CHƯƠNG 5
Tỷ phú thời nay

    
hủ tịch tỉnh Trần Tăng được điều lên trung ương đã có lời nhắn gửi đồng chí tổng biên tập tờ báo tỉnh “Hãy quan tâm đến nhà văn, nhà báo Hoàng Kỳ Nam” Ông tổng biên tập báo gọi Hoàng Kỳ Nam lên huấn thị vài lời theo yêu cầu của đồng chí Trần Tăng. Tổng biên tập vừa “tình cảm” vừa trách cứ, ông đặt vấn đề to lớn tới quyền lợi chính trị, tới vai trò của một nhà báo trong giai đoạn hiện nay trước công cuộc đổi mới của đất nước.
- Cậu là một nhà báo có tài, lại say sưa với nghề nghiệp tại sao lâu nay lại thờ ơ không chịu phấn đấu để được đứng trong đội ngũ của Đảng? Ông trịnh trọng nói, làm báo như cậu mà không vào Đảng lập trường chông chênh làm sao viết được.
Câu hỏi bất ngờ của ông tổng biên tập đã chạm vào nỗi đau của Hoàng Kỳ Nam bao năm nay.
- Thưa đồng chí, nguyện vọng vào đảng là mơ ước suốt đời của tôi đấy ạ. Nam đưa mắt nhìn ông tổng biên tập. Ngày còn trong quân đội tôi đã hai lần chuẩn bị được kết nạp đảng nhưng cuối cùng vẫn phải “ xì tốp” Lần thứ nhất “ xì tốp” vì tôi buộc phải nhận tội thay cho thủ trưởng của mình để giữ gìn uy tín cho đơn vị, bởi rằng thì là uy tín của thủ trưởng cũng là uy tín của đơn vị. Báo cáo tổng biên tập, Thủ trưởng của tôi lúc đó đang là thần tượng, là tấm gương chiến đấu vô cùng dũng cảm được đồng đội kính nể. Thủ trưởng của tôi bảo với tôi: Tớ mà nhận tội, anh em sẽ mất hết lòng tin ở tớ. Tớ mà bị mất lòng tin, cả đơn vị sẽ mất sức chiến đấu. Thủ trưởng của tôi lúc ấy vò đầu bứt tai day dứt ân hận lắm. Thủ trưởng bảo: Nếu cậu nhận tội thay tớ, tớ sẽ kết nạp Đảng cho cậu... Thế đấy đồng chí tổng biên tập ạ. Đồng chí có biết thủ trưởng tôi mắc tội gì không? Tội ngủ với gái. Qủa thực sau đó thủ trưởng của tôi đã quyết tâm giúp tôi phấn đấu để được vào đảng. Khốn nỗi, khi thủ trưởng đang lo thủ tục làm lễ kết nạp đảng cho tôi thì bố tôi xảy ra chuyện lớn nên lại một lần nữa phải “xì tốp”. Trong đời hai lần bị “xì tốp” thì coi như xong. Chuyện của bố tôi, Đại tá Hoàng Kỳ Trung, trung đoàn trưởng trung đoàn tăng thiết giáp bị địch bắt thì tổng biên tập biết rồi đấy. Khi bố tôi bị địch bắt, cấp trên lập tức ra lệnh khẩn cấp cho toàn quân khu phải di dời nơi đóng quân đề phòng bố tôi phản bội. Tôi đang ở đơn vị trực tiếp chiến đấu phải nhận lệnh điều động khẩn cấp về trại tăng gia mãi tít trên rừng xanh núi đỏ. Và cái tội “nhận lỗi thay thủ trưởng”từ ngày ấy đã đóng dấu đen vào hồ sơ lí lịch quân nhân của tôi. Cái dấu đen ấy là vết nhơ đeo đẳng suốt cuộc đời tôi tới bây giờ vẫn không sao tẩy rửa.
 - Chuyện quá khứ bỏ qua. Tổng biên tập nghe thủng câu chuyện rủi ro của tôi liền quả quyết: Quan điểm của đảng giờ đã đổi mới, cậu phải cố gắng mà phấn đấu. Đây là ý kiến chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đã quan tâm tới lực lượng báo chí, lực lượng văn nghệ sĩ. Để cậu có điều kiện phấn đấu, tôi giao nhiệm vụ cho cậu lần này trực tiếp đi viết gương điển hình về những doanh nhân biết vươn lên từ gian khổ mà thành đạt. Cậu có biết doanh nhân thành đạt nhất tỉnh ta bây giờ là ai không? Đào Kinh đấy! Phải gọi là nhà tỷ phú mới đúng, tỷ phú đầu tiên của tỉnh. Tôi gửi cậu đi vì tôi biết ngày xưa, Đào Kinh vào tù, cậu đã có bài viết khá sắc về nhân vật này đăng trên báo mình, cậu còn nhớ không?
- Tôi sao quên được! Tỷ phú Đào Kinh chính là bố đẻ của người thủ trưởng mà tôi đã phải nhận tội thay cho anh ta đấy. Hai bố con Đào Kinh là người làng Đoài với tôi. Tôi và Đào Vương nhập ngũ cùng một ngày, nhưng anh ta lại là thủ trưởng của tôi. Giờ thì Đào Vương bị thương nặng về quê suốt ngày ngồi xe lăn. Còn tôi đến bây giờ vẫn là thằng nhà báo được ông duyệt vào diện chậm tiến bộ không chịu phấn đấu vào Đảng. Ông không ngờ được đâu, tôi với hai bố con Đào Kinh còn có nhiều duyên nợ lắm. Thú thực với đồng chí tổng biên tập, nghĩ tới Đào Kinh, tôi biết ông ta đã tạo nên điều kì diệu trong làm ăn kinh tế. Nhưng theo tôi, chính xác hơn, thời đại này đã tạo nên danh tiếng cho Đào Kinh. Thú thực với đồng chí tổng biên tập, tôi cũng muốn viết về Đào Kinh. Chính Đào Kinh đang là nhân vật trung tâm của thời đại này.
- Cậu hiểu qúa rõ về Đào Kinh thế thì tuyệt rồi. Làm tốt nhiệm vụ này, tớ  là người sẽ đóng con dấu đỏ để xoá đi cái điểm đen trong lý lịch của cậu…
Cầm tờ giấy giới thiệu từ tay tổng biên tập bước ra cửa, Hoàng Kỳ Nam chợt cảm nhận ra lời ông tổng biên tập na ná giọng thủ trưởng Đào Vương  trong chiến trường năm nào.
Hoàng Kỳ Nam nhảy chuyến xe sáng ra biên giới để hoàn thành bài viết về nhà tỷ phú Đào Kinh.
Căn phòng làm việc của đồng chí Lê Phong, phó chủ tịch thị xã bây giờ rõ khác xa với căn phòng làm việc của phó chủ tịch huyện Lê Phong năm xưa: Bàn ghế bóng lộn, điều hòa mát lạnh. Hoàng Kỳ Nam vừa bước vào cửa, Lê Phong sững sờ nhận ra anh.
- Xin chào nhà báo, Lê Phong vồn vã bắt tay Nam. Rất hân hạnh được gặp lại người anh em.
- Quả đất tròn mà, tôi ngỡ đồng chí phó chủ tịch quên tôi rồi. Chà, mới có mấy năm cuộc sống nơi này quá nhiều thay đổi.
- Làm sao tôi quên được anh, quên được bài báo của mười năm về trước anh viết về đất này. Lê Phong cười thân thiện, may có bài báo của anh nên chúng tôi đã tỉnh ra.
- Chắc là anh căm thù tôi đúng không?
- Quả đúng là bái báo của anh đã gây cho chúng tôi một cú sốc mạnh. Lê Phong than phiền, lần này mong nhà báo thông cảm châm trước cho địa phương biên giới bao giờ cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Nếu có gì, nhà báo cứ nói với chúng tôi...
Mười năm trước nơi đây còn là một huyện lỵ nhỏ vừa mới được mở cửa làm ăn buôn bán tiểu nghạch nhỏ lẻ với trung Quốc, Hoàng Kỳ Nam đã viết một bài phóng sự vơi cái tít giật gân“Chợ người- một mét vuông một gái điếm”. Nội dung bài báo nói về tệ nạn mại dâm ở khu chợ mới đầu cầu thị trấn làm xôn xao dự luận cả tỉnh thời bấy giờ.
Lê Phong lần này có vẻ cảnh giác, dè dặt trước một nhà báo hay gây sự như Hoàng Kỳ Nam. Nhận ra vẻ dè dặt của vị phó chủ tịch thị xã, Hoàng Kỳ Nam nói để Lê Phong yên tâm.
- Đến với các anh lần này tôi chỉ viết về tấm gương người tốt việc tốt của nhà tỉ phú Đào Kinh thôi, đề nghị các anh cho chỗ ăn nghỉ.
- Tuyệt quá, Lê Phong hồ hởi, Đào Kinh hoàn toàn xứng đáng được báo chí nêu gương để chúng ta học tập. Đã có tới năm bảy bài đăng trên các báo từ trung ương đến địa phương nhưng đều chưa đúng tầm. Nếu nhà báo có ý định viết sâu hơn nữa thì quý quá. Ai chứ Đào Kinh được nhà báo có uy tín để mắt tới thì vinh dự cho nhà tỷ phú, vinh dự cho địa phương chúng tôi quá. Nhà báo uống nước đã, tôi sẽ trực tiếp đưa nhà báo đến gia đình nhà tỉ phú Đào Kinh.
Từ ngày Đào Kinh ra tù, Nam chưa một lần gặp lại. Đào Kinh lúc này không còn chút dấu vết của ngày xưa. Hoàng Kỳ Nam nhận ra Đào Kinh ngày xưa ở đôi mắt sâu, cặp lông mày dày với cái nhìn phớt đời. Đào Kinh mời Hoàng Kỳ Nam ngồi xuống chiếc ghế bành trạm trổ rồng phượng sơn son thếp vàng như ghế vua. Nhà tỷ phú không còn nhận ra Hoàng Kỳ Nam. Đúng hơn Đào Kinh không cần biết Nam là ai. Đối với Kinh bây giờ, một nhà báo chứ mười nhà báo Đào Kinh cũng chẳng quan tâm. Chẳng cần khen, Kinh cũng nổi tiếng. Tiền lãi lời Kinh thu vào như nước. Báo chí  dư luận có chê bai chửi bới, trong kinh doanh Kinh vẫn vững như bàn thạch. Càng bị chửi Kinh càng nổi tiếng. Càng nổi tiếng, Đào Kinh càng phất nhanh. Các mối hàng trong địa bàn này đều nằm trong tay Đào Kinh. Những chủ hàng nào không thiện chí với Kinh là “chết” ngỏm. Tuy vậy, Đào Kinh vẫn thể hiện tính hảo hán làm ngơ cho một vài đối tượng Kinh phải mang ơn từ xưa để họ làm ăn cạnh tranh với Kinh cho vui.
- Xin giới thiệu với anh Kinh, đây là nhà báo Hoàng Kỳ Nam đấy. Phó chủ tịch thị xã Lê Phong nói.
Kinh đang lơ đãng rót nước mời khách chợt nghe tới cái tên Hoàng Kỳ Nam, Kinh  giật mình nhìn xoáy vào Nam rồi ngớ ra cười hanh hách.
- Ôi cái thằng quỷ, sao không nói trước để nhà cầm quyền vòng vo tam quốc mãi. Đào Kinh ra oai với chính quyền trước mặt Hoàng Kỳ Nam, việc quan bận thì anh Lê Phong cứ về đi, để cái tay nhà báo này cho tôi. Phó chủ tịch Lê Phong như trút được gánh nặng, bắt tay Hoàng Kỳ Nam cáo lui.
Đào Kinh liếc nhìn Nam, ông đưa tay ấn cái nút chuông trên bàn ngả người ra chiếc ghế bập bênh bập bênh thư thái. Tiếng chuông ngân nga điệu nhạc êm ru, từ nhà trong một đệ tử mặc bộ đồ kí giả màu ghi sáng, chân đi giầy Nhật lười trắng lốp với phong thái lịch lãm bước vào ngước đôi mắt sáng nhìn Nam rồi đứng sững trước mặt Kinh chờ nhận lệnh. Kinh suy ngẫm giây lát giơ ngón tay ra hiệu rất sành điệu. Tay đệ tử lập tức nhận được tín hiệu quay gót.
 - Tớ cũng đã nghe loáng thoáng về cậu, Đào Kinh nói, kể cũng hay, hớ hớ...cuộc sống muôn màu sắc đưa đẩy chúng ta lại gặp nhau. Cậu đến với tớ như là định mệnh vậy. Và tớ đến với gia đình cậu ngày xưa là số kiếp của tớ. Đối với tớ chuyện làm ăn khỏi cần suy nghĩ. Điều tớ quan tâm hơn cả, gặp được cậu ở đây, cậu cho tớ biết cụ thể những chuyện làng Đoài mình. Thú thật với cậu, tớ cần là cần nghe chuyện làng Đoài, chuyện thằng Đào Vương nhà tớ. Ôi thằng con trai khốn khổ khốn nạn của tớ. Mấy bài báo khen chê nhắng nhít của các cậu tớ cần quái gì. Triệu phú với tỷ phú con mẹ gì tớ. Chẳng qua cùng đường tìm kế sinh nhai gặp thời vận có quý nhân phù trợ thì phất lên thôi. Cậu giúp tớ cộng tác giải quyết tháo gỡ khó khăn việc gia đình tớ ở quê, nhất là việc thằng Vương.
Đào Kinh lại bập bênh trên ghế. Căn phòng lại lặng đi trong giây lát, Đào Kinh nhìn Nam thăm dò rồi giọng buồn buồn:
- Có những việc dùng tiền quyết định được, nhưng việc của tớ với thằng Vương, tiền chẳng có nghĩa lí gì. Khi ở tù ra, tớ có nghe nói cậu viết một bài khá nổi tiếng về phi vụ tớ tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Mẹ kiếp, những kẻ trái phép ấy bây giờ thành Việt kiều yêu nước cả. Tết vừa rồi, họ lũ lượt về thăm quê hương nghe tin mình làm ăn khấm khá đến thăm vui ra trò. Nhưng thú thực tớ  chẳng đầu óc nào nghĩ tới chuyên vặt ấy. Kể cả bây giờ cậu muốn viết xấu tốt gì về tớ cũng được. Khen cũng được, chửi cũng được, tớ đều có thưởng cho cậu. Cậu đòi thưởng bao nhiêu cũng được. Nhưng việc của thằng Vương cậu phải giúp tớ. Tớ biết tại sao nó lại căm thù tớ đến vậy. Cậu thấy đấy, từ một thằng khố rách phải đi làm mướn cho ông bà bố mẹ cậu. Giờ có được vị thế này dễ ai làm được. Lẽ ra mẹ con thằng Vương phải cư xử với tớ tử tế. Thân phận tớ bao năm phải đổ mồ hôi sức lực, thậm chí phải thế chấp cả tính mạng mình mới được như ngày nay. Cậu nói với thằng Vương cần gì tớ cũng đáp ứng cho nó đầy đủ. Nó có thể ra đây ở hẳn với tớ. Tớ sẽ lo mọi chuyện cho nó được sung sướng. Nó sẽ có người hầu hạ, có vợ đẹp con khôn, muốn gì được nấy. Cậu nhìn đây, tớ sẽ cho nó cả cái dinh cơ to lớn này. Đời tớ bây giờ chỉ còn trông cậy vào nó nối nghiệp tớ sau này. Thú thật với cậu tớ hết trứng để đẻ rồi. Là thằng đàn ông, chuyện vợ nọ vợ kia là lẽ thường tình. Tớ đã bỏ mẹ thằng Vương gần hai chục năm nay, tớ có quyền được lấy người khác chứ. Tớ ngồi tù mười năm, mẹ nó có hỏi han. Cái con mẹ Cam Quýt Mít Dừa vừa chua vừa đắng của nó đã làm cho đời tớ ê trề nhục nhã với dân làng Đoài đến nỗi tớ phải bỏ làng trốn đi. Ngày ấy cậu và thằng Vương nhà tớ biền biệt trong chiến trường biết mẹ gì chuyện tớ chịu nhục ở làng. Cả cái con Măng khốn kiếp, nó chả giúp gì cho tớ, còn cuỗm cả tiền vàng của tớ ăn chơi đàng điếm trong khi tớ phải ngồi tù. Thật là bất công. Tớ căm thù đời, căm thù Trần Tăng. Có lẽ chính vì lòng căm thù đã kích thích tính iêng hùng ở tớ trong làm ăn nên mới có được ngày hôm nay. Cậu phải giúp tớ. Tớ biết xưa nay thằng Vương nhà tớ chỉ nể mỗi cậu. Cậu với nó dù sao cũng đã một thời chinh chiến đạn bom sống chết có nhau. Nó nghe cậu hơn nghe tớ.
 - Tôi hứa với ông, ông Kinh ạ, tôi sẽ giúp ông để Vương hiểu và thông cảm cho ông. Nhưng tình cảm không thể một sớm một chiều. Cũng như ông, phải có quá trình mới làm nên danh phận ông như hôm nay đúng không?
 - Cậu nói quá đúng.
Người đệ tử mang ra một chai REMY MARTIN với đủ các món ăn đặc sản quý hiếm. Kinh kiêu hãnh giới thiệu nào là Tê Tê rừng già, Kì Đà rừng non, Bào Ngư biển Bắc. Giới thiệu xong các món ăn, Kinh lại giơ ngón tay lên một lần nữa ra hiệu cho tay đệ tử lặng lẽ ra ngoài. Phút sau hai cô gái nõn nà ăn vận như các diễn viên múa, váy ngắn lồ lộ hai bắp chân trần trắng ngần. Hai cô gái dịu dàng ngồi xuống cạnh Nam và Đào Kinh làm bổn phận rót rượu tiếp thức ăn cho Đào Kinh và Nam.
- Đây là Kiều Hoa, người đẹp hội Lim, còn đây là Hồng Hạnh ca sỹ lừng danh đất Bắc. Giọng Đào Kinh ngân nga tự hào.
Mắt hai người đẹp long lanh, dáng hình thanh thoát, cử chỉ tinh tế nồng nàn biểu hiện sự kính trọng lịch lãm. Cả đời Hoàng Kỳ Nam chưa bao giờ được thưởng thức bữa ăn ngon và sang trọng như hôm nay. Hương rượu thơm, thức ăn ngon, tinh thần sảng khoái đưa Nam hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Rượu đã ngấm, với tâm trạng thoải mái, Kinh kể đủ mọi chuyện với Nam về cuộc đời sóng gió của Kinh. Nam thấy người rạo rực đầy hưng phấn.
- Theo ông thì bí quyết gì dẫn ông đến thành công trên con đường làm giầu hiện nay. Bất ngờ Hoàng Kỳ Nam hỏi Kinh một câu có tính chất nghề nghiệp.
- Làm giàu thời nay!!!15548_6.htm!!! Đã xem 32619 lần.

Mọt Sách sưu tầm
Nguồn: Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn Học
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2015

Truyện Dưới chín tầng trời CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 8 CHƯƠNG 9 CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 11 CHƯƠNG 12 CHƯƠNG 13 CHƯƠNG 14 CHƯƠNG 15 e;. Nam cắm đầu chạy sang làng Đông. Gió hun hút phả vào mặt Nam. Ông bà ngoại Hoảng hốt nhìn Nam.
- Cháu vào đây có ai nhìn thấy không? Ông ngoại vội kéo Nam vào nhà hỏi
- Cháu không biết, ông bà ơi, họ đang tính kế xử bắn ông bà nội cháu, họ đòi bắn cả mẹ cháu nữa.
- Ôi, cháu tôi, họ chỉ doạ vậy thôi, cháu về đi, không được để ai biết cháu sang đây nhá.
- Nhưng ông phải sang ngay cứu mẹ cháu, đội Trần Tăng đang làm hại mẹ cháu ở dưới nhà ngang.
- Thật vậy sao? Lũ khốn, cháu về ngay đi, ông sẽ sang.
Nam cắm đầu chạy về nhà thấy Trần Tăng vẫn còn đang ngồi bên mẹ. Nam liều lĩnh cầm cái bát trên thành bể nước ném trúng lưng Trần Tăng rồi chạy tọt vào trong buồng bà nội. Bà nội ôm Nam vào lòng. Nam nức nở trong vòng tay bà.
- Bà ơi, ông Trần Tăng bảo sẽ xử bắn cả ông bà. Ông ta còn bảo cậu Hiền cháu đã vào Nam theo địch. Cháu vừa sang mách ông ngoại cháu bên làng Đông.
- Khổ thân thằng cháu tôi, bà nội khóc âm thầm trong lòng an ủi Nam, bà biết hết cả rồi! Bà đã có cách của bà. Bà già rồi, chết cũng được. Bà không sợ chết. Bà chỉ mong sao mẹ cháu giữ được vẹn toàn danh dự chờ ngày bố cháu về, mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Cháu yên tâm, bố cháu cũng là cán bộ cụ Hồ cơ mà.
Nam ngó qua khe cửa nhìn ra sân thấy Trần Tăng và Đào Kinh quát tháo rầm rầm ra lệnh cho dân quân bắt ông ngoại. 
- Đang đêm mày từ làng Đông mò sang làng Đoài làm gì khai mau. Định cấu kết với tên địa chủ Hoàng Kỳ Bắc âm mưu chống phá cách mạng hả? Mày không hoạt động chống phá cách mang thì đêm hôm mò sang đây ngủ với bà thông gia nhà mày à? Mày không ngủ với bà thông gia thì chính mày đã bêu cứt vào cửa sổ nhà Đào Kinh đúng không? Lôi cổ y ra đình cùm lại hỏi tội sau. Trần Tăng nói dồn dập không cần nghe ông ngoại Nam trả lời.
- Ôi Nam ơi, cháu đã hại ông ngoại cháu rồi. Bà nội gào lên. Nam chạy ra ngoài sân hét to.
- Ông ngoại tôi không có tội, mẹ ơi ông ngoại không ném cứt vào nhà chú Đào Kinh. Chính con đã ném cứt vào nhà chú Đào Kinh đấy.
Bà nội Nam từ trong buồng lao ra đứng sững giữa cửa căm hờn nhìn  đám dân quân đang bắt ông thông gia.
- Các người là bầy quỷ dữ. Bà nội nguyền rủa, rồi các người sẽ bị trời trừng phạt.
Dân quân tuân lệnh Trần Tăng xông vào trói ông ngoại lôi đi. Yến Quyên hốt hoảng chạy tới lôi Nam vào buồng bà.
- Con ơi là con, con đã làm hại ông ngoại rồi.
- Con muốn trả thù cho mẹ.
- Chuyện người lớn, con để bà và mẹ lo tính, từ nay con không được làm thế nghe không.
Yến Quyên nói với Nam rồi quay sang nói với bà nội.
- Bà ơi, đêm nay bà phải trốn đi, tình hình này ông nội không nhận tội, đội sẽ bắt bà phải đấu tố ông trước khi đem ông ra đấu trường xử bắn, giống như họ đã bắn địa chủ Bông, địa chủ Hào ở làng Đông. Giờ họ lại còn bắt cả ngoại con, họ sễ còn vu cho nhà ta đủ mọi chuyện.
-  Dù ông bà có phải chết, cũng không để vợ chồng con phải liên luỵ. Bà an ủi mẹ, con là dâu nhà ta, hãy sống mà giữ gìn lấy gia thế dòng tộc Hoàng Kỳ. Mẹ đã có cách chứng minh cho dân làng Đoài biết thế nào là nhân cách dòng tộc nhà Hoàng Kỳ xưa nay. Con an tâm, mẹ đã suy nghĩ hết sức thấu đáo rồi, không bao giờ mẹ lại đấu tố bố. Không bao giờ...
Đêm Nam nằm thao thức nhìn qua ô cửa sổ, bóng tối bao trùm khắp thế gian. Nam nhìn rõ những ngôi sao sáng lung linh, không biết có phải đó là những ngọn đèn giời của dân làng Đoài thả lên trên trời cao như lời bà nội bảo. Có tiếng lục cục trong buồng bà. Nam ngỡ bà sắp sửa trốn đi. Trong buồng bà bóng tối lờ mờ le lói đốm sáng nhỏ tí của ngọn đèn dầu bà vặn nhỏ để dưới gầm giường. Bà ngồi lặng như một pho tượng.
- Bà định trốn đi hả bà?
- Hoàng Kỳ Nam! Ôi thằng cháu đích tôn của bà! Bà lại ôm Nam vào lòng xúc động- Cháu nhớ lời bà dặn đây, khi nào bố cháu về, cháu bảo bố hãy trèo lên ngọn cây cau trước cửa nhà kia. Chuyện hệ trọng, cháu không được để lộ cho ai biết.
Bà kéo Nam ra sân, hai bà cháu đi thật khẽ để cho mẹ Yến Quyên ngủ. Bà vác chiếc thang ra dựng lên thân cây cau cạnh bể nước bảo Nam giữ thang để bà trèo lên hái quả cau ăn trầu. Nam dạng chân chèo giữ thang cho bà hái cau. Nhìn trời sao sáng  lung linh, Nam tin chắc đó là những ngọn đèn của dân làng Đoài t CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 8 CHƯƠNG 9 CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 11 CHƯƠNG 12 CHƯƠNG 13 CHƯƠNG 14 CHƯƠNG 15 CHƯƠNG 16 CHƯƠNG 17 CHƯƠNG 18 CHƯƠNG 19 CHƯƠNG 20 CHƯƠNG 21 CHƯƠNG 22 CHƯƠNG 23 CHƯƠNG 24 CHƯƠNG 25 CHƯƠNG 26 CHƯƠNG 27 CHƯƠNG 28 trên người ông.
- Cho hắn một nhát cuốc nhân đạo! Lại có tiếng hét lên căm phẫn.
 Mẹ ôm choàng lấy Nam kêu rú lên rồi rũ gục xuống đất. Nam vùng chạy tới chỗ Đào Kinh định giằng khẩu súng trên tay Đào Kinh thì bị tổ du kích xông tới tóm cổ quật Nam ngã lăn ra đất.
- Thằng nhóc con, mày muốn đi chầu Diêm Vương cùng ông nội mày hả?
 Nam vùng đứng dậy khóc ngu ngơ giữa đất trời rực nắng. Đội du kích bó xác ông nội vào chiếc chiếu rách hất ông xuống lỗ huyệt chôn cạnh ngôi mộ bà nội còn tươi màu đất mới.
Dân làng Đoài bảo, trời đã trừng phạt ông bà Hoàng Kỳ Bắc, sống một đời, buôn tầu bán bè, giầu sang phú quý, lúc chết lại không có tấc gỗ đóng ván chôn mình, phải bó chiếu manh.

***

Đào Kinh mở tiệc ăn mừng chiến thắng đánh đổ bọn địa chủ cường hào áp bức bóc lột dân nghèo. Cô nàng Cam Quý Mít Dừa vừa chua vừa ngọt vừa bùi của Kinh hôm nay mới xinh đẹp làm sao. Nàng đặt mâm cơm xuống chiếu giọng nàng rõ ngọt, mắt nàng đong đưa.
- Em mời đồng chí Trần Tăng, em mời mình xơi cơm.
- Trông cô Cam hôm nay rõ thật là duyên! Trần Tăng cười hơ hớ khen.
Từ ngày có đồng chí Trần Tăng về, nàng Cam Quýt mới được nở mày nở mặt. Trước đây Đào Kinh, chồng nàng coi thường nàng, quát tháo đánh chửi nàng như chó nhưng nàng chỉ le te lót tót giận hờn tý chút rồi quên ngay. Nàng vừa nể  vừa sợ chồng. Kinh có tài lặn sâu dưới nước rất lâu mò cá dưới sông đình Đoài. Ngày xưa bố mẹ đặt tên Kinh là “Kình”- nghĩa là loài cá kình khoẻ nhất biển khơi. Lớn lên khai lý lịch, Kình viết thiếu dấu huyền thành “Kinh”- Kinh, cũng có nghĩa là kinh đô, kinh thành, kinh thánh. Nghĩa của chữ “ Kinh” rộng lớn lại hay và sang trọng. Vậy mà bọn mất dạy dám bôi bác bảo Kinh là “dòng máu đỏ” của đàn bà. Bố láo bố toét! Biết đích danh kẻ nào xỏ xiên, Kinh sẽ bảo đồng chí Trần Tăng tri tội xử tử. 
Thằng Vương, con trai Kinh hồi bé gọi nó là thằng Vược. Kinh muốn nó khoẻ như loài cá Vược, cà Kình. Khi nó đi học cô giáo bảo phải đặt tên nó là Vương mới hay. Vương là vua, là đế vương. Kinh hy vọng thằng Vương sau này vương trưởng là đế vương. Biết đâu thời thế đổi thay! Như Kinh đấy thôi, đang là thằng cùng đinh, thoắt một cái được là cán bộ cốt cán oách tơ lơ. Thử hỏi cả làng Đoài này, đã ai quyền uy như Đào Kinh. Ông trời cũng công bằng lắm. Kẻ sướng trước thì khổ sau. Kẻ khổ trước thì sướng sau. Kinh thuộc diện khổ mãi rồi, giờ phải sướng. Sướng quá chứ lị. Kinh là kinh đô, kinh thành, kinh thánh, hớ! hớ!hớ!
- Đồng chí Trần Tăng, xin nâng cốc uống mừng chiến thắng, bữa nay đồng chí phải uống cho say, ăn cho no. Nàng Cam đâu! Rót rượu ra chúc sức khoẻ đồng chí Trần Tăng. Ta cám ơn nàng Cam Quýt Mít Dừa của ta. Ta cám ơn đồng chí Trần Tăng đã làm vẻ vang tên tuổi ta trước dân làng Đoài.
Bữa cơm mừng chiến thắng hôm nay, Trần Tăng mới nhận ra sự sáng suốt của mình đã chọn vợ chồng Đào Kinh làm chỗ dựa. Khá lắm! chồng ân tình, vợ nồng nàn ấm áp.
- Đào Kinh ơi! Nhà ngươi hôm nay cho ta uống hơi nhiều vì ngươi quý ta đúng không? Cô Cam cũng quý ta! Cám ơn cô Cam!
 Trần Tăng nhìn cô Cam, đôi mắt nàng Cam lúng liếng đa tình làm sao. Nhưng cho dù nàng Cam có lúng liếng đa tình vẫn không bằng Yến Quyên. Yến Quyên mới làm trái tim Trần Tăng ta tan nát. Trần Tăng đứng dậy lảo đảo, miệng líu lại.
- Ta chào vợ chồng nhà ngươi ta đi đây. Ta sang nhà Yến Quyên, ta muốn an ủi bù đắp cho nàng. Yến Quyên ơi sao nàng sắt đá với ta. Ta biết ta có tội lớn với nàng. Ta nhìn thấy ánh mắt rực lửa căm hờn của nàng hôm xử bắn bố chồng nàng. Nàng phải hiểu cho ta chứ, đó là nhiệm vụ cao cả và bổn phận của ta phải thi hành. Nàng tự tuyệt ta, ta càng yêu nàng mãnh liệt hơn. Ôi người đẹp làng Đoài. Đây rồi! Cơ ngơi gia tộc Hoàng Kỳ Bắc đây rồi. Yến Quyên ơi, ta là Trần Tăng đây! Đêm nay ta đến với nàng đây. Nàng đâu rồi...
Bước lên ba bậc thềm vào cửa gia tộc Hoàng Kỳ, TrầnTăng ớn lạnh nhìn Yến Quyên đầu vấn khăn tang đang đứng lặng trước bàn thờ ông bà Kỳ Bắc khói hương nghi ngút. Bên ngọn đèn thờ, đĩa khoai luộc còn đang bốc hơi nóng.Trần Tăng run run gọi Yến Quyên. Yến Quyên quay người đứng nhìn Trần Tăng với ánh mắt rực lửa căm hờn. Trần Tăng thấy người gai lạnh. Xung quanh lặng phắc. Con thạch sùng từ mái nhà ngửi mùi khoai luộc mon men xuống gian thờ khẽ đánh lưỡi tanh tách. Nhận ra dưới cây đèn có con dao bầu nhọn hoắt sáng loáng, Trần Tăng bủn rủn như có luồng tử khí chạy dọc sống lưng, Trần Tăng hoảng hốt lao ra ngoài cửa. Chạy ra tới đương làng, Trần Tăng vẫn cảm thấy ánh mắt rực lửa căm hờn của Yến Quyên nhìn theo. Ngất ngư về đến nhà nhìn thấy Kinh nằm co ro bên mâm bát đũa chưa dọn, ngọn đèn dầu leo lét sắp tắt, Trần tăng lên giọng: 
- Đồng chí Kinh, đang lúc nước sôi lửa bỏng còn ngủ được sao?
 Nghe tiếng gọi, Đào Kinh choàng tỉnh ngơ ngác nhìn Trần Tăng.
- Có việc khẩn cấp, Trần Tăng thì thầm, đêm nay cậu phải đích thân đi làm nhiệm vụ canh gác giám sát Yến Quyên thật chặt, sơ sẩy là cậu mất đầu.
Trần Tăng khoái chí nhìn Kinh vác súng ngất ngư đi làm nhiệm vụ. Trần Tăng vào giường nằm hình dung ra gương mặt Yến Quyên với đôi mắt rực lửa nhìn Trần Tăng căm thù. Nằm thiếp đi trong cơn sợ hãi, Trần Tăng mơ thấy mình bị Yến Quyên cầm dao rượt đuổi. Trần Tăng hét lên kêu cứu và giật mình tỉnh giấc. Ngoài cửa bóng một người phụ nữ lao vào nắm chặt tay Trần Tăng.
- Bác Trần Tăng ơi! Em là Cam đây mà. Bác la gì mà ghê thế. Em cứ ngỡ bác bị ai đánh.
 Lời nói dịu dàng của vợ Kinh làm Trần Tăng yên lòng. Dưới ánh sáng yếu ớt cây đèn dầu, Trần Tăng nhìn vợ Kinh rực rỡ khác hẳn mọi hôm.
- Cô Cam hôm nay ăn nói dễ nghe nhỉ? Trần tăng lả lơi.
- Bác khéo khen em. Nàng Cam xúc động nói, anh Kinh cứ chửi em suốt ngày.
- Từ nay đã có tôi, cấm cậu Kinh bắt nạt cô. Tôi nói thật đấy. Trần Tăng ngồi dậy nắm tay vợ Kinh. Đôi mắt vợ Kinh long lanh.
- Thôi bác ngủ đi, nhà em về bây giờ thì chết. Cô Cam  khẽ đẩy nhẹ bàn tay Trần Tăng.
- Cậu Kinh đi gác suốt đêm nay không về đâu. Trần Tăng nắm chặt cổ tay nàng Cam. Cô Cam ở đây với tôi cho vui. Tôi vừa mơ giấc mơ hãi hùng lắm. Trần Tăng ôm chầm lấy thân hình nóng hổi nồng nàn đầy sức xuân của vợ Kinh.

***

Được Trần Tăng tin cẩn giao nhiệm vụ theo dõi Yến Quyên, Kinh thấy mình rõ oai. Tối nào Kinh cũng được nàng Cam quan tâm chăm sóc cho ăn uống no say. Trước khi vác súng ra đi, Trần Tăng bảo đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, tuyệt đối không để cho bất cứ ai biết. “Phải theo dõi như tình báo ấy”. Mấy đêm đầu Kinh rình mò nhà Yến Quyên không thấy có ai ra vào động tĩnh gì. Ngày nào cũng thức trắng đêm, rượu vào buồn ngủ không cưỡng được. Có lần Kinh nhẩy qua hàng rào chui vào đống rơm nhà Yến Quyên đánh một giấc đến sáng. Lai có lần nóng quá Kinh vác súng ra bờ ao đình nằm hóng mát.
 Bữa cơm rượu tối nay, nàng Cam rõ khéo nấu nồi cá “Ba gai riềng mẻ” bồi dưỡng cho Kinh. Kinh xơi mấy bát no say. Đến giờ phải thực thi nhiệm vụ, Kinh ngất ngư sang nhà Yến Quyên. Ngó quanh  không có gì khả nghi, Kinh vác súng ra ao đình đánh một giấc. Tỉnh dậy, khát nước, muốn mò về nhà lại sợ Trần Tăng biết, Kinh đành qua nhà Yến Quyên có bể nước mưa uống một gáo cho mát. Bể nước mưa nhà Yến Quyên, Đào Kinh đã quá quen thuộc từ ngày còn làm mướn cho nhà Yến Quyên. Bể nước mưa lúc nào cũng đầy ắp ngọt lim. Trăng đêm hè mênh mang. Chợt nghe có tiếng dội nước lách rách bên thành bể, Kinh sững sờ nhận ra Yến Quyên đang tắm đêm. Thân hình tiên nữ ngồn ngộn dưới trăng. Con ma men đã làm tâm trí Đào Kinh mụ mị quên béng nhiệm vụ Trần Tăng giao. Kinh lập cập từ chái bếp nhẩy tót tới thành bể. Đào Kinh run rẩy nhìn tấm thân ngọc ngà của Yến Quyên lồ lộ dưới trăng. Đầu óc Kinh quay cuồng, toàn thân bủn rủn đứng không vững trên nền ẩm ướt rêu trơn, Kinh trượt chân ngã oạch một cái, báng súng đập vào thành bể làm Yến Quyên giật mình chạy tót vào nhà. Loáng cái Kinh đã thấy Yến Quyên cầm con dao bầu sáng loáng ra đứng lặng phắc dưới trăng. Kinh hốt hoảng khoác súng chạy ra đường làng. Hình bóng Yến Quyên tắm dưới trăng làm Kinh bứt rứt mãi trong lòng. Đêm nay gió mát trăng thanh, được xơi món cá ba gai nàng Cam nấu lại có chén rượu nồng, được nhìn thấy hình bóng giai nhân mờ ảo khiến lòng Kinh rạo rực. Bao đêm thực thi nhiệm vụ Trần Tăng giao, Kinh quên béng nàng Cam Quýt Mít Dừa vừa chua vừa ngọt vừa bùi ở nhà. Tuy lốc tốc vậy, nhưng cái khoản ái ân nàng Cam còn mặn nồng lắm. Bất chấp hiểm nguy, Kinh quyết liều về với vợ. Giờ này chắc Trần Tăng đã ngon giấc. Kinh rón rén chui qua dậu dâm bụt, con chó thấy động lao tới, nhận ra Kinh nó ư ử vẫy đuôi mừng cuống quýt. Nó mừng cho Kinh về với nàng Cam Quýt đấy. Kinh háo hức mò vào giường vợ. Cơn khát nước cũng qua. Kinh khẽ đặt khẩu súng cạnh giường đưa tay quờ quạng khắp giường. Quái lạ, giờ này nàng Cam đi đâu chỉ thấy mỗi thằng Vương đang nằm co ro một mình. Kinh rón rén bước lên nhà trên, ghé tai vào cửa sổ nghe ngóng. Con chó lấn quấn bên chân rên ư ử. Kinh phẩy tay ra hiệu cho con chó xéo đi. Tim Kinh đập thình thịch, Kinh dỏng tai nghe có tiếng thì thầm rúc rích của nàng Cam với Trần Tăng. Ôi nàng Cam Quít của ta! Con vợ lăng loàn của ta. Sao mày lại dám mò vào giường cám dỗ đồng chí Trần Tăng. Bằng sức mạnh căm hờn, Kinh đẩy cửa xô vào tóm cổ nàng Cam hư đốn. Đào Kinh muốn xé cho tan xác nàng Cam ra cho hả giận. Trong lúc vật lộn với nàng Cam trên giường, đồng chí Trần Tăng ôm quần áo lủi lúc nào không biết. Kinh giận dữ bóp cổ vợ. Nàng Cam giẫy dụa, vừa chống cự vừa ôm riết lấy Kinh. Kinh không ngờ con vợ lăng loàn của mình lại khoẻ thế, nó lồng lộn quật ngửa Kinh xuống giường ngồi chồm hỗm trên bụng Kinh. Nàng Cam lúc này thực sự là con quỷ cái, nó thở hồng hộc lột phăng quần áo của Kinh. Lúc này Kinh mới sửng sốt nhận ra, nàng Cam trần truồng như nhộng nghễu nghện trên bụng Kinh.
- Muốn sống thì câm mồm, nàng nghiến răng nói, anh giở trò nó cho dân quân đến tóm cổ anh thì chỉ khổ gái này thôi.
Mới chỉ nghe tới “dân quân tóm cổ” Kinh bừng tỉnh cơn mê. Quả đúng lời nàng Cam nói, Kinh còn đang cãi vã với vợ trên giường, ngoài cửa đã có tiếng chó sủa liên hồi, tiếng bước chân rình rịch. Bốn dân quân ập vào quát.
- Chúng tôi thừa lệnh cấp trên đến bắt tội phạm Đào Văn Kinh bỏ vị trí chiến đấu.
Nàng Cam bỏ chạy. Kinh run rẩy mặc lại quần áo. Một dân quân tóm hai cánh tay Đào Kinh trói giật cánh khuỷu.
- Tống nó xuống chuồng trâu cho muỗi đốt!
 Một khẩu lênh phát ra rõ to, Đào Kinh muốn khuỵ xuống. Mệnh lệnh ngay lập tức được thi hành. Hai dân quân xốc Kinh lôi tuốt xuống gian chuồng trâu, trói gô Đào Kinh vào cột róng. Con Trâu nhận ra chủ bị trói, nó khịt khịt mũi tỏ lòng thương xót. Mùi phân trâu nồng nặc, muỗi râm ran đốt nhoi nhói như kim châm.
  Sáng ra đồng chí Trần Tăng quần áo chỉnh tề đến dõng dạc tuyên bố.
- Đào Văn Kinh dám coi thường nhiệm vụ cao cả bỏ vị trí chiến đấu, hãy ký vào đây thì ngay lập tức nhà ngươi được tự do, nếu không...
Cả một đêm bị muỗi đốt trong chuồng trâu, Kinh mới thấm thía nỗi kinh hoàng uất ức mà không dám cãi nửa lời..
Trần Tăng lấy trong xà cột tờ biên bản đã viết sẵn đưa cho Kinh. Không cần biết trong tờ giấy viết gì, Kinh xin được cởi trói, cầm bút ký vào tờ biên bản ghi nội dung sai phạm: “bỏ vị trí chiến đấu về ngủ với vợ.” Kinh ký xong, Trần Tăng vội cho tờ giấy vào xà cột đổi giọng thân tình.
- Cậu ngu như chó! buộc tớ phải xử lý đề phòng cậu phản tớ. Chuyện tối qua cậu để lộ ra với bất kỳ ai, tớ cho cậu vào tù. Tớ chân tình với cậu chuyện này với tư cách là hai thàng đàn ông. Có trách, cậu trách cô vợ cậu, đàn bà con gái hơ hớ đêm hôm đem thân mò tới giường người ta bố thằng đàn ông nào chịu nổi. Nếu là cậu, cậu có giữ được không? Hả, cậu có gữ được không? Nhưng thôi, cũng chả nên trách cô Cam làm gì. Đàn bà nông nổi đã đành, chính cậu cũng nông nổi “xấu vợ hổ chàng”. Tớ cũng chỉ mới cảnh cáo cậu. Từ nay vợ chồng cậu phải sống cho hoà thuận. Chỉ cần nghe vợ cậu than phiền cậu xử tệ với cô ấy, tớ sẽ không để yên cho cậu đâu. Tờ giấy cậu ký vẫn còn đây.
Trần Tăng vỗ đánh bốp vào xà cột rồi bước vội ra ngõ. Kinh ngẩn ngơ nhìn theo cái bóng lòng khòng của Trần Tăng khuất sau dậu bông bụt.

 ***

 Dinh cơ nhà Hoàng Kỳ Bắc bây giờ thành trụ sở hội họp của làng Đoài. Nam nhìn Trần Tăng hô hét ra lệnh cho Đào Kinh khênh chiếc án thư thờ ông bà Hoàng Kỳ Bắc ra làm bàn chủ toạ. Bộ tràng kỷ và chiếc sập gụ được dựng lên xếp vào một góc. Người nông dân không thèm dùng những thứ xa hoa học đòi tư sản. Đào Kinh nói thế.
Trần Tăng trịnh trọng bước lên bàn chủ toạ mắt nhìn khắp lượt từng gương mặt người làng Đoài ngồi chật cứng trong nhà ngoài sân. Nam nhìn những gương mặt thất thần, những ánh mắt lấm lét của mọi người mới thấy hết quyền uy của Trần Tăng lúc này. Những đối tượng như lão Hào, ông Khi, bà So thường ca ngợi ông Hoàng Ký Bắc, giờ ngồi ru rú vào góc sân không dám ngẩng mặt nhìn ai. Nam nghe giọng Trần Tăng hùng hồn xúc động lên lớp mở mang nhận thức cho những cái đầu còn u tối của dân làng Đoài.
 Trần Tăng cao giọng: Thơa bà con!  Chúng ta bây giờ có cơm ăn áo mặc, có ruộng cấy cày là nhờ công ơn to lớn của đảng, của bác Hồ. Phải kiên quyết đào tận gốc trốc tận rễ tư tưởng chống đối cách mạng. Trong chiến thắng lẫy lừng lần này, làng Đoài chúng ta biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng của vợ chồng đồng chí Đào Kinh. Mọi người hãy vỗ tay hoan hô. Tiếng vỗ tay rộ lên từng đợt mỗi khi Trần Tăng đọc tên từng người được chia quả thực lần này. Năm gian nhà lớn của ông bà Nam được ngăn đôi, một nửa cho đôi trưởng Trần Tăng ở và làm trụ sở cho dân làng đến hội họp và một nửa cho vợ chồng Đào Kinh. Còn bẩy gian nhà ngang chia cho mấy mẹ con bà Cháo ba gian, nhà ông Sinh ba gian, còn lại một giam chia cho cô lùn. Cô lùn là đối tượng độc thân được chia một gian là công bằng. Hai mẹ con Yến Quyên phải dọn xuống gian bếp. Trần Tăng bảo hai mẹ con Yến Quyên không phải tống ra đường là may. Thế cũng là thể hiện rõ chính sách ưu việt và nhân đạo của chính quyền cách mạng. Còn mọi thứ đồ dùng cày bừa, cuốc xẻng, phên phơi thuốc lào của gia đình Hoàng Kỳ Bắc chia đều cho tất cả người dân làng Đoài bằng phương pháp bốc thăm. Ai bốc được thứ gì lấy thứ đó. Nhà bà Cháo không có trâu lại bốc được cày, ông Khi có trâu bốc được chiếc cối đá giã bèo, nhà không nuôi lợn, ông đập ra lát cầu ao.
 Dân làng Đoài lặng phắc trước ánh sáng xanh lét của chiếc đen măng xông reo xèo xèo trước mắt Trần Tăng. Ngoài đường tiếng trống khua vang lẫn tiếng thanh la chập cheng cheng! Chập cheng cheng và tiếng hô khẩu hiệu của thanh thiếu niên đi diễu hành cổ vũ tinh thần khí thế cách mạng. Cuộc họp bàn tiếp đến tinh thần đề cao cảnh giác với bọn phản động trong làng xã đang có âm mưu chống phá cách mạng. Nghe Trần Tăng nói, dân làng ngỡ ngàng không hiểu bọn phan cách mạng chúng bỗng dưng ở đâu ra nhiều thế? Thì bọn phản động nó cũng là người, nó lẩn khuất quanh chúng ta ai mà biết được, đêm đến nó bất ngờ từ xó xỉnh cầu ao nhà xí xông ra bóp cổ lè lưỡi chết tươi. Xóm thôn cứ xao xác người nọ nhìn người kia nghi hoặc. Tổ đi tuần đêm qua phát hiện có kẻ đã vẽ lên bảng tin ngoài đầu cầu cảnh một đàn ông, một đàn bà loã lồ đang làm tình. Người dân làng Đoài kháo nhau trông người đàn ông giống Trần Tăng. Bọn phản động bố láo đểu cáng đến thế. Đây chắc chắn là âm mưu của địch cố tình bêu diếu cán bộ đội với những thành phần cốt cán. Đội du kích lại báo cáo sáng nay vào cầu tiêu nhà lão Khi thấy có dòng chữ nguyệch ngoạc viết bằng gạch non lên tường“đả đảo Trần Tăng” điều đó chứng tỏ đang có một lực lượng hoạt động ngầm chống đối cách mạng. Đả đảo Trần Tăng cũng có nghĩa là đả đảo cách mạng.
- Cứ bắt lão Khi tẩn cho mấy roi là ra hết. Mẹ kiếp kẻ nào dám cả gan vậy?
- Các người ăn nói thế mà nghe được sao, Lão Khi lồng lên, dễ cầu tiêu nhà các người có khoá chắc. Nó vào nó viết bậy chứ nó đ...nhau ở trong ấy, đêm hôm ai ra đấy mà gác được.
- Đúng thế, ai mà gác cầu tiêu suốt đêm được.
 Mọi người nhao lên lo lắng.
- Mẹ kiếp, nay nó vẽ bậy ở cầu tiêu nhà ông Khi, mai nó bậy ở cầu tiêu nhà tôi, nhà anh, nhà chị thì sao?
Dân làng Đoài từ giờ phút này phải có tinh thần cảnh giác cao độ, theo dõi, giám sát lẫn nhau ở mọi lúc, mọi nơi. Phải tố giác, phát hiện kịp thời những hành vi phá hoại chống đối chính quyền cách mạng.
Cuộc họp tan, Trần Tăng chạy lại xoắn tai thằng Nam một cái rõ đau.
- Thằng nhóc, ai đã viết bậy trong nhà cầu hả? Nói ngay tao tha.
- không biết, Nam nói.
Trần Tăng lại xoắn tai Nam cái nữa. Đau quá Nam hét lên, anh Đùng chạy lại níu áo Trần Tăng, ngăn không cho Trần Tăng đe nẹt Nam. Hai tay anh Đùng khua khoắng miệng ú ớ phát ra những âm thanh kỳ lạ của người câm khiến Trần Tăng không hiểu gì cả. Nam biết anh Đùng bày trò giải thoát cho Nam. Trần Tăng lồng lộn.
- Thằng Đùng! Mày vừa câm vừa điếc biết gì mà phá đám hả! Lũ nhóc chúng mày liệu thần hồn, ông mà tóm được ông bắn tuốt.

 ****

Được chia quả thực hai gian nhà gỗ lim của gia tộc Hoàng Kỳ, cô Cam vác bụng to vênh vang với dân làng Đoài. Chửa bụng to, đẻ con gái là cái chắc. Có trai có gái đề huề, mẹ sẽ đặt tên cho con là cái Măng. Bố và anh Vương mày là loài cá kình cá vược khoẻ nhất biển khơi, còn con là loài cá Măng yểu điệu thục nữ đẹp như công chúa con vua thuỷ tề hớ hớ...
Từ ngày Cam ăn nằm với Trần Tăng, nom cô nàng nở nang ra. Đào Kinh, chồng Cam, thuộc loại ăn no vác nặng chỉ giỏi lặn ngụp dưới nước bắt cua bắt cá, chuyện tình tang nhạt thếch, kém xa Trần Tăng. Cái đêm đầu tiên tý tởn với Trần Tăng sao mà sung sướng vậy. Cam ngỡ đời mình sẽ phải chịu nhục nhã khi chồng bắt quả tang ăn nằm với Trần Tăng. Ai ngờ Trần Tăng lại lật ngược được tình thế một cách ngoạn mục tài tình đến vậy. Thế mới biết quyền uy của Trần Tăng to lớn nhường nào. Đào Kinh, chồng Cam hung hăng vậy mà vẫn chịu im thít. Trần Tăng chỉ khẽ liếc mắt, mấy tay dân quân làng Đoài răm rắp nghe lời. Khôn sống- chống chết. Kẻ nào chống lại Trần Tăng chỉ có chết. Chồng Cam hung hăng khoẻ vậy,  mới tống giam trong chuồng trâu có một đêm đã bạc nhược mất hết hồn vía. Giờ thì Cam tha hồ sai khiến chồng. Có Trần Tăng, Cam thấy mình oai hơn. Đứa con trong bụng Cam đích thực là của Trần Tăng. Có được đứa con mang dòng dõi cán bộ vẫn hơn thằng chồng Cam chỉ là anh dân đen cày thuê cuốc mướn. Cam thấy đổi đời từ nay. Đào Kinh, chồng cam cũng đổi đời từ nay. Nàng Cam cười thầm liếc nhìn Đào Kinh đang loay hoay đóng mở chiếc xà cột lục tìm giấy tờ gì đó. Chiếc xà cột Trần Tăng cho suốt ngày Kinh đeo cặp kè bên hông.
- Mình Là dân cày, khoác cái túi dết vào rõ ra dáng cán bộ. Cam liếc chồng nịnh khéo. 
- Đây đích thị là cán bộ rồi đấy thôi. Kinh rỉ tai vợ, cuộc họp tới, đồng chí Trần Tăng sẽ đề nghị tớ làm cán bộ phụ trách văn hoá đấy. Rồi cô xem chồng cô cũng chẳng kém cạnh thằng nào.
- Bố được làm cán bộ hả bố?- thằng Vương reo lên lao vào lòng Kinh- Bố phải làm cán bộ để con đấm vỡ mõm mấy đứa con nhà Hoè, nhà Hạc cứ bảo bố là thằng cùng đinh...
- Để rồi xem ai hơn ai. Kinh đóng nắp xà cột đánh rốp một cái rồi lao ra ngõ, mặt hầm hầm chửi, tiên sư chúng mày rồi sẽ biết tay ông.
- Bố mày hồi này cũng oách tơ lơ- Nàng Cam nói với con trai- Còn mày nữa lớn lên cũng phải phấn đấu mà làm cán bộ con ạ!
- Dĩ nhiên rồi! Thằng Vương cũng học lối hách dịch của bố, nó nói, con với thằng Hoàng Kỳ Nam nhà cô Yến Quyên chơi trò bắt Việt gian, bao giờ con cũng thắng. Thằng Vương hô vang bắn súng miệng pằng pằng pằng... ha ha ha... chạy quanh mẹ một lúc chóng mặt lại nằm quay lơ ra giữa nhà.
- Ông bà nội thằng Nam làm gì mà giàu thế hở mẹ? Nó lơ láo hỏi mẹ. 
- Đã là địa chủ như ông bà nó chỉ bóc lột ông bà nông dân nghèo như bố mày-Cô Cam giải thích.
- Ông bà nó bóc lột được của nhà mình những gì hả mẹ? Thằng Vương lại hỏi.
- Rõ ngu chửa! Đã là nông dân bần cố thì có gì, chỉ có tay có chân, có sức khoẻ và có cả con chim cúc cu trong quần mày kia kìa.
Thằng Vương cười hì hì... Bố Kinh thật tuyệt vời! Bác Tăng bảo bố bắn giỏi nhất làng Đoài. Hôm xử bắn Hoàng Kỳ Bắc trông bố như một vị anh hùng...

 ***

 Thế thời lại đổi thay.
Đi họp huyện về, Trần Tăng phải len lén như kẻ trộm, chờ tối hẳn mới khẽ mở cửa lách vào nhà. Thời cuộc lại biến động. Trần Tăng phải đi gấp. Bất ngờ quá! lệnh trên phải thực thi. Trần Tăng vơ vội quần áo ấn vào chiếc túi đựng tài liệu giấy tờ, ngoắc sẵn lên bậu cửa. Trần Tăng lách người khẽ gọi Kinh. Cái thằng mới chập tối đã rúc váy vợ sớm thế. Cánh cửa hé mở cô Cam cười, đưa tay véo vào đùi Trần Tăng môt cái.
- Kinh đâu?
- Nốc say, hai bố con ôm nhau chết giấc cả rồi.
Trần Tăng kéo Cam sang phòng mình cài trái cửa.
- Tối nay sao vắng lặng thế! Nàng Cam nói khẽ- Sao không thắp đèn lên.
- Phải đi gấp đấy! đèn đóm gì.
- Đi đâu?
- Chưa biết!
- Bỏ làng này đi hẳn à?
- Cũng chưa biết.
- Có nhớ đây được mấy tháng rồi không?
- Nhớ rồi!
- Con anh đấy! Nó đang đạp hờn đây này.
Nàng Cam cầm tay Trần Tăng luồn hẳn vào trong quần xoa đi xoa lại lớp da bụng tròn vo căng phồng.
- Đi đâu thì đi đừng quên đây là được. Trần Tăng kéo nàng Cam lên giường âu yếm. Sự đam mê của Cam làm Trần Tăng rừng rực khí phách đàn ông.
- Khẽ chứ, con nó ngạt. Nỡm ạ! Nàng Cam nũng nịu- Mình ra đi thế này em ở lại nhớ mình lắm đấy. Đi đâu thi đi, đừng léng phéng với con nào đấy nhá.
Nàng Cam vuốt lại quần áo đầu tóc, rón rén về với chồng. Nghe rõ tiếng cài cửa lách cách của nàng Cam, Trần Tăng khoác vội chiếc túi lên vai bước ra cửa. Trăng vàng rượi. Làng Đoài lặng thinh. Trần Tăng ra tới đầu làng, ngôi đình Đoài đã bị phá tan hoang. Trong ánh trăng, trên nền đổ nát, những hòn đá tảng nằm trơ giữa đống gạch vỡ ngổn ngang. Có bóng người ngửa mặt lên trời chới với đang múa loạn lên như ma trơi.
- Ai! Trần Tăng quát to. Bóng ma đang nhẩy nhót chạy vụt ra bờ sông. Trần Tăng rờn rợn, nhìn hai con chó đá dưới trăng như thể chúng đang rình rập sắp nhẩy bổ vào Trần Tăng. Dưới ao đình tiếng đập thùm thùm như có người đang tắm đêm. Trần Tăng nghe dân làng Đoài kháo nhau, vong hồn ông bà Hoàng Kỳ Bắc đêm đêm vẫn hiện về tắm dưới ao đình. Bước nhanh ra khỏi làng Đoài, Trần Tăng mem theo bờ sông lên đê để về cơ quan huyện. Một luồng gió lạnh toát sống lưng. Tiếng côn trùng reo réo đêm khuya. Từ cánh mả Rốt, thi thoảng lại có ánh lân tinh loé lên bay lả tả như bầy đom đóm ăn sương. Trần Tăng tự trấn an, không được run. Đom đóm chứ không phải ma. Trên đời này không có thần thánh ma quỉ, chỉ có người sống người chết. Chết là hết. Chết thối rữa ra thì làm được gì. Hồn cốt thì còn làm được gì. Đó là những trò bịp bợm mê tín dị đoan. Chỉ có người sống là đáng yêu và cũng đáng sợ. Như nàng Cam vợ Kinh tối nay thì ai chả muốn yêu. Đáng sợ hơn lúc này chính là thằng Hoàng Kỳ Trung, nó mà về thì minh không còn đường sống. Trần Tăng bước như chạy ra đầu cầu Đình Đoài. Cái bóng lúc nãy lại hiện lên chấp chới, tay nó cầm gậy đứng lặng phắc giữa cầu. Bất ngờ nó nhẩy cẫng lên vung gậy lao tới chĩa thẳng về phía Trần Tăng bắn liên hồi-pằng- pằng -pằng…  Mày chết nhá! Mày chết nhá.
- Mẹ kiếp, hoá ra là mày, thằng Ngố! Mày làm bố mày hết hồn.
Trần Tăng hớt hải chạy lên bờ đê về huyện đường.

 ***

 Hoàng Kỳ Trung về đứng giữa sân ngơ ngác nhìn gia cảnh nhà mình tan hoang. Anh đọc trên bức tường của gian hồi đông có dòng khẩu hiệu viết bằng vôi trắng: “Đả đảo tên địa chủ Hoàng Kỳ Bắc gian ác đầu sỏ”. Hai gian đằng tây, cửa trống hoác, bốn cánh bức bàn gỗ lim được vợ chồng Kinh-Cam tháo ra phơi khoai lang ngoài đầu hè. Những lát khoai lang thiếu nắng thâm sì bốc mùi thum thủm. Con chó mực nhà Nam được bố mẹ thằng Đào Vương bắt về nuôi không còn nhận ra chủ, nó từ trong nhà xông ra sủa liên hồi lao vào Hoàng Kỳ Trung.
- Rõ ngu, không nhận ra chủ mày à, đồ chó! Cô Cam đang ngồi thái khoai vội ôm bụng đứng dậy lừ mắt quát con mực, miệng leo lẻo.
- Hoàng Kỳ Nam đâu rồi, bố mày về kìa!
  Đào Kinh từ trong nhà chạy ra sững sờ nhìn Hoàng Kỳ Trung. Từ ngày được chia hai gian nhà quả thực của gia tộc Hoàng kỳ, vợ chồng Cam nhận nuôi luôn cả con mực để nó giữ nhà. Nam và mẹ Yến Quyên từ gian bếp chạy ra ôm lấy Hoàng Kỳ Trung. Nam bật khóc.
- Bố ơi! Ông bà nội chết hết rồi!
Cô Lùn và tụi trẻ nhà bà Cháo chạy ra cửa đứng trơ nhìn hai mẹ con Nam khóc sụt sùi trước Hoàng Kỳ Trung. Đào Kinh bước tới lạnh lùng.
- Thời cuộc đổi khác rồi, cậu chủ thông cảm.
Hoàng kỳ Trung cố nén xúc động, hai hàm răng nghiến lại, đầu ngúc ngắc hai chân như lún sâu xuống nền sân gạch không sao bước nổi. Yến Quyên kéo chồng vào gian bếp.
- Bố vào với mẹ đi bố! Nam nói.
Hoàng Kỳ Trung xốc lại ba lô bước vào gian bếp nhà mình. Tài sản không còn gì ngoài hai cái nồi đất và ba viên gạch đen thui Yến Quyên dựng lên làm đầu rau. Hoàng Kỳ Trung đứng lặng nhìn khắp gian bếp, nhìn vào cái ổ rơm trong góc bếp nơi vợ con anh vẫn phải nằm trong những đêm giá lạnh. Yến Quyên nấc lên ôm cổ chồng không nói được lời nào. Mọi nguyên nhân mất mát đau thương này Hoàng Kỳ Trung hiểu hơn ai hết.
Đêm làng Đoài chìm dần trong giấc ngủ của Nam. Nam thấy mẹ kéo bố nằm xuống ổ rơm. Thi thoảng mẹ lại nấc lên cả trong giấc ngủ. Nam nằm mơ màng rồi thiếp đi trong đêm tối.
 Đến sáng, hai bố con Hoàng Kỳ Trung dắt nhau ra ủy ban xã. Dân làng  Đoài nhớn nhác thấy Hoàng Kỳ Trung về. Họ có biết đâu, Hoàng Kỳ Trung cũng là cán bộ được cấp trên điều mãi lên Phú Thọ làm cải cách. Về đến nhà Hoàng Kỳ Trung mới kinh hoàng nhận ra mình đã bị quả báo. Làng Đoài xơ xác, đình Đoài, đình Đông phá bằng địa. Hoàng Kỳ Trung không ngờ cách mạng lại đánh vào cả gia đình mình. Giờ đây Hoàng Kỳ Trung lại được cấp trên đưa về làm công tác sửa sai tại địa phương. Và Trần Tăng, biết đâu cũng lại về làm sửa sai ở chính cái nơi Hoàng Kỳ Trung đã làm cải cách.
 - Bố cũng là cán bộ cải cách giống Trần Tăng hả bố? Nam níu tay bố hỏi
 - Ừ! bố cũng là cán bộ cải cách.
Nam đứng ngóng bố từ văn phòng ủy ban đi ra. Bố cười, nắm tay Nam.
 - Về đi con! Nhà mình được trả lại rồi. Nam sung sướng chạy tót về trước khoe mẹ. Bố tài thật, về đến nhà là mọi chuyện tốt đẹp. Bố bảo mẹ làm mâm cơm dọn lên nhà trên cúng ông bà Hoàng Kỳ Bắc. Nam mừng quá quên khuấy chuyện bà nội dặn- khi nào bố về, bảo bố trèo lên cây cau...
Hình ảnh bà nội tự mổ bụng moi gan móc ruột trong cái đêm kinh hoàng lại hiện lên ám ảnh Nam.
- Bà bảo khi nào bố về, bố hãy trèo lên cây cau. Nam ghé sát tai bố nói nhỏ. 
- Trèo lên cây cau ư? Hoàng KỳỷTung thốt lên ngỡ ngàng.
- Đúng mà, đêm ấy bà dặn đi dặn lại khi nào bố về bảo bố cứ trèo lên ngọn cau.
Hoàng Kỳ Trung chợt bừng tỉnh. Anh lao vào bếp vác thang dựng lên thân cây cau cạnh bể nước. Nam đứng giữ thang cho bố trèo lên từng bậc thang. Hoàng Kỳ Trung sục tay vào bẹ cau, anh bắt ra đôi chim con mới nở còn đỏ hỏn lúc nào cũng ngoác cái miêng nhỏ xíu đòi ăn. Hoàng Kỳ Trung thả đôi chim trong lòng tay cho Nam xem rồi lại bỏ chúng vào tổ.
- Cứ để đây cho chim mẹ mớm mồi, khi nào chúng lớn bố bắt cho con nuôi. Hoàng Kỳ Trung nói với con và lần tìm thấy trong tổ chim một cái lọ thủy tinh trong suốt. Anh vác thang cất vào nhà bếp, hồi hộp mở nắp lọ lấy ra mảnh giấy còn rõ nét chữ bà viết nguyệch ngoạc. Hoàng Kỳ Trung bàng hoàng đọc đi đọc lại lời gửi gấm của mẹ“Mẹ lấy cái chết của mẹ để chứng minh bố con là người đàn ông tuyệt vời, còn vợ con là người đàn bà tiết hạnh. Mẹ biết kẻ xấu đã dựng lên mọi chuyện. Thằng Trần Tăng nó ép mẹ và vợ con ngày mai phải đấu tố bố. Mẹ chết đi để không phải nhìn thấy cái cảnh vô luân thất đức của lũ quỷ núp bóng người. Chúng muốn làm ô danh dòng tộc Hoàng Kỳ nhà ta”.
--!!tach_noi_dung!!--

Mọt Sách sưu tầm
Nguồn: Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn Học
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--