imothy Shay Arthur là một nhà văn Mỹ rất nổi tiếng thế kỷ 19. Ông sinh ngày 6/6/1809, tại New Windsor, New York. Năm 1820, khi T.S. Arthur lên 11 tuổi, cha ông là William Arthur, một người thợ xay, đã chuyển gia đình đến Baltimore, Maryland. ở đây, T.S. Arthur đã theo học trong một số trường của địa phương. Tuy nhiên, do hồi nhỏ sức khoẻ của ông rất kém, nên mẹ ông, bà Anna née Shay, đã dạy ông học ở nhà, đọc cho ông nghe những câu chuyện trong Kinh Thánh và kẻ cho ông nhiều câu chuyện về ông ngoại T.S. Arthur – tức của bà, Timothy Shay, một sĩ quan đã từng tham gia trong cuộc Cách mạng Mỹ. Năm 14 tuổi, T.S. Arthur đã định theo học nghề thợ may, nhưng vì thị lực kém và không đủ điều kiện về sức khoẻ, sau đó ông đã chuyển sang làm việc cho một hãng buôn, rồi làm quản lý trong một thời gian ngắn cho một công ty đầu tư ở Louisville, Kentucky. Vốn là người say mê văn học, ngay từ khi còn nhỏ, T.S. Arthur đã dành ra rất nhiều thời gian mà ông có thể để đọc và viết văn. Năm 1830, khi ông 21 tuổi, cái tên T.S. Arthur và một số bút danh của ông đã bắt đầu xuất hiện trên những tạp chí văn học địa phương. Năm 1833, T.S. Arthur làm biên tậ pviên cho tờ báo tên Báo của Câu Lạc bộ Văn học và thanh niên Baltimore (Baltimore Athenaeum and Young men’s paper). Năm 1838, T.S. Arthurđã cho xuất bản một số truyện ngắn trong cuốn sách mang tên “Cuốn sách Baltimore” (The Baltimore book). Sau đó, ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết Sự bướng bỉnh (Insubordination), được nhiều độc giả yêu thich và được tái bản vào năm 1842. Arhtur bắt đầu quan tâm đến Hội hạn chế rượu của những người Washing ton (Washingtonian Temperance Society), một tổ chức do những người thuộc tầng lớp lao động địa phương thành lập để chống lại những ảnh hưởng tha hoá do rượu gây ra trong cuộc sống. T.S. Arthur thường đến dự những cuộc họp của hội với tư cách một nhà báo, và ông đã nhanh chóng trở thành người cổ vũ đắc lực cho phong trào đòi hạn chế rượu khi đó ở Mỹ, với một loạt bài viết về đề tài này vào năm 184o. Những bài báo trên đã được tái bản rộng rãi, sau đó, năm 1842, tập hợp lại để xuất bản thành cuốn sách “Sáu đêm với những người Washington (Six nights with the Washingtonians). Cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần và khiến cho tên tuổi của T.S. Arthur trở nên nổi tiếng. Năm 1840, T.S.Arthur lần đầu tiên có một truyện ngắn, mang tên “Mệt vì coi nhà” (Tired of Housekeeping), đăng trên Godey’s Lady’s Book, là nguyệt san được nhiều người Mỹ yêu thích nhất vào thời kỳ này. Được tiếp sức bởi sự thành công, năm 1841, ông đã chuỷên tới Philadelphia, đó là nơi đặt toà soạn của nhiều tạpchí nổi tiếng của Mỹ. Tại đây, ông tiếp tục viết cho nguyệt san Godey’s Lady’s Book và tham gia viết cho nhiều tạp chí danh tiếng khác. Hàng năm, ông đều cho xuất bản những cuốn sách bao gồm nhiều truyện ngắn được tập hợp từ các tác phẩm của ông đã được in trên các tạp chí. T.S. Arthur còn viết và xuất bản tiểu thuyết và những câu chuyện dành cho trẻ em. Năm 1852, T.S. Arthur đã đứng ra xuất bản một tạp chí được phát hành hàng tháng mang tên ông, đó là tạp chí Arthurs Home Magazine. Tạp chí này đăng nhiều tác phẩm của T.S.Arthurvà những tác giả nổi tiếng khác vào thời kỳ đó, trong đó có nhà văn Anh lừng danh Charles Dicken, và tạp chí Arthurs Home magazine vẫn tiếp tục được xuất bản nhiều năm sau khi ông qua đời. Ngoài ra, T.S. Arthur còn đứng ra xuất bản một số tạp chí khác như Giờ của Trẻ em (Children’s Hour, năm 1867) Người lao động (The Workingman, năm 1869). T.S. Arthur được coi là người đã có những đóng góp lớn vào việc xây dựng nên các giá trị vê đạo đức trong xã hội Mỹ ở thời kỳ mà ông đang sống. Ông qua đời tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ, vào ngày 6/3/1885, và được đưa đến an nghỉ tại nghĩa trang Woodlands, ở Philadelphia. Trong số những tác phẩm của nhà văn T.S.Arthur, cuốn tiểu thuyết Mười đêm trong một phòng bar (và những điều tôi thấy) (Ten Nights in a Bar-Room and What I Saw There) được xuất bản vào năm 1854 – một năm trước khi nhà văn qua đời – là tác phẩm nổi tiếng nhất. Ngay sau khi được xuất bản, cuốn tiểu thuyết này đã gây được tiếng vang trong dư luận và bán rất chạy. Chẳng bao lâu sau, cuốn sách đã được chuyển thể thành kịch bản để trình diễn trên sân khấu. Vở kịch cũng được công chúng hâm mộ và vẫn tiếp tục được nhiều đoàn nghệ thuật dàn dựng một cách thành công trong thế kỷ 2o. Cũng trong những năm của thế kỷ 29, có ít nhất hai bộ phim đã được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết này. Nội dung tiểu thuyết Mười đêm trong một phòng bar (và những điều tôi thấy) kể về một người thợ xay, mà nhiều người cho rằng được lấy nguyên mẫu từ người cha của tác giả, đã bỏ nghề để mở một quán trọ và háo hức làm giàu. Câu chuyện trong tiểu thuyết được thể hiện thông qua nhân vật người kể kể chuyện, là một vị khách thường lui tới quán sau những quãng thời gian khá dài và qua đó, đã được chứng kiến những biến đổi tha hoá trong cuộc sống của người chủ quán và cả nhiều người dân trong vùng, mà nguyên nhân là do rượu gây ra. Mặc dù ra đời cách đây hơn một trăm năm, với bối cảnh về kinh tế, xã hội của thời kỳ đó còn chưa mấy phát triển, nhưng những vấn đề mà tiểu thuyết Mười đêm trong một phòng bar (vvz điều tôi đã thấy) đặt ra vẫn còn nguyên giá trị. Những vấn đề trên thậm chí còn trở nên nóng hổi hơn trong thời đại ngày nay, khi mà những nguy cơ lôi cuốn có thể dẫn đến sự suy thoái, tha hoá về lối sống và nhân cách của con người trong xã hội hiện đại còn lớn hơn nhiều. Trong đó, có thể kể đến lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội. Hy vọng rằng, sau khi đọc cuốn tiểu thuyết Mười đêm trong một phòng bar (và những điều tôi đã thấy) mỗi người trong chúng ta sẽ tự rút ra được những điều bổ ích cho chính mình, như lời của tác giả “Nếu cuốn sách làm cho trái tim của bạn trăn trở trong khi đọc, giống như đã làm cho trái tim tôi trăn trở trong khi viết, thì nó sẽ không bị mất đi một cách vô ích”. Đó cũng là mong muốn lớn nhất của chúng tôi khi chọn dịch và giới thiệu cuốn tiểu thuyết này đến bạn đọc. Người dịch