Thư đi ... thư lại

Anh Mười!
Em được thư anh cùng ngày với thư em gửi xuống nơi ẩn cư cho anh. Như vậy hai lá thư đi ngược chiều nhau trên một con đường.
Xin lỗi, vì em đã cóp nguyên văn câu anh viết trong lá thư tỏ tình đầu tiên xưa kia anh gửi cho em: Anh được thư em cùng ngày đã viết thư cho em, như vậy hai lá thư đã gặp nhau trên cùng một con đường. Xin lỗi, vì em đã sửa đổi chữ gặp nhau bằng chữ ngược chiều.
Thư anh có kèm theo lá đơn đệ lên tòa án xin ly dị, yêu cầu em ký tên vào (nhớ ghi rõ ngày ký) gửi cho em để đường ai nấy đi.
Hạnh ngộ là ba đến thăm cháu ngoại của ông vào lúc này. Em đưa nội vụ cho ba xem. Ba em xưa này chắc anh cũng hiểu, trước mọi chuyện xảy ra ông thường ví von bằng ngụ ngôn để dạy con cháu. Hôm nay ông lại chế ra một tiểu phẩm và kể:
Ngày kia vợ hỏi chồng:
- Anh ơi, tại sao con bò cái sau khi sinh nở ai đến gần con bò con thì nó húc. Nhưng con bò đực chồng nó húc nhau với con bò khác, con bò cái lại dửng dưng?
Người chồng đáp:
-Tại vì nó là giống bò!
Vợ bèn hỏi thêm:
- Vậy tại sao con bò đực, khi vợ nó sinh ra con bò con, nó lại đi tìm con bò cái khác?
Chồng thuận miệng đápngay:
- Tại vì nó là giống đực!
Anh Mười thông cảm, ba em già rồi, thương ai ghét ai thường hay nói bóng gió, ít chịu gọi tên chỉ mặt nói đích danh, khi về hưu rỗi rảnh thích làm văn chương chữ nghĩa nên bịa ra, hư cấu thành cái tên nào khác, có khi mượn con mèo, con chuột để làm nhân vật nữa.
Nhà lúc này thường xuyên có khách, phần đông là bạn bè cùng khoa thời sinh viên. Nói là nhớ bé Huỳnh đến thăm, nhưng thực lòng các bạn muốn chia sẻ với em trong hoàn cảnh đổ vỡ. Chưa ai mở lời cho một đơn thuốc nào, vì chuyên khoa cũng là đỡ đẻ đỡ đau chứ có người nào tốt nghiệp cố vấn tình yêu hôn nhân gia đình mà dám bốc thuốc, châm cứu, kê đơn.
Đôi bạn Thúy và Hiền vẫn vậy. Hằng ngày vẫn giờ làm việc theo chân bác sĩ đi visite từng giường bệnh, ngoài giờ cơm nước xong lại có nhau, mặn nồng lắm. Họ già dặn hơn em vì họ dò xét nhau kỹ lắm trước khi tiến tới hôn nhân, khác nào giữ cho thai nhi không sinh non, phải chín tháng mười ngày... hôn nhân mới khó đổ vỡ. Dường như những người sản khoa (obstétriciens) và những người chăm sóc bệnh đàn bà (gynécologie) giống tính nhau: bên ngoài họ rất chuộng vẻ quý phái, nhưng bên trong họ rất dễ thương.
Chúng ta lấy nhau sớm quá, non nớt quá, "tưởng cái giếng sâu nối sợi dây dài, ai ngờ...". Thôi đành rút dây lại thôi!
Linh cũng tới. Linh trước đây đã bị em "hớt tay trên" khi lấy anh, nay kẻ chiến bại trong một trận đánh lại thật lòng xót thương kẻ chiến thắng, còn tỏ lòng biết ơn rằng nhờ em mà bạn ấy khỏi phải nhầm lẫn rơi vào kẻ... như anh. Đêm nào không phải ca trực, bạn ấy có khi ở lại nhà ngủ với em. Bạn ấy bảo vào ca trực đêm ở bệnh viện, cô ấy rất sợ thằng Định có họ với Bùi Kiệm (nguyên văn lời cô nói là "vì cửa nẻo không chắc"). Tay Định có lẽ rất sung sướng vì ngày ngày được chiêm ngưỡng dung nhan của người trong mộng, e rằng trái tim si tình của anh ta đến lúc nào đó sẽ đứt động mạnh chủ, không còn hồn vía đâu để làm việc.
Con người phúc tạp lắm, em đây cũng tự thấy lắm khi mình khá phức tạp, nghĩ vớ vẩn về những chuyện ấy rồi cũng rất phiền lòng.
Thư anh viết tự thú về những quan hệ với Yvette Phương - "tình cũ không rủ cùng đến" thơ mộng lắm vì đó là mối tình viễn dương - xem ra có chút nào đó anh Mười cũng thành thật: "Cô ấy nói rằng sau khi ra nước ngoài đi khắp trời Âu, á, Mỹ, Uỏc, Phi, trải qua đủ hạng người vàng, trắng, đen... về lại cố hương mới thấy không ai tuyệt diệu bằng anh..." Thân em như thể trái dừa, đãi người xa xứ, cặn thừa đãi anh! "Thơ mộng" đấy chứ!
Nhưng thật buồn cười khi anh quá ngây thơ cho rằng gần một năm qua em chưa hay biết gì.
Nhớ lại xem, có khi nào anh từng mua hai đồng hai chiếc bánh đa cho người đàn bà non trẻ trung già son phấn tại bàn bia?
Gần trung tâm thành phố có cây đa cổ thụ năm gốc giữa công viên. Cây bền lòng với đất, nước, nên rễ từ trên cành cao buông xuống, bám lại vào đất lâu năm thành gốc mới. Bên cạnh còn cây đa thứ hai có lẽ từ trái rụng của cây mẹ ươm lên, cành mẹ và cành con giao tán nhau bóng trùm mát rượi. Cảnh vật đượm vẻ trầm tư ấy, nếu được bên trong điểm một ngôi đình chùa hài hòa biết bao, nhưng thay vào nơi cô tịnh hiếm có ấy lại là những quán bia, bậc trí giả làm sao khỏi chạnh lòng nuối tiếc. Em không tin những lời đồn đãi nếu chưa mắt thấy tai nghe.
Tốn bốn mươi đồng thôi, mua mão của em gái nông thôn lên thành phố bán bánh đa - hai túm bốn mươi chiếc, còn mượn chiếc áo rộng che ngoài giữ cho bụi đời không làm bẩn áo sạch bên trong. Aỏo không cài hết nút đỡ nóng, kéo trễ cổ áo xuống lưng, hai vạt trước xếch lên, em mặc như thế để cải trang thành cô bán bánh đa. Chiếc nón lá mất vành và dây quai đeo buộc bằng khăn mùi xoa cho kín mặt mũi. Em tự hình dung mình lúc ấy như nữ hiệp hành đội rế phủ voan trong phim chưởng.
Với vai cô bán bánh đa, em vào quanh quẩn bên bàn của kẻ trộm tình mà ả và anh không hề hay biết, còn vẫy vẫy gọi mua hai chiếc bánh đa. Hai đồng bạc mua bánh ấy em để trong túi giấy bóng trong và một chiếc bánh đa vỡ đôi treo trên cây đinh treo lịch giữa nhà, vẫn còn để nguyên nơi ấy đến bây giờ. Thường tình gặp tình huống thế kia có hai cách phản ứng: tu tu khóc hoặc phản ứng đánh ghen, tung hê lên cho hả giận. Đó là giải pháp thất học và bất cần lịch sự. May quá em đã diễn xuất không tồi, đủ trầm tĩnh để nhìn thiên hạ bẻ bánh đa nhai rú, mạ lên xanh mà cỏ dại không kịp lấn lướt - người ta lại biết đem mốc ra vò tải lại khi mốc phát triển mạnh phát nhiệt làm hơi nước bốc lên ngưng tụ trên lá khoai làm hạt xôi bị ướt tạo môi trường thích hợp cho mốc lạ phát triển - Cho hay, từ xa xưa lắm tổ tiên ta biết ủ dưa, ủ rượu, ủ tương, ủ nấm là đã truyền lại cho con cháu ngày nay môn sinh học.
Hay hơn lại còn có văn hóa nghề nghiệp: Với câu ví của làng nghề:
Ông thối mà gặp bà thiu
Rước muối Đông Triều về chữa
Ông hết thiu, bà hết thối
Thối tức là đỗ tương rang sấy ngâm nước ba hôm dậy mùi, gán cho chức danh là "ông", nam giới tượng trưng cho người chồng - gặp "thiu" tức là xôi nếp đã lên mốc, chức danh là "bà", phái nữ tượng trưng cho người vợ, cả hai đều hư hỏng, đàn ông cũng như đàn bà - thực chất giá trị là nếp là đỗ đều quý cả, nhưng bị cuộc đời nhào nặn nên hư - để xáp lại với nhau biến thành món ăn (tương Bần) rất khái khẩu nhờ có muối Đông Triều.
Chồng thối, vợ thiu, tượng trưng ấy biết rồi vậy muối Đông Triều tượng trưng cho cái gì? Tôi đem ý ấy hỏi ông bạn tật nguyền - Bác không đắn đo:
- Khó gì phải hỏi? Muối tức là đạo nghĩa - Huynh chẳng đã nghe người ta nói "Đạo nghĩa vợ chồng" đó sao?
Nhưng phải chú ý điều này! Đạo nghĩa chỉ cao thâm khi nó ngấm vào những cuộc đời đã bầm dập, còn đối với người tạm gọi là tốt, chưa từng trải nó cũng như muối chấm đỗ chấm nếp còn tươi nguyên, chẳng có gì ngon đâu.
Tôi vỗ lên vai bác thầm nghĩ: "Hưng Yên đất của văn vật ngàn năm, con người của đất ngàn năm như bác quả là thâm thúy".
Giữa lúc ấy, có tiếng chó hùa trước ngõ nhà bên, chen lẫn tiếng con gái gọi cứu Bố ơi! Bố hỡi! Dưới ánh đèn bão, một thân hình mảnh mai nép vào bờ dậu - Tôi thay anh ra xua chó - đưa con gái anh vào nhà. Chiều thứ bảy, cửa hàng hợp tác xã mua bán đóng cửa, phải chờ đến đêm, người bán hàng về nhà trở lại trực cửa hàng, cháu mới mua được dầu hôi đem lên cho cha thắp đèn.
ánh sáng ấm áp soi tỏ ngôi nhà.
Thân hình cháu gái thon thả, có dáng ngồi chắp hai bàn tay buông xuống một bên, nghiêng vai về một phía, uốn người như một cung đàn.
Cháu về rồi, tôi nghe bạn buông tiếng thở dài.
- Huynh có biết cháu nó giống ai không?
Nghe như câu hỏi của một kẻ ghen tuông.
- Tôi làm sao biết được.
- Cháu là con của tôi do vợ tôi sinh ra. Nhưng trớ trêu lắm, sao càng lớn cháu càng giống người yêu đầu đời của tôi như khuôn đúc - Sáu tuổi, là tôi đã nhận ra điều này, càng ngày càng phát sợ cho chính mình.
Tôi có người yêu đầu đời từ năm mười tám.
Tôi ví mình với nàng như là bướm với hoa.
Một khi đã yêu nhau thì cả hai đều như hoa tất cả, nhưng trớ trêu thay, thân phận lại khác nhau, hoa bén rễ sâu xuống lòng đất nơi xóm nhỏ quê hương. Còn bướm lại mặc cho gió cuốn nhởn nhơ, trên đường phiêu lãng lại gặp gỡ bao nhiêu loài hoa khác - Đáp xuống, đáp xuống, lại bay đi.
Bão táp nổi lên từ trong gia đình, cổ tục cha mẹ đặt đâu ngồi đó tôi đâu dám cãi, đau khổ vì tình chia đôi ngả. Rồi phải dạm hỏi cưới xin, yên bề gia thất, sinh ra con bé này.
Nhưng nào có được yên, cho dù sự thật như tôi nói với anh, vợ tôi là cô thôn nữ tốt, vun vén cho gia đình, thương yêu tôi chăm sóc như nuôi con chim cu cườm trong lồng tía. Ôi! Con bướm lượn lờ như tôi, làm sao xua đi được hương thơm của loài hoa cũ.
Trong giấc mơ, trong khi buông cưa buông đục nghỉ xả hơi, rít thuốc sau khi hoàn thành lỗ mộng thắt, hình ảnh người xưa cứ tái hiện trong tâm - Đáng sợ hơn nữa là người xưa lại tái hiện ngay cả lúc ôm vợ nhà trong vòng tay, ảo ảnh thậm chí thốt thành lời, tôi gọi nhầm tên người xưa ngay cả lúc cơ thể run lên đỉnh điểm lúc ấy.
Vợ tôi vốn dịu hiền nên cũng cho qua đến khi con cháu lên 5 tuổi.
Huynh có tin minh chứng truyền miệng dân gian về giới nữ trong các vùng xứ đạo không - Con gái ở xứ đạo đa số là đẹp với vẻ thánh thiện.
Luận rằng do ngày ngày, các bà mẹ cầu kinh ngắm nhìn chân dung Đức Mẹ đồng trinh vô cùng xinh đẹp, ấn tượng kiều diễm ấy ăn sâu vào trong tâm khảm nên bé gái sinh ra là mẫu của thánh nữ. Nhờ vậy con gái xứ đạo rất nên xinh đẹp.
Cho rằng truyền thuyết ấy là có thực đi, nhưng đó là ảnh hưởng trực tiếp của người phái nữ trong tranh đến bào thai khi qua người mẹ cùng là nữ trong cuộc đời.
Chưa hề nghe sách nào nói người cha là nam giới qua đồng sàng dị mộng mà gieo vào người cùng chăn gối hình ảnh của người đàn bà khác trong mộng, vào đứa con do vợ mình sinh ra.
Nhưng từ khi cháu lên 5 tuổi, coi như tôi đã tin, không chối vào đâu được.
Một hôm, đang cưa mẩu gỗ, tôi nghe tiếng trẻ kêu cứu vì lũ chó nhà bên chắn ngõ, tôi chống gậy, nhìn thấy cháu sợ hãi rút vào bờ rào bỗng nhiên tôi phát hiện những đường nét sao chép hình ảnh của người yêu trước kia của tôi, con mắt lá dăm, chân mày lá liễu, chống đòn gánh một bên lại nghiêng mặt về một phía.
Tôi ôm cháu lên để lại nhìn ngắm, quả thật không sai - Rồi thời gian, cháu càng lớn càng không thể chối cãi vào đâu được nữa. Nếu là nam giới, vợ tôi không thể tránh bị tai tiếng ngoại tình vì sinh con giống người khác.
Lại còn sợi dây thiêng liêng tình cảm khó hiểu hơn nữa - Cô ấy (tức người yêu đầu đời) lại mến con cháu như mẹ con - Còn cháu cũng quấn quýt với cô ấy, đi học về hôm nào cũng ghé.
Ngày mai, có xe đạp huynh đèo tôi đi Tiên Lữ, gặp được bà ấy tận mặt, huynh sẽ rõ.
Chúng tôi đến vào lúc bà chị đang đưa đẩy xoay tròn chiếc mui gỗ lên mặt vải tráng bánh đa. Sau khi đậy vung chờ bánh chín, cử chỉ thư nhàn sau phút giây làm việc, hai bàn tay chắp lại buông xuống một bên, vai nghiêng một bên, người uốn lượn như cung đàn sao chép nguyên mẫu dáng ngồi của bé gái đêm qua - Mái tóc đen huyền, nước da mịn màng như trứng gà bóc, thời gian vẫn còn lưu lại vẻ thanh tú một thời đã làm mê mẩn tâm hồn ông thợ mộc.
- Gạo xay bột có người giã rồi, Lý Xích Hoài đến có việc gì đây? (Theo tích xưa Lý Xích Hoài cầm chày giã gạo).
Chị hướng sang phía khách là tôi xởi lởi:
- Cũng may hồi đó ông ấy ruồng bỏ tôi, nếu không tôi đã phải nợ ông chồng què đó bác!
Kẻ vấp ngã trên tình trường giữ nạng bằng nách để áp bàn tay lên ngực: "Bà hãy đay nghiến trách mắng tôi đi! Tôi nghe tất! Nhưng cái chân què này đâu khổ bằng cái hương xưa đầu đời của cô gánh gạo nó cứ lưu lại mãi ở chỗ này này!".
Ông thợ mộc lảng sang chuyện khác:
- Nghe nói bánh đa ngon, ông bạn này muốn mua mười chiếc.
Bà buộc bánh, thêm hai chiếc: "Phần này tôi gửi cho cháu gái tôi".
Bà lại mở vung - Hơi nước bốc lên lan tỏa một màn sương, không gian như ấm lại.
Bác thợ mộc chống nạng đi trước, tôi đẩy xe đi sau, trở lại con đường tiên đi (Tiên Lữ) lòng bâng khuâng - Số phận con người? Lý giải làm sao đây những hiện tượng lạ.
Lão Bỉnh tự thán:
- Ba phần tư thế kỷ, một đời người, mỗi năm trôi qua phát hiện thêm một sai lầm mới trong nhận thức làm người - Để sống trên đời chả dám gây hấn với bất cứ ai, yêu toàn nhân loại, kiêng cử không dám đấm đá, đâm chém, tham lam bất cứ ai, kiếp bướm mà! Gió đưa thành kẻ lãng du, gặp bất cứ hoa nào cũng đáp thụ phấn cho cây trồng rồi lại bay đi không hề trở lại, biết ai là cốt nhục trong cái xã hội rộng lớn để phân biệt, khỏi choảng nhằm cốt nhục.
- Cuộc đời rồi sẽ qua đi, cái bóng mình trên vách cũng mang đi nốt, làm sao lưu dấu được, xét lại thằng tôi cái tâm thì muốn lên Niết Bàn, cái tính lại đặt trên hai bàn chân lãng tử, không xuống tóc ở chùa được vì chẳng có căn tu.
- Thôi mình lại xuống bếp đi huynh.
Những hòn đất có nhân lại được cời ra lăn vào bếp phủ tro than, than ấy lại nướng bánh đa của người xưa tặng cho ban sáng - có câu ví vịnh chiếc bánh đa:
Khách đa tình - bánh cũng đa tình
Hay bênh vực cho một phía:
Chẳng đa tình sao gọi bánh đa?
Rượu nồng, thịt béo, bánh giòn. Hai chúng tôi lăn ra ngủ, nằm luôn ngay trên mặt đất tổ tiên để lại, đánh một giấc ngon lành.