14. Mặt trái của bức tranh
Khi đức vua Bảo Đại trở nên mơ mộng
Trong giờ phút quyết định này, xin nhường lời cho Hoàng đề Bảo Đại.
Chỉ đến ngày 16-8, ông đại sứ Nhật mới cho tôi biết chỉ dụ của Nhật hoàng ra lệnh ngừng bắn. Nhà ngoại giao già rưng rưng nước mắt nói với tôi: Phái quân sự của chúng tôi đã thất trận, thưa Hoàng đế, đối với nước Việt Nam là một ngày trọng đại. Theo sự thoả thuận của chúng tôi thì xứ Nam Kỳ từ nay thuộc quyền của đức vua.
Tôi cũng tự thấy xúc đồng. Điều mà tổ tiên tôi chưa làm được, thì ngày nay, tôi đã đạt được. Nước Việt Nam đã thống nhất và độc lập. Những hi sinh của dân tộc tôi đã không vô ích.
- Thưa ngài đại sứ, một trang lịch sử mới đã đến vối Việt Nam nhờ ở nước Nhật. Tôi nhờ ngài chuyển đến cho Bộ chỉ huy tối cao là mọi điều hành với đất nước tôi, từ nay chấm dứt và các quan chức từ giờ phút này phải thôi việc. Tôi đã có người đại diện ở Hà Nội. Người mà tôi chỉ định vào Sài gòn sẽ rời Huế ngay ngày mai. Ngay ngày mai, để tỏ rõ tính dứt khoát của nền độc lập. Đối với các nguyên thủ quốc tế, tôi đã gửi một bức điện cho tổng thống Roosevelt, cho vua George VI, cho nguyên soái Tưởng Giới Thạch, cho tướng de Gaulle. Mặc cho những quyết định của Hội nghị Potsdam mà vị đại sứ Yokoyama đã cho tôi biết, tôi không gửi điện cho Stalin. Tôi đã xác định lập trường của mình. Trong bức điện gửi cho de Gaulle, tôi cố giữ một thái độ cảnh giác nhẹ nhàng.
Tôi xin gửi đến nhân dân Pháp, đất nước của tuổi trẻ tôi (1), tôi cũng gửi đến vị Chủ tịch và đồng thời là người giải phóng nước Pháp, tôi muốn nói đến tình bạn lớn hơn là với danh nghĩa là một nguyên thủ quốc gia. Các ông đã quá chịu đựng trong bốn năm để có thể hiểu là nước Việt Nam, một dân tộc không muốn và không thể chịu một sự xâm chiếm nào, một sự cai trị ngoại bang nào. Các ông sẽ càng hiểu hơn, nếu các ông đã thấy những gì đã xảy ra ở đây. Ngay cả nếu các ông đạt được việc đặt lại nền cai trị của nước Pháp, nền cai trị ấy sẽ không nghe theo. Mỗi làng sẽ là một ổ đề kháng, mỗi công tác cũ sẽ là một kẻ thù, và những công chức cũ, những người Pháp cai trị cũ của các ông sẽ tìm cách thoát khỏi bầu không khí nghẹt thở này.
Tôi, mong ngài hiểu rằng cách duy nhất để bảo vệ quyền lời và ảnh hưởng của nước Pháp là công nhận một cách thẳng thắn nền độc lập của Việt Nam và từ bỏ một ý đồ lập lại chủ quyền và sự thống trị của nước Pháp dưới bất cứ hình thức nào. Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu nhau và trở thành những người bạn nếu các ông từ bỏ ý đồ trở thành những người thày của chúng tôi.
Tôi kêu gọi chủ nghĩa lý tưởng nổi tiếng của nhân dân Pháp, và sự sáng suốt của ngài, người giải phóng nước Pháp, tôi hi vọng là hoà bình và hạnh phúc đang đến với các dân tộc trên thế giới, cũng sẽ đến với những người dân bản xứ hay ngoại quốc ở xứ Đông Dương… Chúng ta trở lại bài viết của Bảo Đại:
Nhiều tin không hay đến với tôi. Ở Hà Nội diễn ra những sự kiện quan trọng. Sau khi Nhật đầu hàng, quân của Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện ở thành phố. Dưới con mắt thản nhiên của bọn Nhật, họ đã mở cửa các nhà tù, họ được tăng thêm một số người cứng rắn và không nhân nhượng. Ngày 17-8, một cuộc míttinh đã được thực hiện trước Nhà hát lớn. Mọi người đều hô to khẩu hiệu “Độc lập và kéo cờ đỏ sao vàng. Cờ nhà vua bị hạ. Chiều 22-8, Giám độc Sở Bưu điện Huế chuyển cho tôi một bứcđiện với nội dung: Trước nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, sẵn sàng cho mọi hi sinh để bảo vệ nền độc lập của đất nước, chúng tôi trân trọng đề nghị Hoàng đế hãy làm một nhiệm vụ lịch sử, đó là thoái vị. Kí tên là đại diện của Uỷ ban những người yêu nước.
Sau đấy tôi đã gửi cho Uỷ ban những người yêu nước ở Hà Nội bức điện: ‘Trả lời lời kêu gọi của các ông, tôi sẵn sàng rút lui để bảo vệ sự thống nhất của đất nước. Tôi đề nghị quý Uỷ ban cử đại biểu vào Huế trong thời gian sớm nhất để nhận sự bàn giao”.
Sáng ngày 25-8, hai đặc phái viên được cử vào hoàng cung, mang theo một uỷ nhiệm thư có chữ kí (không rõ). Và lần đầu tiên tôi được nghe nói đến tên con người Hồ Chí Minh đáng kính trọng. Tôi đưa bản tuyên ngôn thoái vị.
Chiều hôm ấy, đã diễn ra một buổi lễ, Đức vua đã ra mộ biểu dụ cuối cùng ngày 25-8-1945, trong biểu dụ ngài kêu gọi các tổ chức, các đảng phái, các tầng lớp xã hội và cả hoàng gia đoàn kết lại ủng hộ chính phủ dân chủ để bảo vệ nền độc lập của đất nước:
Tôi đọc xong bản tuyên ngôn trong sự im lặng tuyệt đối. Mọi người như bị bàng hoàng. Họ đứng như những bức tượng đá. Với một động tác hơi ngượng nghịu, tôi nhanh chóng đưa ấn tín, biểu tượng quyền lực cho vị đặc phái viên đang bị cảm xúc mà tôi tin chưa bao giờ có trong đời.
Từ ngày hôm ấy, lá cờ Việt Minh thay cho lá cờ vua Gia Long, được treo lên cột cờ lớn trước Ngọ môn…
Ngày 28-8, Uỷ ban khởi nghĩa được thay thế bằng một Chính phủ lâm thời, mà Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Phạm Văn Đồng phụ trách tài chính, Võ Nguyên Giáp phụ trách nội vụ. Ngày 2-9, ông Hồ Chí Minh trong bộ kaki theo kiểu Mao, chân đi dép cao su, trước một cuộc míttinh lớn ở địa điểm Ba Đình, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mở đầu bản
Tuyên ngôn Độc lập, ông Hồ Chí Minh trích dẫn một đoạn trong bản
Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” tiếp theo là cáo trạng buộc tội chế độ thực dân Pháp:
“Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp…
Nước Việt Nam có quyền hướng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Kết thúc bài diễn văn, ông Hồ Chí Minh hỏi:
“Đồng bào có nghe rõ không? - Có!”. Lời hô hưởng ứng của quần chúng vang lên. Ông nhường lời cho Võ Nguyên Giáp, trong khi ấy hai chiếc phi cơ Mỹ lượn thấp trên không như vẫy chào một sự kiện quan trọng…
Chú thích:(1) Ông Hoàng Vĩnh Thụy (1913-1997) khi lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại. Ông chưa bao giờ rời Huế, ông ở Pháp từ năm 1922 đến năm 1932. Ông được vua cha là Khải Định giử gắm cho ông bà Charles nguyên khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ ở lại Paris, trên đại lộ De la Bourdonnais, chàng thanh niên này thấy bao sự huy hoàng trước mắt ông… Tháng 11-1925, vua cha mất, nhưng bà nội là Hoàng thái hậu đã bảo vệ ngôi vàng cho ông. Ông học hảnh rất tốt (trong một cuộc thi đấu giải Tennis ông được vào chung kết ở trường Lakanai Jacques Dalnas, sau này là thành phố Chaban… Ông dự lớp Khoá học “po”. Ông đi du lịch ở Pháp, ở Bắc Phi… Năm 1930, ông được gặp Mohamed V tại Rabat và trong dịp Hội chợ thuộc địa năm 1931, ông được gặp thống chế Lyoutey. Ông là vị vua cuối cùng của triều Nhà Nguyễn. Ông mất tại Paris, tháng 7-1997.