra tôi cũng có thể thong thả đi một mình hết các bậc thang còn lại, mà không ngượng ngập lo nó nhìn theo.
Cuối cùng tôi cũng đi được vào tới bếp một cách an toàn và với một vẻ cố làm ra tự nhiên. Bố nhìn tôi bằng cặp mắt to vẻ bỡ ngỡ. Bố đứng lên khỏi bàn ăn, kéo ghế cho tôi ngồi làm như tôi là một người khách hay là một người nào quan trọng lắm vậy.
Bố nói:
- Chà, người thiếu nữ duyên dáng này là ai vậy nhỉ?
- Đó là chị Thảo yểu điệu của con đấy, Bố ạ.
Tuấn tía lia cái miệng, không để tôi kịp mỉm cười duyên với bố vì câu nói rất lịch sự của Bố.
Rồi Tuấn lại nói luôn:
- Trông chị Thảo nổi bật hẳn lên, bố nhỉ. Có lẽ chị ấy cao hơn Chủ nhật tuần trước cả một tác nữa đấy.
Tôi chỉ muốn nói móc lại Tuấn một câu gì cho ra hồn, nhưng chắc thế nào Bố Mẹ cũng không bằng lòng kiểu đó. Nghĩ vậy, tôi đành cố nở một nụ cười với Tuấn. Nhưng chao ơi, nụ  cười giả tạo đó méo xẹo làm sao. Trông nó dễ ghét quá chừng, tôi chẳng muốn gì khác hơn là tìm cách gì thật tệ để tra thù cho nó cho bõ ghét. Tôi vừa miên man nghĩ đến một biện pháp thật xấu để đương đầu với Tuấn, thì Bố đã mở Kinh thánh ra và bắt đầu đọc.
Tôi đoán là Bố còn đọc nhiều hơn nữa, nhưng tôi nghe rõ và nhớ dược chừng đó. Như vậy, tôi không được quyền ghét giận Tuấn. Nếu tôi có bị khó chịu, tức mình thì cũng không hẳn là lỗi của nó gây ra.
Suốt thời gian Tuấn cầu nguyện, tôi đâm ra lo sợ; vì trong gia đình tôi, chúng tôi cầu nguyện cho mọi điều. Vâng, đúng là chuyện gì cũng được chúng tôi cầu nguyện cho. Vì vậy, nếu Tuần mà cầu nguyện xin cho tôi được vui thích và thoải mái trong đôi giày mới này, thì tôi chắc - Ồ, có lẽ chắc tôi ngượng đến chết mất.