Chương 4

Ngạn để hộp nhựa lên bàn:
- Mẹ ơi! Rau câu!
Đang xào mực, bà Ngân hỏi:
- Ở đâu thế?
- Nhỏ Phố làm rồi bảo con mang về cho mẹ vì nó biết mẹ thích món này.
Bà Ngân có vẻ hài lòng:
- Con bé nghịch mà siêng, hết rau câu tới bánh chuối, nhờ nó thỉnh thoảng mẹ được ăn món ngon, lại bảo đảm vệ sinh.
Mở Tủ lạnh, lấy chai pepsi đựng nước tu một hơi, Ngạn nói:
- Siêng gì mà siêng mẹ ơi, cô Trang bảo nó phá bếp chớ không phải làm bếp.
- Vẫn còn hơn con, chẳng được tích sự gì. Thôi! Tắm rồi ăn cơm.
- Không chờ ba à?
- Ba bận tiếp khách rồi!
- Tuần này ba bận hơi... bị nhiều.
Bà Ngân ngập ngừng:
- Công việc mà, phải chịu thôi!
Bất giác Ngạn nhìn mẹ, dường như bà không đồng ý với chính lời mình vừa nói. Anh biết mẹ đang nêu nhiều lý do để bênh vực ba, dầu rõ ràng dạo này ông thường đi làm về muộn và sáng đi thật sớm. Làm khi cả tuần Ngạn không hề gặp ba mình.
Chỉ tội nghiệp mẹ, bà luôn thui thủi ở nhà một mình với trái tim đau luôn chờ để vật vã bà mỗi khi gặp chuyệc xúc động.
Chính vì bà bệnh nên Ngạn ít dám làm trái ý mẹ. Anh luôn muốn bà vui để không bị bệnh. Nhưng dạo này người làm mẹ anh ở trạng thái trầm uất là bạ ông thường vắng nhà với lý do công việc, nên dù buồn, lo, mẹ anh vẫn lặng lẽ chịu đựng, như bà từng chịu đựng hai mươi mấy năm ròng, chớ không dám hé môi chất vấn xem chồng đi đâu, làm gì.
Vừa ngồi vào bàn, chuông ngoài cổng reo lên:
Ngạn buông đũa:
- Chắc ba về!
Bà Ngân bảo:
- Để mẹ mở cửa.
Ngạn nhìn theo dáng tất tả của mẹ mà chạnh lòng.
ông Định bước vào giọng quyền hành:
- Ăn cơm xong chở ba đi công chuyện.
Ngạn hơi ngạc nhiên, vì từ trước tới giờ ông chưa khi nào để anh chở đi công chuyện. Nhưng Ngạn vẫn lễ phép gật đầu.
Bà Ngân hỏi:
- Anh ăn cơm với con?
ông Định lắc đầu:
- Tôi ăn rồi! Lại cơm chiêu đãi, nhưng bà an tâm, tôi không có nhậu đâu. Xong đợt kiểm tra này, tôi sẽ đi về đúng giờ.
Ngạn ăn thật nhanh. Dạo này luyện tập nhiều nên anh ăn rất khỏe, chả mấy chốc đã hết sạch mọi thứ trên bàn. Uống thêm một ly cam vắt to, Ngân vươn vai đứng dậy.
ông Định từ phòng tắm bước ra:
- Con ăn mặc cho lịch sự một chút, chớ đừng xuề xòa như dáng xe ôm đấy!
Ngạn cười:
- Cứ xem như ba đi xem ôm, có sao đâu!
Nói thế nhưng Ngạn vẫn lên lầu thay bộ quần áo khác cho vừa ý ông. Anh điều khiển xe theo hướng ông Định chỉ. Ngạn ngạc nhiên khi thấy ông bảo anh rẽ vào ngõ nhà của Trác, và điều anh bất ngờ nhất là ong bảo anh ngừng xe trước nhà Nhã Thị
- Chúa ơi! Chuyện gì đây?
Ngạn liếm môi:
- Nhà của... bạn con mà!
ông Định nhướng mày:
- Vậy à! Đây là chỗ làm ăn của bạ Nghe đâu người ta chỉ có một cô con gái là hoa khôi gì đó...
- Vâng! Cô ấy tên Nhã Thị
ông Định gật gù:
- Vậy mà ba cứ tưởng con chỉ biết học không thôi.
Ngạn... mở cờ trong bụng. Chỉ nằm mơ anh cũng không ngờ mình được vào nhà Nhã Thi dễ như vầy. Nói là duyên số cũng nên lắm chứ. Ngày mai kể cho Trác nghe chưa chắc nó tin.
Tự dưng Ngạn thấy mang ơn ba hết sức. Anh... khâm phục ông khéo chọn chỗ làm ăn.
Ngạn bấm chuông. Không phải chờ lâu đã có người ra mở cửa. Anh và ông Định được mời vào phòng khách.
Ngạn cứ nhấp nhổm trên ghế dù anh vốn biết kiềm chế. Cuối cùng ba Nhã Thi cũng xuất hiện. ông ta tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy anh đứng kế bên ba mình.
Dường như đọc được sự ngạc nhiên của ông ta, ông Định võ vai Ngạn giọng tự hào:
- Con trai tôi đấy! chào bác Tín đi con.
ông Tín cười ha hả, ánh mắt hướng về Ngạn dịu dàng chớ không sắc lạnh, bén ngót như hôm trước:
- Thú vị thật! Để bác gọi Nhã Thi xuống trò chuyện với cháu cho vui. Ngồi đợi con bé nhé!
Rồi chẳng cần biết ý của Ngạn, hai ông bố kéo nhau lên lầu. Chả biết các cụ làm ăn gì mà bí mật thế. Nhưng không bị hai cụ kè một bên, Ngạn càng mừng. Mà sao Thi lâu ra thế, cô không biết thời giờ của Ngạn còn quý hơn vàng hay sao?
Sốt ruột anh đứng dậy đi tới đi lui trong phòng và nghe tim đập mạnh khi thấy Thi từ trên cầu thang yểu điệu bước xuống.
Trông Nhã Thi tươi như nụ cúc vàng, tóc xõa dài đen nhánh, cô cười rạng rỡ hơn bao giờ hết.
Giọng thánhh thót, Thi nhỏ nhẻ:
- Nghe ba nói có bạn, em không bao giờ nghĩ là anh. Thật bất ngờ!
Ngạn xác nhận:
- Đúng là bất ngờ. Khi nghe ba anh bảo chở ông tới nhà người quen. Anh vô tư làm tài xế xe ôm. Đến khi ba bảo ngừng ngay trước cổng nhà em anh mừng muốn điên lên. Có lẽ những người trúng số, hạnh phúc lắm cũng bằng anh lúc đó là cùng.
Nhã Thi chúm môi:
- Rõ khéo tán!
- Anh thật lòng chớ đâu có tán.
Nhìn Nhã Thi mong manh trong cái váy ngắn hai dây, Ngạn hỏi:
- Em đang làm gì nhỉ?
- Đang xem tivi và hong tóc trước quạt máy.
Ngạn quan tâm:
- Thế tóc em khô chưa?
Nhã Thi khẽ lắc đầu rồi nghiêng vai cho mái tóc dài buông lơi, mùi thơm từ tóc cô thoảng bay khắp phòng làm Ngạn ngây ngất.
Anh khen:
- Thời buổi này hiếm tìm thấy một mái tóc dài, đen đẹp và thơm như mái tóc em.
Nhã Thi vuốt tóc, giọng tự hào:
- Nếu ở nước ngoài, em đã đăng ký bảo hiểm tóc rồi. Anh biết không, hôm qua em vừa quay xong phim quảng cáo dầu gội đầu. Tháng sau tivi sẽ chiếu phim quảng cáo ấy mỗi ngày nhiều bận. Tới lúc đó anh không cần đón em ở trường, chỉ cần xem tivi là gặp em rồi.
Ngạn ranh ma:
- Trong tivi em là của mọi người chớ đâu chỉ của riêng anh như lúc này.
Nhã Thi nhịp đôi chân dài:
- Xì! Em chả của riêng cá nhân nào hết. Em là của đám đông. Khi đăng quang hoa khôi, em đã hình dung điều này. Ai thích em phải chịu thiệt thòi khi phẳi đứng đàng sau cái bóng vinh quang của em.
Ngạn không cho là Thi hợm hỉnh vì cô nói bằng giọng ríu rít hết sức đáng yêu.
Anh lại trổ tài tán:
- Người đẹp luôn được hưởng nhiều độc quyền từ những kẻ ái mộ. Bởi vậy anh xung phong làm vệ sĩ không lương cho em mà!
Nhã Thi cuộn tròn đuôi tóc:
- Em sẽ duyệt ý trên nếu ba em đồng ý.
Ngạn khoanh tay:
- Ba không đồng ý, anh cũng đã là vệ sĩ của em rồi!
Nhã Thi kêu lên:
- Anh đúng là quỷ sứ! Nhưng em có khá nhiều vệ sĩ, chớ không phải chỉ mình anh đâu.
Ngạn tủm tỉm cười. Anh cho phép mình chủ quan khi nghĩ rằng lối vào tim Nhã Thi không còn xa nữa.
Nhã Thi hỏi:
- Anh biết Toàn, con bác Lân không?
Ngạn lắc đầu. Thi tròn xoe mắt:
- Bác Lân cũng là bạn ba anh mà.
- Nhưng anh không biết họ.
Thi lơ lửng:
- Toàn nổi tiếng lắm đó!
Ngạn nhíu mày:
- Nổi tiếng về vân đề gì?
Nhã Thi không giấu vẻ ngưỡng mộ:
- Là một trong những doanh nghiệp trẻ của thành phố.
Ngạn nhún vai:
- Anh không phải doanh nghiệo, nên không quan tâm.
Nhã Thi khúc khích:
- Toàn quan tâm đến em lắm. Anh ấy cũng học võ như anh, nhưng là võ judọ Nếu có dịp em rất thích thấy hai người song đấu, xem môn võ nào hay hơn.
Ngạn cao giọng:
- Học võ để rèn luyện thân thể, để tự vệ và giúp kẻ cô thế chớ đâu phải để đánh nhau cho ngưii khác xem.
Nhã Thi bất bình:
- Bất kể người đó là em sao?
Ngạn tránh câu trả lời:
- Em đúng lá thích đùa!
- Em nói thật chó không đùa đâu. Nếu anh ngại đanh nhau, xem như anh thuạ Em không cần một kẻ bại trận làm vệ sĩ.
Ngạn cười xòa:
- Sao dễ tự ái vậy nhỏ?
Nhã Thi cong cớn:
- Em là thế đó! Anh có thể không là bạn em nữa kia mà! Ngồi chơi nhe! Em còn phải học bài.
Không đợi Ngạn kịp nói lời nào, Thi bỏ lên lầu. Anh lơ ngơ nhìn theo và không biết vừa rồi mình đúng hay sai.
Ngồi lại trong phòng khách, Ngạn rầu rĩ lẫn bực dọc. Anh đấm hai tay vào nhau đôm đốp. Những cục chai trên hai bàn tay anh như một bằng chứng cho sự khổ luyện mỗi ngày. Anh sẽ đi thi đấu như một vnn động viên chớ đâu thể đanh nhau để làm trò cho một cô gái, dù cô ta là người anh yêu đi chăng nữa.
Sao Nhã Thi không hiểu thế nào là tinh thần thượng võ kìa. Cô bé tự cao, đỏng đảnh khiến anh chết cả trái tim. Giờ lại giận, Thi giận ngay lúc Ngạn hạnh phúc nhất, có khổ không chứ!
ông Tín và ông Định từ trên cầu thang bước xuống.
Thấy Ngạn ngồi ủ rũ như gà mắc mưa, ong Tín ngạc nhiên:
- Ủa! Nhã Thi đâu?
Ngạn gượng gạo:
- Dạ! Thi học bài rồi ạ!
ông Tín cười:
- Con nhỏ đúng là trẻ con. Ngồi chơi một tí thì đã sao? Chắc Thi sợ bác rầy.
Ngạn không nói được lời nào, dù rất muốn biện hộ cho hành động... trẻ con của Nhã Thị
ông Tín bỗng nói:
- Thời buổi bây giờ ngoài đường toàn ma quỷ. Nhã Thi đi về trễ một chút thôi là vợ chồng tôi đã lo ngai ngái. Phải chi con bé biết vài miéng võ phòng thân thì tốt quá!
ông Định cười:
- Thì anh cho cháu đi học, chuyện ấy dễ mà!
ông Tín chép miệng:
- Nó đâu có thời gian. Nếu có người dạy vài đòn tự vệ cho em nó thì còn gì bằng.
ông Định nhìn Ngạn:
- Sao con trai? Con thấy thế nào về điều bác Tín mong muốn?
Ngạn chợt dè dặt:
- Cháu rất sẵn lòng. Nhưng tiện nhất vẫn nên tìm một huấn luyện viên nữ. Nếu bác đồng ý cháu sẽ nhờ một bạn võ sinh nhà ngay trong ngõ này hướng dẫn Nhã Thị..
ông Tín ngạc nhiên:
- Trong xóm này cũng có người học võ à?
- Vâng! Cô ấy cũng là phụ tá huấn luyện viên như cháu.
ông Tín xoa cằm:
- Xin lỗi, bác hỏi thẳng nhé? Gia đình đó đàng hoàng chứ? Cô gái đáng tin tưởng chứ?
Ngạn nghệt mặt ra vì cây hỏi đầy vẻ xúc phạn ấy, anh gật đầu mà trong lòng gợn lên chút khó chịu.
- Dạ đàng hoàng ạ.
- Nhà nào nhỉ?
Ngạn đọc số nhà rồi nhấn mạnh:
- Cháu giới thiệu người, bác không phải lo, chỉ sợ bạn cháu không nhận thôi ạ!
ông Tín cười, giọng kẻ cả:
- Trả thù lao cao một chút, bảo đảm cô bạn cháu sẽ nhận. Phiền cháu hỏi giúp bác.
Ngạn gật đầu. Anh chở ông Định về và nghe ba mình hỏi:
- Con nghĩ sao mà không chịu trực tiếp hướng dẫn Nhã Thỉ
- Thời gian biểu của con kín mít cả rồi con không thể gánh thêm việc, dầu đó là một việc tốt một cơ hội hiếm có. Tóm lại con không thích bị đánh giá sai.
ông Định gật gù:
- Khác lắm! Biết dè dặt trong giao tiếp là đúng. Vì dù như thế nào, đàn ông cũng phải chứng tỏ rõ bản lãnh của mình.
ông Định hỏi:
- Con định nhờ hợp Phố phải không?
- Vâng!
- Chắc gì con bé đồng ý.
Ngạn tự tin:
- Con sẽ có cách thuyết phục.
ông Định trầm giọng:
- Con gái rắc rối lắm, đừng chủ quan khi con chưa hỏi ý Phố trước. Nhỡ nó từ chối thì sao?
Ngạn ngập ngừng:
- Thì con sẽ dạy Nhã Thi, nhưng có lẽ chưa thể ngay lúc này.
Rồi anh thắc mắc:
- Từ trước đến giờ con không hề nghe ba nhắc tới bác Tín.
ông Định ậm ự:
- Ba và ong ta mới qua lại đây thôi.
- Bác Tín là người như thế nào hả bả
- Với ba, ong ta là người chỉ nên quan hệ trong làm ăn.
- Ba không xem bác ấy là bạn sao?
- Không!
Định hỏi tiếp, nhưng Ngạn có cảm giác ba mình không thích nên thôi.
Về nhà, vào phòng khách, ông Định nghiêng nghị:
- Ba không ngăn con quen Nhã Thi, nhưng đàn ông phải đặt sự nghiệp lên hàng đầu. Không được xao lãng việc học. Nếu rớt tốt nghiệp, đừng nhìn mặt bạ
Ngạn máy móc:
- Con biết rồi!
Và thấy lòng trĩu nặng vì một điều gì không rõ.

*

Cẩm Tuyền đặt dĩa xoài xuống bàn, giọng bực dọc:
- Tao vẫn không hiểu sao mày nhận lời dạy võ cho con... mắm đó!
Nhón miếng xoài tượng, Phố trả lời:
- Đơn giản thôi! Tao muốn giúp lão Nhím.
Tuyền bĩu môi:
- Lão Nhím, lão Nhím... Bộ mày mắc nợ hắn ta hay sao mà lúc nào cũng bận bịu vì hắn.
- Nói nhảm. Tao có bận bịu gì đâu!
- Xì! Lại chối! Hắn học võ, mày giữ ba lo, giặt đồ tập. Hắn có bồ mày lo cung cấp tin để hắn làm hài lòng người đẹp, thâm chí bây giờ dạy võ cả cho con yêu ấy!
Hợp Phố cười gượng gạo:
- Mày không thích tao là... người tốt việc tốt à!
Cẩm Tuyền đanh đá:
- Người ngốc thì có! Là tao, tao trả đời nào dạu dột như mày. Ai đời bắt cầu cho thiên hạ đị
Phố nhùn vai:
- Tao không câu nệ chuyện đó. Mình giúp người này, người khác sẽ giúp lại mình.
- Mốc xì! Trong tình yêu, chả ai giúp ai đâu!
Mặt Hợp Phố đỏ bừng, cô áy úng:
- Cái gì mà tình yêu. Mày... mày thật...
Cẩm Tuyền hất hàm:
- Mày lí lắm cơ mà! Chẳng lẽ không dám nhìn lại lòng mình?
Phố cắn môi:
- Sao lại không? Và tao nhận ra tao với ông Ngạn không hợp, bất cứ điểm nào nói ra cũng có thể tranh luận. Lão Nhím luôn mồm bảo tao như con trai, nên chơi với tao lão hết sức thoải mái, và tao cũng thấy như vậy.
Cẩm Tuyền nghiêng nghiêng đầu:
- Sao mày lại tin lời lão ta nhỉ? bộ "như con trai" rồi không biết yêu sao? Hừ! Ngạn đang lợi dụng tình cảm của mày đó!
Phố nhói trong tim:
- Không phải! Mày nghĩ xấu về Ngạm và hiểu lầm tình cảm của tao với hắn rồi.
Cẩm Tuyền khoát tay:
- Vậy thôi không nói nữa. Bữa nay dạy dỗ thế nào? Kể cho tao nghe với.
- Cũng tàm tạm dù con nhỏ ấy nói nhiều hơn học. Tao chỉ hướng dẫn vài ba đòn tự vệ trong hai tháng thôi, nó tiếp thu được tới đâu hay tới đó.
Rồi cô chép miệng:
- Nhã Thi là con cưng, quen được phục vị, quen được chiều chuộng, rồi Ngạn sẽ khổ dài dài vì nó.
Tuyền Tinh quái:
- Mày xót à?
Hợp Phố làm thinh. Cô cắn miếng xoài và nhăn mặt:
- Trời ơi! Chua quá!
Cẩm Tuyền khúc khích cười. Phố nhìn đồng hồ:
- Tao phải về thôi!
Tuyền đứng dậy mở cửa, mồm lách chách:
- ê! Lão bạn của anh Đạt thế nào rồi?
Hợp Phố giậm chân:
- Mày nói nhiều mà hỏi cũng nhiều! Tao miễn trả lời.
- Sao thế? Hay là có vấn đề?
Phố nhe răng:
- Vấn đề... cái đầu mày. Đừng chọc tao nổi máu du côn lên đấy.
Tuyền rụt van:
- ôi trời! Sợ quá! Thôi, về lẹ đi!
Hợp Phố bật cười vì cái kiểi vờ vĩnh dễ ghét của Cẩm Tuyền. Nếu không có nó, Phố sẽ buồn chết được.
Đi bộ, ngang ngôi nhà đồ sộ của Nhã Thi, Hợp Phố chợt bước nhanh mà không hiều vì sao, dầu mới cách đây nửa tiếng cô đã từ đó đi rạ
So với gia đình cô, gia đình và cơ ngơi của Nhã Thi lớn hơn gấp mấy lần. Phòng khách trải thảm, đèn chùm pha lê, trần thạch cao với hoa văn cầu kỳ, tường treo đầy tranh siêu thực. Nhưng tất cả mọi thứ lại toát lên vẻ trưởng giả của những tay giàu mới phất.
Cách nói chuyện của Nhã Thi mới hợm hỉnh làm sao? Suốt nửa tiếng đồng hồ nó không ngớt nói về mình.
Một hoa khôi, một người mẫu quảng cáo dĩ nhiên phải có nhiều chuyện để nói, nhưng giá như Thi ít khoe khoang một chút chắc con bé dễ yêu hơn nhiều.
Vào nhà chưa kịp uống nước, Phố đã nghe điện thoại reo.
Chắc lão Nhím nôn nóng hỏi thăm tình hình đó thôi. Vậy cứ mặc kệ lão đị Những lời Cẩm Tuyền nói lại ong óng trong đầu Phố. Ngạn có lợi dụng tình cảm của cô không nhỉ? Sao tự nhiên Phố bực mình anh quá!
Đợi điện thoại gần hết đợt chuong, Phố mới đủng đỉnh nhấc máy.
Giọng Ngạn hồ hởi:
- Phố hả? Bữa nay dạy dỗ thế nào nhóc?
Phố ngắc ngứ:
- Anh hỏi Nhã Thi thì hay hơn. Vì em dạy thế nào, anh thừa biết rồi.
Ngạn cười:
- Vậy thì học trò em ra sao?
Hợp Phố tằng hắng:
- Thông minh, tiếp thu nhanh.
- Good!
Phố đế thêm:
- Có điều nói nhiều quá, chắc chắn sẽ mau quên. Anh phải bắt con nhỏ tự tập đó nghen.
- Anh biết rồi!
Phố cộc lốc:
- Còn gì nữa không?
Im lặng vài ba giây, cô nghe Ngạn cười, giọng thì thào thật dễ ghét:
- Nè Phố! Anh hỏi thật, em và gã Đạo ấy sao rồi?
Phố gắt:
- Anh dư hơi thật!
Dứt lời cô gác máy thật mạnh. Ngước lên cô thấy Lữ đứng ở ngưỡng cửa, miệng phì phà điếu thuốc.
Bỗng dưng Phố trút hết bực dọc vào Lữ. Cô cau có:
- Em sợ nhất là khói thuốc lá, anh biết không?
Lữ nheo nheo mắt:
- Anh biết từ lúc em vừa nhấv điện thoại lên kìa, nhưng thử xem phản ứng em ra sao.
Dứt lời anh đủng đỉnh bước tới cửa sổ, búng vèo điếu thuốc hút dở ra ngoài.
Quay lại, Lữ cao giọng:
- Thoải mái rồi chứ! Nếu vẫn còn ngộp, mời em lên sân thượng...
- Để tìm sao à? Em không rảnh đâu!
- Mỗi ngày có những hai mươi bốn tiếng, nên dành ra ít phút để thư giãn lắm chứ, nhất là những lúc bị stress như vầy.
Đáp lại lời của Lữ, Hợp Phố buông phịch xuống salon.
Lữ ngồi xuống ghế đối diện:
- Lại cãi nhau với huynh à?
- Bất đồng một chút chứ không phải cãi.
- Bao nhieu đó đủ khiến người ta mệt mỏi rồi.
Hợp Phố ậm ự:
- Em chỉ thèm m6ọt ly cà phê.
Lữ rủ rê:
- Vậy thì ra quán. Anh rất muốn được mời em. Ở đầu ngõ có một quán khá lắm! Sáng nào anh và Đạt cũng ngồi nửa tiếng rồi mới đến trung tâm.
Phố ngần ngừ:
- Để em vào xin mẹ đã!
- Anh sẽ chờ...
Lữ lững thững bước ra cổng. Anh tin chắc mẹ Phố sẽ đồng ý. Những người trong nhà này đang mong có một gã đàn ông nào đó đủ bản lãnh để lèo lái cô con gái ngỗ nghịch của họ. Sao anh không thử cơ chứ!
Hợp Phố trở ra với gương mặt tươi roi rói. Không cần hỏi Lữ cũng biết bà mẹ đã bằng lòng. Anh mở cửa rào chờ Phố bước tới. Lần đầu đi bên cạnh một người lạ, Phố thấy chân mình ngượng ngập rõ ràng.
Lữ hỏi:
- Chưa từng đi với ai thế này phải không vịt con?
Phố nghênh ngang:
- Vẫn hoài ấy chứ!
- Anh lại có cảm giác em chưa biết cách đi chung.
- Chung hay riêng, mỗi người vẫn đi trên đôi chân của mình.
- Nhưng đi chơi, khác với đi học, đi với bạn trai khác với bạn gái, với người yêu càng khác nữa.
- Phố nhún vai:
- Em chỉ có m6ọt cách đị Đó là cách ngẩng cao đầu, bước thẳng, một hai, một hai.
Lữ hóm hỉnh:
- Y như sắp lên võ đài thi đấu.
Phố gật đầu:
- Đúng vậy! Đời là một đấu trường mà.
Lữ nheo nheo mắt:
- Chắc sư huynh em dạy thế?
Hợp Phố đá tung một lon bia rỗng trên lề:
- Ba em dạy đó!
Lữ dẫn cô vào quán:
- gia đình em, ai cũng rất mạnh mẽ. Nhất là Phố, em khiến anh phải nghĩ tới hoài.
Hợp Phố thản nhiên:
- Bọn con trai chung lớp võ cũng nói như thế mỗi khi chúng trúng đòn của em.
Lữ bật cười:
- Cũng may anh chưa trúng đòn của em.
Phố ngồi xuống ghế mây:
- Vậy thì coi chừng. Em mạnh tay lắm đó.
Lữ phát một cử chỉ:
- Nhưng phải có người đỡ được đòn chứ!
- Dĩ nhiên!
- Chắc lại là sư huynh?
Phố không trả lời, cô nhìn thẳng vào mắt Lữ. Cô chả thích những câu hỏi có gài bẫy như thế. Vả lại, Phố luông luôn là người chủ động, người đặt câu hỏi với con trai, nhưng nãy giờ Lữ giành quyền đó của cô. Nhìn anh như vầy, Phố tin mình sẽ trở về, đúng thế chủ của mình. Nhưng chỉ m6ọt thoáng cô đã chớp mắt.
Sao lại... dở thế nhỉ? Phố chợt nhận ra mắt Lữ bí hiểm lạ thường. Anh nhìn cô bằng cái nhìn vừa đắm đuối vừa giễu cợt chớ không vô tư, thẳng tuột như cái nhìn của Ngạn.
Rõ ràng đây là một cái nhìn có vấn đề!
Bất giác Hợp Phố bối rối. Sao Lữ lại nghĩ hoài tới cô nhỉ? Thật ra anh có ý gì khi nói thế?
Chẳng lẽ Lữ thích cô? ôi không thể nào. Anh ta cao, to, khá điển trai với nụ cười hào hoa, bí hiểm. Trò chuyện lại duyên dáng quyến rũ, chắc chắn phải có nhiều cô gái xung quanh, tội vạ chi lại thích một con bé dở hơi như Hợp Phố! Nếu Lữ thích chắc anh cũng giống lão Nhím ở điểm vì cô như con trai, nên... chơi với cô, Lữ hết sức thoải mái.
Nghĩ như thế, Hợp Phố thấy an tâm. cô thấy Lữ tủm tỉm cười khi một cô tiếp viên bước lại hỏi:
- Anh... anh dùng chỉ
Lữ búng tay:
- Dĩ nhiên là hai cái đen. à! Thêm một gói ba số nữ.
Mặt Phố xịu xuống:
- Đốt thuốc tức là tự đốt ngắn đời mình. Em không muốn bị vạ lây đâu! Người như em rất quý sức khỏe.
Lữ nói với theo cô tiếp viên:
- Em gái ơi! Khỏi lấy thuốc lá nhen... Thằng nhóc này đang... cai thuốc
Nhìn Phố, Lữ nói:
- Cuối cùng cái đuôi con gái vẫn lòi rạ Ngồi với con trai, anh tha hồ phả khói nhóc ạ!
Phố nhịp tay lên bàn:
- Anh bắt đầu ân hận khi ngồi quán với em à?
Lữ không rời mắt khỏi Phố:
- Không bao giờ! Tại sao anh lại ân hận khi mình được quan tâm nhỉ?
Hai phin cà phê được đặt xuống bàn. Phố tránh ánh mắt của Lữ bằng cách nhìn những giọt mưa đen rơi xuống, rơi xuống.
Giọng anh ấm áp thân tình:
- Vì sao em lại học võ hở vịt con?
Phố thản nhiên:
- Anh hai, anh ba đều học võ, em không học làm sao chơi với hai ông ấy được.
Lữ cười:
- Đó chưa phải là lý dọ
hợp Phố trầm ngâm:
- Đúng là hồi nhỏ em vừa xấu xí vừa ốm yêu, ba mẹ sợ ra đường bị ăn hiếp nên cho đi theo anh ông anh học võ để tự vệ. Lớp em học chỉ có ba đứa con gái trên tổng số hơn bốn chục trên con trai, bao em sao không giống con trai cho được.
Lữ khoanh tay trước ngực. Anh tủm tỉm nhìn Phố và bảo:
- Vẻ ngổ ngáo con trai như một lớp vỏ bọc che giấu những yếu đuối, dịu dàng đặc trưng con gái. Rồi anh sẽ phá vỡ lớp vỏ bọc ấy cho mà xem.
Hợp Phố hất mặt lên:
- Điều ấy có thể xảy ra nếu anh thắng được em. Nhưng ai lại thách thức một người không biết võ nhỉ!
Lữ khoắng đường trong ly cà phê rồi đẩy về phía cô, giọng từ tốn:
- Anh đoán chắc rất vừa uống.
Một lần nữ Hợp Phố chớp mi mấy cái liên tục. Đi uống cà phê với đám con trai học chung hoặc đi với Ngạn và anh Trác, Phố luôn tự phục vụ chớ chẳng gã nào ga lăng như Lữ. Anh chàng làm cô cảm động rồi đây.
Hình như hiểu Phố nghĩ gì, Lữ nói:
- Bảo đảm ly cà phê này sẽ ngon hơn những ly cà phê em từng uống.
Phố nhún vai chẳng nói tiếng nào.
Lữ khuấy nhẹ ly cà phê của mình:
- Em rất hợp với màu đen. Em mặc áo pull đen này trông độc đáo lắm.
Hợp Phố cong môi:
- Anh Trác lại bảo em giống Ninja... rùa. Bởi vậy em rất ít mặc nó.
- Trác chọc em đó. Anh rất thích mỗi lần uống cà phê, anh lại có một nơi để nhớ, một màu sắc để chìm đắm, một chút gì đó lãng đãng để tâm hồn lung linh.
- anh nói chuyện cứ như đọc thơ ấy!
Lữ lại khuấy ly cà phê:
- Đó chỉ là một trong nhiều cách làm cuộc sống thú vị hơn. Lời nói không mất tiền muạ Anh lại thích dùng lời nói như một câu ngạn ngữ Trung Quốc.
Phố tò mò:
- Câu ngạn ngữ nào vậy?
Lữ trầm giọng:
- "Cơm tặng người đói. Lời nói tặng tri âm". Em đã từng nghe bao giờ chưa?
Phố khe khẽ lắc đầu. Lữ nhỏ nhẹ:
- Anh tặng em đấy... tri âm ạ!
Hợp Phố che miệng cười và nhận ra mình hơi điệu, vì từ trước tới giờ Phố cười thoải mái chớ chẳng hề biết e ấp làm duyên. Sao tối nay cô lại... thế nhỉ?
Giọng Lữ chợt vang lên:
- Anh rất thích có một cô bạn nhỏ như em. Phố nghĩ thế nào về anh?
Hợp Phố nóng bừng cả người. Cô có cảm giác mình đang tập trung tinh thần và sức lực cho một trận đấu. Cô liếm môi:
- Anh cũng như những người bạn khác của em thôi dầu anh lớn tuổi hơn họ nhiều.
Lữ nhìn xoáy vào mắt Phố:
- Anh muốn là bạn đặc biệt kìa.
Phố vuốt mái tóc ngắn:
- Anh vội vã quá đấy.
Lữ nói:
- Không đâu! Lần đầu gặp, em đã để lại trong hồn anh ấn tượng thật dữ dội. Suốt đem đó anh thao thức mãi và cứ nghĩ rằng tại mình vừa đi một chuyến khá dài, từ Đà Nẵng vào đây nên không gnủ được. Nhưng sau đó, anh nhận ra đâu phải vậy. Nguyên nhân chính là từ em, một cô bé khác người.
Hợp Phố hoang mang:
- Anh đã biết nhiều về em đâu?
Lữ nói bằng giọng tự tin:
- Người ta có thể hiểu trái tim mình muốn gì ở cái nhìn đầu tiên, và anh không thể lặng im nữa. Anh muốn có em.
Lữ nhìn Phố, anh mắt như thôi miên. Cô choáng vì bất ngờ và ngợp vì lời tỏ tình nhu giông bão của anh.
Phãi tỉnh táo thôi Phố ơi! Dầu đã dặn lòng như vậy nhưng cô vẫn bị sự mạnh mẽ của Lữ cuốn hút. Anh không phải võ sĩ như Ngạn nhưng anh ra đòn mới độc làm sao! Tâm hồn tưởng như cứng rắn nhưng thật ra hết sức yếu đuối của Hợp Phố đang chao đảo giữa một bên là lý trí, một bên là cảm xúc.
Phố không chối là có cảm tình với Lữ. Những lời anh nói khiến cô không thể dửng dưng, cũng chẳng thế nghĩ đến điều gì khác ngoái ý nghĩ đang ngồi cạnh anh, y như những cặp tình nhân khác trong quán. Nhưng yêu, chắc Phố phải xem lại thật kỹ coi tim mình đang muốn gì, tìm gì, hiểu gì ở Lữ.
Nhỏ Tuyền lý sự: "Trong tình yêu không bao giờ làm kẻ thứ bạ Dở lắm!". Phố không muốn bị chê dở, bị mọi người dè bỉu nửa thương nửa khinh ghét như những nhân vật thứ ba thừa thãi, tổ gây khó chịu cho người xem phim. Hai mươi tuổi, cô có quyền được yêu một cách đàng hoàng rồi chứ!
Trong ánh đèn tranh tối tranh sáng của quán cà phê, Lữ im lặng ngắm cô. Phố tưởng mình như chiếc lá mỏng manh đang chìm dần trong cái nhìn đắm đuối ấy.
Giọng Phố thật lạ!
- Chúng ta về thôi!
Lữ đứng dậy trước. Hai người đi bên nhau. Một chiếc honda chạy ẩu ép thật sát lề, Lữ nhanh nhạn nắm tay Phố kéo mạnh vào. Như một phản xạ, cô rút tay lại.
Lữ cất giọng rắn rỏi:
- Anh sẽ chờ để nghe câu trả lời của em.
Về tới cổng, Phố thấy Trác. Anh ba cô có vẻ ngạc nhiên. Phớt lờ đôi mắt soi mói của anh, Phố chạy tuốt vào nhà. Về tới phòng, cô buông người xuống giường và mỉm cười một mình.
Nếu có ghi nhật ký như những đứa con gái mơ mộng, Phố sẽ ghi thế này:
"Một ngày bực mình nhưng lại kết thúc bằng một niềm vui bất ngờ và hết sức dễ yêu".
Phố đang vui và có lẽ nên giấu niềm vui của mình thật kỹ.