Sự khổ cực và sự mù quáng Nếu chúng ta đi theo chiều dài hình chữ S của nước Việt Nam, chúng ta sẽ thấy đất nước này có một dân tộc cần cù và tự tin, một vùng đất khó khăn và hiểm trở.
Ở phía Bắc, ta còn thấy rải rác một số
lô cốt còn lại của quân Pháp, nó là những
vết sẹo của cuộc chiến tranh Đông Dương.
Ở phía Nam cũng còn sót những vết tích nguy hại hơn do quân Mỹ để lại sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam: hàng ngàn loại dụng cụ quỷ quái mà quân đội Mỹ để lại ở căn cứ không quân Đà Nẵng, Rocket city, và những cháu nhỏ, sinh ra đã bị biến dạng dị hình một cách hủng khiếp sau những trận bom rải chất độc hoá học màu da cam, nay phải làm nghề ăn xin ở các bến phà qua sông Mekong. Những cái nhìn thoáng qua ấy không thể không nhắc chúng ta trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, về một quá khứ rất đau thương đó.
Một câu hỏi đến với chúng ta một cách tự nhiên: Tại sao, sau Chiến tranh thế giới thứ hai ngươi Pháp chúng ta lại có thể đi đến một ý nghĩ muốn trở lại một cách vụng về trên một mảnh đất thuộc địa, ở cách xa ta 12.000 km, có một nền văn minh lâu đời gần với chúng ta, dân tộc này luôn không ngừng đấu tranh chống chế độ thực dân.
Trong khi ấy nước Pháp đang ở trong tình trạng kiệt quệ: Nền kinh tế thì rệu rã, lực lượng quân sự thì suy yếu, bộ binh thì mệt mỏi, lực lượng hải quân, không quân thì lè tèo và thêm nữa, trong bối cảnh của lịch sử, thế giới đang đi đến một xu thế phi thực dân hoá.
Với tướng de Gaulle con người mà đến tuổi ngoài 50 mới ra khỏi mẫu quốc, đế chế thuộc địa đối với ông là một niềm tự hào của quốc gia, mà từ tháng 6-1940, đã trở thành mảnh đất cuối cùng của nước Pháp. Ở đấy, ông có thể tổ chức kháng chiến được. ý nghĩ này của De Gaulle chỉ hai tháng sau đã biến thành hiện thực. Bắt đầu từ vùng xích đạo châu Phi, thuộc địa của Pháp, ông tìm ra một nguồn nhân lực, lòng dũng cảm mà tượng trưng là tướng Leclerc sau này, tiếp theo là vùng Bắc Phi mà năm 1943, ông đã huy đọng được sức người, sức của để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ xảy ra năm 1944 ở Normandie và Provence.
Trong những vùng đất của đế chế, có một nơi xa xăm mà ông không quen biết, lại là nơi để trung thành với Vichy: đó là xứ Đông Dương. Tướng de Gaulle đã quan tâm đến nó vì ở nơi đây, quân đội Nhật hoàng đã đổ bộ vào từ ngày 20-6-1940. Thêm nữa, vì vị tổng thống Roosevelt của nước Mỹ năm 1942 đã viết:
“Nước Pháp đã hút máu mủ đất nước này, cần phải loại ra khỏi Việt Nam sau chiến tranh”. Cuối cùng, vì ông ta muốn mang lại cho nước Pháp cái đế chế nguyên vẹn khi mới vào cuộc chiến tranh năm 1939. Cái tỉnh bảo thủ của
nhà chức sắc dòng Đền (Templier), đã chứng kiến bao sự đảo điên của thế giới do chiến tranh gây nên, đã lần lượt làm nảy sinh ở ông những phản ứng có khi là những cảm hứng, những cảm xúc mơ hồ, có khi lại là những nhận tức trái ngược và rồi đi đến những thảm hoạ.
Sau khi đã gợi lên nhiều hiện tượng để chứng minh từ ba thế kỉ nay, đó là vấn đề sự có mặt của những người Pháp, người Âu trên đất nước Việt Nam, luôn là vấn đề phải được xem xét lại. Cuốn sách này giúp bạn đọc theo dõi một phần những suy nghĩ của tướng de Gaulle qua những lời tuyên bố, những quyết định của ông, xung quanh vấn đề Đông Dương trong thời gian từ năm 1940 cho đến năm 1966 khi ông đọc bài diễn văn ở Phnom Penh
2. Bán đảo Đông Dương và sự phát triển của dân tộc Việt Nam
Để mọi người có thể hiểu được những trang sử sau này, chúng ta cũng nên nhắc lại một cách vắn tắt một số dữ liệu về địa lí, về lịch sử, về con người của cái bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương này.
Việt Nam nằm giữa hai nước Thái Lan và Trung Hoa, đất nước này có đặc điểm làm một địa thế hiểm trở và khoảng đất còn lại để sinh sống rất ít. Một khỏi núi lớn có độ cao từ 1500 đến 2000 mét bao trùm lên vùng Bắc Lào và vùng Bắc Bộ. Khối núi này kéo dài xuống phía nam bởi dãy Trường Sơn, ở đoạn cuối là cụm núi Pleyku và Đà Lạt, tất cả có thể đổ ra biển với một độ dốc cao. Một loạt rừng nhiệt đới, có nơi rậm rạp không tài nào xuyên qua được, bao trùm lên các dãy núi. Những dải đất dọc theo bở biển và vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mekong, đều chỉ là những cánh đồng trơ trụi, những đàm ruộng hoặc những đầm lầy.
Thời tiết chịu ảnh hưởng bởi chế độ gió màu, boa gồm hai loại là những cơn lốc cắt đoạn bởi những trận cuồng phong, là những nắng trời gay gắt. Nước thì lúc nào cũng có. Quan điểm gọi
Tổ quốc mình là
“đất nước” có nghĩa là
đất và
nước.
Từ thời kỳ đồ đá đã có nhiều dòng người di cư đến đây cư trú. Trong những người này, người Việt là đông hơn cả, họ biết trồng lúa nước. Ba thứ đạo: đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng hoà hợp với một thứ đạo của người Việt đó là
đạo thờ tổ tiên và các thần linh. Thứ đạo này bao gồm sự thờ phụng tổ tiên, thờ các thần làng, thờ các đấng thiêng liêng. Những tế bào gia đình gắn bổ sung với nhau tập hợp lại thành những làng xã mà ông lí trưởng được dân bầu ra là người đại diện duy nhất được giao dịch với các chức sắc chính quyền nhà nước. Một điều kì lạ là dân tộc Việt Nam hấp thụ nền văn hoá Trung Hoa đã biến nó thành một tiềm thức dân tộc, một lòng yêu nước độc đáo riêng của mình và đã xây dựng nên một quốc gia được mang tên là
Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam sau nhiều năm chiến đấu ác liệt, chấm dứt ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, những con người nhỏ bé nhưng dũng cảm ở hai bên bờ sông Hồng dần dần phát triển về phía Nam.
Từ đây, cuối thế kỉ thứ XVII, trên một chiều dài 1700 km, từ Bắc chí Nam, lịch sử và địa lí của nước Việt Nam đã tạo nên một dân tộc dầy dặn thuần nhất và có tổ chức. Vào thời ấy, những thuỷ thủ xuất phát từ Kuchi Bandar, một bến cảng lập ở Ấn Độ bởi Vasco de Gama, đã đi dọc theo bờ biển của đồng bằng sông Mekong, họ đặt cho hậu phương này cái tên là
Kuchi-chine và sau đấy những người truyền đạo của Pháp đầu tiên đã đặt chân tới đây.
3. Đã một thời…
… Vua Louis XVI, Đức cha và vị Hoàng tử Nam Kỳ
Năm 1625, từ nước pháp ra đi với ý định qua Nhật để tiếp tục công việc truyền đạo của François Xavie, đức cha Alexandre de Rohdes không đi Nhật được, ông phải dừng chân lại ở xứ Nam Kỳ. Từ khi đặt chân lên xức này, ông bị cảm mến bởi cảnh đẹp và tiếng nói líu lo của các cô gái, ông bắt tay vào học tiếng Việt. Rất nhanh, vì nhu cầu giảng đạo, ông ghi chép âm thanh tiếng Việt qua chữ latinh, ông đã tìm ra một hệ thống dấu để diễn đạt những thăng, trầm. Ông đã sáng tạo ra chữ viết tiếng Việt hiện đại mà nay thường gọi là chữ Quốc ngữ.
Trong một phần tư thế kỷ, vị giáo sĩ đi khắp nơi, từ Sài gòn đến Lạng Sơn. Phạm vi hoạt động của ông lúc đầu là ở Bắc Bộ, sau đến nam Bộ, sự toả sáng mạnh mẽ của ông đã làm hoảng hốt một số vị lãnh chúa địa phương và đã làm xảy ra liên tiếp nhiều sự tàn sát giáo dân. Năm 1645, vị giáo sĩ bị trục xuất nhưng dù sao ông cũng là người mở đường cho một giai đoạn mới.
Trong thế kỉ
Ánh sáng, dưới ảnh hưởng của những nhà triết học, đế chế Pháp lúc đầu rất sùng đạo Thiên chúa, dần dần bị giảm bớt lòng tin. Sự phản ứng trên được đo bởi số lượng thiên hướng đi truyền đạo và những phương pháp tài chính được đưa ra dùng. Xu hướng muốn đi buôn thay thế cho xu hướng muốn đi truyền đạo. Vì vậy, một số giáo sĩ trẻ trở về Pháp năm 1745, sau nhiều năm ở đất Nam Kỳ, thấy chiếc tàu của mình bị tàu nước Anh bắt. Đó là Pierre Poivre, một người ở Lyon, con trai một nhà buôn tơ. Mông bị thương trong một trận chiến đấu, và đổ bộ xuống Djakarta. Vì có sở thích ngành trồng trọt, trong thời gian ở lại trên đảo, ông nghiên cứu cách trồng cây, thứ cây mà người Hà Lan giữ độc quyền. Sau nhiều năm, ông đã đánh cắp được một số cây. Ông đã thuần hoá, trồng nó ở L’Isle de France (Ile Maurice). Sau đó ông trở thành một chủ đồn điền, trở nên giàu có và trở lại nước Pháp đầy vinh quang(1).
Pigneaux de Béhaine và Nguyễn Ánh
Giai đoạn cuối thế kỷ là thời kì phối hợp hành động của hai con người. Người thứ nhất là một nhà tu hành dòng Apostolique: Đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine - đức cha xứ Adran(2). Người thứ hai là Nguyễn Ánh. Hai người đã gặp nhau vào tháng 10-1777 trong khi chúa của Nguyễn Ánh đang gặp những điều khốn đốn. Cha của ông là Hoàng tử Huệ Vương vừa bị ám hại bởi những quân nổi dậy. Đức giám mục tiếp nhận chú bé mồ côi mới 15 tuổi. Vị giám mục, người đã hoàn thành việc nghiên cứu chữ Quốc ngữ, đã trở thành người bạn chí thân của chú bé. Những năm tháng tiếp theo là những chuỗi ngày chiến đấu gian khổ của hai người với phong trào Tây Sơn. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là những nông dân xuất thân từ một làng quê Tây Sơn của vùng núi Pleyku(3), được một số nông dân bị sưu cao thuế nặng, ủng hộ. Ba anh em đã xây dựng nên một đạo quân rất mạnh. Sau khi đánh bại quân Xiêm, Nguyễn Huệ trở lại Quy Nhơn, Huế được tin Lê Chiêu Thống (vua cuối cùng của nhà Lê) cầu cứu quân Thanh. Nhà Thanh định nhân cơ hội sang chiếm lại nước Việt Nam lần nữa. Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự, đã hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Mãn Thanh bằng trận Ngọc Hồi, Đống Đa, giải phóng Thủ đô Thăng Long. Anh em nhà Tây Sơn đã thực hiện, lần đầu tiên sự thống nhất đất nước Việt Nam.
Nguyễn Anh, lánh nạn qua Xiêm. Trong thời gian lánh nạn, ông đã có một quyết định táo bạo không bình thường: tháng 2-1785, ông uỷ nhiệm cho đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine nhiệm vụ kí kết một hiệp ước đồng minh và tương trợ với nước Pháp, một cường quốc lúc bấy giờ. Để thực hiện sứ mệnh trên, Nguyễn Ánh giao cho đức cha toàn quyền quyết định, giao cả ấn tín nhà vua và con trai mình là Hoàng tử Cảnh lúc đó mới lên 6 tuổi.
Nhận thấy là không thể thuyết phục cầu cứu được sự can thiệp của người Tây Ban Nha ở Macao, người Pháp ở Pondichery, đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine cảm thấy lo sợ về sự nhòm ngó của người Anh, Hà Lan vào xứ Nam Kỳ, ông bèn chuyển cuộc hành trình về mẫu quốc - nước Pháp, với Hoàng tử Cảnh con trai Nguyễn Ánh đến cung điện Versailles vào tháng 7-1787. Đoàn được thống chế Castries, lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Hàng hải đón tiếp rất tử tế. Castries cảm thấy cần phải nhanh chóng ngăn chặn người Anh và con đường phát triển thương mại của họ. Ông M.de Vergennes, vừa là nhà ngoại giao tinh tế, đã cho phép tổ chức một phái đoàn thương mại sang Nam Kỳ. Không may, ông mất sớm và tháng 2 năm ấy. Người thay thế ông là công tước Montmorin, một con người ít mạnh dạn hơn. Ông này đã phát biểu: “Phải chú ý đến sự tốn phí dùng cho việc này, so sánh với kết quả thu lợi trước mắt hay sau này của việc buôn bán có tính quốc tế này”. “Nhưng dù sao, nhờ tình cảm mà Hoàng tử đã gây được sự nỗ lực của đức cha xứ Adran, mọi việc đã được kí kết ngày 28-11, một hiệp ước, trong ấy nước Pháp có quyền cùng chung quản lí Tourane (Đà Nẵng), và quyền quản lí toàn bộ đảo Poulo Condore(4) (Côn Đảo), trái lại về phía Pháp sẽ phải gửi sang Việt Nam, bốn tàu chiến cộng với một trung đoàn gồm 1.500 quân và pháo binh. Nhưng sự do dự của vua Louis XVI, và tính hai mặt của vị Bộ trưởng mới, viện cớ vào sự cạn kiệt của ngân quỹ nhà vua, đã làm cho chính phủ phải giao cho thuộc địa Ấn Độ việc thi hành đó. Vì bị những hạn chế khó khăn, cuối cùng Hiệp định không được thực thi. Tháng 12-1787, đức cha và vị Hoàng tử phải rời nước Pháp, và dừng chân ở Pondichéry trong một năm để đợi những chiến thuyền mà nó không bao giờ đến. Đức cha đã lớn tiếng phản đối là: “Không bao giờ nền đế chế của một nước lớn lại sai lời hẹn với một Hoàng tử ngoại quốc”. Bị thất vọng, đức cha và Hoàng tử trở lại đất Nam Kỳ với vài con tàu chở một số súng cùng một số đò dùng có ích (quà tặng của một số tư nhân ở Pondichéry và ở L’Ile de France). Ông Hoàng do đấy cũng được miễn nhường cho nước Pháp một số đất, và cũng miễn phải tỏ lời cảm ơn đến các nhà từ thiện. Những sự phản bội trên, Philippe Héluy đã có lời bình luận: “Phương án tầm cỡ lớn của đức cha đã đề xuất có thể làm thay đổi bộ mặt của xứ Đông Dương với hình bóng nước Pháp bên cạnh sứ Đông Dương đi vào thời đại văn minh 80 năm sớm hơn”. Lịch sử sẽ cho thấy là cuộc hẹn hò bất hạnh ấy sẽ được tiếp hối bằng một cuộc hẹn hò khác, bi thảm sâu đáy kéo dài đến một thế kỉ rưỡi”.
Sau một thời gian lánh nạn ở Xiêm, lợi dụng sự chia rẽ giữa nội bộ quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã khởi quân đánh chiếm lại các tỉnh phía Nam, đồng thời đến tháng 3-1789, ông đón được Hoảng tử Cảnh và đức cha sứ Adran trở về sau bốn năm xa cách. Đến tháng 10-1799, đức cha Pierre Pigneaux de Béhaine chết vì kiệt sức. Nguyễn Ánh đau buồn cho làm tang lễ lớn và tự mình đọc điếu văn bày tỏ nỗi niềm thương tiếc…
Nguyễn Ánh đã cho xây dựng ở trung tâm Sài gòn, trong một công viên, một cái lăng để lưu niệm người ân nhân của mình(5).
VUA GIA LONG VÀ TRIỀU ĐẠI CỦA ÔNG
Sau khi đàn áp được phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, hiệu là Gia Long. Vua Gia Long bắt tay vào công cuộc hiện đại hoá đất nước của mình với sự giúp đỡ của một số người Pháp còn ở lại giúp ông: trường học, nhà máy, công sở, công trình phòng thủ, đường giao thông (như đường quốc lộ 1 chạy từ biên giới Trung Hoa đến Mũi Cà Mau). Có cả về mặt tài chính, thống nhất đo lường, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, thương nghiệp. Ông cho xây dựng cung thành Huế gồm 10 km thành quách xây theo hình sao, kiểu Vauban, trong ấy cung điện bố trí theo mô hình Trung Hoa, gồm Thành Nội, là nơi ở của các quan chức của triều đình, Hoàng Thành là nơi sinh sống của hoàng gia, các cung tần mĩ nữ.
Năm 1820, vua Gia Long qua đời…
Đường lối ngoại giao thân thiện với nước Pháp đã giúp ông nhiều trong việc xây dựng đất nước của ông, nhưng sự nối ngôi của ông gặp nhiều khó khăn. Hoàng tử Cảnh, mất sớm năm 1801, người con thứ hai được nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mệnh. Một cách nhanh chóng, Minh Mệnh(6) tuyên bố đạo Thiên chúa đi ngược với quyền lợi của đất nước ông, bởi những người truyền đạo không thừa nhận tục lệ thờ phụng tổ tiên. Một điều quan trọng là họ đặt những tín đồ Cơ đốc dưới quyền cai trị của một vị vua chúa ngoại quốc, đó là Giáo hoàng, làm cho các tín đồ trở thành bất trung với vua, với Tổ quốc. Về vấn đề này vua Bảo Đại có những lời giải thích sau:
Tục lệ thờ phụng tổ tiên và đạo Khổng bị ràng buộc bởi những tục lệ tôn ti trật tự, làm cho nó bị lẫn lộn là một tôn giáo. Điều mà chúng ta nhìn vào lối thờ phụng này, cho là đơn thuần về mặt giáo dục công dân, về mặt luân lí, thì các giáo sĩ coi đây như là một hành động về tôn giáo. Những sự khác biệt trên đưa đến những mâu thuẫn về tục lệ, và đã gây nên bao tổn thất ở thế kỉ XVII và XVIII. Một số giáo sĩ, như trường hợp của đức cha Pigneaux de Béhaine, nhận thấy cần phải hạn chế sự nghiêm khắc trong việc hành hạ những giáo sĩ. Nhưng những ý kiến ấu không được nghe theo. Sự việc trên làm cho tình hình cành thêm nghiêm trọng và càng đào sâu vào sự ngăn cách Đông và Tây.
Dưới triều Minh Mệnh (1820-1841), đã xảy ra nhiều việc sát hại đối với người công giáo, nhưng dù sao để thực hiện việc văn minh hoá đất nước, vua Thiệu Trị, người kế nghiệp vua Minh Mệnh đã tỏ ra ít tàn bạo hơn nhưng vẫn quyết đoán. Thiệu Trị thi hành chính sách loại bỏ những ảnh hưởng của phương Tây vì lẽ Chính phủ Pháp đã can thiệp vào Việt Nam bằng những hành động đe doạ hay đã dùng đến bạo lực để bảo vệ các giáo sĩ. Trận hải chiến xảy ra ngày 15-4-1847, tại Đà Nẵng, hai tàu chiến Pháp đã đánh đắm bốn chiến thuyền của hải quân Nam Kỳ. Sự kiện trên đã đưa đến hậu quả tai hại: Nước Pháp và Việt Nam cắt quan hệ trong 10 năm.
Chú thích: (1) Viên đại uý công binh Bernardin de Sait - Pierre, đã đam mê một người vợ chung thuỷ của Pierre Poivre, ông đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết
Poul et Virginie. Khi ông mất… bà hoá phụ, năm 1795, đã kết hôn với ông Pierre Dupont de Nemours, người học trò của Lavoisier. Ông này đã di cư qua Mỹ, và đã thành lập một công ti nổi tiếng mang tên ông.
(2) Dịch từng chữ:
trong vùng đất của những người ngoại đạo. Ở đây ám chỉ một linh mục không có lãnh địa riêng rõ ràng… Trong trường hợp ấy, Adrana (Adrana) là một thành phố của một vương quốc ở vùng Trung cận Đông. Riêng về họ của đức cha, người ta có thể nhận xét có hai chữ: có hay không có chứ x. Đức cha xứ Adran, bên cạnh kí Pinhô, Bêhen là tên mảnh đất của gia đình ở Thíerache, vùng Laoong. Chữ này thêm vào lúc ông qua Versailles năm 1787.
(3)Vùng này là một nơi cô lập và hiểm trở, đến cuối tháng 6-1954 (sau việc thất thủ của Điện Biên Phủ) sẽ là nơi xảy ra trận đánh cuối cùng của chiến tranh Đông Dương, nơi đây một GM mạnh,
GM100, đã bị tiêu diệt. Đơn vị này được thành lập cách đây một năm, từ những đơn vị đã chiến đấu ở chiến trường Triều Tiên trở về.
(4) Hòn đảo này (có diện tích tương đương với thành phố Paris), là nơi có thể xây dựng thành một Hồng Kông của nước Pháp. Ý kiến này nảy sinh tại đây, là nơi đã dùng để làm nhà giam.
(5) Hiện công trình này đã được di chuyển đi nơi khác trong quá trình cải tạo công viên trong những năm 1983-1987.
(6) Theo Nguyễn Đắc Xuân:
Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1998, tr. 76, 83, thì Hoàng tử Đảm là con của Gia Long và bà Thuận Thiên Trần Thị Đang, lên ngôi tháng Giêng năm Canh Thìn (1820).