Dịch giả: Duy Nghĩa
Chương VII

     iên bản thì ngắn và đáng thất vọng. Chỉ có hai người làm chứng. Người thứ nhất là người biết rõ lai lịch của nạn nhân, người thứ hai là người trong ngành y tế. Đúng là cái chết của bà Heather Badcock gây ra bởi việc uống phải bốn grain (Đơn vị đo lường cũ, 1 grain = 0,05 gram - Người dịch) một chất có tên là hy-ethyl-dexyl-barbo-quindelory-tate hoặc một chất có tên gần như vậy. Còn cái cách đầu độc thì không có dấu vết gì.
Sau khi được miễn tạm giữ hai tuần, Arthur Badcock vừa ra khỏi phòng, thì thanh tra cảnh sát Cornish tới gặp ông ta.
- Tôi có thể gặp ông một lát được không, thưa ông?
- Chắc chắn là được.
Arthur Badcock mặt trắng bệch.
- Tôi không hiểu gì cả - Ông ta lẩm bẩm - tuyệt đối là không hiểu gì cả.
- Tôi có xe - Cornish nói - Chúng ta có thể về nhà ông được không? Chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở đây.
- Thật vậy, sẽ dễ chịu hơn. Xin cảm ơn ông.
Họ dừng xe trước một hàng rào sắt của nhà số 3, phố Arlington và Arthur Badcock dẫn viên thanh tra vào nhà. Cửa vừa mở khóa thì có một người đàn bà hiện ra, vẻ mặt hơi bối rối. Arthur giật mình.
- Bà đấy ư, bà Mary?
- Tôi đã chuẩn bị trà cho ông, ông Arthur. Tôi nghĩ rằng ông sẽ cần đến nó sau khi bị thẩm vấn.
- Thật đáng mến, thật... (Arthur ngập ngừng). Thưa ông thanh tra Cornish, đây là bà Bain, bà láng giềng.
- Tôi sẽ đi lấy tách.
Bà ta bỏ đi, và Arthur Badeock cảm thấy lúng túng, mời ông thanh tra vào phòng ăn treo vải gai trắng to sợi.
- Đó là một phụ nữ đáng mến - Ông nói - và hay giúp đỡ mọi người.
- Ông quen bà ta đã lâu chưa?
- Ô! Không. Chỉ từ khi chúng tôi tới đây thôi.
- Đó là hai hay ba năm nhỉ?
- Đến nay thì gần ba năm - Arthur nói - Bà Bain mới tới đây có sáu tháng thôi - Ông ta giải thích - Con trai bà cũng làm việc trong vùng này và bà ta đến đây ở sau khi chồng bà qua đời.
Bà Bain mang theo một chiếc khay quay trở lại. Bà ta tóc nâu và khoảng bốn chục tuổi. Cái nhìn của bà thật lạ lùng, bao giờ cũng giữ thế. Bà ta đặt chiếc khay lên bàn giữa hai người và thanh tra Cornish tìm một câu thông thường đáng mến để cảm ơn bà. Một cái gì đó như trách nhiệm nghề nghiệp thức tỉnh trong ông. Ông đã chú ý vẻ khó chịu trong khi mở cửa của người đàn bà và ý nghĩa của cái nhìn của bà ta. Ông cũng đã quen thuộc với sự khó chịu khi đứng trước một người cảnh sát. Nhưng ông cũng nhận ra có hai loại khó chịu. Một, tất nhiên, khi đứng trước người đại diện của pháp luật và một nữa khí thấy ông, đang dò xét về người đàn bà này. Bà Bain, ông nghĩ, cảm thấy mình đã dính líu với cảnh sát và ông đã tự hứa là phải tìm hiểu nhiều hơn nữa về bà này. Bà Bain từ chối không ngồi lại với họ nói mình có việc cần phải về nhà.
- Một người đàn bà hay giúp đỡ mọi người - Ông thanh tra nói.
- Phải, đúng thế, bà ta thật đáng mến.
- Đây là người bạn thân của vợ ông, phải không?
- Không, không đúng như vậy. Họ đối xử tốt với nhau, có quan hệ hàng xóm tốt với nhau thôi, không hơn.
- Tôi hiểu. Bây giờ, thưa ông Badcock, tôi muốn ông cung cấp cho tôi những chi tiết càng cụ thể càng tốt. Kết quả của cuộc điều tra chắc hẳn đã làm ông sửng sốt.
- Có thể nói như thế, ông thanh tra! Ông có thể nghĩ trong việc này có một điều gì đó rất lạ lùng, đó cũng là nhận xét của tôi vì sức khỏe của Heatlier rất tốt. Bà ấy chưa bao giờ ốm đau, thưa ông thanh tra. Việc đó thật là không bình thường và tôi không ngừng tự nhắc lại, đó là không thể tưởng tượng nổi. Ông có hiểu không, ông thanh: ra, đúng là không thể tưởng tượng nổi! Cái thứ thuốc hy-ethyl-dexyl... ấy là cái gì, tôi không hề biết...
- Cái đó còn có một cái tên thông dụng hơn. Đó là một sản phẩm - Ông thanh tra giải thích - được bán ở các hiệu thuốc dưới cái tên là Calmo. Cái tên đó có nói lên điều gì với ông không?
Badcock ngạc nhi>
- Nhưng bà ta không có nhiều tiền để bị sát hại. Không ai ghét bà ta. Cái đó làm tôi ngạc nhiên, nhưng liệu bà ta có đi tống tiền không?
- Ý kiến đó không bao giờ có trong đầu bà ấy, tôi tin chắc là như thế. Bà ấy có những nguyên tắc sống riêng.
- Thế còn người chồng thì sao?
- Cũng không. Tôi chỉ trông thấy ông tà một lần trong cuộc gặp mặt đó. Một người không có gì đáng chú ý.
- Thế thì có lẽ bà ta đã biết một điều gì đó.
- Ông giải thích xem.
- Phải. Bà ta biết một bí mật làm khó chịu cho người thứ ba.
Bà Bantry lắc đầu.
- Cái đó làm tôi ngạc nhiên.
- Thôi cái đó tạm gác lại. Tôi nói về mục đích chuyến viếng thăm này. Bà Marple người rất quý trọng tôi đã gợi ý tôi đọc cho bà nghe bài thơ “Người tình của Shalott”.
- Đúng thế ư?
- Vâng.
- Bây giờ thì ít người đọc thơ của Tennyson. - Bà Bantry nói.
- Đúng thế, thật đáng buồn, nhưng tôi không biết có phải ở đoạn này không? “Chiếc gương vỡ từng phần. Ta thật đáng bị nguyền rủa, người tình của Shalott kêu lên”.
- Đúng là câu ấy! - Bà Bantry lẩm bẩm.
- Vì sao?
- Marina Gregg. Mặt của bà ấy co quắp lại...
- Lúc nào?
- Trong cuộc gặp gỡ ở Gossington. Một số chúng tôi được mời tới. Còn tôi vì là chủ cũ của ngôi nhà ấy và bà Badcock là thư ký Hội các nhân viên cứu thương ở Saint-John. Chúng tôi vào cùng một lúc và được bà Marinia Gregg và chồng đón trên đầu cầu thang. Tôi đã nhìn thấy tất cả...
- Nhìn thấy gì?
- Bà Badcock nói rất nhiều. Người ta thấy bà ấy có vẻ thỏa mãn khi nói giấc mộng đẹp của mình trở thành hiện thực. Bà ấy nhắc lại là mình đã gặp bà Marina, nhiều năm trước đó, và bất chợt tôi có cảm giác là bà chủ nhà không nghe thấy gì nữa. Mặt của bà ấy rắn chắc lại, những vết nhăn xuất hiện thể hiện một sự kinh tởm hoặc sợ hãi nào đó... và “Người tình của Shalott” xuất hiện trong ý nghĩ của tôi từ đó.
- “Ta thật đáng bị nguyền rủa...” - Viên thanh tra cảnh sát gợi ý.
- Đúng thế.
- Nhưng bà ta nhìn ai?
- Tôi đang rất muốn biết.
- Bà nói rằng bà ta đứng trên đầu cầu thang ư?
- Vâng. Nhưng tôi có cảm giác rằng bà ấy không nhìn bà Badcock mà nhìn qua vai bà này vào bức tường.
- Ở cầu thang lúc ấy có người không?
- Có năm hoặc sáu người.
- Một người nào đó đã làm bà ta chú ý, đã gây cho bà ta một sự ngạc nhiên...
- Tôi không thể nói được. Không nên quên rằng lúc ấy tôi đã quay lưng lại. Tôi thấy hình như bà ấy nhìn bức họa treo trên tường thì phải.
- Cũng vô lý, phải công nhận là như vậy. Bà ta đã biết chúng, những bức họa ấy.
- Vâng, đúng thế.
- Bà có biết những ai đang lên cầu thang lúc ấy không?
- Tôi nhớ lúc ấy có ông thị trưởng và vợ. Rồi đến một người da nâu, một phóng viên, tôi không nhớ tên người này, hình như là Galbraith thì phải. Cũng có một người da đen, không da đỏ thì đúng hơn, người lực lưỡng, ông ta có một nữ diễn viên tóc vàng đã phai màu, đeo kính đi kèm. Ông đại tướng Barnstaple ở Much Benham và gia đình nhà Grices, chủ trang trại.
- Đó là tất cả ư?
- Phải. Có thể còn những người khác nữa nhưng tôi không chú ý. Tôi thấy ông đại tướng, những người Mỹ và ông thị trưởng tới nơi vào lúc ấy. Tôi còn quên những người chụp ảnh. Có hai người, một người ở vùng này, một người là cô gái ở Londres tới. Loại nghệ sĩ, tóc dài, mang chiếc máy ảnh rất lớn.
- Bà có nghĩ ai đó trong số người ấy để làm cho bà Marine Gregg kinh ngạc đến như vậy không?
- Tôi không thể nói được. Tôi chỉ tự hỏi cái quỷ gì đã xuất hiện trước mắt bà ấy, khiến bà có cái nhìn như vậy. Chỉ sau đó người ta mới nhớ lại các chi tiết. Đúng thế, lúc ấy tôi đã hình dung là bà Marina Gregg bị đau răng hoặc đau bụng kia. Cái đó thường xảy ra khi người ta nén chịu nhưng không thể giấu những nét nhăn trên mặt được.
Dermot Craddock bật cười.
- Tôi rất sung sướng khi thấy bà nắm chắc tình hình đến như thế - Ông ta nói - Có thể là bà có lý, nhưng dù sao cũng phải có một dấu vết để h&igcute;n bà?
- Một chàng trai không có gì đáng chú ý. Người thư ký của bà Marina Gregg, tôi cho là như thế. Anh ta đưa tôi lên cần thang, trên đó có nhiều người như một ban đón tiếp.
- Trên sàn nhà ư? - Bà Marple ngạc nhiên hỏi.
- Người ta đã thay đổi tất cả; khi phá những bức tường ngăn đi ở đây thành một phòng rất đẹp.
- Phải, tôi hiểu. Ban đón tiếp ấy có những ai?
- Marina Gregg, duyên dáng trong chiếc áo màu xám xanh. Chồng bà ta, đúng thế và một cô gái, Ella Zielinsky, thư ký của họ. Còn có từ tám đến mười người nữa. Một số thì tôi không quen, có cả những người ở trường quay. Còn những người khác là thầy trợ tế và người vợ của bác sĩ Sandford. Bà ta tới muộn. Ông đại tá và bà Clittering và ông chánh án. Người ở các tòa báo cũng có mặt vì tôi nhận ra một cô gái với chiếc máy ảnh rất lớn.
- Bà nói tiếp đi! - Bà Marple giục.
- Bà Heather Badcock cùng chồng tới nơi. Bà Marina Gregg đã nói với họ một, hai lời đáng mến, sau đó bà quay sang thầy trợ tế. Rồi lại đến lượt vợ chồng nhà Badcock. Như bà biết đây bà ta là thư ký của Hội những nhân viên cứu thương của Saint-John. Một người nào đó đã khen ngợi sự tích cực của bà ta trong công tác Hội và bà Marina càng tỏ ra đáng mến với bà. Sau đó bà Heather Badcock đáng chán, tôi phải nói như vậy, lại đi sâu vào một câu chuyện dài nói về cách bà ta đã gặp Marina Gregg nhiều năm trước đây, tôi không rõ là ở đâu. Bà ta cũng không nói rõ năm nào nữa. Những diễn viên, nhất là phái nữ, thường không thích người ta nói đến tuổi của mình.
- Cái đó không làm tôi ngạc nhiên. Sau đó thì sao?
- Không có gì khác thường trừ việc bà Marina Gregg ngồi thần ra trước bàn ăn.
- Theo bà thì bà ấy lo ngại ư?
- Không. Vì tôi không tin chắc lắm là bà ta có nghe bà khách nói chuyện nữa không kia. Bà Marina nhìn qua vai của bà Badcock khi bà này đã nói xong chuyện mình đã làm thế nào, tuy đang ốm, mà cũng tới bên bà Marina để xin chữ ký. Bà ta lộ vẻ lạ lùng, tôi nhìn rất rõ điều ấy trên mặt bà ta.
- Mặt ai? Mặt bà Badcock ư?
- Không. Đây là mặt bà Marina kia - Hình như bà không nghe một lời nào khi người ta đang nói với bà. Qua vai bà Badcock, bà ta nhìn thẳng vào bức tường trước mặt - Mắt của bà... nói thế nào nhỉ...
- Bà hãy cố gắng hình dung lại, Dolly. Cái đó có thể là quan trọng đấy.
- Cặp mắt của bà ta như lạnh buốt (Bà Bantry đang tìm lời) như mình đang đứng trước một cái gì... Ôi! Thật là khó giải thích. Bà có nhớ câu thơ về “Người tình của Shalott” không? “Chiếc gương vỡ từng phần. Ta thật đáng bị nguyền rủa, người tình của Shalott kêu lên”. Bà ta làm tôi nhớ lại cái hình ảnh ấy. Bây giờ thì người ta ít đọc Tennyson (Alfred Tennyson (1809-1892) là một nhà thơ người Anh. Người dịch), nhưng bài “Người tình của Shalott” thì tôi vẫn thích.
- Cái nhìn của bà ấy lạnh buốt - Bà Marple nhắc lại, mơ màng. Qua vai của bà Badcock, bà ấy nhìn thẳng vào bức tường đối diện - Trên tường có gì?
- Một bức họa thuộc trường phái Ý. Phiên bản Madone de Bellini. (Giovanni Bellini (1430-1516) họa sĩ người Ý, người đã vẽ bức tranh “Đức Mẹ và con” nói trong truyện này - Người dịch) hoặc một cái gì gần như thế. Cái đó thể hiện Đức mẹ đồng trinh và một đứa con đang cười.
- Tôi không nghĩ rằng - Bà Marple cau mày nói - bức họa đó lại gây cho bà ấy có thái độ như vậy.
- Hơn nữa, bà ta vẫn nhìn thấy nó hàng ngày kia mà.
- Trên thang gác lúc đó có người không?
- Có. Để tôi nghĩ đã. Có ông thị trưởng vận lễ phục có bà vợ đi theo; cũng có một người tóc để dài, có bộ râu tức cười, như ngày nay người ta thường thấy ở những người trẻ tuổi. Rồi cả cô gái đứng chụp ảnh nữa. Cô ta đứng vào vị trí để có thể chụp được những tấm ảnh khi người ta bắt tay bà Marina. Có hai người mà tôi không quen, rồi những người ở trang trại Lower. Có thể còn có những người khác mà tôi không nhớ hết.
- Thật đáng tiếc. Sau đó thì thế nào?
- Jason Rudd đã phải ngầm ra hiệu cho vợ. Khi tĩnh trí lại bà ta đã cười với bà Badcock và trở lại phong độ bình thường.
- Sau đó?
- Jason Rudd đã mang đồ uống tới cho họ.
- Họ uống gì?
- Rượu daiquiri thì phải. Theo ông chồng thì vơ ông thích dùng thứ này. Ông ta đưa cho vợ một cốc và đưa cốc kia đưa cho bà Badcock.
- Đơn giản là tôi chỉ muốn ông hiểu rõ về Marina Gregg. Chắc hẳn ông đã thấy bà ấy trên màn ảnh?
- Phải. Một nghệ sĩ có tài. Bà ta có tất cả: sắc đẹp, nhân cách và tài năng.
- Và, muốn có tất cả những cái đó cần phải lao động ghê gớm. Cái đó tiêu hao tinh thần và vật chất; bà ấy không khỏe. Trong cuộc sống bà ấy đã đau khổ nhiều. Do sai lầm của bà ấy, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Không một cuộc thành hôn nào mang lại hạnh phúc cho bà ấy, trừ cuộc cuối cùng này. Người chồng rất yêu quý bà ấy và đã yêu từ lâu. Bà ta náu mình trong cuộc tình ấy và hình như đã được sung sướng. Ít nhất là lúc này. Tôi cũng không biết nó sẽ kéo dài được bao lâu. Đối với bà ấy, cái trở ngại là hoặc bà ấy phải chấp nhận đấy là bước ngoặt trong đời mình, ở đó tất cả như là một câu chuyện thần tiên, tất cả đều tốt, không có cái xấu nào đến với mình; hoặc tất cả đã mất hết, cuộc đời đã tàn lụi, ở đó bà ấy không biết gì là tình yêu nữa và người ta không bao giờ biết đến bà nữa. Bà ấy chỉ còn một cách dừng bước giữa hai con đường, - Gilchrist nói một cách cay đắng - giữa hai ý tưởng, cái đó sẽ là cái tuyệt vời đối với bà. Và thế gian sẽ mất đi một nghệ sĩ tài ba.
Yên lặng. Craddock tự hỏi tại sao Gilchrist lại cung cấp cho mình một bản phân tích đầy đủ về tính cách cuả Marina Gregg đến như vậy. Gilchrist nhìn ông đợi câu trả lời. Dermot bắt đầu nói một cách chậm rãi:
- Chắc hẳn bà ta đã bị đảo lộn trước tấn thảm kịch xảy ra ngay trong nhà mình?
- Phải.
- Một cách dữ dội.
- Cái đó còn tùy.
- Tùy vào cái gì?
- Vào lý do khiến bà ấy bị đảo lộn.
- Tôi giả thiết rằng - Dermot nói - Bà ta bị sốc vì cái chết bất chợt xảy ra giữa buổi gặp mặt ấy.
Nét mặt của ông Gilchrist vẫn không hề thay đổi.
-... Hoặc có thể có một cái gì nghiêm trọng hơn ư?
- Người ta không thể biết trước được những phản ứng của con người. Thường rất khó khăn để biết chúng. Chúng thường ẩn hiện bất thình lình. Marina là một người có trái tim nhạy cảm. Có thể là bà ấy thương xốt người bị hại, có thể là do một sự lo ngại nào đó, một cách vô ý thức, đã bi kịch hóa hoàn cảnh...
Dermot quyết định nắm ngay lấy sừng con bò đực.
- Tôi muốn - Ông nói - ông cho biết ông đang nghĩ gì, ông bác sĩ.
- Tôi không biết. Thật là khó. Có một bộ luật giữa người thầy thuốc và con bệnh, ông hiểu chứ?
- Bà ta đã nói gì với ông?
- Tôi cho rằng mình không thể đi xa hơn.
- Bà Marina Gregg có biết bà Heather không? Bà ta có gặp bà này trước đó không?
- Không. Tôi không nghĩ như vậy. Theo tôi thì bà ấy không có quan hệ gì với bà Heather Badcock.
- Và thứ thuốc an thần... Calmo ấy, bà Marina có thường dùng không?
- Bà ấy thường dùng. Mọi người ở đây cũng thường dùng - Gilchrist nói - Ella Zielinsky, Hailey Preston và những người khác đều dùng. Đây là một cái mốt. Khi người ta dùng đúng liều lượng thì không có chuyện gì, ngược lại, dùng quá liều, thì sẽ rất nguy hiểm. Cái đó chỉ giúp con người khi con người biết tự chăm sóc cho mình.
- Tôi muốn biết - Craddock nói - ông định giải thích gì cho tôi.
- Nói cho đúng ra, lúc này, tôi đang suy nghĩ xem bổn phận của tôi là ở đâu. Nó có hai mặt. Về phương diện là người thầy thuốc đối với con bệnh, phải giữ bí mật những điều người ấy nói. Nhưng có một cách nhìn khác nữa. Người ta có thể hình dung là người bệnh đã đến lúc hiểm nghèo và vai trò của tôi là phải cứu lấy người ấy.
Gilchrist ngừng nói. Craddock chờ đợi.
- Phải - Ông bác sĩ nói tiếp - Trước hết, tôi xin hỏi là ông có thể giữ bí mật điều tôi sẽ nói với ông không? Không phải chỉ với các đồng sự của ông mà đối với tất cả mọi người, và nhất là những người sống trong lâu đài này. Ông có thể làm như vậy được không?
- Tôi không hứa gì cả. Người ta không biết sự việc sẽ đi tới đâu. Lúc này, nói chung thì tôi chấp nhận. Có nghĩa là tôi giữ riêng cho mình và những đồng nghiệp của tôi về mọi thông tin mà ông cung cấp.
- Thế thì, xin ông nghe đây! Lời hứa đó cũng bằng không. Với những người đàn bà trong cơn mê sảng như Marina Gregg thì họ có thể nói bất cứ điều gì. Tôi có thể cho ông biết thực tế là bà ấy đã nói ra sao. Bà ấy đã bị choáng sau vụ tai nạn ấy và yêu cầu tôi tới. Tôi đã cho bà ấy một liều thuốc an thần và luôn luôn ngồi bên giường bà, cầm tay bà ấy để cho bà ấy yên tâm. Và trước khi lâm vào một cơn mê sảng nữa, bà ấy đã tuyên bố với tôi: “Bác sĩ, cái đó lẽ ra dành cho tôi”.
- Bà ta đã nói với ông như vậy? Hôm sau thì sao?
- Không bao giờ bà ấy nhắc lại câu đó nữa. Tôi đã một lần gợi lại thì bà ấy bảo có lẽ tôi đã nghe nhầm, bà ấy không hề nói như thế bao giờ.
- Ông có tin vào điều bà ta nói không?
- Bà ấy đã nghĩ, nhưng không tin đó là sự thật. Tôi không biết là người ta đã nhắm vào Heather Badcock hay là Marina Gregg, ông biết rõ hơn tôi. Những gì tôi có thể nói với ông là bà Gregg đã có lúc cho rằng thuốc độc đó là dành cho mình.
Craddock yên lặng một lúc lâu.
- Cảm ơn bác sĩ. Tôi tin tưởng vào những lời nói và hiểu rõ những lý do của ông. Nếu cái mà bà Marina nói là đúng sự thật, thì bà ta vẫn đang ở trong vòng nguy hiểm.
- Đúng vậy, thưa ông thanh tra.
- Ông có lý do gì để sợ cái đó không?
- Không.
- Cũng không có ý kiến gì con người đã làm cho bà ta phải nói như vậy chứ?
- Cũng không.
- Xin cảm ơn.
Craddock đứng lên.
- Còn một điều nữa, bác sĩ. Ông có biết bà ta cũng nói như vậy với chồng bà không?
Gilchrist lắc đầu.
- Không. Tôi tuyệt đối cho là không. Bà ấy không nói gì với chồng mình cả.
Mắt ông nhìn vào mắt Craddock một lúc, sau đó ông cúi đầu xuống.
- Ông không cần đến tôi nữa chứ, ông thanh tra? - Ông bác sĩ hỏi - Tôi trở về với người bệnh của mình đây. Ông sẽ gặp bà ấy khi điều kiện cho phép.
Ông ta đi ra còn Craddock thì đứng nguyên tại chỗ, miệng huýt sáo.

Xem Tiếp: Chương X

Truyện Gương Vỡ Chương I Chương II Chương III Chương IV Chương V Chương VI Chương VII Chương VIII Chương IX Chương X Chương XI Chương XII Chương XIII Chương XIV Chương XV Chương XVI Chương XVII Chương XVIII Chương XIX Chương XX Chương XXI Chương XXII Chương Kết
Truyện Cùng Tác Giả 13 Vụ Án 5 Giờ 25 Phút Án mạng đêm cuối năm Ba Điều Bí Ẩn Bi Kịch Về 3 Cái Chết Bí mật chiếc bình xanh BÍ MẬT NGÔI NHÀ NGHỈ Bí Mật Trong Chiếc Vali Bộ Tứ BỨC HỌA CHẾT NGƯỜI

Xem Tiếp »