Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT
- 10 -

12. Mặt sau của những tấm bản đồ

 

Phải ghìm chân Leclerc lại
Trước khi tiếp tục, cần phải nhắc lại một số việc để chứng mình và làm sáng tỏ sự kì quặc của việc tướng Leclerc lệ thuộc vào D’Argenlieu.
D’Argenlieu từ câu chuyện phiêu lưu ở Dakar hồi tháng 9-1940, đã dành cho cá nhân De Gaulle một sự sùng bái gần như vĩnh viễn. Còn Leclerc, thì luôn dành tình cảm sâu sắc với người cầm đầu nước Pháp tự do, những không kiêng nể những lời phê phán với tướng de Gaulle khi cần đến. Cá tính này là do cái tính “chân thật có khi đến tàn bạo”. Những diễn biến ban đầu xảy ra từ tháng 10-1940, sau cuộc hội quân ở Cameroun, Leclerc được điều đi càn quét xứ Gabon. Đếntháng 1-1941, trong một bức thư gửi về nói rõ sự thiếu hiệp đồng của các tổ chức chính quyền khác nhau ở Sát, ông kết luận: ”Không phải là từ London mà người ta có thể điều hành những công việc như thế này…”.
Ngày 25-8-1944, de Gaulle đang đứng đợi tướng Vôn Choltz ở ga Motparnase, ông định gọi Philippe, con trai của ông đang ở gần đấy, Lơclec cắt ngang: “Trung uý De Gaulle, có việc cần anh đấy”(1).
Tháng 12-1944, đã xảy ra một chuyện rắc rối giữa de Lattre và Leclerc, đó là đánh vào cái thứ còn lại, trong việc này, de Gaulle bắt buộc phải tham chiến. Vấn đề là: Ngày 19-11, Binh đoàn số 1 đã chiếm được Mulhouse, ngày 23, sư 2èDB chiếm được Strabourg. Mặc dù thời tiết xấu, cánh đồng bị ngập lụt, tướng Leclerc đã tung các đơn vị của ông vào cánh đồng vùng Alsace, hướng về Colmar. Ngày 29-11, các đơn vị đến cách thành phố 40 km về phía Bác, trong khi ấy ở 20 km về phía Nam, đã có hai sư đoàn: một của Mỹ, một là 5èDB của tướng Vernejoul. Việc chiếm được Colmar chỉ còn là ngày giờ. Bỗng nhiên từ bộ chỉ huy của tướng de Lattre đã có lệnh đình cuộc tấn công trong cánh đồng Alsace và chuyển sư 5èDB thành đơn vị dự binh của binh đoàn. Đó là một chuyện kì quặc. Leclerc viết một bức thư cho tướng Montsabert (chỉ huy binh đoàn, trong đó có sư 5èDB), chạy về sở chỉ huy, và van xin. Khong có cách gì khác, Maja Drestrem kể lại rằng:
“Tôi vừa đến gặp Montsabert (tướng Leclerc nói). Tôi không đồng ý với lệnh của ông ta, đáng ra ông nên theo hướng của tôi, và tung một sư bộ binh theo hướng của đồng bằng. Ông này muốn tấn công Colmar theo hướng từ núi Vosges với quân Bắc Phi của ông. Ông sẽ để nằm lại đây nhiều sinh mệnh, trong khi ấy có thể đột nhập theo hướng của tôi dọc theo bờ sông, một cách dễ dàng, dọc theo vùng đồng bằng và Colmar từ phải rút lui”. Ông nói thêm: “Tướng de Lattre không thích các sư thiết giáp. Ông thường nói: “thiết giáp!” “thiết giáp!”. Ông không biết sử dụng nó, phá hoại sức chiến đấu của nó bằng cách sử dụng xé nhỏ nó ra…”.
Vì sao, vâng, vì sao hôm 29-11 tướng de Lattre lại thay đổi một cách đột ngột hướng tấn công của binh đoàn của ông từ hướng Nam - Bắc theo hướng đồng bằng, thành hướng Tây - Đông từ núi xuống?
Lệnh tác chiến số 75 của tướng Montsabert có thể đưa đến một cách giải thích: “Về mặt tinh thần, sẽ có lợi nếu Binh đoàn số 1 (1ère Armée) đi đầu vào được Colmar”. Và de Lattre đã nói: “Leclerc là người giải phóng được Paris và Strasbourg thì Binh đoàn số 1 đã giải phóng Colmar”. Ngày 30-11, tướng de Lattre ra lệnh cho binh đoàn của ông bỏ hướng tấn công về phía Bắc qua Cernay, chuyển qua tấn công theo hướng Tây qua Káyerberg… Trong hai tháng, đã diễn ra một cuộc đẫm máu trong đổ nát giữa mùa đông giá lạnh, trong khi ấy vào cuối tháng 11-1944, quân Đức đang ở tình trạng rệu rã”.
Chúng ta tiếp tục tóm tắt lại. Trong khi người ta muốn sáp nhập 2èDB với Binh đoàn số 1, thì tướng Leclerc đề nghị, hoặc cho ông cùng quân Mỹ tiến thẳng vào nước Đức, hoặc làm nổ tung sư đoàn của ông ở những nơi ác liệt nhất, để lập lại trật tự và làm yên lòng dân. Sau khi ở Moscow(2) về, de Gaulle thoái thác. Ngày 24-12, Leclerc tiếp De Gaulle, sau khi hai ông dự một buổi lễ tại nhà thờ vào nửa đêm, ở sở chỉ huy của ông. Maja Drestrem tiếp tục kể:
De Gaulle là con người dễ thương. Theo dư luận, ông không bằng lòng lắm về cử chỉ cứng rắn của Leclerc đối với de Lattre, và trong dịp viếng thăm này, ông không do dự nói về người bạn hồi năm 1940, đã phóng bằng xe đạp qua nước Pháp, để tìm gặp ông ta ở London: “Những gì quá đáng đều là vô ích”, điều này, làm cho de Gaulle bớt cay đắng…
Năm ngày sau, khi mà sư đoàn của ông phải rút khỏi Alsace, vào vùng Sarreguemines, để chặn cuộc tấn công của quân Đức trong cuộc phản công của tướng Rundstedt vào vùng Ardennes, Leclerc được biết cuộc rút lui một bộ phận của toàn chiến tuyến, và tiếp theo, quân Mỹ cũng rút khỏi Strasbourg. Lập tức ông điện cho de Gaulle: “Nếu lệnh ấy được ban hành chính thức, chúng ta chỉ còn một việc làm là cả sư đoàn phải qua vùng Alsace, và bị tiêu diệt đến người cuối cùng để bảo vệ danh dự của người Pháp”. May thay, ngày hôm trước De Gaulle đã thực hiện được việc hoãn sơ tán khỏi thành phố.
Đến tháng giêng, một sự việc mới xảy đến với Binh đoàn số 1. Trở về Alsace, sư 2èDB tham dự những trận đánh ác liệt cách 20 km về phía Bắc - Đông của Clomar. Chúng ta đọc lại những lời kể của Maja Drestrem:
“Sau khi chiếm được Grussenheim, một làng mà ông phải trả giá bằng 10 ngày đánh nhau với địch ở giữa Baccarat và Strasbourg, Leclerc quyết định cố giữ. Trước Montsabert, ông ủng hộ các sĩ quan của ông trong việc từ chối việc tấn công vào làng, tiếp theo đó là làng Elsenhein, và một lực lượng bộ binh đã bị mệt mỏi, không có pháo binh, không có không quân yểm hộ. Với một giọng bình tĩnh, ông nói:
- Khi một cấp dưới nói với tôi là mệnh lệnh tôi ban ra là một sự ngu ngốc, tôi nghĩ ngay đến những lí lẽ mà anh ta sẽ trình bày…
Tướng Montsabert hỏi: Ông muốn nói là tôi đã ra những mệnh lệnh ngu ngốc phải không?
- Đúng là vậy.
- Ông có dám trả lời bằng văn bản không?
- Vâng, nếu ngài muốn.
Leclerc lệnh cho viên sĩ quan tuỳ tùng tìm ngay một máy chữ. Ông đọc kháng lệnh, kí, rồi bỏ đi.
Ngày 11-1, ông không do dự trong việc tự bào chữa bằng cách viết trả lời một bức thư cho tướng de Gaulle, về việc ông này đã làm cho Leclerc bực tức với câu: “Những gì quá đáng đều là vô ích”… Không chỉ là ý riêng của tôi, tất cả cái gì mà ông đã làm được dù là lớn, dù là vô ích, trong bốn năm qua, đều là quá đáng và bất hợp lí, Ví dụ như ông đã quyết định coi con người chiến thắng ở Vécđun (Verdun) là một kẻ phản bội tổ quốc. Tiếp theo, tôi chỉ nói đến điều gì mà tôi đã thấy: Cuộc viễn chinh đánh vào Gabon là không hợp lí. Cuộc hành binh ở vùng sa mạc Sahara, ở Bir Hakeim, những thủ đoạn dùng để chống lại một số đồng minh để bảo vệ những quyền lợi của Pháp trong vùng đất của nước Pháp tự do… tất cả những việc ấy đều bất hợp lí…”.
Ngày 2-2,ở Molsheim, sau cuộc họp các cấp tướng chỉ huy sư đoàn, Leclerc xin có một cuộc gặp đặc biệt với tướng de Lattre. Ông khẳng định mong muốn của ông được sáp nhập vào Binh đoàn XVe của Mỹ. De Lattre nổi giận: “Anh có một tính kiêu ngạo không tưởng thượng được, một tính tình hết sức khó chiỵ… anh đang tìm những cái lợi bằng cách đi với quân Mỹ…”.
Sự thực là, ngoài những khác nhau về quan điểm chiến thuật của hai vị tướng, còn xảy ra một vấn đề nữa, là vấn đề cung cấp và vấn đề chăm sóc thương binh, bệnh binh. Những dự trù về dụng cụ y tế không ngang nhau trong vấn đề chăm sóc bệnh nhân của hai đơn vị lớn, là điều đáng chú ý. Tướng Leclerc: Nếu có chỗ trội hơn là vì tôi quan tâm đến các binh sĩ của tôi, và tôi có dự phòng nhiều hơn”. Cuối cùng sự tranh chấp dịu dần, Leclerc hơi buồn khi có người đêm đến cho ông một thông tin làm ông mất lòng: tướng de Gaulle nói là vị chỉ huy 2eDB khó nắm được(3).
Có lần, Sư đoàn 2èDB được điều về nghỉ ở vùng Chatearoux, trong khi ấy, ngày 22-3, Binh đoàn số 1 vượt sông Rhin. Một bộ phận của sư đoàn được điều đến để giúp cho việc tiêu diệt một ổ đề kháng ở Royal, với mục đích là giải phóng cảng Bordeux. Từ 15 đến 17-4 đã diễn ra ba ngày chiến đấu ác liệt. Trận đánh bằng lựu đạn đã gây thương vong lớn. Leclerc luôn bên cạnh các chiến binh của ông. Ông bình tĩnh đứng cạnh chiếc xe Jeep, đạn pháo vây quanh ông. Một quan tư tử trận bên cạnh ông, may mắn ông không việc gì.
Ngày 29-4, ông gửi một bức thư cho Massu: “Cái cớ mà tướng de Gaulle không muốn bỏ… và chúng ta có rộng rãi thời gian để vào đến nước Đức. Có khi ngồi riêng một mình, ông càu nhàu: “Như ở Ford - Lamy, tướng de Gaulle coi tao như một con chó trong một trò hề, trong khi ấy thì lại làm thân với tên toàn quyền”.
Sự mâu thuẫn cuối cùng: Ngày 18-7, de Gaulle có ý định giao cho Leclerc một trách nhiệm ở Paris, như công cụ bạo lực để đàn áp quần chúng khi cần thiết. Leclerc có thái độ phản ứng cương quyết, và viết cho de Gaulle bức thư: “Ngài muốn tôi nhận làm chủ tịch quân quản thành phố Paris và chỉ huy các lực lượng can thiệp khi cần thiết. Tôi hoàn toàn không muốn. Tôi muốn nhận một nhiệm vụ trong đế chế hay ở hải ngoại”.
Vậy thì, tướng de Gaulle có muốn sử dụng con người mãnh liệt này không? Dùng một đại đội trưởng để thành một quân đoàn trưởng (như D’Argenlieu, ở nơi khác), hay sử dụng vận may và nghị lực của con người này, để bằng bạo lực đem con tàu trở lại Đông Dương đang chìm trong mây mù!
Phải chăng ông muốn chơi cho đô đốc một dịp may thi thố cái tài ngoại giao của mình hay lợi dụng sự trung thành của ông này để thực hiện một đường lối chính trị, một ý đồ sàng lọc khi cần thiết. Nhưng, việc giao cho một kị binh, bị khoá tay, con người đã từng tung hoành chiến trận giải phóng vùng Cameroun ở Bavière với kết quả mà nhiều người biết việc cho một anh lính thuỷ đánh bộ không có kinh nghiệm về quân sự, thêm nữa lại là cấp dưới của anh ta trong chiến dịch Gabon hồi tháng 10-1940. Đó là một cách chia để trị, đồng thời để phạm vào một sự bất công và là phạm vào một sai lầm trên mặt phát huy hiệu quả công tác.
Việc đặt tướng Leclerc phụ thuộc vào đô đốc D’Argenlieu, có nghĩa là vị tướng chỉ huy cao cấp chỉ có quyền hành với các đơn vị bộ binh, ngoài ra mọi việc đều phải xin chỉ thị của Đô đốc Tổng chỉ huy khi phải huy động đến lực lượng hải quân hay không quân.
Ông Adré Saint - Mleux đã viết về vấn đề này như sau:
“Tướng de Gaulle muốn hạn chế tướng Leclerc trong nhiệm vụ đơn thuần quân sự ở Đông Dương. Trước ngày chiến thắng ở Âu châu, tháng 6-1945, ông đã từ chối giao cho Leclerc chức vụ toàn quyền ở xứ Marốc mà tướng Leclerc này mong muốn. Tám tháng sau, vào tháng 3-1946, sau khi Leclerc đã vào Hà Nội, đã gửi Leclerc này một bức thư hàm ý: Để việc chính trị cho người khác(4), ngài không thạo về việc này. Đây là một lĩnh vực mà người ta dễ đánh lừa ngài.
Trong hồi kí chiến tranh, de Gaulle có tâm sự:
“Tôi tin ở D’Argenlieu. Tầm vóc, tâm hồn, tính cuonwg nghị của ông có thể đưa ông vượt lên trên mọi âm mưu thủ đoạn. Tài lãnh đạo của ông có thể đưa đến những hiệu quả tốt đẹp. Tài ngoại giao của ông sẽ có đất dụng võ”.
Nhà sử học Jean Michel Gaillard, tác giả kịch bản của một cuốn phim truyền hình được đặt tên là “Leclerc, một giấc mơ về Đông Dương”, đã công bố trong một buổi nói chuyện trước khi phát sóng truyền hình phim(5): “De Gaulle đã bóp nghẹt Leclerc về quân sự, hai người tài ba ngang nhau. Cả hai đều là những nhà quân sự kiêm chính trị, chỉ khác là lúc lâm sự De Gaulle không có một tích anh hùng nào”.
Ngày 25-8-1945, mặc dù không có một báo hiệu nào, đã mở màn cho tướng Leclerc một tương lai đen tối chưa từng có.
Chú thích:
(1) Thuộc Trung đoàn thuỷ binh lục chiến của 2èDB, nhiệm vụ của ông lúc ấy là tiếp nhận sự đầu hàng của quân Đức đang ẩn nấp trong nhà Quốc hội…
(2) De Gaulle muốn dựa vào nước Nga để được công nhận là nước Pháp là một cường quốc chiến thắng. Ông đã sang gặp Stalin để kí một Hiệp ước hữu nghị và tương trợ. Những đoạn phim thời sự chiếu lại ông mặc áo bành tô cổ lông thú, vừa bắt tay từ biệt những Đồng minh của mình, vừa hô: “Nước Nga Xôviết muôn năm!”.
(3) Có lẽ tính từ ‘cứng đầu, cứng cổ”, là chữ mà ông đã nói lên cuối tháng 11-1947 với Claude Guy, người sĩ quan cần vệ của ông trong những năm 1946-1949.
(4) Ám chỉ về cuộc gặp gỡ, ngày 24-3-1946 ở vịnh Hạ Long giữa Hồ Chí Minh và D’Argenlieu.
(5) Cuốn phim ấy được chiếu ngày 14-7-2003, ở Rạp France 2.