ất nhiên căn phố dài chừng một ngàn hai trăm thước này có tên gọi đàng hoàng nhưng lâu nay thiện hạ chỉ quen gọi là phố nhà binh để khỏi lẫn với... có một thời dường như tất cả những căn hộ đều bảo nhau khinh khỉnh sây lưng ra mặt đường khiến cho dãy phố tối tăm lại càng hun hút nỗi đe dọa dập dờn... Thế rồi hôm nay, bỗng lại như tuân theo nhất loạt một khấu lệnh của đấng toàn năng, các căn hộ quay mặt lại với cuộc đời... sự phá hoại kiến trúc của một dãy phố hôm nay là phản ảnh cái trở dạ đau đớn của lề thói suy nghĩ cũ, đòng thời sẽ dẫn đến phá vỡ sự ổn định trong từng gia đình, từng số phận, có thể tốt lên nhưng cũng có thể sẽ xấu đi... Nhưng không thể không phá vỡ... Sau gần một năm đi xa, tối nay, vào một tối lập đông se lạnh, người đạo diễn điên ảnh với chiếc ba lô bạc màu trên vai, vừa bước đi chầm chậm trên hè phố vủa tủm tỉm cười, có lúc cái môi dưới lại nhệch ra như sắp mếu và trong đầu cứ rộn lên cái mạch chuyện của bộ phim mà kỳ này trở về, anh nhất quyết sẽ thực hiện nốt những gì còn dang dở. Ánh sáng chan hòa và những âm thanh rộn ràng nuốt chửng lấy cái thân xác gầy guộc của anh, đảo bước chân anh theo cái nhịp của một người đang vào cơn say nhẹ. Hai ngọn đèn pha cực mạnh bật sáng chói chang nơi giữa phố, đưa cả con đường vào một đêm hội hoa đăng của công cuộc trải nhựa lại mặt bằng. Mùi hắc ín, tiếng máy nổ, dáng dấp những người công nhân lục lộ khẩn trương đan qua đan lại kia đã báo hiệu rằng, chỉ sớm mai thôi, khi căn phố tỉnh dậy, sẽ có một dải lụa màu đen mát mịn chạy giữa những ngôi nhà. Anh chợt thấy sống mũi mình cay xè. Chao ôi, Hà Nội... Hà Nội của tôi... Hà Nội khổ đau và lam lũ... Hà Nội kiên trung và nồng nàn... Hà Nội... Thế là ra ngươi cũng đang biết tự đập vỡ mình để trở nên dáng nét của một thủ đô theo đúng nghĩa đấy ư. Cám ơn... xin cám ơn. Đi giữa đường phố, nước mắt rưng rưng, lòng anh cứ rì rầm cám ơn nhưng cám ơn ai, cám ơn cái gì và tại sao lại cám ơn thì chính anh cũng không biết nữa. Một chú bé ngộ nghĩnh phóng chiếc xe đạp mi ni Nhật đi ngược chiều, réo gọi: - A!... Chào chú tuyệt vòã Anh vui vẻ giơ ngón tay lên, réo theo - Hê lô! Thậm chí trên cả tuyệt vời! Chú bé bật lên một chuỗi cười khanh khách giòn tan rồi biến mất ở góc phố. Cười to nữa lên, cậu bé! Chỉ cần nghe tiếng cười của cậu là tôi biết cuộc sống nơi đây đang vận hành về hướng nào. Anh lại tiếp tục đi. Đi càng chậm. Phố bằng cái gang tay thôi mà, bước nhanh nó hết mất thì phí! Chả gì cũng cách xa nhau gần trọn bốn mùa rồi, cứ chậm rãi ngửi hít cho nó thật đã cái chứ. Rồi mọi sự cũng phải đổi thay đi như thế này chứ. Dẩu có phải trả giá thế nào chăng nữa thì cũng phải đổi thay, còn ngàn lần hơn tất cả vẫn ù lì rêu phong như cũ. Mải nghĩ, anh bước hụt một cái, chút nữa đập mặt vào một chiếc xe máy to tướng đang nhao tới, “Sư anh già! Anh chán sống rồi hả?” Một tiếng chửi rơi lại như sủa. Anh cười ngẩn ngơ, sờ tay lên đầu: Thì già mẹ nó thật rồi còn gì nữa. Còn chửi thừa, con trai bố ạ! Tuy vậy, sự kiện ấy cũng làm cho cơn say cao quí trong anh tỉnh lại đôi phần. Sau bức thư dài thòng của anh em nhà Nam, mãi đến ba tháng sau anh mới có thể dứt ra mọi việc để trở về được. Bộ phim của anh đã được chiếu ở Pháp, Mỹ và Ca Na Đa, ít nhiều cũng gây được tiếng vang. Nghe đâu một trong mấy quốc gia ấy đang có ý mời đạo diễn sang thăm nhưng thực lòng anh chả mấy quan tâm và cũng không hỏi han thêm một câu. Còn người đàn bà xinh cứu tinh kia, sau lần ấy anh không có dịp gặp nữa. Anh cũng không có ý tìm gặp. Cái gì đã qua là qua! Tính anh vốn vậy và nếu anh chưa đập đầu vào tường cũng là vì vậy. Ba tháng... thời gian đó, không nhận được thêm thư của bạn nhưng bằng những thông tin gián tiếp và trực tiếp, anh vẫn hiểu được cái gia đình Nam - Thảo kia lúc này đã trở thành một gia đình thượng lưu kiểu mẫu với thu nhập hàng tháng ngoài lương chừng năm triệu đồng. Năm triệu... Ngoài ấy là to, thậm chí quá to nhưng so với trong này lại chẳng nhằm nhò gì. Căn hộ nào cũng có thể có một mặt tiền cho thuê với giá trên năm triệu hết. Còn nhà cửa của rất nhiều những vị chức sắc đương nhiệm hay đã về hưu, cho tư bản thuê, cho các công ty thuê, một tháng trừ khoản này thuế nọ đi, cũng uể oải mà nhét nhẹ vào túi vài chục ngàn đô chứ bao nhiêu!... Nghĩ lại chán cho mấy thằng bạn cũ, cũng Nhà này Nhà nọ đàng hoàng, cũng có danh có tuổi hẳn hoi, vậy mà lại lao vào đi buôn đất, gọi sang là đi kinh doanh địa ốc? Sáng bảnh mắt đã phóng xe đi, tối mịt mới hốc hác trở về, chuyện trò chỉ toàn chỉ này mét kia, cứ nhặng xì ngậu cả lên. Đã hết đâu. Dốc túi mua được rồi, sáng nào cũng dỏng tai nghe đài, nghe ti vi xem giá nó lên hay xuống. Giá lên thì vỗ đùi cười, giá xuống lại làu bàu vợ con... Rồi ngay cả cái ông bạn nhà văn nghiện hút kia nữa; cầm 6 ngàn đô la anh trả, tưởng làm gì hóa ra cũng mò ra suối Lồ ồ mua đất mất. - Anh giai ơi! Anh giai dừng lại vào quán i...em uống cà phê đá! Một tiếng chào mời nhớt nhợt đậu vào tai trái anh. Anh giật mình quay sang: có hai ba cô gái ăn vận hớ hênh, mặt mày đánh phấn như Hồng lâu mộng ngồi vắt chéo... đùi trước cửa quán đang trơn mát nhìn anh. “Không giám, anh nói, tôi uống rồi!” “Gớm, anh giai làm gì mà ki bo thế? Uống rồi uống nữa. Không cà phê thì... uống cái khác, sướng hơn” Anh rảo bước đi nhanh. Mẹ khỉ? Thằng lưu manh thì kêu sư già, mấy con ranh con chưa biết giữ vệ sinh thân thể lại nói anh giai? Đời sướng thật!... Anh chợt nhớ lại cái chi tiết 50 triệu gì đó mà vợ chồng Nam có nhã ý dành cho mình. Thưa, tôi chẳng dám đâu cô cậu ạ! To quá nhưng thực ra mình cần làm gì? Nếu vợ chồng nó cứ ép thì... đành nhận vậy nhưng sau đó sẽ lén quầng tất cả vào ngân hàng với sự đứng tên của con bé Niên Thảo. Bố đỡ đầu cóc cáy chả có gì cho bé, chỉ còn cách rút lui từ ruột bố mẹ bé để làm của hồi môn sau này bé đi lấy chồng thôi nhỉ? Lấy chồng... Anh chợt vấp nhẹ. Giá giờ đây, trong căn phòng 16 thước vuông toàn mùi cứt gián và cứt chuột kia cũng có một người đàn bà gọi là vợ đang tựa cửa đợi chờ nhỉ? Sướng quá đi chứ! Cơm canh, giặt giũ, hỏi han, trách móc...đủ cả. Thế là trọn cái nghĩa đời... Loan bây giờ ra sao? Cô gái có cái đầu ba hồi nóng ba hồi lạnh, chả biết thế nào? vẫn ở vậy và khiêu khích tứ tung hay đang cuộn tròn như con nhím trong vòng tay một gã chồng to con thơm phức nào?... Vợ chồng Thảo nữa? Giàu sang rồi, liệu cái sự hãnh tiến thường có ở những số phận viên mãn có làm mình lạc lõng trong cái tòa nhà ba tầng ấy khi mình ghé vào thăm không? Lạc lõng cũng chả sao! Còn quí nhau thì đến, hoạnh tiền thì... bai! Mình chả còn gì để mất và cũng chả có gì để còn. Tất nhiên cũng vì vợ chồng nó, vì bé Niên Thảo và vì... cả cô ấy nữa, cô Loan nên mình mới trở lại đây. Nói đùa, anh tặc lưỡi, giá vợ chồng nó cứ như ngày xưa, vài ba thước nhà trống tuềnh trống toàng, có khi lại hay. Mình cứ thế quầng phịch ba lô xuống, hét gọi một tô cơm nguội ăn với dưa muối chấm nước mắm cho nhiều ớt chỉ thiên rồi tu ừng ực hết một bình nước tráng là sướng nhất, gọn. Đằng này... bề thế như nó nói vậy, có khi mình phải tạt qua nhà tắm, thay quần áo cái đã rồi mới giám hắng giọng mò sang. ì, lại còn món quà cho con bé nữa? Trước đây chỉ bịch chôm chôm, vài cái kẹo dừa, thế là xong, thế là đủ để chú cháu bá cổ nhau cười hinh hích. Còn nay, biết đâu ba cái thứ tầm phào này lại làm cô bé ý nhị quay mặt đi? Đến khổ!... Chao! Chác nó lớn lắm rồi? Hơn mười tuổi rồi còn gì nữa. Càng lớn càng giống mẹ hay lại ngả phần sang bố? Kệ, giống ai nó cũng đẹp cả. Thấy bố Bình nhếch nhác thế này, liệu bé con có nhảy lên cổ bố mà hôn chùn chụt nữa không?... Nghĩ đến đó, tự dưng nước mắt anh lại chực tràn ra. Bước chân anh bỗng sượng lại... Cái quán nước của chị hàng chè chén mọi lần đâu rồi? Trước đây nó vẫn nằm nhỏ nhoi ở chỗ này kia mà? Sao bây giờ toàn thấy ánh sáng là ánh sáng?... Đột nhiên, từ trong tiềm thức sâu thẳm của anh, anh thèm cồn cào được nghe lại giọng hát chiết ra từ gan ruột cùng những đầu ngón tay to bè gõ xuống mặt bàn của ông nhà thơ bệnh tật kia. Thèm lắm... Đã qua ngã ba thứ nhất, qua ngã ba thứ hai rồi. Phố này được cái toàn ngã ba nên qua đường chẳng phải đợi chờ, còn một ngã ba nữa là đến nhà nó. Chà... nó nói đúng. Chỉ sau gần một năm mà căn phố tiếp tục thay đổi đến nao lòng. Số nhà không có, chỉ thấy biển hàng biển hiệu, cửa sổ không còn, chỉ toàn đập mặt vào pa nô, áp phích quảng cáo. Trên mặt đường, xe máy nhiều hơn xe đạp. Trong vỉa hè, nhà cao tầng nhiều hơn nhà một tàng. Hàng sấu già ngày nào vạm vỡ vút cao đến thế mà giờ đây chỉ còn là những tán lá xanh đọng đầy bóng tối. Bước chân anh lại ngập ngừng... Đúng rồi, nơi gốc cây sát cột điện trước đây là chỗ trú ngụ của đôi vợ chồng có cái miệng phồng thực. Vậy mà bây giờ đã có một căn hộ xinh xắn hai tầng, lan can chìa ra sát mặt đường. Liệu có phải nhà của gã không nhỉ? Từ trong kia mình đã nghe tin gã chủ tâm cất nhà ở ngay chính cái nới chốn mà vợ gã đã sinh hạ được hai đứa con để ghi nhớ kỷ niệm. Đúng vậy không? Đẹp quá, trang nhã quá nhưng... tại sao lại im lìm dễ sợ thế này? Hầu như các cửa chính cửa phụ đều đóng hết, trong nhà lại tịnh không có một vệt ánh sáng đèn nào? Ngôi nhà như vô chủ... Chả lẽ vợ chồng con cái gã rửng mỡ kéo hết nhau đi nghỉ cuối tuần theo đúng cái lối sống trưởng giả của những gia đình gặp vận may? Hay là gã đưa vợ con đi xem hát, đi thăm ông nội?... Tốt cả thôi, Lãm ạ! Thành thực mừng cho cậu. Tưởng chết còng chết rét hết rồi mà rốt cục cậu đã gượng được, gượng một cách phi thường. Xin bái phục và kính trọng cậu. Mình thua. Giá lúc này cậu có nhà, mình ghé vào uống với nhau một chén rượu nhạt nhỉ? Tuyệt... Gâu! Gâu!...gâu!... Một chút nữa thì cái tiếng chó sủa Ồm Ồm như tiếng gầm sư tử kia hất anh văng tóe xuống lòng đường. Nấp vào gốc cây nhìn lại, anh hoảng hồn khi thấy con chó lông xám ức trắng to tướng đang ngồi chồm hỗm trước cửa nhà, chìm vào bóng tối chân tường mà anh không để ý. Thì ra thế đấy. Anh thở phào, dé chân chèo bước chếch sang bên kia hè. Chú chàng trung thành ngồi giữ nhà cho chủ đi chơi đấy. Giỏi! Nhưng sao... Anh nheo nheo mắt cái dáng ngồi của chú mày buồn thế? cả cái tiếng sủa cũng âm u ai oán thế nào? Giống cái tiếng sủa của con sói già trong rừng lạc con? Thôi tạm biệt, mai gặp lại. Chú mình ạ, giữa cái phố xá rộn rã thế này, chú chả nên có cái tiếng sủa rầu rĩ như thế. Có phải không?... Một cảm giác khoan khoái chạy râm râm trong người khiến bước đi của anh nhanh rảo hơn. Tuyệt! Muốn nói gì thì nói, cuộc sống của căn phố lính tráng này xét đến cùng cũng... tạm được đấy chứ. Cha! Người tịt mũi nhất cũng phải nhận thấy đâu đâu cũng ngan ngát cái mùi vị no đủ, cái mùi vị đang lan vào từng ngôi nhà, từng chiếc giường ngủ của những đôi vợ chồng... Chỉ tiếc, giá như đừng mất đi bao vết chịn ngọt ngào của những thân hình con gái miết cứng vào gờ tường... Tránh chó, anh lại vô tình trở lại chỗ ban đầu, nơi quán nước ngày xưa. - Thưa bác - Anh dừng lại hỏi một bác xích lô già đang gà gật ngồi chờ khách trên thùng xe - Cái quán nước ngày trước ở đây dọn đâu rồi ạ? - Anh là ai mà hỏi ngơ ngơ thế? - Bác xích lô càu cạu cự lại - làm gì còn cái quán nào nữa? Tất cả chui tụt vào trong nhà rồi. Thời buổi bây giờ không phải cứ mặt tiền là ăn đâu. Mặt tiền cũng chả ra tiền. Đông quá, tiền của nào cho thấu. Người ta lại thích chui tụt vào trong cho yên tĩnh, chú có hiểu không? “Gớm! Gì mà lắm lời quá! Hỏi cái này lại trả lời trẹo sang cái khác.” Anh nghĩ thầm nhưng vẫn hết sức lễ độ: - Dạ... Bác nói chí phải nhưng cháu có thấy đâu? - Cái nhà chị hàng này ấy à? - Thì cháu đang hỏi. Chị ấy béo béo gầy gầy, nói năng tràm tĩnh. - Hỏi thật nhé, anh là thằng chồng cũ bị nó đuổi ra đường hay sao mà nói năng dớ dấn thế? Béo béo lại còn gầy gầy? - Vâng! Nói chung là gầy gầy. - Dẹp tiệm rồi. Người ta đi dạy học lại rồi, chú nghe rõ chửa? Bây giờ thì chú đi đi nhé! Tôi cần nghỉ một chút để còn phải nửa đêm ra ga đón khách. Nói xong, ông già xịch người một cái, ngoẹo đầu cái nữa và... ngáy luôn. Chà, anh lắc đầu, giá mà mình cũng ngáy được như thế nhỉ? Còn quá cả ba mươi bảy ly hạ nòng. Nhân dân lao động muôn năm! Ngáy muôn năm! Đi dậy lại muôn năm! Các giá trị thật đang trở lại vị trí cũ... muôn năm! Mát mẻ đến tận chân tóc, anh dầu môi huýt sáo một điệu hành khúc làm đà cho bước chân đi nhanh hơn... Kia rồi, chú chàng đây rồi! Anh dừng lại thở phào một cái. Tòa nhà ba tàng sừng sững đang chán ngang trước mặt anh. Cao ghê! Lại đẹp ra dáng! Như cái lâu đài của Boa ghin Be Đầu Bò. Chà chà! Thì ra chẳng cần có cái mặt mình, nó vẫn có thể thuê được một bản thiết kế đâu vào đấy cả. Dân tộc và hiện đại, khá! Một chút chạnh lòng tủi thân nhen lên nhưng qua đi rất nhanh. Kệ, hiện đại hay dân tộc, ba tàng hay bốn tàng, ta hãy cứ vào cái đã. Nếu người quá hôi, mình sẽ giữ ý đứng xa chúng nó ra một chút chứ có sao đâu. Chà, thằng Nam, cái thằng Nam người rừng! Hóa ra lá số của mày lại rơi vào cung hậu vận đại hồng phúc. Vợ đẹp, con khôn, phong lưu rủng rẻng... chắc giờ này cả nhà đang quây quần bên băng hình video hay đang giở bánh trái ra làm một cú lót dạ ban đêm? Chắc cu cậu độ này người ngợm mầm mẫm ra phải biết? Sướng thế cơ mà. Tao phải uýnh cho mày một trận như thuở nào để mày bớt đi mới được Hít vào một hơi dài, anh tiến thẳng đến cánh cổng xếp sơn xanh, phía trên có treo tấm biển hiệu to tướng, sáng rỡ những ngọn đèn ống chạy vòng quanh VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TỔNG CÔNG TY... Oách gớm nhẩy! cổng ra cổng nhé! Thua kém gì những cái cổng của các công ty lớn trong kia? Thuê mới đáng mặt thuê chứ. Hoan hô madame Thảo! Cừ lắm, đàn bà dễ có mấy tay... Khá! Hồi hộp, anh giơ tay lên bấm chuông với suy nghĩ thế đấy, dân máu mặt có khác, mới chập tối đã cửa đóng then cài, cứ làm như dửng dưng chả thèm chú ý chi đến đồng tiền bát gạo cả. Anh nhấn cái nữa... Bên trong vẫn lặng như tờ. Sao thế? Mẹ khỉ! Chả lẽ sân sướng nhà nó rộng đến nỗi tiếng chuông chói lói dường ấy mà không lan tới được các phòng? Anh ấn cái nữa dài hơn, mạnh hơn... vẫn im lặng, vắng cả à? Hay dân tình ở cái phố lính tần tảo này đã nhiễm cái thói quen trọc phú là tối tối phải kéo nhau chui tụt vào nhà hát một cái? Anh nhấn tiếp... Chỉ có tiếng chuông thập thõm trở lại nghe như tiếng chuột kêu. Thì cái nữa... Chí ít cũng phải có một người nào ở nhà nữa chứ, cả cơ ngơi sầm uất của một ban đại diện cơ mà? Những ngón tay vàng khè khói thuốc của anh chưa kịp nhấn xuống, đã thấy có tiếng dép lệt quệt đi ra. Chỉ cần nghe tiếng dép ấy, anh đã thấy con người này tính cách rất khó chịu rồi. Đi gì mà như đứng. Đứng cũng nghe như đá chó đuổi mèo. Chắc là gã thường trực? Không sao, mình nên đứng xa ra một chút, áp gần quá, gã lại tưởng ai vào trấn cướp thì nguy... Cánh cổng nặng nề trôi nhẹ sang hai bên theo cái cách điều khiển bằng tự động. Khá! Một khuôn mặt người già khắc khổ ló ra, tiếng nói miền trong nằng nặng: - Chú hỏi ai? Đúng là ông thường trực rồi, anh nghĩ, chỉ có cái dân thường trực mới có cách hỏi nằng nặng như thế. - Chào bác - Giọng nói nửa nam nửa nữ du dương đến hết tầm - Cậu Nam có nhà không ạ? - Chú là... là thế nào với ông ấy. Ông ấy! Nghe có vẻ ông chủ gớm hầy? - Dạ, cháu là bạn. Bạn ruột, bạn chiến hữu, mới ở trong kia ra. Ông già tháo mục kính nhìn anh chằm chặp một hồi như nhìn, trộm rồi mới khủng khỉnh: - Để tôi lên hỏi xem. - Thôi khỏi mà bác, cứ để cháu lên. Tầng hai phải không? Chẳng đợi ông già kịp trả lời, anh đã co giò phóng thẳng lên cầu thang. Đôi giày thì bụi bặm, cầu thang thì sạch bóng, anh bước thình thịch cứ như cái người leo đồi. Chắc chúng nó phải ngạc nhiên lắm, tha hồ mà há hốc mồm ra nhé! Nào... ... Chắc là cái cánh cửa kia chứ gì? Chao ánh sáng ở trong phòng hát ra mới quí phái làm sao cứ như ánh trăng. Anh bước sấn tới nhưng... Bình bỗng đột ngột chững sựng lại như người vướng phải điện mạnh. Từ trong phòng, lọt qua cánh của mở hờ là một tiếng khóc trẻ con dấm dứt bay ra... tiếng khóc của bé Niên Thảo! Đã nghe nó khóc từ khi mới lọt lòng, làm sao anh lại không nhận ra được. Chắc là lại lười học hay cãi mẹ nên bị mắng đấy thôi? Anh bước tới nhưng lại một làn nữa dừng lại... Sao tiếng khóc của nó lại khổ sở thế? Như tiếng khóc của cái đứa bị chẹn cổ, khóc mà không cho nó bật ra khỏi miệng. Thôi được để bố vào, bố sẽ mắng cho thằng bố con mẹ bé một trận nhỉ? Ai lại có mỗi mụn con chút chít mà nỡ hà, ma thế nhỉ? Anh ngó cổ nhìn vào... và một cảnh tượng diễn ra trước mắt khiến anh chới với, không tin ở cái nhìn của mình nữa.... Bé Niên Thảo ăn mặc nhếch nhác, tóc tai xõa sượi đang đứng úp mặt vào tường, đôi vai gầy mảnh như vai chim sẻ rung lên từng chập.... Đằng sau bé, ngồi lù lù giữa giường là một người đàn ông râu ria dữ tợn, nửa cởi trần nửa mặc áo cạnh mâm cơm lạnh tanh có chai rượu trắng đã vơi quá nửa. Đôi mắt người đó trắng dã, gườm gườm nhìn vào một điểm gì đó ở kẽ nứt góc nhà, thỉnh thoảng lại thở phì một cái như rắn khè qua cặp môi xám xịt... Tiếng nức nở vẫn từ đôi vai chim sẻ ấy từng đợt bay ra. Bình chợt thấy ruột gan mình thắt lại đến đau nhói. Ai thế nhỉ? Thằng đàn ông phàm phu tục tử nào chễm chệ ngồi ở kia thế không biết? Thằng Nam đâu? Chả lẽ là cha dượng mới của con bé ư? Vợ chồng chúng nó bỏ nhau rồi à? Sao bảo về nguyên vẹn, xinh đẹp hơn xưa?... Tình thế ấy đã níu giữ bàn chân anh lại, không bước hơn được nữa. - Con chết bầm kia - Từ bộ râu rậm rì phọt ra một tiếng nói nhão nhoẹt - Mày có định ăn không thì bảo? Hử! - Con... con không thể... - Giọng con bé đẫm nước. - Thế thì cút! - Chai rượu động đánh choang xuống mâm - Cút theo con đĩ mẹ của mày. Cút ngay!... Tiếng quát quật mạnh vào tường khiến cho con bé khóc vỡ ra. Nó líu ríu đi lại, run rảy quỳ xuống chân giường chắp hai bàn tay nhỏ xíu lên ngực: - Đừng đuổi con... con xin... con sẽ ăn... Rồi nó ngồi lên mép giường, bát cơm trên tay run bắn không tài nào kê vào đùi được. - Mẹ ơi!... Nước mắt nó trào ra, chảy lã chã xuống cằm... Bất ngờ người đàn ông cũng nấc lên một tiếng trong tận cùng cuống họng, buông ly rượu xuống và rồi ho từ trong hốc mắt đen ngòm, cũng đang có những giọt nước mắt đục ngầu chảy ra. ông ta lập cập đưa hai bàn tay kềnh càng ôm lấy đầu con bé, tiếng nói tan chảy trong tóc nó: - Thôi, bố xin, bố xin... Nín đi con! Nín đi!... Tha lỗi cho bố... Chính lúc đó, Trọng Bình bỗng thấy nhợn người!... Thằng Nam! Đúng là nó chứ không thể là ai khác. Ngày xưa, trong những thước phim anh quay nó đang gục mặt xuống xác đồng đội, khuôn mặt nó cũng râu ria, méo mó tuyệt vọng thế này, và mái tóc dợn sóng kia cũng đang bết bát mồ hôi ngoằn ngoèo bò xuống trán tựa như những con rắn đen như thế... Thấy bố khóc, con bé không cần giữ gìn gì nữa, càng nức nở to hơn. Trời ơi! Đi đã nhiều nơi, đã gặp không ít những cảnh ngộ thê thiết nhưng quả thật anh chưa từng thấy một đứa bé lên mười nào lại có cái tiếng khóc xé ruột xe gan như thế. Và kỳ lạ thay, đáng lẽ tiếng khóc ấy sẽ đẩy anh vào thì nó, như một phản ứng trái chiều, lại đấy bật anh xuống tận chân cầu thang. Không! Dù anh chưa hiểu cái gì đã xảy ra nhưng trái tim hay đau yếu của anh không đủ sức chứng kiến thêm giây phút nào cái cảnh tượng ấy nữa... Sân trống trơn. Tiếng ông già thường trực như tiếng cái ngục hỏi ra từ bóng tối: “Chú đã về rồi à?” Không trả lời, anh lùi lũi đi ra cổng. Một linh tính nào đó mách bảo anh rằng đã có chuyện gì đó không hay xảy ra ở đây, ở chính ngay ngôi nhà đường bộ này. Anh hãy lặng lẽ thả bộ dọc vỉa hè, chán, chả thiết trở về căn phòng trống vắng của mình nữa. Anh tính ra ga ăn một chút gì đó để rồi khuya sẽ trở lại. Khi ấy, trong căn phòng ấy, chắc mọi chuyện đã êm dịu đi rồi. Đang cắm cúi bước, bất chợt một giọng đàn bà vang lên ngay bên cạnh: - Có phải anh Bình không? Anh thoáng giật mình nhìn lên và nhận ra đó chính là chị hàng chè chén đang từ trong nhà bước ra. - Chào chị! - Anh trả lời gượng gạo - Nghe nói chị đã giải nghệ để trở lại bục giảng. Xin thành thực chúc mừng chị. - Chú vừa ở chỗ chú Nam về phải không? - Chị hàng không để ý đến lời chúc ấy - Lúc này ngồi trong nhà thấy chú nói gì với bác xích lô, định ra nhưng chú bỏ đi nhanh quá. Chú Nam có nhà không? Anh gật đầu tính đi tiếp nhưng rồi không hiểu thế nào, lại đặt nhẹ ba lô xuống: - Lạ quá chị ạ!... Hỏi thật chị nhé, gia đình ấy đã xảy ra một chuyện gì phải không? - Chuyện gì?... Chú không biết thật à? - Biết gì đâu. Tôi vừa ở trong kia ra... - Chết thật! Thảo nào... Thì chú cứ vào đây uống nước đã. - Thôi, xin cám ơn chị, để bữa khác, người ngợm dơ dáy lắm. Thế sao hả chị? - Anh hỏi với vẻ mặt bồn chồn khác lạ. - Cậu ấy có tang - Câu nói phát ra như một phát đạn súng ngắn. - Tang?... Tang ai? Bà cụ hay ông cụ? Khổ! Hai ông bà tướng tốt là thế, mới đầu năm còn... - Không. Tang cô Thảo - Lại thêm một phát đạn nữa găm thẳng vào cái đầu gối đã muốn nhũn ra của anh. - Thảo?... Thảo ư? Sao lại là Thảo?... Cô ấy vừa mới về... Cô ấy vốn khỏe lắm cơ mà... - Khổ chưa? - Chị hàng chép miệng - Tưởng chú rõ mọi ngọn ngành rồi?... Thôi thì trước sau chú cũng biết. Nó là thế này... ... Và thế là, trong cái buổi tối lập đông se se lạnh đã thưa thớt dàn bóng người ấy, trong vẻn vẹn có vài ba phút đồng hồ, chị hàng nước đã ngậm ngùi kể lại cho anh nghe hết mọi chuyện mà ở anh, cái kết cục của nó anh không tài nào hình dung ra được. Chị kể những điều chị biết, cũng có thể chị lọc lại những lời bàn bạc chính xác hay chưa thật chính xác của người này người kia, những thông tin cụ thể và cả những thông tin mang tính suy diễn, nhưng đối với chị một người từng trải, thâm tràm, cũng đã chịu nhiều khổ đau và có khả năng tư duy sâu sắc, anh tin chị chỉ nói với anh những điều có thật... ... Khi anh công an báo cáo mấu chuyện vô tình nghe được trong quán cà phê ấy cho Lãm lúc anh mới từ biên giới trở về thì đôi tình nhân kia đã ra khỏi Hà Nội được hai ngày. Nghe thủng chuyện, con mắt mệt mỏi của Lãm sẫm lại một chút rồi ngay sau đó đỏ vằn lên. Anh chỉ kịp dặn người công an tuyệt đối giữ kín chuyện này, cũng không kịp báo qua với cô vợ một câu rồi nhảy ngay lên chiếc xe phân khối lớn lao thẳng ra đường Một. Anh công an nói với theo vài câu này thì chị hàng nước và vài người khác nữa có nghe thấy: “Bình tĩnh nhé! Đừng để xảy ra cái gì đấy ông nhé! Chán quá!... Biết thế chẳng nói nữa, xong.“ ... Sàm Sơn sáng ấy đang động biển. Các con thuyền đánh cá đã bắt đầu lo đánh nốt mẻ lưới cuối cùng ở ngoài xa rồi cũng tìm đường tạt vào bờ... Các phao bơi ở xa cũng đang lảng lảng vào sát chân sóng theo tiếng loa nhắc nhở của con thuyền cứu hộ có gán cờ đuôi nheo. Nhưng chiếc thuyền ấy đã vô tình không để ý thấy một chiếc phao lẻ loi có hai người đang nhấp nhô ở tận đằng xa phía sau mình... Chiếc xe máy màu đỏ 250 phân khối của Lãm cũng có mặt tại bãi biển trong thời điểm ấy. Thực ra anh đã tới đây từ chiều tối hôm qua nhưng không lộ mặt. Bằng vào những thông tin của người này hay người khác, bằng cả vào lời nói của người bạn hiện đang làm bảo vệ của chính cái khách sạn mà đôi tình nhân đăng ký tạm trú, anh chưa thể lộ mặt. Họ nói, hai người lạ lắm, thuê phòng, một căn phòng đắt tiền nhất nhưng không bao giờ ở lại trong phòng. Suốt ngày họ cầm tay nhau đi chầm chậm theo mép sóng hay lang thang với nhau trên núi. Lên núi chán, họ lại trầm mình xuống biển. Đêm cũng như ngày, người bảo vệ chùm chìa khóa của họ vẫn luôn được treo trên nóc quầy tiếp tân. Người bảo vệ còn quả quyết, những lúc như thế, anh thường bắt gặp họ ngồi với nhau cả đêm ngoài bãi biển, mặc cho gió lạnh tràn về, mặc cả trời có lất phất mưa bụi. Họ ngồi lặng, ngồi không nói gì, đầu ngả vào nhau để sáng ra trông cả hai đều võ vàng như đi từ dưới thủy cung lên. Người đàn ông mắt trũng sâu, còn người đàn bà hai mắt lại sưng mọng. Điều này thì Lãm thầm chấp nhận vì chính đêm hôm qua, theo ngón tay chỉ của người bảo vệ, anh đã tận mắt chứng kiến toàn bộ cái cảnh đó. Họ ngồi như hóa đá, ngồi như chết rồi, ngồi như không bao giờ còn có thể đủ sức lực đúng dậy nữa... Chính hình ảnh ấy và những dấu hiệu khổ sở, tuyệt vọng đến khôn cùng của họ đã làm anh dừng lại. Sáng nay, khi trời nổi gió, nhìn theo họ đi liêu xiêu xuống biển như đi về nơi vô định, người bảo vệ nói rằng Lãm đã định bỏ về nhưng rồi không hiểu sao lại nán ở lại. Anh gọi một chai rượu, mấy con ghẹ, hạ người ngay xuống chân xe máy ngồi nhâm nhi một mình. Vừa nhâm nhi vừa rọi ánh mắt ủ ê ra phía biển, ra phía chiếc phao có hai người đang dập dềnh thật mỏng manh trong sóng nước... - Chú ạ! - Chị hàng nước thở dài nói tiếp - Sau khi chú Lãm nhảy xuống, nửa tiếng sau, chiếc thuyền cứu hộ chỉ kịp vớt được một người đã gần chết cóng lên... - Lãm? - Bình hỏi nhột nhạt. - Không, người đó là... ông giám đốc thuê nhà của cậu Nam. - Còn Lãm đâu? - Anh hỏi như người rút lưỡi. Chị hàng quay đi một lát rồi mới từ từ quay lại, cặp mắt đỏ hoe dưới ánh đèn đường cao áp: - Mãi đến sáng hôm sau người ta mới tìm thấy... Nghe bảo không có chú Lãm thì cái tay giám đốc kia cũng đi luôn rồi. Khổ!... Người ngay đền mạng cho người gian, chả biết ông trời có mắt không? Nhưng rồi cũng chả ra làm sao. - Chị ngừng một chút rồi nói tiếp. - Cái con người được cứu sống ấy nghe nói sau đó phát điên. Trở về cơ quan, bao nhiêu hồ sơ, giấy má chứng từ, hóa đơn đem đi đốt hết để mong... được vào tù. Còn cậu Lãm, hồi nào rảnh, chú đi thăm vợ con cậu ấy một tý. Đang ở trên Xuân Đỉnh cùng với ông cụ. Ngôi nhà có con chó cứ suốt ngày đêm ngồi ngóng chủ mà chú vừa đi qua kia, chỉ khóa để đấy làm kỷ vật không bán cho ai cả... Hai màng tai anh lùng bùng, hoàn toàn không còn nghe được tiếng nào nữa! Để quên cả chiếc ba lô trần xì có mấy bộ quần áo và gói quà cho bé Niên Thảo trên hè đường, anh lãng đãng bước chân đi như người chạy trốn... Vào giờ đó, cả khu phố đang im ngủ. Chỉ có mùi hương hoa mỹ phẩm là còn ngan ngát khắp hàng cây.