tòa soạn tờ báo lớn hàng ngày mang tên “Máy cái” nằm ở tầng hai Nhà hữu nghị các dân tộc, người ta đang vội vã chuẩn bị tài liệu đưa in.Trong số tài liệu đã sắp chữ nhưng chưa in ở số báo trước (thuật ngữ chuyên môn gọi là “Bài để số sau”, đã chọn ra mấy bài, đã tính số dòng của mấy bài ấy, và cuộc mặc cả diễn ra hàng ngày về chỗ đăng bài cũng bắt đầu.Tờ báo có cả thảy bốn trang, có thể đăng 4.400 dòng. Tất cả các mục đều nằm ở đó: nào các bức điện, các bài luận văn, thư thông tín viên công nhân, thông báo, các tiểu phẩm châm biếm, một bằng văn vần, hai bằng văn xuôi, tranh đả kích, ảnh, nào các chuyên mục sân khấu, thể dục thể thao, cờ quốc tế, xã luận chính, xã luận phụ, thông báo của các tổ chức Đảng, chính quyền và công đoàn, phần tiếp theo của cuốn tiểu thuyết đăng dở, các bài kỹ nghệ thuật về sinh hoạt thủ đô, mục rao vặt, các bài khoa học thường thức, chương trình phát thanh và các bài tình cờ khác nhau. Tổng cộng các chuyên đề đưa số bài chiếm chín mười ngàn dòng. Bởi vậy việc phân phối chỗ trên các trang, các cột thường kèm theo những cảnh đầy kịch tính.Người đầu tiên chạy đến gặp thư ký tòa soạn là đại kiện tướng cờ Suđeikin, người phụ trách chuyên mục cờ quốc tế. Ông nêu một câu hỏi lịch sự nhưng cay đắng:– Sao? Hôm nay sẽ không đưa in bài về cờ ư?– Hết chỗ rồi – Thư ký tòa soạn đáp – Bài cuối trang dài quá. Những ba trăm dòng.– Nhưng hôm nay là thứ bảy kia mà. Bạn đọc đang chờ số báo chủ nhật. Tôi phải giải đáp thế cờ lần trước. Tôi giới thiệu một thế cờ tuyệt hảo của Neunybako, cuối cùng tôi còn…– Thôi được. Anh muốn bao nhiêu dòng?– Ít ra là một trăm rưỡi.– Được rồi. Nếu cần giải thế cờ lần trước, thì tôi o anh sáu mươi dòng.Đại kiện tướng định cố nào thêm chừng ba chục dòng nữa, dù chỉ để giới thiệu thế cờ Neunybako (trích từ ván cờ tuyệt vời giữa Tartakover và Bogoliuđov mà ông đã chuẩn bị từ hơn một tháng nay), song ông bị gạt ra.Cây bút phóng sự Persitski bước vào.– Có cần nói về ấn tượng do hội nghị toàn thể gây ra không? – ông ta hỏi nhỏ.– Dĩ nhiên! – thư ký tòa soạn nói to – Đã bảo anh từ hôm kia cơ mà.– Hội nghị toàn thể có họp – Persitski hạ thấp giọng hơn nữa. – Tôi đã viết hai bài ghi nhanh, song người ta không giành chỗ cho tôi.– Sao lại không? Anh trao đổi với ai? Bọn họ điên hay sao?Thư ký tòa soạn chạy đi phê phán “bọn họ”. Chạy theo sau là Persitski (vừa chạy vừa nháy mắt ranh mãnh), tiếp đến một cán bộ phụ trách chuyên mục thông báo.– Hãy đăng cho tôi thông báo về việc bán “chất cay” – anh này buồn bã nói.Đằng sau họ là tay trưởng phòng quản trị xách chiếc ghế mềm mua ở chỗ bán đấu giá về cho ban biên tập.– “Chất cay” để đến thứ ba. Hôm nay phải đăng bài khác đã.– Anh cứ đăng những thông báo chẳng được xu nào cả, trong khi đã nhận tiền đăng “chất cay” rồi.– Thôi được, để cuộc họp tối nay sẽ bàn. Cậy hãy giao bản thông báo ấy cho cô Pasa. Tối nay tới phiên trực ban biên tập của cô ấy đấy.Thư ký tòa soạn ngồi đọc bài xã luận. Lập tức ông bị người ta bứt khỏi công việc hấp dẫn đó. Một họa sĩ bước vào.– Này anh bạn – thư ký nói – hay lắm. Đã có đề tài vẽ tranh đả kích, liên quan đến mấy bức điện từ Đức mới gửi về.Họa sĩ nói:– Tôi nghĩ, mũ sắt và tình hình chung ở Đức...– Được. Cậu cứ phác thảo đi, rồi đưa mình xem qua.Họa sĩ quay về phòng mình. Anh lấy một tờ giấy vẽ và dùng bút chì phác họa một con chó còm. Anh đội lên đầu con chó một cái mũ sắt chóp nhọn kiểu Đức. Sau đó bắt đầu ghi tựa đề. Ngay lưng con chó anh viết chữ “Đức” bằng chữ in, ở cái đuôi cong mấy chữ “Hành lang Đansik”, ở mõm chó bốn chữ “Mơ ước phục thù”, ở vòng cổ ba chữ “Kế hoạch Đaues” và ở cái lưỡi con chó thè lè chữ “Strezeman”. Phía trước con chó, họa sĩ vẽ Poankaret cầm một miếng thịt nhử nhử. Anh cố viết chữ gì đó trên cả miếng thịt, nhưng vì miếng thịt nhỏ nên không vừa. Người kém đầu óc tưởng tượng hơn họa sĩ châm biếm sẽ lúng túng, nhưng anh chả cần suy nghĩ lâu la, vẽ thêm ngay cho miếng thịt một thứ giống như mảnh giấy gắn ở cổ chai, và trên mảnh giấy ấy viết dòng chữ thật nhỏ: “Những đề nghị của Pháp về bảo đảm an ninh”. Để người ta khỏi nhầm Poankaret với một nhà hoạt động nhà nước nào khác, họa sĩ viết trên bụng ông ta chữ “Poankaret”. Phác họa đã xong.Trên các bàn giấy ở phòng trang trí nghệ thuật có các tạp chí nước ngoài, những chiếc kéo to, các hộp mực màu và sơn trắng để xóa. Trên nền nhà vứt ngổn ngang các mảnh ảnh, khi là cái vai, khi là cái chân của ai đó, khi là mấy mẩu tranh phong cảnh.Khoảng năm họa sĩ đang dùng dao cạo râu “jilett” cạo cạo các tấm ảnh, làm cho các bức ảnh chụp sắc nét hơn, tô điểm chúng bằng bột màu, ghi chú bằng chữ ở bên dưới và ghi rõ cả kích thước 3 3/4 hình vuông, hai cột v.v... tức là những chỉ dẫn cần thiết cho việc làm bản kẽm.Ở phòng thư ký tòa soạn đang tiếp một phái đoàn ngoại quốc. Anh phiên dịch của tòa soạn nhìn mặt các vị khách nước ngoài đang nói, rồi anh quay sang thư ký tòa soạn, nói:– Đồng chí Arno muốn biết...Họ đang nói về cơ cấu của một tờ báo Xô viết. Trong khi anh phiên dịch giải thích cho thư ký tòa soạn rõ đồng chí Arno muốn biết điều gì, thì đồng chí Arno (mặc loại quần nhung dày của vận động viên xe đạp) và mấy vị khách ngoại quốc còn lại tò mò nhìn cây bút màu đỏ đề số No86 dựng ở góc phòng. Ngòi bút gần như chạm trần nhà, còn thân bút ở chỗ to nhất thì tương đương với vóc dáng của một người tầm thước. Có thể dùng cây bút này để viết, vì cái ngòi của nó là ngòi thật, tuy nó lớn hơn cả một con cá măng, xét về kích thước.– Ô hô hô! – mấy vị khách ngoại quốc cười – Khổng lồ!Ngòi bút này là quà của đại hội thông tín viên công nhân gửi tặng tòa soạn.Thư ký tòa soạn ngồi trên chiếc ghế của Ippolit, mỉm cười và gật đầu rất nhanh khi thì về phía cây bút, khi thì về phía khách, vui vẻ giải thích.Tiếng ồn ào của tòa soạn vẫn tiếp diễn. Persitsky đem đến bài báo của Semashko, và thư ký tòa soạn vội xóa khỏi ma-két trang ba mục cờ quốc tế. Đại kiện tướng Suđeikin không đấu tranh cho thế cờ tuyệt hảo của Neunybako nữa, mà chỉ xin giữ lại phần giải đáp thế cờ kỳ trước. Sau cuộc đấu còn căng hơn cả ván cờ giữa ông ta với Lasker ở kỳ thi tại San-Sebactiên, đại kiện tướng cờ giành được một chỗ ở mục “Tòa án và sinh hoạt”.Bài của Semashco đã được gửi đi in. Thư ký tòa soạn lại chúi đầu vào bài xã luận. Ông kiên quyết đọc xong bài đó bằng bất cứ giá nào, xuất phát từ hứng thú thuần túy thể thao.Khi ông đọc đến chỗ: “... Tuy nhiên, nội dung của văn kiện cuối cùng cho thấy rằng nếu Liên hiệp quốc chấp nhận nó, thì phải thú thật rằng...”, thì một người rậm râu phụ trách mục “Tòa án và sinh hoạt” bước vào. Thư ký tòa soạn tiếp tục đọc, cố tình không để ý đến “Tòa án và sinh hoạt”, vừa đọc vừa đánh những dấu không cần đánh bên lề bài xã luận.“Tòa án và sinh hoạt” bèn tiến đến bên bàn từ phía khác và nói, giọng tự ái:– Tôi không hiểu được.– Có chuyện gì vậy anh bạn? – Thư ký tòa soạn cố kéo dài thời gian.– Có chuyện thế này: thứ tư vừa rồi không có mục“Tòa án và sinh hoạt”, thứ sáu vừa rồi cũng không có nốt, còn thứ năm chỉ đăng bài về vấn đề cấp dưỡng, số thứ bảy lại gạt bài nói về một quá trình mà tất cả các báo đã đề cập từ lâu, chỉ riêng báo ta...– Các báo nào? – Thư ký tòa soạn nói to – Tôi chả đọc thấy ở đâu cả.– Ngày mai họ sẽ đăng, và thế là ta lại chậm chân.– Thế hồi giao cho anh viết bài về vụ Trubarov, anh đã viết cái gì? Chẳng được lấy một dòng. Tôi biết quá mà. Anh đã đưa bài ấy đăng ở báo khác.– Sao đồng chí biết?– Có người kể với tôi.– Nếu vậy tôi cũng biết ai đã kể với đồng chí. Đó là Persitski, cái thằng cha trước mặt toàn thể nhân dân Mátxcơva đã sử dụng bộ máy tòa soạn để gửi bài đi Lêningrat.– Pasha! – thư ký gọi nhỏ – Cô mời ông Persitski tới đây.“Tòa án và sinh hoạt” dửng dưng ngồi trên bậu cửa sổ. Đằng sau anh ta là vườn cây, nơi chim chóc và trẻ con đang nô giỡn. Vụ tranh chấp được bàn cãi khá lâu. Thư ký tòa soạn kết thúc bằng một thủ pháp khéo léo: gạch bỏ bài ở mục cờ quốc tế và thay vào đó “Tòa án và sinh hoạt”, Persitski bị cảnh cáo.Bắt đầu thời điểm nóng nhất ở tòa soạn – 5 giờ.Khói thuốc lá mù mịt bên cạnh những cái máy chữ đang nổ tanh tách dồn dập. Tiếng đọc bài vội vã nghe đến đáng ghét. Cô phụ trách tổ đánh máy khó chịu to tiếng với “những thằng cha khốn kiếp” cứ tìm cách luồn bài của mình vào tập tài liệu, chứ không chịu sắp hàng.Nhà thơ của tòa soạn đang đi đi lại lại ngoài hành lang. Anh ta đang tán tỉnh một cô nhân viên đánh máy mà cặp đùi thon thon của cô đã khiến cho tứ thơ của anh bay bổng. Anh kéo cô đến cuối hành lang, đứng bên cửa sổ và tỏ tình với cô, để trả lời cô chỉ nói:– Hôm nay tôi phải làm thêm ngoài giờ, cho nên đang bận túi bụi lên đây.Điều đó có nghĩa là cô đã yêu người khác.Nhà thơ cứ bám riết mọi người quen biết và với ai cũng chỉ nêu ra một đề nghị cực kỳ đơn điệu:– Cho mình mười cô-pếch đi tàu điện nào!Để có mười xu ấy, anh ghé vào ban thông tín viên công nhân. Ở đây kê san sát những chiếc bàn với từng chồng tài liệu tin tức và hàng chục cán bộ suốt ngày ngồi đọc thư độc giả. Trong lúc len lỏi giữa các bàn và sờ tay vào các chồng tài liệu, nhà thơ lặp lại những cố gắng của mình. Những người ngồi sau bàn là những người khó tính nhất trong tòa soạn (vì mỗi ngày họ phải đọc hàng trăm bức thư do những bàn tay quen cầm rìu, chổi quét sơn hoặc xô xách nước hơn là cầm bút, viết) không buồn trả lời nhà thơ.Sau khi đi thám hiểm các ban, cuối cùng nhà thơ rẽ vào văn phòng. Nhưng ở đây anh không những không xin được xu nào, mà còn bị tấn công từ phía đoàn viên thanh niên cộng sản Avđotiev: nhà thơ được mời tham gia câu lạc bộ những người chơi ô tô. Tâm hồn đang yêu của thi sĩ bị khói xăng bao phủ. Anh ta bèn bước sang bên hai bước, rồi gài số ba và phóng vụt đi.Avđotiev không chút lúng túng. Anh tin vào thắng lợi tất yếu của tư tưởng ô tô. Ở ban thư ký, anh ta hành động kín đáo hơn. Chính điều đó cản trở thư ký tòa soạn đọc xong bài xã luận.– Đồng chí Aleksanđr Iosifovich ơi, rồi hẵng đọc nào, có việc này quan trọng lắm – Avđotiev vừa ngồi ghé xuống bàn của Aleksanđr vừa nói – Chúng tôi đã thành lập một câu lạc bộ ô tô. Liệu ban biên tập có thể cho bọn tôi vay năm trăm rúp trong thời gian tám tháng được không?– Đừng trông chờ ở đó.– Sao? Đồng chí tưởng đó là việc vô ích ư?– Tôi không tưởng gì cả, mà là biết chắc như vậy. Thế câu lạc bộ của các cậy có bao nhiêu hội viên?– Đông lắm rồi.Số hội viên của câu lạc bộ mới chỉ bao gồm một mình người tổ chức ra nó, song Avđotiev không cho ai biết điều đó.– Với năm trăm rúp, chúng tôi sẽ mua một chiếc xe ở ngoài “nghĩa địa”. Egorov đã nắm được một chiếc rồi. Cậu ấy bảo chi phí sửa chữa sẽ không quá năm trăm rúp. Tổng cộng là một ngàn. Tôi bèn tập hợp hai chục anh em, mỗi anh góp năm chục rúp thôi. Thế là có ô tô. Chúng tôi sẽ học lái. Egorov sẽ dạy. Chỉ ba tháng sau, đến tháng tám, là tất cả bọn tôi đều biết lái xe, bọn tôi sẽ lần lượt sử dụng xe đi chơi đâu tùy ý.– Thế năm trăm rúp để mua xe các cậu đào đâu ra?– Quỹ tương trợ sẽ cho vay lấy lãi. Rồi bọn tôi sẽ trả sau. Vậy tôi ghi tên đồng chí vào hội nhé?Nhưng thư ký tòa soạn đã hói đầu, đã làm việc nhiều năm, lại chịu sự chi phối của gia đình và nhà ở, thích ăn xong thì ngả lưng trên đi-văng và trước khi đi ngủ thì đọc báo “Sự thật”. Ông suy nghĩ một lát rồi từ chối. Avđotiev nói:– Đồng chí già mất rồi!Avđotiev đến từng bàn và lặp lại bài diễn thuyết sôi nổi của mình. Đối với những ông già, anh ta coi tất cả những cán bộ hai mươi tuổi đời trở lên ở cơ quan là ông già, lời lẽ của anh ta chỉ gây được hiệu quả đáng ngờ. Họ nhăn nhó từ chối, viện cớ họ đã là bạn của trẻ con và mỗi năm đều đóng góp hai mươi cô-pếch cho việc giúp đỡ trẻ em con nhà nghèo. Thực tình họ cũng đồng ý gia nhập câu lạc bộ, nhưng...– “Nhưng” nhưng cái gì? – Avđotiev lớn tiếng – Giá như có ô tô ngay hôm nay phải không? Đúng thế không? Giá như người ta đặt ngay lên bàn ông chiếc xe “Pakkarđ” sáu xi-lanh màu xanh với khoản đóng góp mười lăm cô-pếch một năm còn xăng dầu thì do nhà nước đài thọ chứ gì?– Thôi, cậu đi đi! – các “ông già” nói – Bao nhiêu là tài liệu phải xử lý, cậu chỉ cản trở công việc của chúng tôi!Tư tưởng ô tô nguội lạnh dần. Cuối cùng lại tìm được một nhân vật tiên phong của chủ trương mới. Persitski đang nói điện thoại vứt ngay máy xuống, chạy lại nghe Avđotiev trình bày và nói:– Cậu chưa biết cách, đưa tờ giấy đây. Phải làm lại từ đầu.Và Persitski cùng Avđotiev tiến hành cuộc thăm hỏi mới. Persitski nói với một thanh niên:– Này cậu cả, thậm chí chả cần phải góp tiền nữa kia. Cậu có công trái năm hai mươi bảy chứ? Giá trị bao nhiêu? Năm chục rúp hả? Càng hay. Cậu hãy giao phiếu công trái ấy cho câu lạc bộ chúng ta. Các phiếu công trái sẽ gộp thành vốn. Đến tháng tám này ta có thể bán tất cả các phiếu ấy và mua ô tô.– Nếu phiếu của tôi trúng thưởng thì sao? – tay thanh niên tự vệ.– Thế cậu muốn trúng thưởng bao nhiêu?– Năm chục ngàn.– Năm chục ngàn tiền thưởng ấy sẽ đem mua nhiều ô tô. Nếu tớ trúng số hoặc Avđotiev cũng vậy. Tóm lại bất cứ phiếu của ai trúng thưởng, thì đều dùng tiền tậu ô tô cả. Bây giờ cậu hiểu rồi chứ? Cậu là thằng lập dị! Cậu sẽ được phóng xe riêng đi trên con đường Quân sự Gradia. Tha hồ ngắm cảnh núi non nhé! Đồ ngốc! Đằng sau cậu là một dãy xe nối đuôi nhau, nào của “Tòa án và sinh hoạt”, nào của ban thời sự, nào của ban “Chuyện thường ngày”, nào của cái cô ả gì ở ban “Điểm phim”... Sao? Sao? Cứ gọi là tha hồ cho cu cậu tán tỉnh!...Mỗi chủ nhân có phiếu công trái trong thâm tâm không tin vào khả năng trúng thưởng. Nhưng ai cũng tỏ thái độ ghen tị đối với phiếu công trái của những người láng giềng và quen biết của mình, chỉ sợ họ trúng thưởng, còn mình thì số phận hẩm hiu, chẳng bao giờ trúng đồng tiền thưởng nào cả. Bởi vậy, sự hy vọng vào khả năng trúng thưởng của bạn đồng nghiệp trong tòa soạn đã đẩy những vị có công trái vào bán kính tác động của câu lạc bộ mới. Chỉ lo không có phiếu nào trúng thưởng. Nhưng chẳng hiểu sao điều đó ít có khả năng xảy ra, hơn nữa câu lạc bộ ô tô cũng chẳng mất gì: với số vốn do các công trái góp vào cũng bảo đảm mua được một cái ô tô rồi.Chỉ sau năm phút đã kết nạp đủ hai chục người. Khi công việc đã xong xuôi đâu đấy, thư ký tòa soạn nghe phong phanh những triển vọng đầy sức hấp dẫn của câu lạc bộ ô tô mới mò đến.– Thế nào các cậu? Cho tớ ghi tên với chứ? – Ông hỏi.– Thì mời đồng chí cứ ghi tên – Avđotiev nói, có điều không phải là ghi tên vào câu lạc bộ chúng tôi, ông già ạ. Rất tiếc đã đủ người rồi, tạm thời việc kết nạp hội viên mới phải lui đến năm một ngàn chín trăm hai mươi chín kia. Đồng chí nên vào hội những người bạn của trẻ em thì hơn. Vừa rẻ, vừa nhàn. Có hai mươi xu một năm, lại chẳng phải đi đâu xa.Thư ký tòa soạn bối rối, chợt nhớ rằng quả thật mình đã hơi già. Ông thở dài quay về phòng đọc nốt bài xã luận đầy sức lôi cuốn.Ngoài hành lang, một thanh niên điển trai có nét mặt hao hao người Trerket, ngăn ông lại hỏi:– Đồng chí ơi, tòa soạn báo “Máy cái” ở chỗ nào vậy?Đó chính là ông vua mánh.