Dịch giả: Nhất Cư
Chương I
DẪN NHẬP

Một nghi án văn học từ đó đến nay đã trên năm mươi năm, từ ngày truyện ngắn Hoa ti gôn của Thanh Châu đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy cuả Vũ Đình Long từ 1937,. Và sau đó, Bài thơ thứ nhất của T.T.K.H đăng tiếp cùng năm thì…”Xóm nhà văn bỗng xôn xao, có đến mấy người nhất quyết T.T.KH…chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt.” (1). Nào là Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Thanh Châu…đi xa hơn nữa, Vũ Bằng thêu dệt thêm có cả J.Leiba (2) là người tình của T.T.KH…Thanh Châu trước, Mã Giang Lân sau, cả hai đều lên án kịch liệt Vũ Bằng, cho ông này hay dựng đứng nhiều truyện để câu khách, phao tin giật gân cho báo bán chạy. Thời hậu chiến nhiều nhà nghiên cứu văn học phê bình, viết báo có nói đến T.T.K.H trong sách của họ, đa số lập luận đồng nhất rằng T.T.KH và Thâm Tâm là một cặp tình nhân trong văn chương, lại không tin chắc là có thực ở ngoài đời. Một người duy nhất đóng vai trong cuộc tình này,cũng là nhân vật chính trong thơ T.T.KH…;lại không dám nói ra; dầu đến cả mấy mươi năm sau đi nữa. Ông Hoài Việt, sau khi đã ghép cặp tình nhân văn chương Thâm Tâm-T.T.KH…trong cuốn sách được chia làm hai phần. Phần trên nói về thân thế Thâm Tâm;phần dưới là T.T.KH… đến cuối sách lại kết luận lững lờ, kéo Thanh châu đồng quan điểm với ông về Thâm Tâm và T.T.KH… cho có trọng lượng:
“…Theo chúng tôi, thì người có tiếng nói trọng lượng nhất trong chuyện này là nhà văn Thanh Châu. Ông là tác giả bài ”Hoa ti gôn” đã gợi hứng cho T.T.KH…Ông là người nhận được thơ và thư T.T.KH…và cũng có thể người đưa bó hoa ti gôn tặng ông tại nhà ở là T.T.KH…chăng? Chúng tôi xin dành lời cho ông phát biểu trong bài nói thêm về T.T.KH…và mong rằng cái nghi án văn chương ấy đến đây được coi là kết thúc” (3)
Ông không nói ra là Thanh Châu đồng tình với lập luận này, ước muốn cái nghi án ấy được kết thúc sau cùng. Phần sau, chúng tôi sẽ dẫn nhập quan niệm của ông Thanh Châu không đồng tình với ông Hoài Việt về Thâm Tâm đóng vai trò chính trong đời sống và thơ văn T.T.KH…
Trước ông Hoài Việt, ông Hoàng Tiến kể lại chuyện mà người kể còn sống:…T.T.KH…cách đây bốn năm vẫn còn gặp. Ông viết:”…về sống ở Thanh Hoá đã bốn năm nay, không biết bây giờ bà còn hay mất; nhưng cứ xin phép cho chúng tôi được công bố điều bí mật trên vì nghĩ rằng: Thời gian qua đi đã dài, nhà thơ Thâm Tâm đã mất ông nhà dã qui tiên. Vả lại, cũng vì công việc cuả văn học sử,nếu tìm ra được tác giả của một tác phẩm nổi tiếng thì dù đắn đo đến đâu rồi cũng phải công bố”… (4)
Bài viết của ông Hoàng Tiến trên báo Nhân dân Chủ Nhật, số 23, tháng bảy năm 1989, có nghĩa là vào năm 1985, người ta còn gặp T.T.KH…Vậy T.T.KH…còn sống?
“…Vậy T.T.K.H..là ai? Có phải là Trần Thị Khánh? Hay Tào Thị Khê? Hay Tôn Thị Khuê? Trần Thị Khải, Thái Thị Khương? Ai mà biết được? Cho nên cuối truyện ngắn Hoa ti gôn in năm 1937 tôi đã phải viết: T.T.KH…là ai? Lúc trước (1937), tác giả đã không cho biết địa chỉ cũng như không chịu xuất đầu lộ diện. Cho tới ngaỳ nay, nếu còn sống T.T.K.H phải là lớp cổ lai hy rồi. Vậy có nên quý trọng sự khiêm tốn của nhà thơ, hẳn có lý do ẩn tích của mình…
…Viết như vậy đâu có ổn. Như thế khác gì người đặt bó hoa lên ngôi mộ vô chủ, rồi ra về. Nhưng bạn đọc yêu thơ lại đòi hỏi khác. Người ta muốn biết TTKH…đã vì ai, cho ai mà có thơ? Và người ta yêu T.T.KH, có đích thị là Thâm Tâm, hay Nguyễn Bính, hay ai nữa?...”
(5)
Đến đây càng thấy rõ thâm tâm sâu kín của Thanh Châu hẳn không thể tiết lộ bí mật về T.T.KH; ông không thờ ơ về cuộc chơi tình thơ này còn cả tình đời nữa, mặc dầu ông nhớ lại thời còn trẻ:"…Còn trẻ không mấy quan tâm đến chuyện các bà phụ nữ làm thơ. Nếu tôi là người mê thơ, mê người làm thơ như bây giờ, có lẽ bức thư kia còn lại đến ngày nay, cũng thành có giá..”(6)
Ông bác bỏ giả thuyết những văn thi sĩ muốn ăn bám vào giai thoại văn chương T.T.KH, không chút giây mơ, rễ má nào về ba bài thơ-cũng làm thơ ra vẻ mình mới là người tình của nàng T.T.KH. Thì Thâm Tâm với Các anh, Nguyễn Bính với Cô gái vườn Thanh, để Thanh Châu phải chau mày kết án là:
“…lời thơ thô vụng, không chắc của Thâm tâm…” hoặc “một người nghiêm túc như Thâm Tâm mà anh em văn nghệ thời trước từng quen biết, có thể có cử chỉ và lời thơ dễ dãi, vô ý thức như vậy không? Đó là sự đáng ngờ? Vì vậy ngày Trần Huyền Trân còn chưa lâm bệnh nặng, tôi đã hai lần gặng  hỏi anh về mối tình của Thâm Tâm và T.T.KH: có thực hay không? Và Trần Huyền Trân, người bạn nối khố của Thâm Tâm  đã khẳng định là không từng nghe Thâm Tâm nói đến…”(7)
Khoảng thời gian vào 1937-1938, Thanh Châu tự thú là ông chẳng mấy quan tâm đến các bà làm thơ, nhưng sau này thì ông mê thơ, mê người làm thơ như bây giờ(7) nên hai lần hỏi Trần huyền Trân, rồi đến ông Phạm Quang Hoà (8)- tự mình theo dõi bài viết của Tô Hoài nói về Trần Huyền Trân (9) có liên quan gì đến các vai Thanh Châu, Thâm tâm, Trần Huyền Trân. Tiếp theo Thanh châu lại đọc lại bài thơ Cô gái vườn Thanh của Nguyễn Bính kể rằng nhà thơ đến trọ nhà một ông già, được ông kể chuyện đêm đêm bên cạnh chồng già, bên cạnh bóng người xa hiện về thì Nguyễn Bính bèn làm bài thơ có câu:
“…Chuyện xưa hồ lãng quên rồi,
Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh…”
ai chẳng tin rằng đích thị Nguyễn Bính có người tình cũ là T.T.KH ở vườn Thanh rồi, còn nghi ngờ gì nữa! Thanh Châu lại lên án tác giả trên giây máu ăn phần truyện tình thơ T.T.KH.
Vẫn là Thanh Châu không thể bỏ qua truyện tình thơ TTKH. Kể cả sau 1954 ông về Hà nội và sau 1975 ông viết:”…tới nay người đọc các báo Nhân dân, Văn nghệ, sách nhà xuất bản Văn học (thơ Thâm Tâm); vẫn lại thấy có người tranh cãi về T.T.KH…”(10)
Nhà văn Thanh châu còn nghiên cứu rất kỹ ngôn từ thơ được xử dụng trong các bài thơ của Thâm tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, để đối chiếu ngôn từ thơ T.T.KH. Ông nhấn mạnh:"…thơ T.T.KH không có những chữ ly khách, cửa ải xa xóm thanh bình, trường thành, quan san, trường đình, thét roi, cô phụ, giang hồ, nhân thế, biển dâu, khóm trúc, phong ba, hoa đèn, tịch liêu v..v..(Trần Huyền Trân); hay vương tơ, lão bộc, vật đổi sao dời, quay tơ, guồng tơ, hận tình, buồng the…(Nguyễn Bính)” (11) kể ra là rất khoa học, đọc nhiều lại kỹ, phân tích sâu sắc, vậy những thi nhân giây máu ăn phần kia không có liên hệ máu thịt, tâm hồn với T.T.KH vì thơ T.T.KH theo ông:
“…Không cố tìm chữ lạ, không làm dáng, nên dễ đi vào lòng người, nhất là lòng bạn gái cùng cảnh ngộ. Luyến tiếc thời ngây thơ con gái, lắng tiếng lá thu rơi mặt hè, tưởng như bước chân người yêu trở lại, càng lo sợ. Tả cái giận, nói được lòng yếu đuối của mình đối với người yêu mà mình không dứt được thật chân thành…”
Từ năm 1937 đến 1938 để lại ba bài thơ chuyên tả tâm sự mình mà người đọc không chán. Đó là đặc điểm thơ T.T.KH…”(12)
Chúng tôi thấy nhà văn Thanh Châu, nếu không hơn hẳn, thì không kém, khi so sánh với các nhà phê bình văn học nhận định về thơ T.T.KH; ông lại còn sắc sảo ở cái nhìn, đánh giá ngôn từ xác đáng - nhất là văn bình luận ở đây nói đến hồn thơ ruột thịt của người một thời hết lòng yêu dấu mới viết được vậy!
Còn ông Hoàng tiến, Phạm Quang Hoà, người viết theo người kể lại rằng T.T.KH còn sống (1985) cách đây bốn năm (1989) còn gặp,người đọc không được biết đích xác gặp như thế nào, thân thế rõ ràng, tuổi tác bao nhiêu vóc dáng ra sao – nhưng qua công bố trên có giá trị nhỏ khám phá về thân thế T.T.KH.
Với Thanh Châu thì sao? Ông cho biết vào 1989 một bà con ở Canada gửi thư nhờ chép lại mấy bài thơ cũ ấy và cũng được nghe băng cassette ghi giọng ngâm thơ của T.T.KH ở Paris. Chưa hết, Thanh Châu tiết lộ thêm qua bài thơ “Thơ T.T.KH ở nước ngoài: (13) nhắc đến kỹ sư chuyên gia Lê Trường từ Algérie về nước qua ngã Paris, ông kỹ sư được một Việt Kiều tặng một băng cassette ghi âm thơ T.T.KH do chính tác giả ngâm (14).
Phối hợp hai nguồn tin về T.T.KH còn sống là có thực hiện ở Pháp (tài liệu của Thanh Châu); còn sống nhưng ở Thanh Hoá vào năm 1985 (ông Hoàng Tiến); chúng tôi sẽ chứng minh điều khám phá này ở phần sau.
Thanh Châu là tác giả Trong bóng tối (1934), Bóng người ngày xưa (1941), Sám hối nửa đêm (1940), Cùng một ánh trăng (1942)…nhưng ông chỉ yêu quý và thích nhất truyện ngắn Hoa ti-gôn. do nào, khiến tác giả nói vậy, thật dễ hiểu vì có “Hoa ti-gôn” mới có Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng và trước đó là Hai sắc hoa ti gôn. Ta cùng nghe tác giả tự bộc bạch:
“…Trong đời văn tự của tôi, nếu ai có hỏi tôi đã làm được điều gì thú vị? Tôi xin nói ngay rằng:
_Tôi đã viết nên được truyện Hoa ti-gôn tôi đã nghe bàn tán nhiều về T.T.KH. Người ta tò mò muốn biết rõ đời riêng của người đàn bà có cái tâm sự bi thương kia. Người ta thêu dệt nên nhiều chuyện buồn cười. Có kẻ bảo rằng nàng đẹp và buồn lắm, mắt mơ màng người hơi mảnh…của
TTKH…(15).
 
Chú Thích:
Hoài Thanh - Hoài Chân: Thi Nhân việt Nam, Nguyễn Đức Phiên, Huế 1941
Thanh Châu: Những cánh hoa tim trích trong Thâm Tâm và T.T.KH của Hoài Việt  Nxb Hội Nhà Văn 1991
Xem chú thích 2, sách đã dẫn (sđd)
TTKH…LÀ  AI? Bài của Hoàng Tiến, tuần báo Nhân dân chủ nhật số 23 tháng 7-1989- xem phần phụ lục cuối sách.
NÓI THÊM VÊ T.T.KH. Thanh Châu, sđd xem chú thích 2
Bài của Thanh Châu, sđd xem chú thích 2
(8) (9) Bài của Thanh Châu sđd xem chú thích 2.
(10) (11) bđd xem chú thích 2
( 12) Thanh châu, bđd. Thanh Châu chỉ nêu ra 3 bài thơ của T.T.KH: Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng, Hai sắc hoa ti gôn: nhưng không nói đến Bài thơ đan áo hẳn là không có cơ sở. Bài thơ đan áo chưa thật chắc là của bà, điều bí mật này chỉ Thanh Châu và T.T.KH hiểu rõ hơn ai hết. Đọc bài thơ này không khí thơ không có cái tinh thần nhất quán của một người làm trong một thời đoạn (1937-1938). Tôi cho lập luận này khá vững chắc, có thể coi Bài thơ đan áo như là một Cô gái vườn Thanh của Nguyễn Bính. Các anh hãy uống thật say của Thâm Tâm chỉ có gía trị làm sáng tỏ  u uẩn cho một T.T.KH có thật; song không nên  ghép nó là tác phẩm thực sự của T.T.KH khi chưa có bằng chứng xác đáng (nhiều bản chép khác nhau).
(13) (14) (15) xem Thanh Châu, bđd.