Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 21 -

25. Sự thương nhớ cùng luyến tiếc

 

Xứ Đông Dương đã bị cực hình một cách vô ích
Từ chủ quyền của Pháp quốc, nay còn lại là cái gì?
Là những cái mà người ta còn nhìn thấy: đó là Viện Pasteur, cầu Long Biên, nhà ga Đà lạt, gần giống nhà ga Deuville, nhà bưu điện lớn của Sài gòn, do ông Baltard xây dựng, tượng Yersin ở Nha Trang và nấm mồ của ông luôn đầy hoa, đường sắt Bắc - Nam, một số nhà công sở, những trường Lycée, những biệt thự và vài con đường còn mang tên: Calmette, Pasteur, Yersin và có thể còn loại bánh mỳ que (baguette), và những hộp pho mát “Con bò cười” nằm trên các cửa hàng…
Đi dọc theo Đường số 4, nơi đã xảy ra những trận đánh tháng 10-1950, Pierre Amodon(1) kể:
“Chúng ta có thể có những cuộc gặp gỡ cảm động. Các cháu nhỏ, luôn đông đúc, bồng bột. Với một số gia đình mến khách và nhân đức, họ tặng cái tối thiểu mà họ có: một bát cơm, một ít rau cho lữ khách qua đường… Chúng ta qua một số vùng vịnh Hạ Long trên cạn: những mỏm núi đã lởm chởm mọc như nấm giữa đồng “nước đất” như những rặng đá”.
Ở đây tất cả đều như chìm trong yên lặng, không có một tiếng động do máy móc nào, làm cho nó bị xôn xao. Đời sống nông thôn miền núi diễn ra: Các cô gái Nùng, trong bộ quần áo chàm, đi từng bước, nhịp nhàng, nhưng nhanh nhẹn, trên vai các đòn gánh giữ cân bằng cặp thúng nặng kịt. Chúng ta gặp một số cụ già, một số cụ ông, cụ bà đáng kính, đáng nể, đang sống trong thôn xóm mà tổ tiên để lại…
Về phía nước Pháp, đối với những người là dân sự, hay là quân sự ở Đông Dương, những ý nghĩ buồn man mác luôn đọng trong tâm trí, thêm vào là sự hối hận chợt đến bởi sự thất bại của một cuộc gặp gỡ bất hạnh của nước Pháp và ba nước Đông Dương. Tâm lý này đến với ai đã từng chịu khổ cực và biết sự tù đày. Đô đốc Bernard Klotz người bị pháo cao xạ Việt Minh bắn rơi ngày 24-4-1954 trên vùng trời Điện Biên Phủ, trong chiếc phi cơ Hellcat, đã cùng bao bạn khác, chứng minh cho điều đó(2).
Trong cuộc hội thảo tướng de Gaulle và Đông Dương, tiến hành tháng 2-1981, quan toàn quyền Henri Laurentie đã trả lời cho Gianbe Pilleul như sau:
Gilbert Pilleul: Chúng ta đang đặt ra một vấn đề và đi thẳng vào vấn đề thuộc địa, tôi tự đặt cho mình như là luật sư bào chữa: Có phải lúc ấy là thời điểm tốt cho các nước Đông Dương có quyền được độc lập?”.
Henri Laurentie: Vâng, vâng - đó là đúng lúc và chứng tỏ là de Gaulle không biết điều ấy.
Gilbert Pilleul: Vậy theo ý ngài, ai đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của tướng de Gaulle.
Henri Laurentie: tướng de Gaulle tự quyết định lấy mình và tự mình quyết định hết thảy.
Gilbert Pilleul: Ngài có nghĩ là từ năm 1945, chưa có nói đến vấn đề giải phóng thuộc địa?
Henri Laurentie: Chỉ nói có mức độ, chữ tự do, độc lập, tự trị và những gì mà người ta muốn, nhưng cũng chỉ nói đến mực độ đến thế… Chưa nói đến trình độ là trả lại đất nước cho những người bị đô hộ…
Ngày hôm nay, chúng ta phải thấy nhục nhã để nhận thấy là những cái đinh để dùng treo các dân tộc xứ đông Dương, và các chiến binh của đạo quân viễn chinh lên thánh giá, đều được rèn đúc ngay ở Pháp trong năm 1945.
Trong vòng ba thế kỷ quan hệ thăng trầm, có lúc ưu ái của ba nước Đông Dương với nước Pháp, có nhiều khuôn mặt xuất hiện: nhưng tính từ đầu đến cuối câu chuyện chỉ có hai con người để lại những tình cảm vừa buồn, vừa cay đắng đó là khuôn mặt của Pigneaux de Béhaine, con người hiểu biết về Việt Nam nhưng lại không giúp được gì. Khuôn mặt thứ hai của de Gaulle, con người có thể giúp được, nhưng lại không hiểu gì về đất nước này.
Đã có lúc các dân tộc hải ngoại, được kêu gọi viện trợ cho mẫu quốc như trong những năm 1914-1918 và 1930-1945. Trở lại họ mong đợi sự giúp đỡ và sự hiểu biết hé ra trong bài diễn văn đọc tháng 1-1944 ở Brazaville, hỏi người anh hùng 18-6. Con người này, sau khi đại chiến thế giới chấm dứt, đã trở lại nói những lời cao cả, nhưng ý nghĩa của nó lại trở nên quá ngắn ngủi.
Ông đã không chịu dành thời giờ, không chịu nghe những ý kiến sáng suốt để giải quyết trôi chảy một vấn đề tế nhị, vấn đề Viễn Đông. Những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của ông là nguồn gốc của những chết chóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào ta, cũng như những đau thương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương; các dân tộc ngày nay vĩnh viễn xa rời nước Pháp. Trước đây, de Gaulle không bao giờ thừa nhận trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Sau 12 năm, lịch sử đã kéo ông trở lại. Năm 1958, khi trở lại công tác, ông phải trực diện với châu Phi đương theo đuổi sự mong giành lại độc lập dân tộc, ông đã phải thay đổi quyết tâm, quyết tâm ấy đã hun đúc lên từ sau cái ngưỡng của Việt Nam.
Paris, ngày 8-9-2003.
Chú thích:
(1) Đọc bài L’ancienne RC4 (Đường số 4 năm xưa) của Tạp chí “Enfants du Mékong” (những đứa con của sông Mê Kông), tháng 1-2003.
(2) Một bằng chứng bộc lộ ra trong buổi phát sóng FR3 ngày 9-11-1996 trong mục “Les mercredis de l’histoire”, dưới tên là “Sự bối rối và sự bỏ quên”. Năm 1954, ông là trung uý hải quân…