Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 4 -

6. Một sự thịnh vượng mỏng manh
Sự lớn mạnh không gì ngăn cản nổi của tinh thần dân tộc Việt Nam
Với sự thành công lớn về cánh cai trị của toàn quyền Paul Bert, Chính phủ Pháp choi như gai đoạn chinh phục đã kết thúc, nên có chủ trương thu quân chính quốc về nước như; lính chiến châu Phi, lính bộ binh người Algeri. Còn lại tại chỗ, chỉ có lính lê dương và lính thuỷ đánh bộ(1). Để bù đắp cho việc thiếu hụt quân số, Pháp chủ trương thành lập những trung đoàn bản xứ Bắc Kỳ, đưa quân số lên thành bốn lữ đoàn: hai đóng ở Bắc Kỳ, một ở Trung Kỳ, một ở Nam Kỳ. Trong những năm 1887-1891, cuộc chiến đấu chống bọn cướp biển và phong kiến phương Bắc vẫn tiếp diễn, nhất là ở Bắc Kỳ. Philippe Héluy nhận xét như sau:
“Điều quan trọng là phải thay đổi chiến thuật, thay đổi cách làm việc, thay đổi lại tổ chức phân vùng đất đai. Cho đến nay các vị chỉ huy quân sự của vùng chỉ được hoạt động rong phạm vị hẹp mà các quan cai trị cho phép.
Muốn có quan hệ với người ân, mọi cuộc hành quân dù ở quy mô nào, người chỉ huy đều phải có quan hệ với chính quyền địa phương và phải đặt ở thế cấp dưới của các quan sứ hoặc tnhr địa phương, đây không chỉ là điều vô lí ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc mà còn ảnh hưởng đến sự bảo đảm an toàn cho cuộc hành binh. Bởi vậy, không có một đường lối hoàn hảo trong cách công tác bình định, trong sự duy trì một trật tự nào được bền vững. Những đoàn quân lượt qua, nhưng quân giặc vẫn còn ở lại, và các đồn luỹ lập ra đã trở thành những căn cứ phòng thủ bị động”.
Năm 1891, Antoine de Lanessan, một bác sĩ quân y, đã trở thành toàn quyền Đông Dương. Trong chuyến công du ra Bắc Kỳ, ông ta nhận thấy quân lính của mình phải chiến đấu ngay sát Hà Nội. Với lòng dũng cảm của mình, ông bắt tay vào thực hiện ý định đó. Ông viết: “nếu muốn có những thuộc địa giàu có thì phải cho họ có quyền độc lập rộng rãi”. Đây là một công việc lâu dài.
Trong những tên tuổi được nhắc đến, trung tá Charles Mangin quan tư Hubert Lyoutey, quan năm Joseph Gallieni và Đề Thám, ông này chống chọi với quân đội Pháp cho đến tháng 2-1913. Ông đã chết vị bị một đồng bọn phản bội, hai tên giặc Tàu Tưởng đã chặt đầu ông để lĩnh thưởng(2). Ông Lyoutey đã cho xuất bản năm 1891 cuốn sách: Vai trò xã hội của một sĩ quan, mà ông Gallieni đã đọc đi đọc lại. Gallieni chỉ huy mặt trận Lạng Sơn, đã cử Lyoutey làm tham mưu trưởng (2-1895). Hai ông đã sáng tạo ra phương pháp “vết dầu loang”. Đó là thời kì ruộng đất trở lại được cày cấy, chợ búa được trở lại họp, làng xã được khôi phục và được vũ trang tự vệ.
Những những tranh giành chính trị luôn là những trở lực ngăn cản công việc cảu những con người đi bình định. Sau ba năm hoạt động, tháng 12-1895, mặc dù đã hoàn thành nhiệm vụ, Gallieni vẫn cảm thấy chán ngấy và muốn ra đi. Năm 1896, ông rời Bắc Kỳ cùng đi có cả Lyoutey.
SỰ CAI TRỊ CỦA DOUMER
Vào tháng 12 năm sau, một vị toàn quyền mới độc đoán và rất đặc biệt được bổ nhiệm: đó là Paul Doumer(3). Cho đến năm 1902, ông đã tỏ ra mình có toàn quyền, toàn năng và ở đâu ông cũng có mặt. Chỉ trong vài ba tuần, ông đã nắm được các vấn đề. Ông ra Hà Nội, và chọn nơi đây là thủ đô. Trong vòng 5 năm, Doumer đã chỉnh đốn bộ máy cai trị của toàn xứ Đông Dương. Việc nội chính, tài chính, luật pháp; hạ tầng cơ sở của bộ binh, của hải quân, việc côn chính, bưu điện, nông nghiệp, thương mại và một số công trình lớn như cây cầu bắc qua sông Hồng mang tên Paul Doumer, ông quan tâm đến cả những vấn đề về khoa học như địa lí, địa chất, khí tượng thuỷ văn; cuối cùng là Viện Pasteur, Viện Viễn Đông Bác Cổ. Bảo Đại đã nhận xét: “Việt Nam độc lập và thống nhất là nguyện vọng cả tất cả mọi người dân Việt Nam”. một số hi vọng vào vua Hàm Nghi đang bị giam giữ ở Algeri. Ảnh hưởng của nước Nhật, sau chiến thắng của họ với nước Nga, năm 1905 bắt đầu lan rộng ra cả vùng Đông Nam Á, với khẩu hiệu: “Châu Á của người châu Á”.
Thành công trên cũng có mặt trái của nó. Việc đặt ra thuế khoá, có tác dụng làm cho ngân sách cân bằng, nhưng lại thành gánh nặng đè lên đầu lên cố người bản xứ. Họ phản đối, biểu tình. Thêm nữa việc truất ngôi của vua Thành Thái, năm 1907, vì một lí do điên rồ ép vua nhường ngôi cho hoàng tử Vĩnh San. Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân(4) mới lên 8 tuổi đã có ảnh hưởng đến người An Nam, họ coi như một sỉ nhục về quốc thể. Sự bất bình của quần chúng đã xảy ra một làn sóng phản đối rồi bị đàn áp nặng nề và xảy ra một cuộc nổi dậy mang tính quốc gia mới vào năm 1908.
Từ năm 1911 đến năm 1919, một vị toàn quyền có “cái đầu thoáng” đã đến với xứ này: Đó là Anbert Sarraut. Ông đã cho phát triển giao thông, thuỷ lợi, giáo dục. Trường trung học Hà Nội mở cửa cho các học sinh Đông Dương. Số người tình nguyện sang Pháp phục vụ với danh nghĩa là thợ không chuyên nghiệp, hay lính chiến, lên đến 100 ngàn. Trong số này, chúng ta có thể thấy anh hùng phi công Đỗ Hữu Vị, người bạn chiến đấu của Guynemer. Trong khi ấy những cuộc nổi dậy vẫn tiếp diễn lan tràn đến cả các vùng dân tộc thiểu số. Sự đàn áp trong thời kì chiến tranh ấy trở nên hết sức tàn khốc. Những người Đông Dương từ Pháp trở về, sau khi được quan sát lối sống của người dân Pháp, đã quan sát việc người da trắng chém giết nhau, học có một khái niệm khác về phương Tây. Năm 1916, ở Huế một âm mưu của một nhóm quốc gia, liên kết với một nhóm nổi dậy của những đạo quân sắp lên đường qua Pháp, đã đi đến kết quả là vị vua Duy Tân trẻ tuổi bị phế truất khỏi ngai vàng, mà năm 1907, quan toàn quyên đã cúi chào bằng những lời lẽ: “Tôi xin gửi đến Hoàng đế lời chúc tụng chân thành của Chính phủ Pháp… cái tên đã được chọn để gọi ngài đã là một báo hiệu tốt đẹp: Duy Tân tức là Đổi mới”.
Bị đày ra đảo Rénuion, tại đây Duy Tân gặp vua cha. Vua Bảo Đại đã viết: “Đây là âm mưu cuối cùng giành lại độc lập cho đất nước tôi”. Trong thời kì chiến tranh ông tham gia lực lượng hải quân của nước Pháp tự do. Năm 1942, người ta đã thấy vị hoàng tử trẻ ấy ở đảo Madagascar.
Ngày 27-4-1919, toàn quyền Anbert Sarraut đã đọc một bài diễn văn tại nhà Văn Miếu Hà Nội. Bài diễn văn được người An Nam rất chú ý. Ông hé mở cho ngời Đông Dương biết là sẽ có một sự nới rộng quyền dân cho cho mọi người dân, đồng thời sẽ có những lớp đào tạo cho thanh niên ưu tú bản xứ, để chuẩn bị cho việc thay thế dần các quan chức Pháp.
Hoàng đế Khải Đinh, thuộc ngành thứ lên ngôi và đã lợi dụng một chuyến công du qua Pháp trong năm 1922 để nói lên nguyện vọng của giới trí thức về dân tộc mình. Ông không được ủng hộ. Nam 1925, Hoàng đế Khải Định qua đời. Con trai của vua Khải Định là Vĩnh Thuỵ mới 12 tuổi được lên ngôi thay thế ông và lấy niên hiệu và Bảo Đại(5), nó nghĩa là “bảo vệ cái vĩ đại”.
HỒ CHÍ MINH, người dẫn đường sáng suốt
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, một bộ phận quan trọng của những phần tử ưu tú đã chuyển qua một xu hướng quốc gia cực đoan, trong khi ấy đã lan truyền trên toàn châu Á những xu hướng chống chế độ thuộc địa do ảnh hưởng cuộc Cách mạng Nga. Trong thời điểm sục sôi này, đã xuất hiện một nhân vật đặc biệt, đó là Nguyễn Sinh Cung. Sinh năm 1890 (cùng tuổi với De Gaulle), ông là con một vị quan nhỏ ở xứ Bắc Việt Nam. Người thanh niên này đã được qua học bốn năm ở Trường Quốc học Huế, cho đến năm 1911, với danh nghĩa là phụ bếp, ông xuống tàu Latouche-Tréville thuộc hãng Chargeurs Réunis. Tàu đã đỗ ở nhiều cảng châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Ông đến Paris khi nhận được tin ông không được nhập học Trường Thuộc địa. Ông đi qua Đức, qua Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông phải làm nhiều nghề, trong đó có nghề chụp ảnh. Ông quan tâm đến vấn đề quyền lợi của các nước thuộc đại và khám phá ra chủ nghĩa Mác. Từ đây ống lấy tên là Nguyễn Ái Quốc (Người yêu nước). Ông bắt tay vào học ngoại ngữ, và ông nói được tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và tất nhiên là cả tiếng Pháp, cùng phương ngữ An Nam. Năm 1919, theo tinh thần của Hội nghị Versailles, ông thảo ra bản “Yên sách cảu nhân dân An Nam”. Ông đã gửi cho Clémenceau, Lloyrd Georges và Wilson. Các ông này không để tâm đến. Năm 1920, ông sáng lập và điều hành tờ “Le Paria” (Người cùng khổ), tham gia biểu tình ngày 1-5, tham dự Hội nghị Tours, dự ngày thành lập Đảng Cộng sản Pháp bên cạnh Marcel Cachin, Paul Vaillant-Couturier. Ở Moscow, năm 1924, trong Hội nghị của Đệ tam Quốc tế, ông được nhiều người chú ý về bài diễn văn của mình là đại diễn của các nước thuộc địa. Hành trình của ông chuyển qua Sibir, Quang Đông, Hồng Kông và ở đây ngày 3-2, ông thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mười lăm ngày sau, từ Thái Lan, ông trở về nước vào lúc xảy ra vụ bạo động nổi dậy ở Yên Bái. Ông qua Hồng Kông, ở đó ông bị cảnh sát Anh bắt giữ. Từ nhà tù, ông tìm cách chuyển qua bệnh viện. Ông giả vờ bị chết và trốn khỏi nhà tù. Ông sang Moscow, tìm cách đi học. Sau đó ông trở lại Trung Hoa trong những năm 1938-1940. Năm 1941, ông trở về nước, sau 30 năm xa cách - ông lấy tên là Hồ Chí Minh (là người sáng suốt).
Ngày 19-5-1941, ông thành lập một tổ chức cách mạng để giải phóng dân tộc lấy tên là: Việt Nam độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Mục đích của Việt Minh là đánh đuổi Nhật, Pháp, giành lại độc lập dân tộc, tiếp theo là xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ngày 29-8-1942, ông bị bắt giam, ngày mang gông, đêm bị cùm chân, bị đưa từ nhà tù này sang nhà tù khác. Ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do.
Nói về Hồ Chí Minh, Sainteny đã viết:
“Kiến thức rộng, trí thông minh, sức hoạt động ngoài sức tưởng tượng, sự cuồng tín, đầu óc tuyệt đối chí công, vô tư, đã làm cho Hồ Chí Minh có một uy tín và lòng tin tuyệt đối trong nhân dân. Một điều đáng tiếc là nước Pháp đã đánh giá thấp khả năng của con người này, và không hiểu giá trị của con người này, súc mạnh mà ông có. Hồ Chí Minh nói: “Nếu chúng tôi đề nghị các ngài cho rút lui các quan cai trị của các ngài, thì trái lại, chúng tôi lại cần đến những giáo sư, những kĩ sư, những vốn liếng của các ngài để xây dựng một nước Việt Nam độc lập và giàu mạnh”.
Ông Hồ muốn nước của ông có độc lập, nhưng ông muốn nền độc lập ấy nhận từ tay người Pháp. Đấy là điểm tế nhị tìm ra trong con người Á Đông của ông”.
Tháng 4-1946, sau một năm cùng chung sống, vua Bảo Đại đã nói lên những cảm nghĩ của mình về Hồ Chí Minh:
“Những ai gần ông Hồ, đều bị ông chinh phục, người Mỹ, Sainteny và cả tôi. Sau khi tôi biết rõ lai lịch của ông Hồ, quan hệ giữa hai chúng tôi trở nên dễ dang hơn. Tôi biết rõ trước mặt tôi là một chiến sĩ mác-xít, dạn dày, đã qua 30 năm lăn lộn, gắn bó với Đảng, một chiến sĩ đầy mưu trí. Có thể chịu đựng mọi khó khăn, áp dụng mọi bài bản. Ông Hồ hiểu sâu con người, biết những nhược điểm của nó, và coi thường nó. Kiên nhẫn đến tột đỉnh.
Ông Hồ bám sát việc thực hiện các mục tiêu công việc của mình. Ông có tài làm “diễn viên”, nhưng rất quyết đoán khi giờ quyết định đến. Ông rất tế nhị, rất thông minh”.
Đô đốc D’Argenlieu thì nói: “Đây là một con người tuyệt đối đạo đức, không thể trách ông Hồ về tham nhũng hay bất cứ một sự đồi bại nào. Ông hiểu cái gì mình muốn. Sức mạnh lớn của ông là sự trung thành tuyệt đối. Trước mắt, ông Hồ chỉ là người hoạt động bí mật, nhưng thời gian sẽ ủng hộ ông”.
Mặc cho những cảnh cáo trên, vào những năm 30 của thế kỉ XX, đối với người Pháp là những năm lên cơn sốt về làm ăn, về thực hiện các chương trình, năm của những ngày vui chơi nghỉ mát ở Đà Lạt, ở Tam Đảo, nam của những hội họp Bugatti trên đường quốc lộ, năm của những cuộc săn hổ báo. Tóm lại là những ngày huy hoàng của chế độ thuộc địa, nhưng lại là những ngày cuối cùng. Philippe Héluy nhắc lại lời của tướng Buhrer, Tổng chỉ huy quân đội Đông Dương trong những năm 1936 và 1938, ông đã nói: “Tôi lo ngại về Đông Dương. Tôi tin là những sĩ quan bản xứ sẽ trung thành với chúng ta, vì lẽ chúng ta đã quan tâm đến họ, chúng ta đã cho họ có những địa vị tương xứng với đẳng cấp của họ, chúng ta đã thân thiết với họ thực sự. Trái lại, những quan chức của chúng ta lại có đầu óc phân biệt đẳng cấp. Đối với họ, chỉ những bằng cấp phát cho dân da trắng mới có giá trị, còn bằng cấp phát cho dân da vàng, dan đen, thì không có giá trị gì. Bởi vậy, những thày giáo dạy ở trường Anbert Sarraut và các trường khác đều là những tên giám thị. Giới trí thức Việt Nam nổi dậy chúng ta, đó là điều nghiêm trọng sau này”.
Năm 1936, thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp đem đến tia hi vọng của một cuộc giải phóng, nhưng tiếp theo là một thất vọng lớn vì lẽ chính phủ cánh tả, do nhưng cách bầu bán dân chủ, có nguy cơ trở thành lực lượng nắm chính quyền.
Trong khi những người quốc gia và những người cách mạng bị giam hay bị tù đày đang nung nấu một ý chí trả thù, thì Hòn Ngọc của Đế chế đang đi dần vào một dạng thử thách khác.
Chú thích:
(1) Cái tên “Đại đội của biển cả” dưới thời Richelieu, là những đơn vị và một thế kỉ sau đã trở thành “Đội cận vệ bến cảng và các thuộc địa”. Năm 1815, những đơn vị này được chuyển sang Hải quân, đã trở thành những đơn vị của Hải quân. Tháng 7-1900, những đơn vị này chuyển về Bộ Chiến tranh và lấy tên là Quân thuộc địa. Sau này đã trở thành những trung đoàn bộ binh hay pháo binh của Hải quân… Những cảng Cherbourg, Brest, Rochefort, Toulon sẽ là những doanh trại truyền thống của các Trung đoàn 1er, 2è, 3è, 4è RIC. Lorient được để dành riêng cho binh chủng pháo binh thuộc đia (1er RAC). Hệ quân y cũng phát triển tương tự như vậy. Trường Quâm y được khai giảng tại Boócđô, tháng 11-1890. Một số thày thuốc của các trường này đã trở thành danh nhân, nhờ công việc tìm kiếm nghiên cứu những bệnh vùng nhiệt đới như: Laveran về bệnh sốt rét, Finlay về bệnh sốt rét vàng, Yersin về bệnh dịch tả. Đến năm 1958, được sử dụng cái tên Binh đoàn Hải quân trong đó có những phiên hiệu như RIMa hay RAMa.
(2) Đề Thám tức Hoàng Hoa Thám bị bọn tay sai của thực dân Pháp ám hại năm 1913 (BT).
(3) Sau khi trở về Pháp, ông Doumer tiếp tục hoạt động chính trị. Ôn được bầu làm Chủ tịch nghị viện năm 1927, Tổng thống Pháp năm 1931, và năm sau ông bị ám sát.
(4) Xem Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 147-148 (BT).
(5) Theo Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 162, thì cuối năm 1925, Vĩnh Thuỵ về nước để tang vua Khải Định, đầu năm 1926, nối ngôi, lấy niên hiệu là Bảo Đại (BT).