hi nhánh Stargorot của cái liên minh ảo “Lưỡi kiếm và lưỡi cày” cùng với đám thanh niên xốc vác của tổ hợp “Đóng gói nhanh” đứng xếp hàng thành một dãy dài ở cửa hàng bột “Sản phẩm lúa mì”.Những người qua đường dừng lại, hỏi:– Xếp hàng làm gì thế?Ở chỗ xếp hàng dài cạnh cửa hàng bao giờ cũng có một người mà sự bẻm mép của anh ta càng ở xa chỗ bán bao nhiêu càng ghê gớm bấy nhiêu. Mà người xa nhất là Polesov. Vị đội trưởng cứu hỏa nói:– Sống được đến thời buổi này đã khó, sắp tới rồi tất cả đến phải ăn khô dầu mất thôi. Cái năm mười chín xem chừng còn khá hơn bây giờ. Thành phố còn có bột dự trữ cho bốn ngày.Nhiều người động đậy cặp ria nghi ngờ, lên tiếng tranh luận với Polesov và viện vào tờ “Sự thật Stargorot”.Sau khi chứng minh với Polesov rằng hai lần hai là bốn, rằng thành phố thừa thãi bột mì, chẳng nên nói lung tung gây hoang mang, các vị khách qua đường chạy vội về nhà, nhét vào túi tất cả số tiền mặt hiện có và tới xếp hàng ở phía sau.Tốp thanh niên xốc vác của tổ hợp “Đóng gói nhanh” sau khi mua hết bột ở cửa hàng bột mì, liền kéo tới hiệu thực phẩm phụ để xếp hàng mua đường.Suốt ba ngày Stargorot lâm vào tình trạng khủng hoảng lương thực và hàng hóa. Đại diện của hợp tác xã và tổ chức thương nghiệp quốc doanh tính toán thời gian lương thực thực phẩm đang trên đường vận chuyển chưa về đến nơi, đã quyết định chỉ bán cho mỗi người mua một funt (1) đường và năm funt bột.Ngày hôm sau thuốc giải độc đã được sáng chế.Người đứng xếp hàng đầu tiên mua đường là Alkhen. Tiếp sau y là vợ – Sashken, rồi Pasha Emilevich, bốn gã Iakovlevich và tất cả mười lăm bà già mặc bộ đồ tualđenor bị động viên. Sau khi vét được ở cửa hàng Stagiko gần nửa pút đường, Alkhen dẫn đoàn tùy tùng của y sang cửa hàng hợp tác xã tiêu thụ khác, dọc đường luôn mồm chửi bới Pasha là kẻ đã kịp ăn vụng hết cả phần đường mà mỗi người được mua. Hắn dốc gói đường vào lòng bàn tay và táp vào cái mồm to tướng của mình. Alkhen tất bật cả ngày. Để tránh hao hụt và rơi vãi, y loại Pasha Emilevich ra khỏi hàng và dùng hắn vào việc chở số đường đã mua ra chợ đen. Tại đó Alkhen e lệ bán lại số đường, bột, trà và vải đã mua cho các quầy tư nhân.Polesov đứng xếp hàng chủ yếu là vì nguyên tắc mà thôi. Ông ta không có tiền, nên dù muốn cũng chẳng mua được cái gì. Ông ta cứ đứng xếp hàng ở chỗ này chỗ nọ, dỏng tai nghe lời bàn tán, đưa ra những lời nhận xét phê phán gay gắt và cau mày tiên tri. Hậu quả của những lời nói lấp lửng của ông ta là trong thành phố đầy những tin đồn, rằng có một tổ chức bí mật nào đó từ vùng Kiếm Cày mới chuyển về đây hoạt động.Ngài tỉnh trưởng Diađev kiếm lời mười ngàn đồng trong một ngày. Còn ngài giám đốc sở lao động Kisliarski kiếm được bao nhiêu, thì ngay đến vợ ngài cũng không biết.Cái ý nghĩ rằng mình là thành viên của một hội kín không để cho Kisliarski yên tâm. Cuối cùng những tin đồn lan truyền trong thành phố khiến ngài hoảng sợ. Sau một đêm trằn trọc mất ngủ, ngài giám đốc sở lao động quyết định rằng chỉ còn cách đi tự thú mới có thể giảm bớt thời hạn ngồi tù cho ông ta. Ông ta dặn vợ:– Henrietta mình ơi, đã đến lúc giao cái xưởng của ta cho thằng em của mình rồi đấy.– Sao, chẳng lẽ họ cấm mình à? – Bà Henrietta hỏi.– Có thể lắm. Một khi trong nước không có tự do buôn bán, thì thế nào họ cũng bỏ tù tôi thôi.– Nghĩa là phải chuẩn bị lương khô rồi ư? Khổ cái thân tôi chưa! Suốt đời thăm nuôi chồng. Mà tại sao anh không đi làm công chức xô viết nhỉ? Thì cậu em tôi đáy, nó là đoàn viên công đoàn, nên có việc gì đâu! Phải trở thành thương gia đỏ mới được ông ạ!Henrietta chưa biết rằng số phận đã đưa chồng bà lên chức giám đốc sở lao động. Cho nên bà rất yên lòng.– Tối nay có thể anh không được về ngủ ở nhà. Nếu vậy, sáng mai mình tiếp tế cho tôi nhé. Có điều là đừng mang bánh vareniki (2). Ăn món bánh vareniki nguội chán mớ đời!– Hay là ông mang cái bếp dầu hỏa đi?– Ai cho bà mang bếp dầu vào xà lin! Đưa cái lẵng cho tôi nào!Kisliarski đã chuẩn bị sẵn một cái lẵng phòng khi ngồi tù. Nó được làm theo kiểu đặc biệt, có tính chất phổ dụng. Nếu mở hết cỡ, nó trở thành cái giường, mở một nửa thì ngày cái bàn nhỏ. Ngoài ra nó thay thế cái tủ: trong lẵng có nhiều giá, ngăn và móc. Bà vợ đặt vào lẵng bữa ăn tối và bộ đồ lót sạch bong.– Mình khỏi tiễn tôi – Ông chồng già dặn kinh nghiệm dặn vợ – Nếu Rubenx có đến lấy tiền, mình bảo không có tiền nhé. Rubenx có thể đợi ít lâu.Đoạn Kisliarski đủng đỉnh xách lẵng bước ra phố.– Đi đâu thế, ông Kisliarski? – Polesov gọi to.Polesov đứng bên cột điện thoại, luôn miệng động viên anh thợ đường dây đang bám móc sắt vào cột leo lên chỗ mấy miếng sứ cách điện.– Đi tự thú đây – Kisliarski đáp.– Tự thú việc gì?– Tự thú về liên minh “Lưỡi kiếm và lưỡi cày”.Polesov như bị cấm khẩu. Kisliarski ưỡn cái bụng hình quả trứng ra phía trước (cái bụng được thắt một chiếc dây lưng to bản, có gài một cái túi nhỏ đựng đồng hồ) và thong thả đi về phía viện công tố tỉnh.Polesov vỗ cánh bay đến nhà Điađev.– Kisliarski là tên phá hoại! – Viên đội trưởng cứu hỏa nói to – Hắn vừa đi khai báo xong. Có lẽ hắn chưa đến nơi đâu.– Sao, lão có xách lẵng theo không? – Ngài tỉnh trưởng Stargorot hốt hoảng.– Có.Điađev vội hôn vợ, dặn rằng nếu Rubenx đến thì đừng đưa tiền cho hắn rồi vắt chân lên cổ chạy bổ ra đường. Polesov loay hoay rên rỉ như con gà sắp đẻ một lát, rồi chạy đến chỗ Vlađei và Nikesha.Trong khi đó công dân Kisliarski tiến dần đến viện công tố tỉnh. Trên đường ông ta gặp Rubenx và nói chuyện hồi lâu với anh ta.– Thế còn tiền thì sao? – Rubenx hỏi.– Về chuyện tiền, anh hãy đến gặp vợ tôi.– Tại sao lại xách lẵng làm gì? – Rubenx nghi ngờ.– Tôi đi nhà tắm hơi.– Ồ, vậy thì xin chúc ông thanh thoát.Sau đó, Kisliarski ghé vào hiệu bánh kẹo thuộc công ty tiêu dùng Stargorot, trước là hiệu “Bonbon de Varsovi”, uống một ly cà phê và ăn hết một cái bánh nướng. Đã tới lúc đi tự thú. Vị giám đốc sở lao động bước vào phòng tiếp khách của viện công tố. Trong phòng không có ai, Kisliarski bèn tới bên cạnh cửa có đề chữ “Chưởng lý” và lịch sự gõ ba tiếng.– Mời vào! – Giọng nói quen thuộc đối với Kisliarski vang lên.Kisliarski bước vào và sờ sững cả người. Cái bụng hình quả trứng của ông ta lập tức trễ xuống nhăn lại như quả chà là. Điều ông ta nhìn thấy thật hết sức bất ngờ đối với ông ta.Ông chưởng lý ngồi bên bàn viết. Các hội viên của liên minh hùng mạnh “Lưỡi kiếm và lưỡi cày” vây kín chung quanh. Căn cứ vào cử chỉ và giọng nói như khóc của họ, có thể đoán là họ đã thú nhận tất cả mọi chuyện.– Đây – Điađev thốt lên – chính ông đội viên tháng Mười đây.Kisliarski đặt cái lẵng xuống nền nhà, bước lại bên bàn, nói:– Thứ nhất, tôi không phải là đội viên tháng Mười. Thứ hai, bao giờ tôi cũng có cảm tình với chính quyền xô viết. Và thứ ba, nhân vật đầu sỏ không phải là tôi, mà là đồng chí Charushnikôp, ở địa chỉ...– Phố Krasnormeiskaia! – Điađev nói to.– Nhà số 3! – Vlađei và Nikesha đồng thanh.– Vào sân, rẽ trái – Polesov bổ sung – tôi có thể chỉ chỗ hắn.Hai mươi phút sau, Charushnikôp được chở tới. Ông ta trước hết tuyên bố rằng tất cả những người có mặt trong phòng này ông ta chưa từng gặp bao giờ trong đời. Liền sau câu nói ấy, ông ta khai luôn ra bà Êlêna Bour.Chỉ khi đã vào xà lim, thay quần áo và nằm duỗi người trên cái lẵng, vị giám đốc sở lao động mới cảm thấy yên tâm và thanh thoát.Mađam Gritsasueva – Benđer trong mấy ngày khủng hoảng đã kịp tích trữ thực phẩm và hàng hóa cho cửa hàng của mình đủ bán ít nhất trong bốn tháng. Lo xong việc ấy rồi, chị ta lại bắt đầu thương nhớ anh chồng trẻ đang bận bịu vất vả với kỳ họp của Bộ Tiểu dân ủy. Cuộc đến thăm bà thầy bói Êlêna Bour chẳng khiến chị ta yên tâm.Bà Êlêna Bour lo canh cánh về việc tốp chiến hữu của bà ở Stargorot đột nhiên biến mất tăm, bà đang ngồi trộn bài lung tung để bói. Quẻ thì nói đến ngày tận thế, quẻ thì bảo Gritsasueva được hưởng trợ cấp, quẻ thứ ba lại đoán chị ta sẽ gặp chồng khi có mặt kẻ ác là ông vua pích.Cả buổi bói bài kết thúc rất lạ: Các nhân viên cảnh sát – các ông vua pích – đã tới điệu bà thầy bói tới cơ quan nhà nước gặp ông chưởng lý.Còn lại một mình với con vẹt, Gritsasueva bối rối, đang định ra về, thì đột nhiên con vẹt gõ gõ mỏ vào thành lồng và lần đầu tiên trong đời nó cất lên tiếng nói của con người.– Tệ ơi là tệ! – Con vẹt giễu cợt nói, rồi chúi đầu vào cánh và rút ra một cái lông.Mađam Gritsasueva – Benđer sợ hãi lao ra cửa.Đuổi theo chị ta là một chuỗi lời nói vội vã, lắp bắp. Con chim cổ xưa sửng sốt về cuộc viếng thăm của mấy anh công an và việc bà chủ bị điệu đi đến nỗi nó bắt đầu bật ra tất cả những câu mà nó quen nghe. Trong số đó câu nói cửa miệng của Vichtor Polesov chiếm vị trí số một.– Với sự hiện diện của sự vắng mặt... – Con chim lắp bắp nói.Rồi nó lộn cổ xuống dưới, nháy mắt với người đàn bà góa chồng đang đứng sững ở cửa, như muốn nói: “Chị đã thích chưa, chị góa?”– Cha mẹ ơi – Gritsasueva rú lên.– Ông ở trung đoàn nào? – Con vẹt hỏi bằng giọng của Ostap Benđer – Ke-e-ẹc! Châu Âu sẽ viện trợ cho ta.Sau khi chị góa đã chạy đi, con vẹt sửa lại lông ngực và nói hai tiếng mà suốt ba chục năm qua người ta cố dạy nó nói không xong:– Đồ ngốc!Gritsasueva vừa chạy ngoài phố vừa khóc sụt sùi. Trong khi đó một ông già gầy gò đang chờ chị ta ở nhà.Đấy là Varfolomei Korobeinikop– Thưa tiểu thư, tôi đã đọc tin rao vặt trên báo và chờ chị hai giờ rồi đấy.Linh tính như giáng một đòn vào tim chị gái góa.– Ôi – Gritsasueva kêu lên. – Khổ thân tôi!– Hình như ông Benđer bỏ nhà ra đi phải không? Có phải chị đăng báo hay không?Chị góa ngã ngay xuống chỗ để bao bột.– Đàn bà con gái yếu đuối quá – Varfolomei nhẹ nhàng nói – Trước hết tôi muốn biết khoản hậu tạ là bao nhiêu đã...– Ôi!... Bác cứ lấy tất đi! Bây giờ tôi chả thiết gì nữa! – Chị gái góa đa cảm nói.– Vậy thì thế này. Tôi biết chỗ con trai chị là O. Benđer. Chị sẽ thưởng cho tôi bao nhiêu?– Cứ lấy hết đi! – Gritsasueva nhắc lại.– Hai chục rúp – Varfolomei lạnh lùng nói.Chị gái góa đứng dậy khỏi chỗ bao bột. Bột dính trắng cả người. Hai con mắt chớp liên tục.– Bao nhiêu? – Gritsasueva hỏi lại.– Mười lăm rúp – Varfolomei hạ giá.Lão đánh hơi thấy đến ba rúp cũng khó mà moi được ở người phụ nữ bất hạnh này.Chị góa giậm đôi bàn chân thô kệch bành bạch, gọi đến cả thần thánh ra làm chứng cho sự nghèo túng của chị và nhờ đó đã đạt được một cái giá khá hời.– Thôi thì đã có chúa phán xét chị. Năm rúp cũng được. Có điều là chị hãy đưa tiền ra trước đã. Tôi có cái lệ như vậy.Varfolomei lấy từ trong cuốn sổ tay ra hai mẩu báo cắt và cầm đọc:– Đây, ta hãy xem lần lượt, nghĩa là chị đăng tin: “Đồng chí Benđer bỏ nhà ra đi... mặc quần xanh lá cây, giầy vàng, áo ghilê màu xanh da trời... ai biết, xin...” Đúng chưa nào? Đấy là tờ “Sự thật Stargorot”. Còn đây, chị xem các báo thủ đô viết những gì về cậu con trai của chị nào. Này nhé... “đụng phải ngựa...” Hợm đừng lo, tiểu thư ơi, hãy nghe tiếp đã “Bị đụng phải ngựa!” Phải, sống, sống! Tôi bảo là vẫn sống mà! Nó chết thì tôi lấy tiền của chị làm gì. Này nhé: “Bị đụng phải ngựa. Hôm qua ở công trường Sverlov, công dân O. Benđer đã đụng phải chiếc xe ngựa No8947. Nạn nhân bị một mẻ sợ...” Vậy là tôi xin trao hai tài liệu này cho chị, còn chị thì đưa tiền cho tôi. Đưa tiền trước rồi tôi trao. Cái lệ của tôi nó thế.Chị gái góa vừa khóc vừa đưa tiền. Anh chồng, anh chồng yêu quý của chị đi giày vàng chắc đang nằm trên mảnh đất Mátxcơva xa xôi, và cái vó của con ngựa gớm ghiếc xéo cả lên bộ ngực vạm vỡ của chàng.Tấm lòng nhạy cảm của Varfolomei đã được mãn nguyện về món tiền thưởng hậu hĩ. Lão rút lui sau khi giảng giải cho chị gái góa rằng dấu vết bổ sung của chồng chị ta tất nhiên sẽ tìm ra được ở tòa soạn báo “Máy cái”, là nơi người ta biết hết thảy mọi sự trên đời, hẳn thế.THƯ CỦA CHA FÊDORVIẾT TẠI ROSTOVGỬI CHO VỢ Ở THỊ TRẤN NKatêrina yêu quý! Anh gặp một chuyện đáng buồn mới, nhưng thôi, để nói sau. Anh đã nhận được tiền rất kịp thời, rất cảm ơn em. Đến Rostov một cái là anh chạy ngay đến địa chỉ “Công ty xi măng Nôvôrôsi” là một cơ quan lớn, nên ở đây chả ai biết đồng chí Bruns cả. Anh thất vọng quá rồi, thì may sao họ mách anh đến phòng tổ chức mà hỏi. Anh đến liền. “Đúng – họ bảo anh – có một kỹ sư như thế đã làm việc ở chỗ chúng tôi, đã hoàn thành một công tác quan trọng. Nhưng, họ bảo anh, năm ngoài đồng chí ấy đã chuyển đi nơi khác. Người ta rủ anh ấy đến Bacu, làm ở Tổng công ty dầu khí châu Á, phụ trách công tác an toàn lao động.Con bồ câu của anh ơi, chuyến đi của anh thế là không mau chóng như chúng ta nghĩ. Em viết rằng tiền đã cạn rồi. Biết làm thế nào hả em? Phải chờ không lâu nữa đâu. Em hãy kiên nhẫn, cầu chúa hàng ngày. Em hãy bán cái áo vải chéo của anh mặc từ hồi còn là sinh viên đi nhé. Sẽ không phải tiêu những khoản như thế nữa đâu em ạ. Em hãy chuẩn bị sẵn sàng chờ đón nhiều chuyện diệu kỳ.Cảnh vật giá đắt đỏ ở Rostov thật đáng sợ. Anh đã phải trả tiền thuê phòng ở khách sạn hết 2 rúp 25 kôpếch. Còn đủ tiền đến Bacu. Ở đó nếu gặp may, anh sẽ điện ngay cho em.Thời tiết ở đây nóng lắm. Áo bành tô phải vắt tay. Anh không dám để ở khách sạn vì sợ mất cắp. Dân ở đây tệ lắm.Anh không thích thành phố Rostov. Về dân số và vị trí địa lý, nó thua xa Khác-cốp. Nhưng chẳng sao em ạ. Thượng đế sẽ phù hộ, và chúng ta sẽ cùng đi Mátxcơva chơi. Bấy giờ em sẽ thấy một thành phố Âu Tây hoàn toàn. Rồi mình sẽ về sống ở Samara, bên cạnh nhà máy nến của mình.Ippolit Matveevich hắn có về chưa? Bây giờ hắn ở đâu không biết? Evstigneev còn ăn trưa ở nhà ta không? Cái áo thụng của anh sau khi giặt thế nào? Em hãy làm cho mọi người quen tin rằng anh đang ở thăm bà cô bệnh tình trầm trọng. Có viết thư cho Gulenca em cũng nói thế nhé.À! Anh quên kể em nghe một trường hợp đáng sợ vừa xảy ra với anh hôm nay.Trong lúc ngắm sông Đông êm đềm, anh đứng trên cầu và thả hồn bay đến ngày mai giàu có của vợ chồng ta. Ai ngờ gió nổi lên, làm rớt chiếc mũ của cậu em em (làm chủ hiệu bánh mì) xuống sông. Đành phải chi một khoản mới: mua chiếc kêpi Ăng-lê 2 rúp 50 côpếch. Đừng kể gì cho cậu em biết chuyện ấy nhé. Bảo cậu ấy rằng anh đang ở Vôrônezh.Khoản quần áo để thay cũng chẳng ra sao. Buổi tối anh giặt để sáng hôm sau có cái mặc cho sạch. Mà thường phải mặc quần áo ướt vì đã khô làm sao được. May ở đây nóng nên mặc ướt cũng thấy mát là đằng khác. Ôm hôn em. Chồng mãi mãi của em. FÊDOR