hi mađam Gritsasueva từ giã được Nhà hữu nghị các dân tộc chẳng mến khách tí nào ấy, thì nhân viên các cấp khiêm tốn nhất đã bắt đầu đổ về đây: những anh chàng chạy công văn giấy tờ, những cô tiểu thư chuyên đi ra đi vào, các nữ nhân viên điện báo, các kế toán viên tập sự v.v...Trong số họ có Nikifor Liapis, một người rất trẻ, đầu tóc bù xù và con mắt lấc láo.Những tay ngu ngốc, bướng bỉnh và những vị khách đầu tiên bước vào Nhà hữu nghị các dân tộc theo cổng chính. Nikifor Liapis qua lối bệnh xá. Ở Nhà hữu nghị, anh ta là “người đằng mình” và biết rõ những con đường đi tắt tới những ốc đảo, nơi phun ra các dòng suối nhuận bút mát rượi dưới sự bảo trợ của các tạp chí chuyên ngành.Trước hết Nikifor Liapis đến căng tin. Hòm vé chơi một điệu nhạc chào và đùn ra ba cái vé. Nikifor uống cốc sữa chua, ăn một cây kem bọc giấy, vừa ăn vừa uống trà. Sau đó anh ta thong thả tới thăm các cơ sở của mình.Đầu tiên Nikifor rẽ vào tòa soạn tạp chí “Gherasin và Mumu” là nguyệt san dành cho những người đi săn. Đồng chí Napernikov chưa tới cơ quan, cho nên Nikifor đi sang ban biên tập tuần san “Tin tức y học” là phương tiện thông tin mà cán bộ ngành được dùng để tiếp xúc với thế giới bên ngoài.– Chào thủ trưởng – Nikifor nói – Tôi mới viết xong một bài thơ tuyệt diệu.– Về đề tài gì? – Tố trưởng phụ trách trang văn nghệ hỏi – Anh biết rồi đấy, tạp chí của chúng ta chuyên về...Để định nghĩa chính xác hơn bản chất của “Tin tức y học”, vị tổ trưởng động đậy các ngón tay.Nikifor nhìn chiếc quần vải gai màu trắng của mình, ngả người về phía sau và nói như hát:– “Bài ca hoại thư”.– Hay đấy, lẽ ra đã phải tuyên truyền tư tưởng phòng bệnh dưới dạng khoa học phổ thông từ lâu.Nikifor lập tức ngâm:Gavrila mắc bệnh hoại thưHoại thư khiến Gravrila ốm nặng...Khổ thơ bất hủ tiếp theo về anh chàng Gravrila vì ngu dốt đã không đến hiệu thuốc kịp thời và đã chết vì không bôi i ốt lên vết thương.– Khá đấy, Nikifor ạ – vị tổ trưởng khích lệ – nhưng giá bài thơ dài hơn thì tốt... Anh hiểu chứ.Đoạn cầm lấy bài thơ đáng sợ và hứa đến thứ ba sẽ trả nhuận bút.Ở tạp chí “Chuyện thường ngày của nhân viên moóc-xơ”, Nikifor được đón tiếp niềm nở.– Liapis, rất may là anh tới. Bọn này vừa vặn đang cần thơ. Có điều phải nói về sinh hoạt, chỉ chuyện sinh hoạt thôi. Không trữ tình trữ tung gì cả. Anh hiểu chứ? Một cảnh nào đấy trong sinh hoạt của người đưa thư chẳng hạn, anh hiểu chứ?– Thì hôm qua tôi đã nghĩ rất lâu về sinh hoạt của các nhân viên bưu điện. Thế là viết được cả một trường ca, nhan đề “Lá thư cuối cùng”. Đây:Gavrila làm nghề đưa thưThư là do Gavrila phân phát...Chuyện Gavrila gói gọn trong bảy mươi hai dòng. Đến cuối bản trường ca, nhân viên đưa thư Gavrila tuy trúng đạn của một tên phát xít bắn, vẫn đem bức thư đến trao đúng địa chỉ.– Chuyện xảy ra ở đâu vậy? – Mọi người hỏi Nikifor.Hỏi thế là phải. Ở Liên Xô không có bọn phát xít, ở nước ngoài làm gì có người mang tên Gavrila và các thành viên của công đoàn bưu điện.– Xảy ra ở đâu chả được? – Nikifor đáp – Dĩ nhiên xảy ra ở nước ta, có điều là tên phát xít mặc giả bộ quần áo khác thôi.– Tốt hơn cả là anh hãy viết cho bọn tôi một bài về đài phát thanh, Liapis ạ.– Tại sao các đồng chí lại không muốn nói về người đưa thư?– Thì cứ để bài ấy đó. Coi như bọn tôi vẫn nhận.Nikifor buồn rầu lại quay về tòa soạn “Gherasin và Mumu”. Napernikov đã ngồi bên bàn. Trên tường treo bức chân dung nhà văn Turgenev được phóng to: nhà văn đeo kính kẹp mũi, đi ủng lội nước và khoác cây súng hai nòng trước ngực. Đứng cạnh Napernikov là một thi sĩ vùng ngoại ô – đối thủ cạnh tranh của Nikifor Liapis.Lại bắt đầu bài ca cũ về Gavrila, nhưng lần này nghiêng sang đề tài săn bắn. Thi phẩm nhan đề: “Lời cầu nguyện của tay săn trộm”.Gavrila phục kích chú thỏ,Chú thỏ bị Gavrila bắn trúng...– Hay lắm! – Napernikov tốt bụng nói – Liapis, với bài thơ này anh đã vượt cả thi hào Entikh. Có điều phải sửa đôi chỗ. Thứ nhất, anh hãy bỏ ba chữ “Lời cầu nguyện” đi.– Cả hai chữ “chú thỏ” nữa – nhà thơ cạnh tranh nói.– Tại sao lại bỏ “chú thỏ”? – Napernikov ngạc nhiên.– Bởi vì bây giờ không phải mùa săn thỏ.– Anh Liapis nghe rõ chứ, anh hãy thay hai chữ ấy đi.Sau khi sửa chữa, bài trường ca mang tên “Bài học với tay săn trộm”, còn chú thỏ được thay bằng chim dẽ. Sau mới vỡ lẽ rằng chim dẽ cũng không bị săn vào mùa hè. Cuối cùng bài thư có dạng như sau:Gavrila phục kích con chimCon chim bị Gavrila bắn trúngVân vânSau khi ăn bữa sáng ở nhà ăn tập thể, Nikifor Liapis lại bắt tay vào việc. Cái quần trắng thấp thoáng trong bóng tối của các hành lang. Anh ta đến các tòa soạn rao bán nhân vật Gavrila đa diện của mình.Ở “Tiếng sáo hợp tác xã”, bài thơ nhan đề “Sáo của Eolov”Gavrila đứng bên quầy hàng,Quầy của Gavrila bán sáo...Các cán bộ biên tập của tạp chí “Rừng ơi” thì mua của Nikifor Liapis một bài trường ca ngắn nhan đề “Ở cửa rừng”. Bài thơ mở đầu như sau:Gavrila đi xuyên qua rừng,Gavrila chặt tre, đẵn gỗ...Tay Gavrila cuối cùng trong ngày hôm nay làm nghề nướng bánh, và nhờ vậy đã tìm được chỗ đứng ở tòa soạn tạp chí “Thợ nướng bánh”. Bài trường ca mang cái tên khá dài và buồn: “Về cái bánh mì, chất lượng sản phẩm và về em yêu”. Trường ca để tặng một nàng Hina Chlek bí ẩn. Câu thơ đầu vẫn mang tính chất sử thi cao cả như những trường ca trước:Gavrila làm thợ nướng bánh, Bánh là do Gavrila nướng...Lời đề tặng bị gạch đi sau một cuộc tranh cãi tế nhị.Đau khổ nhất là chả tòa soạn nào trả tiền ngay cho Nikifor Liapis. Nơi thì hứa trả vào thứ ba, nơi bảo thứ năm hoặc thứ sáu – của hai tuần sau nữa. Đành phải đi kiếm tiền ở trận địa của kẻ thù, nghĩa là ở những tòa soạn chưa bao giờ chịu đăng bài của Liapis.Từ tầng năm, Liapis đi xuống tầng hai và bước vào phòng ban thư ký báo “Máy cái”. Tai họa thay, anh ta chạm trán ngay với nhà báo năng nổ Persitski.– A! – Persitski thốt lên – Liapis!Nikifor Liapis thấp giọng nói:– Này, anh cho tôi vay ba rúp đi. Tạp chí “Gherasin và Mumu” đang nợ tôi một món tiền lớn.– Tớ cho cậu vay nửa rúp thôi. Hượm đã. Cậu chờ chút xíu tớ quay lại ngay đây.Và Persitski quay lại ngay thật: ông ta dẫn theo khoảng một chục cán bộ tòa báo “Máy cái”.Câu chuyện trở nên râm ran.– Sao, cậu đem bài gì đến nào? – Persitski hỏi.– Một bài thơ tuyệt diệu.– Về Gavrila chứ gì? Đề tài nông dân phải không? Chắc là “Gavrila đi cày từ sớm, Gavrila yêu thích cái cày” phải không?– Gavrila là cái quái gì! Hắn là đồ mất dạy! – Liapis tự vệ – Tôi viết về xứ Kápka kia.– Thế cậu đã đến Kápka chưa?– Hai tuần nữa tôi sẽ đến đó.– Cậu không sợ à, Liapis! Ở đấy nhiều sakal (1) lắm đấy!– Sợ gì sakal! Ở xứ Kápka chúng có độc đâu mà lo!Sau câu trả lời ấy, ai nấy đều cảnh giác.– Liapis này, thế cậu bảo sakal là cái con gì? – Persitski hỏi.– Tôi biết thừa đi rồi, anh hãy để tôi yên!– Thì cậu hãy nói xem, nếu cậu biết thật!– Ờ... Đại loại nó giống con rắn.– Đúng mà, bao giờ cậu cũng đúng. Theo ý cậu thì người ta bưng cái yên của con dê rừng ra bàn ăn cùng với bộ bàn đạp để tiếp khách.– Chả bao giờ tôi nói như thế cả! – Liapis cao giọng.– Cậu không nói nhưng cậu viết như thế. Napernikov bảo tớ rằng cậu cố giúi bài thơ ngớ ngẩn nào đó về sinh hoạt thợ săn, đòi đăng ở “Gherasin và Mumu”. Nói thật đi, Liapis, tại sao cậu viết về những cái mà trong đời cậu chưa hề thấy bao giờ hoặc cậu không biết một tý gì cả? Tại sao trong bài thơ “Quảng châu” của cậu, cái silip của phụ nữ lại là chiếc áo dài vũ hội! Tại sao?– Anh là kẻ chấp nê nhỏ mọn – Liapis vênh mặt.– Tại sao trong bài thơ “Đua ngựa giật giải Buđionyi, cậu lại để cho kỵ sĩ ngồi trên mình ngựa giật cương, rồi mới nhảy lên yên? Cậu đã bao giờ thấy cái dây cương chưa?– Rồi.– Vậy nó như thế nào?– Hãy để tôi yên. Anh thật là chúa gây sự!– Cậu đã thấy cái yên chưa? Đã xem đua ngựa bao giờ chưa?– Không nhất thiết phải đến tất cả mọi nơi! – Liapis lớn tiếng – Puskin đã sáng tác các bài thơ về Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù chưa bao giờ ở Thổ Nhĩ Kỳ cả.– Đúng rồi, chả là xứ Erzerum nằm ở tỉnh Tula mà lỵ (2).Liapis không hiểu lời châm biếm. Anh ta hăng hái nói tiếp:– Puskin đã viết căn cứ vào các tài liệu. Nhà thơ đã đọc lịch sử cuộc khởi nghĩa Pugasôp, rồi viết. Còn tôi làm thơ về cuộc đua ngựa qua lời kể của Entikh.Sau lời bào chữa hùng hồn ấy, Liapis bị Persitski lôi sang phòng bên cạnh. Khán giả kéo theo sau. Trên tường phòng này treo một mảnh giấy báo to bị viền băng tang.– Cậu viết bài ký này cho báo “Cầu thuyền trưởng” phải không?– Tôi đấy.– Hình như đây là thí nghiệm đầu tiên của cậu trong văn xuôi phải không? Xin chúc mừng cậu! “Những đợt sóng trào qua đê chắn biển và rơi xuống phía dưới nhanh như kích (3)...” Cậu đã cho “Cầu thuyền trưởng” một vố nhớ đời! Từ nay tòa soạn ấy sẽ khó mà quên được cậu, Liapis ạ!– Viết thế thì sao?– Thì... thì... Cậu có biết kích là cái gì không?– Dĩ nhiên là biết, anh hãy để tôi yên...– Cậu hình dung thế nào là cái kích? Hãy miêu tả bằng lời xem sao.– Nó... nó... tóm lại là nó rơi, nó ngã.– Cái kích ngã. Cái kích ngã nhanh! Nhanh như kích! Được rồi, cậu chờ tớ đem nửa rúp đến cho cậu nhé. Các bạn đừng thả hắn ra vội.Nhưng lần này nửa rúp cũng không có. Persitski sang phòng tra cứu mượn về tập thứ hai mươi mốt trong bộ từ điển của Brogauz, từ chữ Đomitsii đến chữ Evreinov. Ở giữa mấy chữ Đomitsii (tên một pháo đài của vương quốc Meklenburg – Shverin) và Đommel (tên một dòng sông ở Bỉ và Niđerlan, tức là Hàlan), họ đã tìm thấy chữ đomkrat (tức là cái kích).– Nghe đây! “Đomkrat (tiếng Đức – Daumraft) là một thiết bị dùng để nâng vật nặng. Một cái kích thông thường dùng để nâng xe lên, bao gồm một thanh sắt di động hình răng cưa, khớp với môt pi-nhông được xoay bằng cán...” vân vân. Còn nữa “Giôn Điskon năm 1879 đã dựng cột kỷ niệm nổi tiếng mang tên “Cái kim của Cleopatra” bằng bốn người thợ sử dụng bốn cái kích thủy lực”. Vậy là theo cậu thì cái thiết bị ấy có tính chất rơi nhanh hả? Nghĩa là Brogauz và Efron đã lừa dối nhân loại suốt năm chục năm nay? Tại sao cậu viết nhăng viết cuội trong khi lẽ ra phải học hành cho tử tế? Trả lời xem đi nào?– Tôi cần tiền.– Làm sao cậu có tiền được kia chứ! Suốt đời lúc nào cũng xin nửa rúp.– Tôi mua đồ gỗ nên bị lạm chi.– Cậu mua nhiều đồ gỗ lắm à? Những bài viết nhăng viết cuội của cậu chi đáng được trả một xu thôi.– Một xu thì đủ làm sao được! Tôi mua một cái ghế ở chỗ bán đấu giá đã...– Ghế hình con rắn phải không?– Không. Ghế lâu đài hẳn hoi. Nhưng tôi gặp chuyện rủi ro. Đêm qua, khi tôi về đến nhà...– Từ chỗ Hina Chlek về chứ gì?... – Tất cả những người có mặt đồng thanh hỏi.– Hina cái gì!... Tôi với Hina đã chia tay nhau từ lâu rồi. Tôi đi dự cuộc tranh cãi về Maiakôpxki mà. Tới nhà, thấy cửa sổ để ngỏ, tôi cảm thấy ngay là có chuyện chẳng lành.– Ái – Ái – Ái! – Persitski lấy hai tay che mặt, nói – Thưa các bạn, tôi cảm thấy Liapis bị đánh cắp mất kiệt tác số một của cậu ta “Gavrila đi làm lao công, Gavrila ra sân quét rác”.– Anh hãy để tôi nói nốt đã. Một trò lưu manh kỳ quặc! Một bọn mất dạy nào đấy đã lọt vào phòng tôi và rạch tung lớp vải bọc chiếc ghế ra. Có ai cho tôi vay năm rúp để chữa cái ghế không?– Cậu hãy sáng tác một Gavrila mới để lấy tiền mà chữa ghế. Thậm chí tớ có thể mách cho cậu câu mở đầu. Hượm đã, hượm đã nào... Xong ngay đây... Nào, viết đi: “Gavrila mua ghế ngoài chợ. Gavrila mua phải ghế tồi”. Có thể đem bán bài này cho tờ “Tiếng nói của tủ commôt”... Ôi, Liapis, Liapis!... Mà Liapis này, tại sao cậu lại lấy bút danh Trubetskoi? Sao cậu không tìm cái bút danh nào hợp hơn? Đolgorukii chẳng hạn. Nikifor Đolgorukii! Hoặc Nikifor Valua! Hoặc nổi hơn nữa thì gọi là công dân Nikifor Sumarokôp-Elston. Nếu cậu nổi hứng viết liền ba bài cho tờ “Germumu”, thì cậu sẽ tìm ra một lối thoát tuyệt diệu. Một bài ký tên Sumarokôp, bài thứ hai là một thứ “đỉ bo” (bỏ đi) thì ký tên Elston, còn bài thứ ba lấy bút danh Iusupôp... Hừ, cậu đúng là thứ nhà thơ Bút Tre!...Chú thích:(1) Một loại chó rừng.(2) Puskin có viết một bài thơ nhan đề “Đến Erzerum du ngoạn”.(3) Tiếng Nga là Đomkrat (Một thuật ngữ vay mượn từ tiếng Đức) (Người dịch chú giải để bạn đọc hiểu đoạn dưới).